Tất toán khoản vay chính là bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng trong quá trình vay vốn của doanh nghiệp. Nhiều người khi nghe đến cụm từ tất toán khoản vay lại chưa hiểu rõ, chưa biết được thủ tục tất toán như thế nào nên gặp phải những vấn đề phát sinh không mong muốn trong khi vay nợ. Vậy hãy cùng bePOS giải đáp tất toán khoản vay là gì, có nên tất toán khoản vay trước hạn hay không và thủ tục tất toán khoản vay gồm những gì tại bài viết dưới đây nhé!
Tất toán khoản vay là gì?
Tất toán khoản vay là khi doanh nghiệp của bạn cần hoàn thành mọi khoản nợ vay mà trước đó đã đăng ký với các tổ chức, ngân hàng cho vay. Tất toán khoản vay là khoảng thời gian hoàn thành khoản vay giữa bên vay và các tổ chức, ngân hàng cho vay. Nói cách khác, khi bên vay mong muốn trả hết nợ trong một lần bao gồm cả tiền nợ gốc lẫn lãi thì bên cho vay sẽ gọi đây là tất toán khoản vay.
Đối với loại tất toán này, doanh nghiệp không cần phải chờ tới ngày kết thúc hợp đồng vay mà có thể thực hiện tất toán khoản vay trước hạn. Thế nhưng, khi thanh toán các khoản vay trước kỳ hạn như đã ký kết trong hợp đồng, bên vay có thể bị tính phí phạt dựa vào số nợ còn lại của khoản vay nếu không thể đáp ứng đủ điều kiện về số kỳ cần thanh toán theo yêu cầu của bên cho vay.
>> Xem thêm: Tất toán là gì? Hiểu từ A-Z về tất toán để tránh bị phạt
Tất toán khoản vay trước hạn và biểu phí
Thông thường bên vay sẽ có tâm lý muốn hoàn thành trả các khoản vay càng sớm càng tốt để không phải chịu những khoản phí phạt khi nộp muộn. Thế nên, khi tất toán khoản vay trước hạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Phí tất toán vay trước hạn
Phí tất toán khoản vay trước thời hạn sẽ được trình bày rõ ràng trong hợp đồng cho vay khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký vay tại bất kỳ tổ chức, ngân hàng nào. Nếu trả nợ khoản vay trước hạn, doanh nghiệp sẽ phải chịu thêm các khoản phí được yêu cầu bởi ngân hàng hoặc tổ chức cho vay. Khoản phí này còn được gọi là phí phá vỡ hợp đồng.
Do đó, tuỳ thuộc vào quy định riêng của từng ngân hàng hay tổ chức cho vay mà mức phí phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung giữa các bên cho vay là thời gian thanh toán trước hạn càng sớm thì mức phí phạt mà doanh nghiệp phải chịu sẽ càng cao.
Mức phí phạt tại một số ngân hàng, tổ chức cho vay
Dưới đây là mức phí phải chịu phạt tất toán khoản vay trước hạn của một số ngân hàng, tổ chức tín dụng mà bạn có thể tham khảo:
Ngân hàng/tổ chức cho vay | Mức phí phạt tất toán khoản vay trước hạn |
FE Credit | 5% số tiền nợ trên thực tế |
MCredit | 5% số tiền nợ trên thực tế |
Home Credit | 15% số tiền gốc còn lại |
Vietcombank | 2% số tiền gốc còn lại |
Sacombank | 3 – 5% số tiền gốc còn lại |
OCB Bank | 2 – 3% số tiền gốc còn lại |
Vietinbank | 2% số tiền gốc còn lại |
Shinhan Bank | 1% số tiền gốc còn lại |
Lưu ý: Tuỳ thuộc vào thời gian thanh toán khoản vay còn lại mà các tổ chức, ngân hàng cho vay có những mức phí thấp hơn, hoặc thậm chí còn xem xét về việc miễn phí khoản phí khi tất toán khoản vay trước hạn.
>> Xem thêm: Hiểu rõ khả năng thanh toán lãi vay chỉ trong 5 phút
Cách tính tất toán khoản vay
Đa số các tổ chức, ngân hàng cho vay vốn đều áp dụng cách tính tất toán khoản vay trước kỳ hạn như sau:
Phí phạt = % phí phạt tất toán khoản vay trước hạn x Số tiền gốc còn lại
Trong đó:
- Số tiền gốc còn lại: Là tổng số tiền doanh nghiệp còn nợ trên thực tế ở thời điểm tất toán.
- Phần trăm phí phạt tất toán khoản vay trước hạn: Là khoản phí được quy định bởi tổ chức, ngân hàng cho vay. Khoản phí này đã được nêu rõ trong hợp đồng giao dịch vay nợ trước đó.
Lưu ý: Trong quá trình vay nợ tại các tổ chức, ngân hàng có thể sẽ phát sinh thêm những khoản phí phụ khác không chỉ phí tất toán hợp đồng vay trước hạn. Thế nên doanh nghiệp cần phải lưu ý kỹ về các khoản phí này khi đọc hợp đồng cho vay để không gặp những bất cập và tranh chấp sau khi ký kết.
Quy trình tất toán khoản vay
Thủ tục, hồ sơ cần thiết
Tuỳ thuộc vào quy định của các tổ chức, ngân hàng cho vay vốn mà sẽ có những yêu cầu đối với khách hàng về thủ tục, hồ sơ để hoàn thành thanh toán cũng như tất toán khoản vay trước hạn khác nhau. Dưới đây là những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ tất toán khoản vay:
- Giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh,…
- Các hợp đồng vay vốn đã được ký kết
- Một số loại giấy tờ yêu cầu khác có liên quan đến khoản vay
Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tất toán khoản vay thì cần phải có kế hoạch sắp xếp thời gian thực hiện các thủ tục với bên cho vay để thuận tiện cho việc trao đổi giữa hai bên. Ngoài ra, việc chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ những loại giấy tờ cần thiết sẽ giúp quá trình thực hiện tất toán diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Các bước thực hiện tất toán khoản vay
Quy trình tất toán khoản vay được diễn ra theo các bước sau đây:
- Bước 1: Xác định chính xác số tiền còn lại cần phải thanh toán.
Số tiền cần phải thanh toán này sẽ bao gồm cả tiền gốc, tiền lãi, các loại phí,… theo như quy định ghi trong hợp đồng và thông báo của bên cho vay.
- Bước 2: Tính toán kỹ lưỡng số tiền còn lại cần phải thanh toán
Dựa vào các thông tin đã được ghi trên hợp đồng vay vốn (bao gồm số nợ gốc còn lại, lãi suất, thời hạn tính lãi), thì số dư nợ gốc được tính như sau:
Số dư nợ gốc còn lại = Số dư nợ ban đầu – Số dư nợ đã thanh toán hàng kỳ
- Bước 3: Đối chiếu thống nhất số tiền phải thanh toán
Doanh nghiệp cần phải đối chiếu lại số liệu do bên tổ chức, ngân hàng tính toán và số liệu do chính doanh nghiệp tính toán để thống nhất lại số tiền phải thanh toán.
- Bước 4: Nộp tiền
Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp tiền vào tài khoản để tổ chức, ngân hàng cho vay thực hiện quá trình thu nợ.
- Bước 5: Ký xác nhận tất toán khoản vay
Đại diện của doanh nghiệp ký kết vào biên bản thanh toán hợp đồng cho vay hay bản xác nhận đã tất toán khoản vay và hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức, ngân hàng cho vay.
- Bước 6: Thủ tục sau khi tất toán khoản vay
Thủ tục sau khi tất toán khoản vay chính là thực hiện giải ngân, xoá bỏ thế chấp tài sản đảm bảo nếu vay có tài sản thế chấp.
