Khi đăng ký vay vốn tại ngân hàng, hoặc mở thẻ tín dụng, nhiều người phải thực hiện sao kê lương. Đây là hoạt động rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết sao kê lương là gì, thực hiện như thế nào? Dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về thủ tục ngân hàng này.
Sao kê lương là gì?
Sao kê lương, tên Tiếng Anh Salary Statement, là việc ghi chép lại chi tiết các giao dịch thể hiện mức lương nhận được thông qua chuyển khoản của khách hàng. Nhìn chung, hầu hết các bảng sao kê lương chỉ liệt kê số tiền bạn nhận được hàng tháng từ phía công ty, mà không tính đến các giao dịch khác như thanh toán, chi tiêu riêng,..
Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng triển khai các gói vay theo sao kê lương, bởi đây là giấy tờ chứng minh thu nhập và khả năng tài chính của cá nhân một cách trung thực, rõ ràng và chính xác nhất.
Về mặt nội dung, bảng sao kê bảng lương công ty sẽ bao gồm:
- Thông tin chủ tài khoản: Bao gồm họ và tên, số tài khoản, địa chỉ.
- Thông tin ngân hàng: Bao gồm tên ngân hàng, có thể kèm theo địa chỉ, số điện thoại liên lạc và tên Website.
- Thời gian và địa điểm: Đó là ngày tháng và chi nhánh thực hiện sao kê theo yêu cầu khách hàng.
- Biến động số dư: Bảng sao kê tiền lương sẽ ghi nhận số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
- Thông tin giao dịch: Các giao dịch chuyển tiền lương của công ty sẽ được trình bày đầy đủ và chi tiết như ngày tháng năm thực hiện, số tiền chuyển và tài khoản chuyển tiền.
Những trường hợp cần sao kê lương là gì?
Như đã nói, sao kê lương là cơ sở trung thức và chính xác giúp đánh giá năng lực tài chính của chủ tài khoản. Chính vì vậy, hoạt động này được thực hiện phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau như:
- Vay theo sao kê lương: Khi đăng ký vay vốn tại các tổ chức tín dụng, khách hàng phải cung cấp hồ sơ chứng minh khả năng trả nợ của mình, mà giấy tờ sao kê lương là một trong số đó.
- Đăng ký mở thẻ tín dụng ngân hàng: Thẻ tín dụng trả sau chính là việc bạn vay nhanh ngân hàng trong hạn mức nhất định để thực hiện thanh toán ngay cả khi số dư không đủ. Để đảm bảo an toàn tài chính, các ngân hàng thường sẽ yêu cầu bạn phải chứng minh thu nhập thì mới được mở thẻ.
- Xin Visa đi nước ngoài: Để xin Visa sang nước ngoài, ví dụ như đi du lịch, du học hoặc công tác, bạn phải chứng minh thu nhập. Điều này nhằm thể hiện rằng, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để chi trả cho suốt quá trình, không phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Khách hàng tự quản lý tài chính: Chủ tài khoản cũng có thể yêu cầu sao kê lương để đánh giá tình hình thu nhập của mình, từ đó lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
- Một số mục đích khác: Ví dụ, khi trong các vụ việc ly hôn giành quyền nuôi con, Tòa án có thể yêu cầu cha mẹ nộp giấy tờ sao kê lương, giúp đánh giá khả năng chu cấp cho con cái.
Nội dung của sao kê lương là gì?
Trong một bảng sao kê lương của ngân hàng sẽ có đầy đủ các thông tin chi tiết sau:
- Thông tin tên chủ tài khoản/thẻ
- Số tài khoản ngân hàng
- Ngày tháng sao kê
- Số dư đầu và cuối kỳ
- Thời gian, ngày tháng thực hiện giao dịch
- Số tiền giao dịch
- Tổng số giao dịch
- Số dư tài khoản từng thời điểm
- Ngày hạch toán
- Địa điểm thanh toán, chú thích
- Các khoản trừ phí giao dịch.
Ngoài ra, một bản sao kê bảng lương hợp pháp còn cần dấu giáp lai ở các trang, dấu mộc của ngân hàng ở cuối sao kê.
Sao kê lương cần giấy tờ gì?
Trước tiên, để sao kê lương, bạn phải có tài khoản ngân hàng nhận lương hàng tháng từ công ty, theo phương pháp chuyển khoản. Ngoài ra, chỉ khi chủ tài khoản yêu cầu, thì ngân hàng mới thực hiện hoạt động này.
Vậy sao kê bảng lương công ty cần những gì? Bạn chỉ cần giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, hoặc chứng minh nhân dân là đã có thể nhận sao kê lương từ phía ngân hàng. Ngoài ra, một số nơi có thể yêu cầu chủ tài khoản nộp thêm đơn yêu cầu sao kê theo mẫu có sẵn.
>> Xem thêm: Vay tiền ngân hàng theo bảng lương cần những gì?
Cách sao kê bảng lương từ A-Z
Bên cạnh câu hỏi sao kê lương là gì, không ít người thắc mắc về các bước thực hiện thủ tục này. Hiện nay có ba cách sao kê lương là trực tiếp, Online và qua ATM.
Sao kê lương trực tiếp tại ngân hàng
Quy trình thực hiện sao kê lương trực tiếp tại ngân hàng rất đơn giản và dễ thực hiện, cụ thể là:
- Bước 1: Yêu cầu sao kê lương trực tiếp. Bạn đến chi nhánh, hoặc phòng giao dịch ngân hàng và yêu cầu sao kê lương. Giấy tờ cần nộp bao gồm căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, có thể thêm đơn yêu cầu sao kê.
- Bước 2: Trả kết quả sao kê. Nhân viên sẽ thực hiện theo đúng yêu cầu của bạn và trả kết quả là một bảng sao kê lương có dấu mộc ngân hàng. Lưu ý rằng, chỉ khi có dấu mộc, thì bảng này mới có giá trị pháp lý và được sử dụng trong các thủ tục hành chính.
Sao kê lương là gì? Sao kê lương Online
Nếu mục đích là tự đánh giá, kiểm tra, bạn không cần phải ra phòng giao dịch mà vẫn có thể sao kê lương, với điều kiện là đã đăng ký Internet Banking. Cách sao kê lương qua internet banking được thực hiện rất nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng thực hiện bất cứ lúc nào. Cách thực hiện là bạn truy cập dịch vụ Internet Banking và tìm mục lịch sử giao dịch. Ví dụ, VCB DigiBank cho phép người dùng chọn khoảng thời gian sao kê và xuất ra Excel.
Sao kê lương trên ATM
Nhiều người chưa biết cây ATM còn tích hợp cả chức năng sao kê. Bạn chỉ cần đến hệ thống ATM của ngân hàng mở thẻ, sau đó chọn chức năng sao kê. Chức năng này khá dễ thực hiện và không tốn thời gian, nhưng nhược điểm là thường chỉ liệt kê những giao dịch trong thời gian gần.
>> Xem thêm: Top ngân hàng cho vay tín chấp theo lương lãi suất thấp mà bạn nên tham khảo
Sao kê lương có mất phí không?
Phí sao kê lương cũng là nội dung được không ít khách hàng quan tâm. Nếu bạn tự sao kê trên Internet Banking, thì chi phí là 0 đồng, trừ khi bạn sử dụng dịch vụ in ấn. Nếu thực hiện tại cây ATM hoặc yêu cầu trực tiếp tại ngân hàng, thì bạn sẽ phải chịu phí sao kê.
Mức phí sao kê sẽ thay đổi phụ thuộc vào chính sách từng ngân hàng. Ví dụ, tại Vietcombank, nếu bạn đăng ký in sao kê định kỳ hàng tháng thì không cần trả phí. Đối với các yêu cầu đột xuất, thì phí sao kê là 5,000 VNĐ/trang.
Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời sao kê lương là gì, thực hiện ra sao. Sao kê là hoạt động đem đến nhiều lợi ích, giúp tăng cao khả năng được xét duyệt khi vay vốn ngân hàng, xin Visa đi nước ngoài,… Không chỉ vậy, hoạt động này còn hỗ trợ bạn quản lý dòng tiền ra vào, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bePOS hiện đang hợp tác với hàng loạt ngân hàng uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế như ngân hàng Vietcombank, MSB, VPBank, UOB, KBank triển khai các gói vay tài chính nhiều ưu đãi dành cho các khách hàng cá nhân, tổ chức kinh doanh quy mô từ nhỏ tới lớn.
Chỉ với lãi suất từ 1,59%/tháng, bạn có thể vay các gói vay tín chấp không cần tài sản thế chấp lên tới 1,6 tỷ đồng trong vòng 5 năm. Nếu có nhu cầu nguồn vốn lớn hơn, bạn có thể lựa chọn gói vay thế chấp của ngân hàng Vietcombank liên kết với bePOS hạn mức 7 tỷ đồng trong vòng 12 tháng.
Khi vay vốn kinh doanh tại bePOS tại các ngân hàng trên, khách hàng sẽ được bePOS hỗ trợ chứng minh thu nhập, doanh thu chi tiết, rõ ràng, tăng hạn mức và khả năng duyệt khoản vay trong thời gian ngắn nhất. Các nhân viên của bePOS sẽ tư vấn và giúp bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nhất.
FAQ
Ngân hàng lưu trữ sao kê trong bao lâu?
Theo quy định pháp luật, ngân hàng sẽ phải lưu trữ thông tin giao dịch của khách hàng trong 5 năm. Điều này có nghĩa, ngay cả khi bạn hủy tài khoản, thì những thông tin giao dịch vẫn được lưu giữ và có thể truy xuất khi cần.
Sao kê bảng lương có mất nhiều thời gian không?
Điều này còn phụ thuộc về quãng thời gian bạn lựa chọn sao kê. Với những giao dịch từ nhiều năm trước, chắc chắn bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc chỉ truy thông tin của những giao dịch gần. Nhưng nhìn chung, sao kê là hoạt động có thủ tục khá gọn nhẹ và dễ dàng.
Follow bePOS: