Trang chủBlogs Tài chính[MỚI NHẤT] Vay hợp vốn là gì? Quy trình cho vay hợp vốn từ A-Z

[MỚI NHẤT] Vay hợp vốn là gì? Quy trình cho vay hợp vốn từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2023
Thanh Ngoan
1099 Đã xem

Vay hợp vốn là gì? Thủ tục vay hợp vốn gồm các bước như thế nào? Đây là câu hỏi của không ít người khi mới tìm hiểu về những sản phẩm tín dụng tại ngân hàng. Để giải đáp các thắc mắc này, bePOS sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản, quan trọng nhất về hình thức vay hợp vốn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Vay hợp vốn là gì?

Định nghĩa về vay hợp vốn được quy định tại Thông tư số 39/2016 của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể, vay hợp vốn là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng cung cấp tín dụng cho khách hàng. Một số nghiệp vụ bao gồm là chiết khấu, thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng,… 

Hiểu đơn giản hơn, vay hợp vốn tức là một dự án của khách hàng được cho vay bởi nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Trong đó, một bên có vai trò quan trọng là dàn xếp, phối hợp các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, những hoạt động này phải tuân theo quy chế đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước.

nhieu-nguoi-chua-hieu-vay-hop-von-la-gi
Nhiều người chưa hiểu vay hợp vốn là gì?

Đặc điểm của vay hợp vốn là gì? 

Để hiểu rõ cho vay hợp vốn là gì, cũng như nhận diện nhanh mô hình vay vốn này ngoài thực tiễn, bạn cần nắm một số đặc điểm sau:

  • Bên cho vay: Hình thức này phải có sự tham gia của ít nhất 2 ngân hàng. Ngay cả với trường hợp tối thiểu 2 ngân hàng, vẫn phải có một bên chịu trách nhiệm đầu mối, dàn xếp, bên còn lại là thành viên. Thông thường, ngân hàng đầu mối sẽ có nhiều trách nhiệm hơn, nhưng đồng thời được hưởng hoa hồng cao hơn.
  • Trường hợp áp dụng: Vay hợp vốn thường được áp dụng với các khoản vay với hạn mức lớn, phức tạp, khó thẩm định, cần phân chia rủi ro để bảo đảm an toàn tài chính.
  • Quy định nhà nước: Ngoài tuân thủ quy định chung về tín dụng, các bên tham gia vay hợp vốn còn phải thực hiện theo những quy chế khác về hoạt động đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước. 
vay-hop-von-hop-tac-cua-nhieu-ngan-hang
Vay hợp vốn có sự hợp tác của nhiều ngân hàng

>> Xem thêm: Vay theo hạn mức tín dụng là gì?

Lợi ích của hình thức vay hợp vốn đối với doanh nghiệp

Vay hợp vốn giúp giải quyết hiệu quả nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn tìm gói vay phù hợp để thực hiện những hoạt động kinh doanh như đầu tư dự án, mua lại, sáp nhập, hợp nhất,… Tuy nhiên, nhiều dự án đòi hỏi lượng vốn quá lớn. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng không có khả năng giải ngân, hoặc bảo lãnh cho những khoản vay này. 

Khi vay hợp vốn, các ngân hàng của Nhà nước có thể đáp ứng hạn mức cao hơn nhiều so với giới hạn bình thường. Trong trường hợp cần rút vốn vay, ngân hàng sẽ đóng vai trò đầu mối bảo lãnh khoản vay, dàn xếp cho các ngân hàng khác tham gia. Như vậy, doanh nghiệp vẫn được đáp ứng nhu cầu vốn, mà các tổ chức tín dụng có thể bảo đảm an toàn tài chính.

vay-hop-von-dap-ung-khoan-vay-lon-cua-doanh-nghiep
Lợi ích của vay hợp vốn là gì đối với các doanh nghiệp? Các trường hợp thường áp dụng trong cho vay hợp vốn là gì?

Các trường hợp thường áp dụng trong cho vay hợp vốn là gì?

Theo quy định ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các trường hợp được áp dụng cho vay hợp vốn là:

  • Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của khách hàng vượt giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng
  • Khả năng tài chính của tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án vay
  • Tổ chức tín dụng có nhu cầu phân tán rủi ro
  • Khách hàng muốn vay hợp vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau
  • Các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo chỉ đạo của Chính phủ đối với các dự án quan trọng.

Nguyên tắc vay hợp vốn là gì? 

Vậy các nguyên tắc vay hợp vốn là gì? Như đã nói, hình thức cho vay này phải tuân thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, hoạt động vay hợp vốn phải được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện tham gia. Các thành viên cùng thẩm định, cùng quyết định cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
  • Thứ hai, các thành viên tham gia phải cùng chịu trách nhiệm về những quyết định đã đưa ra, cùng chia sẻ chi phí và rủi ro, dựa trên cơ sở hợp đồng vay vốn.
  • Thứ ba, ngân hàng đầu mối có thể là ngân hàng dàn xếp cung cấp tín dụng, đầu mối thanh toán, đầu mối nhận tài sản đảm bảo.
  • Thứ tư, các thành viên tham gia phải thực hiện nhiệm vụ được giao và nhận thù lao tương ứng.
  • Thứ năm, các nghiệp vụ vay hợp vốn phải tuân thủ theo các quy định cụ thể do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
ngan-hang-tuan-thu-quy-dinh-cho-vay-hop-von
Nguyên tắc cho vay hợp vốn, các trường hợp thường áp dụng trong cho vay hợp vốn là gì?

>> Xem thêm: Hướng dẫn lập phương án sản xuất kinh doanh vay vốn chi tiết

Quy trình cho vay hợp vốn gồm những gì?

Một khía cạnh khác mà doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ là quy trình cho vay hợp vốn. Quy trình này có nhiều điểm khác biệt so với quy trình vay vốn thông thường, cụ thể bao gồm:

  • Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký vay hợp vốn tại một tổ chức tín dụng

Doanh nghiệp khi có nhu cầu vay hợp vốn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cho ngân hàng. Một số tài liệu cần có là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ nhân thân của bên đại diện, báo cáo tài chính, hồ sơ kế hoạch vay vốn,…

  • Bước 2: Ngân hàng đầu mối làm việc với các ngân hàng thành viên để xét duyệt khoản vay

Ngân hàng đầu mối gửi lời mời, cùng bản sao hồ sơ khách hàng nộp cho các ngân hàng khác. Các thành viên cùng thẩm định hồ sơ, phân tích tài chính doanh nghiệp và quyết định khoản vay. Nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên sẽ được quy định trong hợp đồng vay hợp vốn.

ngan-hang-dau-moi-quan-trong-trong-qua-trinh-vay
Ngân hàng đầu mối có vai trò quan trọng trong suốt quá trình vay
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng với khách hàng cho vay hợp vốn

Sau khi đã thống nhất về khoản vay, ngân hàng đầu mối sẽ đứng ra đại diện để ký kết hợp đồng với khách hàng. 

  • Bước 4: Giải ngân và trả nợ vay hợp vốn

Các thành viên đóng góp vốn theo hợp đồng đã ký. Ngân hàng đầu mối sẽ đại diện giải ngân cho khách hàng. Khi trả nợ, khách hàng cũng chỉ cần làm việc với ngân hàng đầu mối, họ sẽ chuyển lại tiền thanh toán cho các thành viên. 

giai-ngan-do-ngan-hang-dau-moi-thuc-hien
Việc giải ngân do ngân hàng đầu mối thực hiện

Như vậy, bePOS đã giúp bạn trả lời câu hỏi vay hợp vốn là gì, cho vay hợp vốn là gì, quy định vay hợp vốn của Nhà nước thế nào. Vay hợp vốn là giải pháp tín dụng thông minh, phù hợp với các doanh nghiệp cần khoản vay lớn, vượt mức cho phép của ngân hàng. Trước khi thực hiện, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ, nhằm tối ưu hóa hiệu quả khoản vay.

Nếu đang có nhu cầu vay vốn kinh doanh, các chủ đầu tư có thể tham khảo các gói cho vay của bePOS hợp tác cùng các ngân hàng hàng đầu trong và ngoài nước như Vietcombank, VPBank, MSB, KBank, UOB,…

Ưu điểm của các gói vay tại bePOS:

  • Các ngân hàng có độ uy tín cao, hàng đầu Việt Nam và quốc tế
  • Các gói vay đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo, hạn mức cao lên tới 1,6 tỷ đồng
  • Vay thế chấp tại Vietcombank hạn mức lên tới 7 tỷ đồng
  • Thời hạn vay lên tới 5 năm
  • Lãi suất cạnh tranh nhất thị trường
  • bePOS hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, chứng minh thu nhập để tăng hạn mức vay và khả năng vay vốn.

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ VAY NGAY” ]

FAQ

Các hình thức vay hợp vốn là gì?

Vay hợp vốn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, hoặc các hình thức khác pháp luật cho phép.

Hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn với khách hàng là gì?

Hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn với khách hàng là thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp tín dụng của bên cấp tín dụng hợp vốn khách hàng.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/vay-hop-von-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]