Kinh nghiệm kinh doanh Tháng Tư 04, 2023

Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng chủ kinh doanh cần biết

Thanh Ngoan
Thanh Ngoan

Cuộc sống ngày càng phát triển, các công nghệ hiện đại đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ thiết yếu có mặt trong hầu hết các cửa hàng, quán ăn, quán cafe, doanh nghiêp,… Cùng bePOS tìm hiểu về những ưu nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng để có cách áp dụng tối ưu nhất. 

Phần mềm quản lý bán hàng là gì? 

Phần mềm quản lý bán hàng là một công cụ giúp hệ thống hóa các công việc kinh doanh của cửa hàng, nhà hàng, doanh nghiệp thành quy trình tự động trên một giao diện. Phần mềm quản lý bán hàng giúp quản lý việc bán hàng, quản lý data khách hàng, các hoạt động kinh doanh hằng ngày, quản lý nhân sự và các báo cáo tài chính kinh doanh. Nhờ đó, tiết kiệm được phần lớn thời gian, công sức, chi phí để thực hiện những công việc này thủ công. 

Các phần mềm quản lý bán hàng cũng giúp nhà quản lý, chủ cửa hàng tổng kết, định hướng, cải thiện hoạt động kinh doanh của mình sao cho hiệu quả. 

khai-niem-ve-phan-mem-quan-ly-ban-hang
Khái niệm về phần mềm quản lý bán hàng

Những ưu điểm nổi bật của các phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng có rất nhiều ưu điểm, vì vậy hầu hết các mô hình kinh doanh đều đang ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng vào công việc kinh doanh của mình. Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý bán hàng đó là: 

  • Dễ dàng truy cập dựa trên kỹ thuật điện toán đám mây, có khả năng xử lý khối lượng dữ liệu lớn mà tốc độ vẫn nhanh.
  • Có thể làm việc trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng, từ laptop, máy tính, ipad hay đơn giản là một chiếc điện thoại nhỏ gọn, có thể quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của cửa hàng ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào.
  • Chi phí của các phần mềm đều phải chăng, phù hợp với những cửa hàng vừa và nhỏ, từ quán ăn tới quán trà sữa, cafe,… 
  • Tuổi thọ phần mềm rất cao, có thể lên tới 10 năm nên tính ra chi phí rất rẻ, tiết kiệm chi phí lắp đặt nhiều lần, không lo lỗi thời. 
  • Các thiết bị của phần mềm rất bền, khó hư hỏng, dễ sửa chữa và luôn được cập nhật khi có thay đổi. 
  • Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý các công việc phức tạp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 
loi-ich-cua-phan-mem-quan-ly-ban-hang
Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng

Để hiểu rõ hơn về các lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng, tham khảo bài viếtLợi ích của phần mềm quản lý bán hàng

Nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng 

Phần mềm công nghệ dù hiện đại tới đâu vẫn tồn tại những nhược điểm riêng. Vì vậy, bạn nên tham khảo những nhược điểm này trước khi chọn lựa sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. 

Bị rò rỉ, lộ dữ liệu khách hàng 

Điều này có thể xảy ra nếu bạn lựa chọn nhà cung cấp không uy tín, có thể dùng thông tin của khách hàng bên bạn để bán hoặc sử dụng với mục đích khác. Vì vậy, lời khuyên đó là bạn nên lựa chọn một nhà cung cấp phần mềm uy tín trên thị trường, đã được kiểm chứng qua nhiều khách hàng.

Có khả năng mất dữ liệu – Nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng 

Các dữ liệu của doanh nghiệp, cửa hàng của bạn đều được lưu tại sever của công ty cung cấp phần mềm. Trong trường hợp xấu nếu công ty phần mềm bị tấn công mạng thì toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ bị mất. Trường hợp này tuy có ít khả năng nhưng vẫn có thể xảy ra, và hậu quả thì vô cùng nghiêm trọng. Do đó, bạn cũng nên cân nhắc trước điều này. 

nhuoc-diem-cua-phan-mem-quan-ly-ban-hang-la-co-kha-nang-ro-ri-du-lieu
Nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng là có khả năng rò rỉ dữ liệu

Nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng là kém linh hoạt và khó có thể sửa chữa theo yêu cầu

Phần mềm quản lý bán hàng thường được thiết kế chung cho nhiều mô hình kinh doanh, không được thiết kế riêng cho từng doanh nghiệp. Do đó, giao diện sử dụng cố định như nhau, vì vậy nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đặc thù đôi khi sẽ gặp khó khăn, không thể yêu cầu công ty phần mềm thay đổi giao diện cho riêng mình. 

Vì vậy, trong một số trường hợp, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng không mang lại kết quả tích cực mà ngược lại sẽ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.

Nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng – Cần có kết nối internet 

Hầu hết các phần mềm để hoạt động đều cần kết nối internet, tuy nhiên vẫn có một số phần mềm có thể hoạt động offline. Với những phần mềm cần kết nội mạng, trong một số trường hợp mất điện sẽ khiến việc quản lý trên phần mềm gặp rắc rối, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp còn có thể bị mất đơn hàng do mạng mất kết nối, dữ liệu không được lưu. 

Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc những vấn đề trên nếu đang có ý định sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ quản lý công việc kinh doanh của mình.

bePOS – Phần mềm quản lý bán hàng tối ưu 

Chỉ với 0 đồng, phần mềm quản lý bán hàng bePOS sẽ giúp bạn giảm 50% thời gian quản lý đồng thời tăng 30% doanh thu bán hàng. bePOS là ý tưởng công nghệ được các kỹ sư Việt Nam hàng đầu tại Úc nghiên cứu ra vào năm 2018. Cho tới nay, bePOS đã đồng khách với hơn 12.000 khách hàng trên 10 quốc gia, được nhiều thương hiệu lớn tin tưởng ủng hộ. 

Ngoài thương hiệu uy tín, bePOS có tính bảo mật dữ liệu cực cao, toàn bộ dữ liệu trên Google Cloud đều được back up bảo mật an toàn, không lo mất dữ liệu. Đồng thời có thể điều chỉnh linh hoạt, tối ưu theo nhu cầu khách hàng. 

Với giao diện thân thiện và thông minh, bạn chỉ mất 30 phút để làm quen với các tính năng trên bePOS. Bạn có thể bắt đầu với gói miễn phí 0 đồng, và mở rộng thêm các tính năng nâng cao khi mở rộng quy mô kinh doanh. 

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

bepos-xu-ly-cac-nhuoc-diem-cua-phan-mem-quan-ly-ban-hang
Phần mềm bePOS xử lý được các nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng

Các tính năng chính của bePOS: 

Gói khởi nghiệp miễn phí 0 đồng: 

  • Quản lý doanh thu theo thời gian, so sánh với các kỳ 
  • So sánh lượng khách hàng mới với khách hàng cũ
  • Quản lý thu chi hằng ngày, đối soát cuối ca, cuối ngày 
  • Quản lý sản phẩm, hủy, thay đổi đơn hàng 
  • Quản lý, phân quyền nhân viên 
  • Lưu trữ thông tin khách hàng 

Các tính năng nâng cao với gói trả phí: 

  • Quản lý doanh thu các cửa hàng, chi nhánh khác nhau 
  • Quản lý kho hàng
  • Quản lý tài chính, công thức, định lượng 
  • Đặt lịch hẹn online 
  • Đổi trả sản phẩm/hoàn tiền
  • Quản lý công nợ
  • Chăm sóc khách hàng CRM 
  • Tính toán doanh thu, lượng thưởng cho nhân viên
  • Chấm công, khách hàng đánh giá sản phẩm/dịch vụ 
  • Tạo câu chuyện thương hiệu cho cửa hàng, doanh nghiệp
  • Tích hợp phần mềm kế toán

>> Xem thêm: So sánh các phần mềm quản lý bán hàng được sử dụng nhiều nhất

Trên đây là những ưu nhược điểm của phần mềm quản lý bán hàng. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin chi tiết và lựa chọn được phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

FAQ 

Các chức năng cơ bản của phần mềm quản lý bán hàng là gì? 

Một số tính năng cơ bản cần có trong phần mềm quản lý bán hàng: Quản lý khách hàng, quản lý tài chính, doanh thu, chi phí, quản lý kho hàng, quản lý nhân viên,… 

Những khó khăn khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là gì? 

Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, bạn có thể gặp một số khó khăn: Chi phí đầu tư ban đầu, nhân viên không hợp tác sử dụng phần mềm, thiếu đội ngũ nhân sự để xây dựng, vận hành quy trình theo phần mềm, có khả năng bị phụ thuộc phần mềm,…