Vay thế chấp đất nông nghiệp là như thế nào? Hạn mức đất nông nghiệp vay được bao nhiêu? Hiện nay, có rất nhiều người muốn thực hiện việc vay thế chấp đất nhưng vẫn chưa biết rõ cách thức, điều kiện cũng như đơn vị cho vay uy tín. Trong bài viết này, bePOS sẽ giúp bạn có những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này.
Đất nông nghiệp là gì?
Đất nông nghiệp còn được biết đến là loại đất trồng trọt, canh tác,… Những khu vực đất này sẽ phù hợp với việc sản xuất, cánh tác dành cho nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Đất nông nghiệp sẽ không được sử dụng để xây nhà hay bất cứ loại công trình nào mà không phải mục đích nông nghiệp.
Theo Luật Đất đai 2013, thời hạn các cá nhân, hộ gia đình được giao sản xuất trực tiếp và công nhận quyền sở hữu đất nông nghiệp là 50 năm. Theo Điều 9 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, đất nông nghiệp cũng được chia thành nhiều nhóm như sau:
- Đất dùng để trồng cây hàng năm, bao gồm lúa và các cây hàng năm khác.
- Đất dùng trồng cây lâu năm.
- Đất rừng dùng để sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.
- Đất dùng để nuôi trồng thủy sản.
- Đất dùng để làm muối.
- Các loại đất nông nghiệp khác, như xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ươm mầm cây, trồng hoa, xây nhà kính, nghiên cứu thí nghiệm,…
Đất nông nghiệp có được vay ngân hàng được không?
Đất nông nghiệp có được vay ngân hàng không là thắc mắc của rất nhiều chủ kinh doanh. Vay thế chấp nông nghiệp là hoạt động khách hàng sử dụng đất canh tác nông nghiệp, đất trồng trọt, chăn nuôi làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Tuy nhiên, không phải mảnh đất nào cũng sẽ được chấp nhận để thế chấp.
Đất nông nghiệp không được công nhận giá trị cao bằng đất Thổ cư. Hơn nữa, loại đất này bản chất thật sự là đất dự trữ của Nhà nước. Do vậy, không phải ngân hàng nào cũng sẽ chấp thuận việc sử dụng đất nông nghiệp để thế chấp.
Nếu mảnh đất của bạn nằm ở vị trí mặt đường, và người vay chứng minh được thu nhập của bản thân thì vẫn có thể được ngân hàng phê duyệt khoản vay. Với điều kiện bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu của ngân hàng.
Những điều kiện để có thể vay thế chấp đất nông nghiệp
Nếu bạn còn băn khoăn về việc: “Đất nông nghiệp có vay ngân hàng được không?” thì câu trả lời sẽ là tùy vào ngân hàng. Đồng thời mảnh đất cũng cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Người đi vay phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đất đang không trong giai đoạn tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không ở tình trạng bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
- Đất vẫn đang trong thời hạn được sử dụng.
Hồ sơ vay thế chấp đất nông nghiệp
Việc vay thế chấp đất, đặc biệt là đất nông nghiệp khách hàng cần phải có đủ hồ sơ vay như sau:
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng đăng ký vay.
- Giấy tờ tùy thân (CCCD,CMT)
- Sổ hộ khẩu, KT3..
- Các loại giấy tờ pháp lý về tình trạng hôn nhân.
- Các loại giấy có liên quan đến tài sản đảm bảo, tài sản bảo lãnh đối với bên thứ 3.
- Chứng minh thu nhập hàng tháng (bảng lương, doanh thu,…)
Quy trình đăng ký vay thế chấp đất nông nghiệp
Để có thể vay thế chấp đất nông nghiệp bạn cần thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Liên hệ với ngân hàng có hình thức cho vay thế chấp đất nông nghiệp để được tư vấn.
- Bước 2: Ngân hàng nhận hồ sơ đăng ký vay và thực hiện quy trình thẩm định.
- Bước 3: Thông báo đến khách hàng về kết quả của việc xét duyệt hồ sơ.
- Bước 4: Nếu hồ sơ được phê duyệt, khách hàng sẽ đến Ngân hàng để ký hợp đồng và chờ giải ngân.
>> Xem thêm: Nợ xấu có vay thế chấp được không và nên vay ở đâu khi có nợ xấu?
Top 5 ngân hàng hỗ trợ cho vay thế chấp đất nông nghiệp
Vậy hiện nay có những ngân hàng nào cho vay đất nông nghiệp? Hãy cùng bePOS tìm hiểu với top 5 cái tên dưới đây.
Ngân hàng HDBank
HDBank là một trong số ít những ngân hàng chấp nhận thế chấp sổ đất nông nghiệp, với nhiều chính sách ưu đãi như:
- Lãi suất thế chấp tại HDBank dao động từ khoảng 6,8% đến 8%/năm tùy vào gói sản phẩm mà khách hàng lựa chọn.
- Khách hàng còn được lựa chọn phương thức trả nợ linh hoạt, thời hạn vay linh động, hỗ trợ giải ngân nhanh chóng
Các điều kiện để tham gia gói vay thế chấp đất nông nghiệp HDBank:
- Trong độ tuổi 20 đến 60, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có các giấy tờ chứng minh nhân thân như CMND/CCCD.
- Có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với tài sản đất nông nghiệp.
- Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ vay.
- Không tồn tại nợ xấu, nợ chú ý, điểm CIC cần đạt con số tốt.
Ngân hàng VPBank
VPBank hiện đang có nhiều gói vay thế chấp đất nông nghiệp cũng phần lãi suất ưu đãi. Đây cũng là ngân hàng có lãi suất hấp dẫn đối với các khoản vay dành cho cá nhân/doanh nghiệp. Một số thông tin về gói vay thế chấp đất nông nghiệp VPBank:
- Mức lãi suất dao động khoảng 6,9%/năm.
- Thời gian có thể lên đến 10 năm.
Để tham gia gói vay VPBank, bạn cần đáp ứng một số điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 20 – 60.
- Sử dụng đất nông nghiệp để thế chấp.
- Giá trị sử dụng đất còn hạn dài.
- Hộ khẩu thường trú cùng khu vực với nơi có chi nhánh VPBank.
- Giấy tờ chứng minh tài sản, sao kê lương, photo CCCD/CMT.
- Kế hoạch sử dụng vốn.
Ngân hàng Agribank
Agribank là ngân hàng có đặc thù về đất nông nghiệp, luôn là sự lựa chọn hàng đầu với những ai cần vay thế chấp với tài sản là đất nông nghiệp. Một số thông tin về khoản vay thế chấp đất nông nghiệp tại Agribank là:
- Lãi suất dao động từ 8% đến 10%/năm.
- Thời gian vay là từ 1 năm đến 15 năm.
Điều kiện đăng ký khoản vay tại Agribank:
- Là người dân Việt Nam trong độ tuổi từ 20-60.
- Dùng đất nông nghiệp để vay thế chấp.
- Hộ khẩu thường trú cùng khu vực với chi nhánh của Agribank.
- Có các loại giấy tờ: sổ hồng, sao kê bảng lương, photo CCCD/CMT.
- Bản kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả.
- Không có nợ xấu tín dụng.
Ngân hàng Sacombank
Các gói vay thế chấp đất nông nghiệp của ngân hàng Sacombank có lãi suất chỉ từ 8.5%/năm. Đây cũng là một trong những ngân hàng nhận hồ sơ đăng ký vay thế chấp các loại đất nông nghiệp, với những thông tin cụ thể như:
- Lãi suất vay thế chấp Sacombank từ 8.5%/năm.
- Thời hạn tối đa 20 năm.
Điều kiện đăng ký khoản vay tại Sacombank:
- Là người dân Việt Nam trong độ tuổi từ 20-60.
- Dùng đất nông nghiệp để vay thế chấp.
- Có CMT/CCCD chính chủ.
- Các loại giấy tờ đảm bảo như: Bảng lương, thu nhập người thân.
Ngân hàng MBBank
MBBank cũng là một trong nhưng ngân hàng có các gói vay thế chấp nông nghiệp uy tín, an toàn. Lãi suất và thời gian dành cho khoản vay:
- Mức lãi suất vay thế chấp MBBank từ 6,84%/năm.
- Thời gian vay lên đến 15 năm.
Điều kiện đăng ký khoản vay tại MBBank:
- Là người dân Việt Nam trong độ tuổi từ 20-60.
- Dùng đất nông nghiệp để vay thế chấp.
- CCCD/CMT của chính người đi vay.
- Giấy tờ đảm bảo: Bảng lương, thu nhập từ người thân (bố, mẹ, anh, em ruột..)
- Hộ khẩu thường trú tại khu vực có chi nhánh của MBBank.
- Kế hoạch sử dụng vốn
- Lịch sử tín dụng sạch.
Đất nông nghiệp hết hạn sử dụng thì có vay tiếp được không?
Tại Mục d Khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai có ghi: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, bạn chỉ có thể thực hiện việc vay thế chấp đất nông nghiệp khi còn quyền sử dụng đất. Trong trường hợp đất đã hết hạn sử dụng, bạn cần thực hiện các thủ tục đăng ký xin gia hạn sử dụng đất theo đúng quy định của nhà nước.
Để vay thế chấp đất nông nghiệp cần phải lưu ý gì?
Việc vay thế chấp đất nông nghiệp sẽ có những điều cần lưu ý như sau:
- Tài sản hình thành trên đất không được dùng để thế chấp: Đối với các công trình được xây dựng trên đất nông nghiệp như: trang trại, khu nông nghiệp,… sẽ không được ngân hàng chấp nhận thế chấp nếu đây là đất đi thuê.
- Còn giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất: Đây là yêu cầu bắt buộc để bạn được ngân hàng duyệt khoản vay của mình.
- Giá trị của khoản vay: Đất nông nghiệp đã rất khó để được vay vốn nhưng đồng thời giá trị khoản vay cũng sẽ thấp hơn nhiều so với đất thổ cư. Nếu đất thổ cư có thể vay được 70-80% giá trị mảnh đất thì đất nông nghiệp sẽ chỉ đạt được mức 40-50%.
>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất hiện nay? Top 5 ngân hàng bạn cần tham khảo
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện, thủ tục và quy trình vay thế chấp đất nông nghiệp. Hình thức vay này tại các ngân hàng hiện vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế.
Nếu gặp khó khăn trong thế chấp đất nông nghiệp, bạn có thể tìm đến các sản phẩm vay tín chấp mà bePOS đang hợp tác triển khai với nhiều ngân hàng lớn như MSB, UOB, KBank, Sacombank, VPBank. Với những gói vay này, bạn không cần tài sản bảo đảm, mà vẫn được vay số tiền lên đến 1,6 tỷ đồng, lãi suất chỉ từ 1,59%/tháng. Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy gọi theo hotline 024 7771 6889 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
FAQ
Hạn mức đất nông nghiệp vay được bao nhiêu?
Khác với các loại tài sản thế chấp khác, giá trị thế chấp của đất nông nghiệp không được đánh giá cao. Khi thế chấp đất nông nghiệp, bạn sẽ chỉ nhận được khoản vay tối đa là từ 40-50% giá trị của mảnh đất. Còn trên thực tế thì sẽ phải dựa vào điều kiện của từng mảnh đất và đánh giá của ngân hàng.
Các tài sản ở trên đất nông nghiệp có được dùng để thế chấp không?
Bên cạnh câu hỏi ngân hàng nào cho vay đất nông nghiệp, đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Theo quy định của Nhà nước thì các tài sản trên đất nông nghiệp không được sử dụng để thế chấp khoản vay.
Follow bePOS: