Trang chủBlogs Tài chínhTín dụng doanh nghiệp là gì? Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng

Tín dụng doanh nghiệp là gì? Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Chu Hanh
1628 Đã xem

Tín dụng doanh nghiệp là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với những người làm kinh doanh. Vậy tín dụng doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp? Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Hãy cùng bePOS tìm hiểu chi tiết nhé!

Tín dụng doanh nghiệp là gì?

Tín dụng doanh nghiệp chính là khoản vay tài chính dành cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích sử dụng khoản vay này của các doanh nghiệp thường là để bổ sung vốn lưu động, mua thiết bị sản xuất, đổi mới máy móc hay đầu tư vào một số mục khác.

Vì đối tượng sử dụng là doanh nghiệp nên các khoản vay thường có hạn mức khá lớn. Tuỳ thuộc vào quy mô cũng như mục đích sử dụng vốn vay mà các doanh nghiệp sẽ được vay những khoản khác nhau tại các tổ chức tài chính. Theo đó, quá trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp cũng được diễn ra kỹ càng, chặt chẽ hơn và cần nhiều loại giấy tờ, thủ tục hơn so với vay cá nhân.

tin-dung-doanh-nghiep-la-gi
Tín dụng doanh nghiệp là gì?

Vai trò của tín dụng doanh nghiệp là gì?

Không phải lúc nào, doanh nghiệp cũng có đủ nguồn vốn để đầu tư tài sản, máy móc thiết bị hoặc đầu tư cho các hạng mục kinh doanh, nhất là với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, phải chi tiêu nhiều cho các tài sản doanh nghiệp. Do đó, tín dụng doanh nghiệp có nhiều vai trò:

  • Hỗ trợ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư thiết bị máy móc
  • Từ việc hỗ trợ nguồn vốn, tín dụng doanh nghiệp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng tài chính, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển
  • Đối với các ngân hàng/tổ chức tài chính, tín dụng doanh nghiệp là nguồn thu nhập chính

Cách xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là việc dự đoán khả năng trả nợ, đánh giá rủi ro tín dụng cũng như đưa ra dự báo về khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp đi vay thông qua một hệ thống thẩm định được sắp xếp sẵn. Việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thường được thực hiện bởi các cơ quan/tổ chức chuyên nghiệp. Những cơ quan này sẽ tiến hành xem xét các loại nợ, mức độ nợ của doanh nghiệp và đánh giá ảnh hưởng.

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện nay được chia thành 3 loại, bao gồm:

  • Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp lần đầu: Là hoạt động đánh giá hiệu quả thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khi đến thời hạn thanh toán.
  • Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hàng năm: Hoạt động này sẽ được thực hiện ngay sau khi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp lần đầu và được thực hiện định kỳ 1 lần/năm. Việc xếp hạng theo năm sẽ đưa ra được đánh giá dựa vào những sự thay đổi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Xếp hạng theo sự kiện tín dụng: Hoạt động đánh giá tín dụng sẽ được thực hiện mỗi khi xuất hiện sự kiện tín dụng xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của doanh nghiệp. Quá trình đánh giá này được thực hiện xuyên suốt và liên tục ngay sau khi xếp hạng tín dụng doanh nghiệp công bố đầu tiên.
cac-loai-xep-hang-tin-dung-doanh-nghiep
Các loại xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Trong suốt quá trình đánh giá để xếp hạng tín dụng, các cơ quan/tổ chức thực hiện xếp hạng sẽ dựa vào một số yếu tố quan trọng, trong đó có uy tín của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, lịch sử vay nợ và trả nợ của doanh nghiệp,… Tại đây, tất cả các khoản vay và tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp đều được xem xét, phân tích cẩn thận để đảm bảo tính khách quan, công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau.

Hồ sơ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp gồm những gì?

Để tiến hành thủ tục vay vốn, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định và yêu cầu của bên ngân hàng/tổ chức tín dụng. Hồ sơ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp bao gồm: 

Giấy tờ pháp lý

Các loại giấy tờ về pháp lý bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh
  • Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
  • CMND/CCCD và văn bản quyết định bổ nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Văn bản phê duyệt của cơ quan, quản lý cấp cao của doanh nghiệp (HĐQT, HĐTV, chủ sở hữu, ban quản trị,…) về vấn đề vay vốn, dùng tài sản của công ty làm tài sản thế chấp, nhận bảo lãnh từ bên thứ ba theo quy định về thẩm quyền được quy định trong Điều lệ của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật.
cac-loai-giay-to-phap-ly
Các loại giấy tờ pháp lý làm tín dụng doanh nghiệp

Giấy tờ liên quan về tài chính của doanh nghiệp

Các loại giấy tờ liên quan đến tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

  • Bản kế hoạch sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Hợp đồng hợp tác kinh tế
  • Bản báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp (không quá 2 năm)
  • Bảng cân đối kế toán
  • Biên lai nộp thuế

Giấy tờ liên quan về thủ tục vay vốn

Các loại giấy tờ có liên quan đến thủ tục vay vốn bao gồm:

  • Giấy tờ đề nghị cho vay vốn
  • Kế hoạch kinh doanh hoặc phương án kinh doanh, vay vốn
  • Phương án thanh toán khoản vay
  • Các loại giấy tờ đảm bảo về khoản vay

Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp

Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp bao gồm:

  • Giấy chứng minh quyền sử dụng đất đai, sổ đỏ, đăng ký xe,…
  • Các loại giấy tờ khác cần thiết có liên quan đến tài sản thế chấp

Như vậy, có thể thấy rằng hồ sơ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp gồm nhiều loại giấy tờ thuộc nhiều nhóm khác nhau, phụ thuộc vào chính sách của từng tổ chức tín dụng quy định.

 cac-loai-giay-to-lien-quan-den-thu-tuc-vay-von
Các loại giấy tờ liên quan đến thủ tục vay vốn tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp 

Quy trình vay tín dụng doanh nghiệp gồm những bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Tạo hồ sơ vay tín dụng doanh nghiệp

Thông thường, trước khi vay, nhân viên của các tổ chức/công ty tài chính hay ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục, hồ sơ vay tín dụng với từng hình thức cho vay. Nhưng nhìn chung hồ sơ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp sẽ yêu cầu các loại giấy tờ đã được đề cập bên trên. Những doanh nghiệp đang có nhu cầu vay vốn cần lưu ý và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để quá trình vay diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng nhất. 

chuan-bi-ho-so-vay-tin-dung-doanh-nghiep
Quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp

>> Xem thêm: Cách lập phương án sản xuất kinh doanh vay vốn chuẩn nhất

Bước 2: Phân tích tín dụng của khách hàng doanh nghiệp

Đây là quá trình nhằm mục đích đánh giá khả năng tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong việc sử dụng khoản vay, cũng như hoàn trả khoản vay. Công đoạn này rất quan trọng vì giúp đảm bảo sự thống nhất và tương khớp giữa các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho bên cho vay. Từ đó, bên cho vay sẽ có đánh giá đúng về mức độ rủi ro tài chính và  nhu cầu vay tín dụng doanh nghiệp.

Thông tin dùng để phân tích dựa trên hồ sơ tín dụng của doanh nghiệp đã cung cấp, cùng các nguồn thông tin tìm kiếm được từ bên ngoài hay phỏng vấn trực tiếp đại diện của doanh nghiệp đi vay.

chuyen-gia-phan-tich-tin-dung-doanh-nghiep
Các chuyên gia phân tích tín dụng của doanh nghiệp

Bước 3: Đưa ra quyết định tài chính dành cho doanh nghiệp

Không phải hồ sơ vay tín dụng doanh nghiệp nào nộp lên cũng được phê duyệt và chấp thuận cho vay vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ để nắm được những trường hợp mà các tổ chức/công ty tài chính và ngân hàng từ chối cho vay. Từ đó doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn về hồ sơ cũng như các điều kiện khác. Một số lý do khiến hồ sơ của doanh nghiệp bị từ chối đó là:

  • Doanh nghiệp có lịch sử tín dụng kém, có nợ xấu
  • Doanh nghiệp không chứng minh được khả năng trả nợ
  • Tài sản thế chấp chưa đạt yêu cầu
  • Mục đích vay vốn và phương án sử dụng vốn không rõ ràng
  • Doanh nghiệp có tình hình tài chính khó khăn
  • Một số giấy tờ chưa hợp lệ
dua-ra-quyet-dinh-tai-chinh-danh-cho-doanh-nghiep
Đưa ra quyết định tài chính dành cho doanh nghiệp

Bước 4: Giải ngân và theo dõi tình hình tín dụng của doanh nghiệp

Khi hợp đồng vay vốn đã được đồng thuận và ký kết giữa hai bên, tổ chức/công ty tài chính hoặc ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho doanh nghiệp theo như đã thoả thuận. Quá trình giải ngân sẽ dựa trên sự vận động của hàng hoá/dịch vụ có liên quan theo đúng mục đích vay và khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó. Đồng thời, nguồn vốn giải ngân cũng phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 5: Kiểm soát và thanh lý tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp

Bên cho vay sẽ cần giám sát chặt chẽ quá trình tín dụng doanh nghiệp để sớm phát hiện những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Một số cơ hội kinh doanh mới cũng có thể được phát hiện ra thông qua việc này. 

Cuối cùng là hoạt động thanh lý tín dụng. Đây là quá trình chấm dứt nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan trong hợp đồng tín dụng. Có hai kiểu thanh lý tín dụng như sau:

  • Thanh lý tín dụng mặc nhiên: Đây là hoạt động vô hiệu hoá hợp đồng tín dụng khi doanh nghiệp đã hoàn trả đầy đủ khoản vay nợ như đúng thoả thuận.
  • Thanh lý tín dụng bắt buộc: Khi doanh nghiệp không thanh toán các khoản vay, trường hợp này bên cho vay buộc phải sử dụng cơ sở pháp lý để tìm ra phương án bù đắp, xử lý khoản vay mà phía doanh nghiệp không/chưa hoàn trả đúng thời hạn đặt ra.
kiem-soat-thanh-ly-tin-dung-doanh-nghiep
Kiểm soát và thanh lý tín dụng doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần cố gắng hạn chế tối đa việc thanh lý tín dụng bắt buộc. Vì khi tình trạng này xảy ra sẽ khiến điểm tín dụng của doanh nghiệp bị sụt giảm, khiến những lần vay trong tương lai gặp khó khăn.

Một số lưu ý khi doanh nghiệp vay vốn

Khi doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tìm hiểu và chọn lựa hình thức vay phù hợp: Hiện nay tại các ngân hàng/công ty tín dụng có hai hình thức vay vốn là vay có tài sản đảm bảo (thế chấp) và vay không cần tài sản đảm bảo (tín chấp). Tùy vào mục đích sử dụng vốn, khả năng chi trả mà doanh nghiệp cân nhắc chọn hình thức phù hợp
  • Lãi suất vay: Nên cân nhắc các ngân hàng và tổ chức cho vay có lãi suất ổn định, tránh việc vay lãi suất quá cao, không thể trả lãi lẫn vốn
  • Chọn hạn mức tín dụng: Tùy vào nhu cầu vốn mà bạn có thể chọn hạn mức phù hợp. Không nên vay hạn mức quá cao, không thể trả đúng thời hạn
  • Chọn công ty/ngân hàng uy tín: Nên chọn các đơn vị cho vay tín dụng uy tín, minh bạch, lịch sử hoạt động lâu đời.

>> Xem thêm: Vay theo hạn mức tín dụng là gì?

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp tiến hành vay sẽ không tránh khỏi việc gặp phải những rủi ro, khó khăn, đặc biệt đối với tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế nên các doanh nghiệp cần phải có những hành động quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.

Khách hàng của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng thanh toán và trả nợ đúng thời hạn và đúng số tiền quy định, điều này dẫn đến làm gián đoạn dòng chảy tiền của doanh nghiệp. Những rủi ro này không hề dễ dàng giải quyết được thông qua những khoản vay từ các tổ chức/ công ty tài chính hay ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần có phương án quản lý rủi ro tài chính hợp lý để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra. 

nhung-rui-ro-tin-dung-doi-voi-doanh-nghiep
Những rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp

Hiện nay, bePOS đang hợp tác với hàng loạt các đối tác là các ngân hàng lớn và uy tín trong và ngoài nước, cung cấp các giải pháp vay vốn kinh doanh nhanh – an toàn. Đặc biệt, các gói vay với nhiều ưu đãi, lãi suất thấp giúp khách hàng có những lựa chọn tài chính tốt nhất. bePOS hiện có các gói vay tín chấp của các ngân hàng MSB, VPBank, KBank, UOB và gói vay thế chấp hạn mức lên tới 7 tỷ động của Vietcombank.

Ưu điểm của các gói vay tới từ bePOS là:

  • Hạn mức vay lớn, vay tín chấp lên tới 1,6 tỷ đồng mà không cần tài sản đảm bảo
  • Thời hạn vay linh hoạt, tối đa 60 tháng
  • Hồ sơ vay vốn đơn giản, tinh gọn
  • Thời gian giải ngân nhanh
  • Độ uy tín của các ngân hàng cao

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ VAY NGAY” ]

Hy vọng bài viết của bePOS đã giúp bạn hiểu tín dụng doanh nghiệp là gì và nắm rõ quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp để quá trình vay vốn diễn ra thuận lợi nhất. Doanh nghiệp hãy cân nhắc lựa chọn những hình thức vay phù hợp và uy tín để ký hợp đồng vay.

FAQ

Hạn mức tín dụng của doanh nghiệp là gì?

Rất nhiều người thắc mắc “hạn mức tín dụng của doanh nghiệp là gì?” Hạn mức tín dụng của doanh nghiệp là số tiền tối đa mà tổ chức/công ty tài chính hay ngân hàng cho phép doanh nghiệp vay. Đây là số dư nợ cho vay hay nói cách khác là số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. 

Vay theo hạn mức tín dụng của doanh nghiệp là phương thức cho vay mà tại đây ngân hàng cung cấp một hạn mức vay nhất định, doanh nghiệp sẽ phải duy trì mức dư nợ và không thể vượt quá mức đã cấp.

Thẩm định tín dụng doanh nghiệp khác biệt gì so với tín dụng cá nhân?

Là hai chủ thể khác nhau nên việc thẩm định tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân cũng có những sự khác biệt cơ bản sau đây:

Tín dụng doanh nghiệp Tín dụng cá nhân
  • Thẩm định điều kiện, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhằm mục tiêu kinh doanh
  • Hạn mức khoản vay lớn hơn, tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp
  • Thủ tục, kiểm tra kỹ lưỡng, chặt chẽ và tốn nhiều thời gian
  • Thời gian trả nợ lâu hơn
  • Thẩm định tín dụng cá nhân để phục vụ sản xuất gia đình, chi tiêu hàng ngày
  • Hạn mức khoản vay nhỏ hơn
  • Thủ tục và hồ sơ vay cho cá nhân đơn giản, dễ dàng
  • Thời gian trả nợ ngắn hơn
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/tin-dung-doanh-nghiep-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]