Bạn đang gặp phải khó khăn về tài chính? Hay công việc kinh doanh của bạn đang thiếu nguồn vốn? Bạn cần gấp một khoản tiền vay từ ngân hàng nhưng đang bị nợ xấu. Bạn băn khoăn không biết liệu nợ xấu có vay thế chấp được không? Nếu được, vay ở ngân hàng nào uy tín và nhanh chóng? Hãy cùng bePOS giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các khoản nợ khó đòi, khi quá hạn thanh toán trên 3 tháng (tức 90 ngày), người vay không thể trả hết số nợ theo thỏa thuận ban đầu. Điều này có thể bao gồm việc không trả nợ đúng hạn, không trả lãi suất, không đáp ứng các điều kiện vay hoặc không đảm bảo tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng.
Khi bị dính nợ xấu, người vay có thể gặp khó khăn trong việc vay tiền tương lai, vì các tổ chức tín dụng sẽ xem xét lịch sử tín dụng trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), xem xét rủi ro tài chính của người vay trước khi quyết định cấp vay.
Nợ xấu có vay thế chấp được không?
Nợ xấu là khoản nợ khó đòi mà người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã quy định trong hợp đồng vay. Nhiều người kinh doanh khi bị nợ xấu và đang cần tiền gấp do dự không biết liệu nợ xấu có vay thế chấp được không, bởi khi vay tiền tại những ngân hàng hay tổ chức tài chính, họ triển khai hình thức tín dụng thanh toán, thông tin của người vay sẽ được phân phối lên mạng lưới CIC.
Vậy, liệu rằng nợ xấu có vay thế chấp được không? Câu trả lời là có thể CÓ. Tuỳ thuộc vào tình trạng nợ xấu của người vay, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra những quy định riêng và bạn hoàn toàn có thể được hỗ trợ vay. Nợ xấu được chia thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nếu bạn là người vay có nợ xấu nhóm 3 – 5 thì hầu hết không một ngân hàng hàng nào phê duyệt khoản vay cho bạn. Một số ngân hàng cũng phủ nhận cho vay đối với những người vay nợ xấu thuộc nhóm 2 – 3 kỳ mà mắc nợ liên tiếp.
Còn nếu bạn đang dính nợ xấu nhóm 1 (tức đóng chậm hạn từ 1 – 10 ngày) thì ngân hàng vẫn có thể chấp nhận cho bạn vay mà không gặp khó khăn gì. Với nợ xấu nhóm 2 (tức là đóng chậm từ 10 – 30 ngày), bạn vẫn được vay nhưng phải đạt đủ một số điều kiện của ngân hàng đó.
Khi mắc nợ xấu, bạn sẽ rất khó có thể được vay tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Nếu được chấp nhận, cách để có cơ hội được vay cao nhất chính là vay thế chấp dùng sổ đỏ làm tài sản thế chấp.
Người thân bị nợ xấu thì có vay thế chấp được không?
Nếu người thân bị nợ xấu có vay thế chấp được không? Thông thường, hầu hết các ngân hàng đều sẽ phải xem xét mối quan hệ gia đình, người thân của người vay trước khi đưa ra quyết định cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng vay thế chấp. Câu trả lời CÓ hay KHÔNG tùy thuộc vào lịch sử sử dụng vốn vay của người vay trước đó, nếu người vay không tồn tại nợ xấu thì chưa chắc đã được ngân hàng cho vay bởi vì người thân của họ từng có nợ xấu.
Vợ/Chồng có nợ xấu có vay thế chấp được không?
Theo hầu hết quy định của các ngân hàng, nếu người chồng có nợ xấu trong khi người vợ có lịch sử tín dụng an toàn, thì lúc này người vợ vẫn không được hỗ trợ vay tín chấp nếu tài sản đứng tên chung của cả hai vợ chồng.
Nếu vẫn muốn vay thế chấp, tài sản chung ấy nên sang nhượng cho vợ đứng tên và làm cam kết đó là tài sản riêng, không liên quan đến chồng. Lúc này người vợ có thể sử dụng tài sản trên để vay thế chấp ngân hàng.
Người thân trong hộ khẩu có nợ xấu có vay thế chấp được không?
Những người thân trong gia đình như anh chị em ruột, bố, mẹ cùng chung hộ một hộ khẩu sẽ được các ngân hàng xem là một trong những yếu tố để tham khảo, chứ không làm điều kiện để xét duyệt khoản vay. Vì vậy, người vay có thể đăng ký vay thế chấp như bình thường.
Điều kiện và thủ tục vay thế chấp khi bị nợ xấu?
Điều kiện vay thế chấp khi bị nợ xấu
Nếu muốn được các ngân hàng vay thế chấp khi bị nợ xấu, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
- Mức thu nhập ổn định và cố định hàng tháng, được minh chứng qua giấy tờ.
- Phương án vay được lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng và có khả năng thực hiện.
- Chứng minh lý do mắc nợ xấu trước đó là khách quan.
- Tài sản thế chấp phải có giá trị (sổ đỏ phải đứng tên của người vay) và khoản vay không quá lớn hơn so với tài sản thế chấp.
Thủ tục vay thế chấp khi bị nợ xấu
Để được xét duyệt vay thế chấp khi có nợ xấu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
- Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân hay Hộ chiếu của người vay
- Sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú của người vay và người bảo lãnh (nếu có)
- Sao kê giấy chứng minh thu nhập như: bảng lương, hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê nhà, xưởng, cửa hàng…
- Hồ sơ tài sản thế chấp: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy chứng minh giao dịch mua bán nhà đất,…
>> Xem thêm: So sánh vay tín chấp và vay thế chấp
Những ngân hàng nào cho vay thế chấp nợ xấu?
Mỗi ngân hàng có một hình thức và điều kiện cho vay riêng. Sau đây là những ngân hàng cho vay thế chấp có nợ xấu mà bạn có thể tham khảo:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB)
OCB là ngân hàng uy tín tại Việt Nam với hơn 200 đơn vị kinh doanh, 100 điểm giao dịch. Ngân hàng hoạt động với các sản phẩm chính như tiền vay, dịch vụ thẻ, bảo hiểm, mua bán ngoại tệ, gửi tiền, rút tiền,… Hiện nay, OCB là một trong ít ngân hàng cho vay thế chấp với hạn mức cao.
Một số lợi ích khi vay thế chấp tại ngân hàng OCB như sau:
- Giải quyết 100% nhu cầu tài chính của người vay.
- Mức lãi suất vay luôn ổn định ở mức thấp, chỉ từ 5,99%/năm.
- Hình thức trả nợ linh hoạt theo tháng, quý hoặc năm tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của người vay.
- Chấp nhận cho vay thế chấp sổ đỏ khi có nợ xấu.
- Được tư vấn nhiệt tình, thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)
Ngân hàng ACB là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với hệ thống chi nhánh và văn phòng trải dài khắp cả nước. ACB khẳng định uy tín của mình với nhiều nhóm sản phẩm như vay tín chấp, vay thế chấp, gửi tiền tiết kiệm,…
Một số lợi ích khi vay thế chấp tại ngân hàng ACB như sau:
- Mức lãi suất vay thế chấp sổ đỏ nợ xấu thấp, ổn định và mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
- Quy trình vay diễn ra đơn giản, thủ tục xét duyệt nhanh gọn.
- Nhận được sự chăm sóc tận tình, sự tư vấn chu đáo bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
- Hạn mức cho vay có thể lên tới 100% giá trị tài sản đảm bảo.
- Thời hạn vay kéo dài, có thể lên đến tối đa 20 năm.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thương Tín (Sacombank)
Sacombank là một ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất tại Việt Nam. Sacombank có các sản phẩm nổi bật như: sản phẩm thẻ, vay thế chấp, vay tín chấp, bảo hiểm, gửi tiết kiệm…
Một số lợi ích khi vay thế chấp tại ngân hàng Sacombank như sau:
- Lãi suất vay thế chấp ở mức ổn định, thuộc top các ngân hàng có lãi suất cho vay thấp.
- Hạn mức vay không giới hạn.
- Thời hạn vay linh hoạt, kéo dài tối đa 25 năm.
- Hồ sơ vay đơn giản, thủ tục và quy trình vay nhanh chóng.
- Trả nợ theo kỳ mỗi tháng, 3 tháng, 6 tháng, năm tùy thuộc vào khả năng tài chính của người vay.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (Nam Á Bank)
Nam Á Bank có đa dạng nhiều gói sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng như: vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay mua ô tô, vay theo bảng lương, vay kinh doanh,… Trong đó, các gói vay tín chấp tiêu dùng tại ngân hàng Nam Á được khách hàng ủng hộ khá nhiều.
Đặc biệt, khách hàng bị nợ xấu nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 vẫn có thể vay tín chấp Nam Á Bank, miễn là đáp ứng được các điều kiện theo quy định của ngân hàng như có tài sản thế chấp, chứng minh khả năng trả nợ. Nam Á Bank sẽ căn cứ xét duyệt và đưa ra hạn mức và lãi suất phù hợp.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Khách hàng muốn vay vốn tại BIDV nhưng bị nợ xấu có vay thế chấp được không? Nếu bạn trong trường hợp bị nợ xấu thì vẫn có thể vay vốn ở BIDV nhưng kèm theo một vài điều kiện khá ngặt nghèo.
Ngân hàng BIDV chỉ hỗ trợ vay vốn cho khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 1, 2 và 3 khi đã tất toán đủ tiền gốc, lãi cùng với phí phạt. Đồng thời khách hàng cần thế chấp tài sản đảm bảo hoặc chứng minh năng lực trả nợ. Còn bạn trong trường hợp nợ xấu nhóm 4 và 5 thì tỷ lệ BIDV phê duyệt khoản vay là rất thấp.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Agribank là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống các ngân hàng. Hiện nay, Agribank vẫn đang tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc điều hành các tổ chức tín dụng, chính sách tiền tệ quốc gia.
- Vay thế chấp sổ đỏ, bạn sẽ được vay loại tiền VNĐ.
- Thời hạn vay linh hoạt từ 12 đến 120 tháng
- Phải có tài sản đảm bảo thế chấp như sổ đỏ, sổ hồng, giấy tờ nhà đất tên chính chủ.
- Hạn mức vay tối đa lên đến 80%/tổng nhu cầu vốn cho khoản vay dưới 12 tháng.
Thep quy định của Agribank, khách hàng nợ xấu tín chấp có vay thế chấp được không? Đáp án là có thể. Đối với khách hàng có nợ xấu thuộc nhóm 1 và 2, Agribank chỉ cho vay khi nợ đã được thanh toán đủ tiền gốc, lãi cùng với phí phạt. Đồng thời, khách hàng cần thế chấp tài sản đảm bảo hoặc chứng minh khả năng trả nợ để được chấp thuận.
Riêng với nợ xấu thuộc nhóm 2, Agribank yêu cầu thời hạn ít nhất 12 tháng trước khi xem xét vay, và các điều kiện vay và điều khoản sẽ được áp dụng nghiêm ngặt hơn. Trong trường hợp nằm trong nhóm nợ xấu 3 trở lên, không chỉ Agribank mà cả các tổ chức tín dụng khác sẽ từ chối vay vốn cho khách hàng trong nhóm này.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KiênLong Bank)
Kiên Long Bank với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ nằm trong top đầu tại thị trường Việt Nam, đã không ngừng phấn đấu và cung cấp đa dạng các loại dịch vụ nhằm đem đến sự thuận lợi và vay nhanh chóng cho khách hàng. Một số lợi ích khi vay thế chấp tại ngân hàng Sacombank đó là:
- Hạn mức vay cao lên đến 100% so với giá trị bảo đảm.
- Mức lãi suất vay vừa phải.
- Thời hạn vay linh hoạt, người vay có thể chủ động thanh toán các khoản vay của mình.
- Nhận được sự tư vấn và giải đáp nhiệt tình của nhân viên.
- Điều kiện và thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng.
Tại KienLong Bank, khách hàng bị nợ xấu có vay thế chấp được không? Câu trả lời là Có. Ngân hàng Kiên Long hỗ trợ cho vay nợ xấu, tuy nhiên lãi suất thường cao hơn các Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB)
Ngân hàng Quốc Dân (NCB) là một trong những ngân hàng có thể cho vay nợ xấu. Nhiều năm gần đây, NCB hoạt động khá tốt, mở rộng thêm nhiều chi nhánh và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đại. Các sản phẩm vay vốn tại NCB cũng có phần thoải mái hơn các ngân hàng khác.
Trường hợp bị nợ xấu bạn vẫn có thể vay thế chấp tại NCB được. Tuy nhiên, nếu như bạn thuộc nợ xấu nhóm 3 thì yêu cầu khoản vay đó phải là vay thế chấp dưới 100 triệu, đồng thời lịch sử nợ xấu đó đã qua 12 tháng kể từ ngày trả nợ.
Những lưu ý khi vay vốn thế chấp có nợ xấu
Khi hiểu và nắm rõ được nợ xấu có vay thế chấp được không, người vay cần phải quan tâm lưu ý một yếu tố sau đây:
- Trước khi vay, bạn cần tìm hiểu kỹ càng các quy định của ngân hàng, bởi không phải ngân hàng cũng chấp nhận cho vay thế chấp khi có nợ xấu. Hãy tham khảo những nguồn thông tin và nhờ sự tư vấn từ các tổ chức tài chính để nhận được giải pháp vay tiền nhanh và an toàn.
- Hãy cung cấp đầy đủ và trung thực về tình trạng nợ xấu của mình để được ngân hàng hỗ trợ và duyệt vay nhanh nhất. Sở dĩ, hồ sơ nợ xấu của bạn đã được lưu giữ trong mạng lưới CIC, nên khi bạn không trung thực sẽ làm giảm uy tín của bản thân và tỷ lệ được duyệt hồ sơ thành công sẽ rất thấp.
Khi mắc nợ xấu, bạn sẽ gặp khó khăn để đăng ký vay thế chấp tài sản, dẫn đến không đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, đặc biệt là khi sản xuất kinh doanh. Hiện nay, bePOS đang hợp tác với một số ngân hàng uy tín trong nước và quốc tế như Vietcombank, Sacombank, KBank Thái Lan, UOB, MSB, VPBank triển khai nhiều gói vay ưu đãi (vay thế chấp, vay tín chấp) đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Từ cá nhân, hộ kinh doanh đến các doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều điểm nổi bật như:
- Hạn mức vay đa dạng, từ 300 triệu đến 7 tỷ VNĐ.
- Mức lãi suất cực kỳ ưu đãi.
- Thời hạn vay linh hoạt, tối đa lên đến 60 tháng.
- Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng.
- Chỉ mất 2 phút đăng ký online, nhân viên bePOS sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc bị nợ xấu có vay thế chấp được không. Đồng thời bài viết cũng đã cung cấp thông tin về điều kiện, thủ tục cũng như những việc cần lưu ý khi vay thế chấp có nợ xấu. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn vay thế chấp nhanh chóng.
FAQ
Nợ xấu mất bao lâu để xoá?
Nợ xấu được chia thành những nhóm khác nhau tùy thuộc vào mức độ quá hạn của khoản vay trước đó. Tuy nhiên, nợ xấu sẽ được xoá trong một khoảng thời gian như sau
Nhóm nợ xấu | Thời gian xóa nợ xấu |
Nhóm 1 |
|
Nhóm 2 |
|
Nhóm 3 |
|
Nhóm 4 |
|
Nhóm 5 |
|
Nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không?
Bị nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không? Câu trả lời là Có.
Ngay cả khi có nợ xấu, khách hàng vẫn có thể vay vốn bằng cách thế chấp tài sản có giá trị đảm bảo khoản vay. Tuy nhiên, vì là trường hợp vay tiền khi có nợ xấu nên khách hàng cần cung cấp đầy đủ giấy tờ, đặc biệt là giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp như sổ đỏ, sổ hồng,… để ngân hàng tiến hành thẩm định tài sản và đưa ra quyết định về khoản vay phù hợp với giá trị tài sản hiện tại.
Tuy nhiên, cách vay thế chấp sổ đỏ khi bị nợ xấu không hề đơn giản. Không phải trường hợp nào nợ xấu cũng có thể vay vốn thế chấp được, vì ngân hàng sẽ xem xét và phân tích từng trường hợp khách hàng thuộc nhóm nợ xấu khác nhau. Đối với nợ xấu thuộc nhóm 1, 2, ngân hàng vẫn có thể hỗ trợ cho vay bằng cách thế chấp sổ đỏ, nhưng sẽ yêu cầu các điều kiện khó hơn. Trong khi đó, đối với nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5, hầu hết các ngân hàng thường sẽ không chấp nhận hồ sơ vay vốn dù tài sản của khách hàng có giá trị lớn.
Follow bePOS: