Trang chủBlogs Tài chínhThẻ tín dụng MSB là gì?Mức phí rút tiền thẻ tín dụng MSB là bao nhiêu?

Thẻ tín dụng MSB là gì?Mức phí rút tiền thẻ tín dụng MSB là bao nhiêu?

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Thu Hằng
Thu Hằng
657 Đã xem

Thẻ tín dụng MSB là gì, có rút tiền được không? Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau thế nào, nên lựa chọn ra sao? Cách sao kê thẻ tín dụng MSB là gì? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi trên. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé! 

Thẻ tín dụng MSB là gì?

Thẻ tín dụng MSB, cũng như các loại thẻ tín dụng khác, là thẻ cho phép khách hàng chi tiêu vượt quá số dư hiện có trong tài khoản. Mức chi tiêu vượt quá này được hiểu như một khoản vay nhanh giữa chủ thẻ và ngân hàng. Tuy nhiên, giới hạn tiêu của mỗi khách hàng cũng chỉ ở một hạn mức nhất định, phụ thuộc vào chính sách ngân hàng, cũng như khả năng tài chính chủ thẻ. 

Hiện nay, ngân hàng MSB đang phát hành một số loại thẻ như MSB Visa online, MSB Signature Dining, MSB Visa Travel,… Các loại thẻ này đều được hưởng các chính sách ưu đãi như trả góp 24 tháng, nhận voucher với hơn 300 đối tác của MSB như Sendo, FPT Shop,….

the-tin-dung-msb-la-gi-dac-diem-nao
Thẻ tín dụng MSB là gì, có những đặc điểm thế nào

Những ưu, nhược điểm khi sử dụng thẻ tín dụng

Để hiểu rõ hơn thẻ tín dụng MSB là gì, bạn cần biết về ưu, nhược điểm của loại thẻ này. Ưu điểm khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng là:

  • Thanh toán linh hoạt: Với thẻ tín dụng, bạn có thể thanh toán ở bất cứ mọi nơi, hạn chế rủi ro khi mang tiền mặt. Hơn nữa, khi đi du lịch, bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để chi trả mà không mất phí chuyển đổi ngoại tệ. 
  • Nhiều chương trình ưu đãi: Các loại thẻ tín dụng tại MSB đều có các chương trình áp dụng chung như trả góp, voucher tại các đối tác của ngân hàng. Hơn nữa, mỗi loại thẻ đều có những ưu đãi riêng, ví dụ thẻ MSB Visa Signature Dining cho phép hoàn tiền 10% khi thanh toán bữa ăn cuối tuần. 
  • Miễn lãi lên đến 45 ngày: Mục đích chính của thẻ tín dụng là “chi tiêu trước, trả tiền sau”. Vì thế, nhiều nơi cho phép khách hàng miễn lại trong khoảng thời gian đầu, cụ thể là 45 ngày đối với thẻ MSB. Điều này rất phù hợp với những ai có nhiều nhu cầu phát sinh, cần tiền để thanh toán nhanh. 
  • Lãi suất hợp lý: Để mở thẻ tín dụng, khách hàng phải thỏa mãn các yêu cầu của từ phía ngân hàng. Điều này giúp đảm bảo uy tín của chủ thẻ, giảm thiểu rủi ro mất khả năng chi trả. Vì vậy, mức lãi suất khi vay thẻ tín dụng cũng ưu đãi hơn rất nhiều so với vay thường. 
hieu-ro-uu-nhuoc-cua-the-tin-dung-msb-la-gi
Hiểu rõ ưu và nhược điểm của thẻ tín dụng MSB là gì

Tuy nhiên, khách hàng cũng nên lưu ý một số nhược điểm như sau khi dùng thẻ tín dụng:

  • Áp lãi suất cao nếu trả chậm: Nếu thanh toán chậm, bạn có thể phải trả mức lãi suất khá lớn, đồng thời trả thêm khoản phí trả chậm. Điều này cũng làm giảm điểm tín dụng CIC trong hồ sơ của bạn, gây khó khăn nếu muốn vay sau này. 
  • Phí thường niên cao hơn: Phí thường niên thẻ tín dụng cao hơn khá nhiều so với thẻ ghi nợ. Tại MSB, phí thường niên từng loại thẻ tín dụng dao động dao động từ 199 nghìn đồng đến 1 triệu 500 nghìn đồng. 
  • Khó kiểm soát chi tiêu: Thẻ tín dụng rất thuận tiện cho việc thanh toán, điều này khiến khách hàng khó kiểm soát chi tiêu hơn. Nhiều người có thói quen chi tiêu quá đà, dẫn đến không trả nợ đúng hạn, từ đó số tiền nợ càng khó hoàn hơn. 
  • Phí rút tiền mặt cao: Phí rút  tiền mặt thẻ tín dụng khá cao so với mặt bằng chung, cụ thể tại MSB là 4%. Nếu rút tiền nhiều lần, bạn có thể phải chịu khoản phí khá lớn. 

>> Xem thêm: Ngân hàng MSB là ngân hàng gì, có uy tín không?

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ngân hàng khác nhau thế nào?

Cách phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cũng là nội dung nhiều người quan tâm khi tìm hiểu thẻ tín dụng MSB là gì. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn xác định sự khác biệt giữa hai loại thẻ này:

So sánh Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ
Hình thức thẻ Thẻ tín dụng mặt trước có ghi chữ “Credit”. Thẻ ghi nợ mặt trước có ghi chữ “Debit”. 
Chi tiêu thẻ Chủ thẻ được phép chi tiêu vượt số dư hiện có trong tài khoản. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ quy định hạn mức vượt quá này. Đến thời hạn, chủ thẻ có nghĩa vụ trả lại cho ngân hàng.  Chủ thẻ ghi nợ chỉ được phép chi tiêu với số dư hiện có trong tài khoản. 
Điều kiện phát hành thẻ Chủ thẻ phải có giấy tờ nhân thân, đồng thời phải chứng minh thu nhập, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ.  Chủ thẻ chỉ cần cung cấp CMND/CCCD hoặc hộ chiếu là đã có thể làm thẻ. 
nhieu-nguoi-chua-phan-biet-the-tin-dung-the-ghi-no
Nhiều người chưa biết cách phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Các loại thẻ tín dụng MSB là gì? 

Hiện nay, MSB đang phát hành một số loại thẻ tín dụng với các chính sách đi kèm như sau:

  • MSB Visa online: Thẻ được hoàn 20% tiền khi chi tiêu, mua sắm trực tuyến. 
  • MSB Visa Signature Dining: Thẻ được hoàn 10% khi thanh toán hóa đơn ẩm thực vào ngày cuối tuần. 
  • MSB Visa Travel: Thẻ được hoàn tiền lên tới 7,2 triệu đồng/năm, áp dụng với các chi tiêu du lịch. Ví dụ, đặt khách sạn, đặt tour, đặt phương tiện di chuyển,…
  • MSB Mastercard mDigi: Thẻ được hoàn tiền đến 20% khi chi tiêu cho lĩnh vực lựa chọn theo tháng, như ăn uống, du lịch, giải trí số,… 
  • MSB Mastercard Super Free: Thẻ được áp dụng 0 đồng phí thường niên trọn đời, 0 đồng phí rút tiền mặt.

Ngoài những chính sách riêng nêu trên, thẻ tín dụng MSB còn áp dụng các chính sách chung. Ví dụ, chủ thẻ được nhận ưu đãi voucher lên đến 50% tại các đối tác của MSB như Sendo, Tiki, Shopee, FPT Shop,… Ngoài ra, chủ thẻ có thể trả góp linh hoạt mọi giao dịch đến 24 tháng, miễn lãi tối đa 45 ngày. 

msb-mastercard-super-free-nhieu-uu-dai
MSB Mastercard Super Free là loại thẻ tín dụng MSB có nhiều ưu đãi

Có rút được tiền từ thẻ tín dụng MSB không? Mức phí rút tiền thẻ tín dụng 

Bên cạnh câu hỏi thẻ tín dụng MSB là gì, nhiều người cũng thắc mắc liệu thẻ này có rút tiền được không. Bạn được phép rút tiền với thẻ tín dụng MSB, nhưng trước đó cần chú ý về hạn mức rút tiền, lãi suất, và phí thẻ tín dụng MSB

Chi phí rút tiền thẻ tín dụng MSB đang áp dụng là 4% số tiền rút, tối thiểu 50 ngàn đồng. Tuy nhiên, đối với Thẻ MSB Mastercard Super Free,  bạn được miễn phí thường niên, cũng như phí rút tiền trọn đời. 

can-tim-hieu-phi-rut-the-tin-dung-msb-la-gi
Tìm hiểu phí rút tiền mặt thẻ tín dụng MSB là gì, hạn mức bao nhiêu

>> Xem thêm: Vay theo hạn mức tín dụng là gì? Thủ tục vay từ A-Z 

Một vài điều cần biết khi rút tiền từ thẻ tín dụng 

Vậy các điểm cần lưu ý khi rút tiền từ thẻ tín dụng MSB là gì? Cụ thể, bạn cần quan tâm đến một số nội dung như sau:

  • Nắm rõ các loại phí, lãi thẻ tín dụng MSB: Trước khi thực hiện, bạn phải tìm hiểu phí thẻ tín dụng MSB là bao nhiêu. Tại MSB, phí rút tiền từ thẻ tín dụng là 4%, tối thiểu 50 ngàn đồng. Riêng đối với thẻ MSB Mastercard Super Free, phí thường niên và phí rút tiền được miễn trọn đời. 
  • Nhớ thời hạn thanh toán: Khi dùng thẻ, bạn nên trả nợ trong khoảng thời gian cho phép, hạn chế mất nhiều tiền. Ngoài ra, bạn chỉ nên sử dụng 1 đến 2 thẻ tín dụng, không nên mở quá nhiều gây khó kiểm soát.
  • Bảo mật thông tin: Bạn cần bảo mật mã PIN, không được để lộ thông tin. Ví dụ, khi rút tiền thẻ tín dụng MSB, bạn nên lấy tay che khi bấm mã PIN, tránh để kẻ gian nhìn thấy.
bao-mat-ma-pin-rut-tien-mat-atm
Bảo mật mã PIN khi rút tiền mặt tại ATM

Cách kiểm tra thẻ tín dụng MSB nhanh nhất

Khách hàng sẽ nhận bảng sao kê thẻ tín dụng định kỳ hàng tháng từ hệ thống của MSB, trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến 27. Bảng sao kê này sẽ được gửi tự động vào email cá nhân khi bạn đăng ký mở thẻ tại ngân hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sao kê thẻ tín dụng thông qua MSB Internet Banking. Đầu tiên, bạn truy cập vào link ebank.msb.com.vn/. Sau đó, bạn chọn loại thẻ tín dụng cần xem và chọn tháng cần xem sao kê thẻ. 

Cách đọc hiểu bảng sao kê thẻ cũng là nội dung quan trọng khi tìm hiểu thẻ tín dụng MSB là gì. Về cơ bản, một bảng sao kê giao dịch thẻ tín dụng sẽ bao gồm những nội dung chính sau:

  • Ngày lập bảng: Đây là ngày ngân hàng phát hành bản tóm tắt giao dịch từ thẻ của khách hàng. Nếu được 45 ngày miễn lãi, tức là sau ngày sao kê thẻ tín dụng, bạn sẽ có thêm 15 ngày để thanh toán cho tất cả các giao dịch liệt kệ trong bảng. 
  • Ngày đến hạn: Đây là ngày cuối bạn được miễn lãi cho các khoản phí thẻ. Khi này, bạn phải hoàn trả cho ngân hàng các khoản phí, hoa hồng và tiền lãi, tránh trả chậm bị mất thêm tiền. 
  • Dư nợ cuối kỳ: Đây là tổng số tiền giao dịch sử dụng thẻ, phí và lãi phát sinh liên quan trong kỳ và kỳ trước nếu chưa thanh toán hết. 
  • Thanh toán tối thiểu: Đây là số tiền tối thiểu bạn phải trả cho ngân hàng khi đáo hạn, thường dao động từ 2% đến 5% số dư lúc đáo hạn.
  • Ngày giao dịch: Đây là ngày mà các giao dịch trong thẻ được xử lý. 
  • Ngày hệ thống: Đây là ngày giao dịch ghi vào tài khoản thẻ, sau đó được kiểm tra sao kê. 
  • Chi tiết giao dịch: Phần này bao gồm nội dung thanh toán, như mua hàng, rút tiền,…
  • Số tiền giao dịch: Mục này liệt kê số tiền giao dịch ứng với mỗi khoản trong các giao dịch nói trên. 
  • Chương trình điểm thưởng: Đây là phần hiển thị số điểm thưởng bạn tích được khi chi tiêu bằng thẻ tín dụng hàng tháng. 
nghien-cuu-cach-doc-hieu-bang-sao-ke-the-tin-dung
Nghiên cứu cách đọc hiểu bảng sao kê thẻ tín dụng

Trên đây, bePOS đã tìm hiểu thẻ tín dụng MSB là gì, có rút tiền được không, cách kiểm tra thẻ tín dụng MSB,… Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng nhất về nội dung trên và đừng quên theo dõi bePOS trong thời gian tới nhé!

FAQ

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ: Nên lựa chọn thế nào?

Nếu bạn có mức thu nhập đủ chi tiêu, không phát sinh nhiều nhu cầu khác, thì thẻ ghi nợ là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, thẻ tín dụng phù hợp với những người có thu nhập ổn định, nhưng dễ phát sinh nhu cầu thanh toán cần giải quyết ngay, hoặc muốn một khoản dự phòng. 

Phát hành thẻ tín dụng tại MSB có mất phí không?

Phí phát hành thẻ tín dụng phụ, hay thẻ chính tại MSB đều miễn phí. Bạn có thể xem thêm các biểu phí phát hành, phí thường niên, lãi thẻ tín dụng MSB tại đây.