Đối với thủ tục tất toán khoản vay thế chấp, bạn cần chuẩn bị hồ sơ giải chấp theo quy định pháp luật, bao gồm đơn yêu cầu xóa chấp, văn bản đồng ý xóa chấp, giấy chứng nhận đăng ký thế chấp,… Cơ quan có thẩm quyền giải chấp là văn phòng đăng ký đất đai địa phương.
Lưu ý khi tất toán khoản vay ngân hàng
Trước khi tất toán khoản vay, bạn cần căn nhắc kỹ lưỡng, đặc biệt nếu là vay số tiền lớn, bởi hoạt động này có thể phát sinh nhiều trách nhiệm khác. Một số điểm bạn cần lưu ý là:
- Tìm hiểu chính sách ngân hàng: Bạn phải kiểm tra đầy đủ thông tin quan trọng liên quan đến chính sách ngân hàng, như lãi suất, hạn mức, thời hạn, phí tất toán trước hạn,…
- Nắm rõ thông tin hợp đồng: Trước khi đặt bút ký hợp đồng, bạn phải đọc kỹ các điều khoản, đặc biệt là điều khoản liên quan đến trách nhiệm bên vay. Bởi lẽ, hợp đồng là cơ sở để điều chỉnh quan hệ hai bên trong suốt quá trình vay và dùng để xử lý khi có tranh chấp.
- Lưu trữ hồ sơ: Bạn nên yêu cầu nhận nhận và giữ lại một bản tất cả các giấy tờ mà hai bên đã ký kết, nhằm bảo vệ lợi ích khi xảy ra mâu thuẫn.
Có nên tất toán khoản vay trước hạn hay không?
Vậy khách hàng có nên tất toán khoản vay trước hạn không? Đáp án cho câu hỏi này sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, cũng như tình hình thực tế của mỗi người.
Nếu bạn có thể trả toàn bộ nợ và đã chuẩn bị đầy đủ phí phạt, thì việc tất toán trước hạn là tín hiệu khá tốt, cho thấy tiềm lực tài chính người vay. Ngược lại, nếu không hiểu rõ về tất toán, không chuẩn bị kỹ về tài chính, thì bạn chưa nên thực hiện hoạt động này.
Đối với doanh nghiệp, nếu có đầy đủ điều kiện để tất toán khoản vay trong 1 lần, thì việc tất toán trước thời hạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn. Mặc dù doanh nghiệp sẽ phải chịu một số phí phạt tất toán khoản vay trước hạn, nhưng xét theo tiền lãi suất đóng hàng tháng thì số tiền này vẫn ít hơn rất nhiều.
Trên đây là những thông tin quan trọng về tất toán khoản vay mà bạn cần nắm vững cũng như các thông tin về quy trình, thủ tục, phí tất toán,… Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ với bePOS để nhận được sự giải đáp chi tiết hơn.
FAQ
Tất toán khoản vay mất thời gian bao lâu?
Thông thường, bạn chỉ cần đến ngân hàng để yêu cầu tất toán khoản vay là được. Thời gian thực hiện thủ tục cũng khá nhanh, có thể hoàn thành trong vòng 1 ngày.
Phí phạt tất toán khoản vay trước hạn là bao nhiêu?
Không có đáp án chung cho câu hỏi này, mà sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách ngân hàng, cũng như thông tin khoản vay. Phí tất toán khoản vay thường được quy định trong hợp đồng và thường thời gian tất toán trước hạn càng sớm thì mức phí càng cao.
Bạn có thể tham khảo phí tất toán khoản vay trước hạn ở một số tổ chức:
- Vietcombank, Vietinbank là 2% số tiền gốc còn lại.
- Sacombank là 3% đến 5% số tiền gốc còn lại.
- OCB là 2% đến 3% số tiền gốc còn lại.
Follow bePOS: