Trang chủBlogs Tài chínhVay tín chấp có nợ xấu thì có được duyệt hồ sơ không?

Vay tín chấp có nợ xấu thì có được duyệt hồ sơ không?

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2023
Trần Dung
1467 Đã xem

Bị nợ xấu thì có thể vay tiền online không? Đâu sẽ là địa chỉ uy tín cho người dùng vay tín chấp có nợ xấu? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm hồ sơ vay tiền khi có nợ xấu cho bạn. Theo dõi ngay nhé!

Nợ xấu là gì?

Trước khi tìm hiểu cách vay tín chấp có nợ xấu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nợ xấu là gì. Nợ xấu được hiểu là khoản nợ khó đòi khi người vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng với bên cho vay. Thời gian quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên thì bị coi là nợ xấu. Nợ xấu hoàn toàn có thể hình thành từ những khoản nợ thẻ tín dụng mà bạn đang dùng hàng ngày.

Những người dính phải nợ xấu sẽ được đưa vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.  

Các khoản nợ được CIC phân loại thành 05 nhóm như sau:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn. Đây là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, trường hợp của bạn vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn.
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
  • Nhóm 5: Dư nợ có thể mất vốn. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Trong đó, khách hàng trong nhóm 3, 4, 5 sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu khó đòi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tin cậy trong lịch sử tín dụng của bạn.

Tất cả thông tin về người vay có phát sinh nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay sẽ được lưu lại trên trung tâm CIC trong thời hạn từ 3 – 5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi.

no-xau-la-gi
Nợ xấu là gì?

Người bị nợ xấu có vay tín chấp được không?

Nhiều người thắc mắc “Vay tín chấp có nợ xấu có được xét duyệt hồ sơ không?” hay “Ngân hàng có cho vay tín chấp chấp nhận nợ xấu không?” Khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong quá trình duyệt vay, nhất là với các khoản vay tín chấp. Đó là hình thức vay dựa trên uy tín của khách hàng mà không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh bởi bên thứ ba.

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể người bị nợ xấu sau khi đã thanh toán nợ thì có được tiếp tục vay tiền ngân hàng không. Tuy nhiên, nợ các nhóm 3, 4, 5 được đánh giá là nợ khó thu hồi, không có khả năng thu hồi và bị mất vốn. Do đó, hầu hết các ngân hàng hiện nay không cho vay tín chấp hỗ trợ nợ xấu với các hồ sơ có nợ xấu thuộc nhóm 3 trở lên, kể cả hình thức vay tín chấp và vay thế chấp.

Nhiều ngân hàng thậm chí còn không cho vay với khách hàng có nợ thuộc nhóm 2. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều địa chỉ hỗ trợ cho người dùng vay tín chấp có nợ xấu. Do đó, khách hàng bị nợ xấu vẫn có cơ hội được vay tiền.

co-vay-tin-chap-khi-bi-no-xau-duoc-khong
Có vay tín chấp khi bị nợ xấu được không?

Nợ xấu trước khi vay tiền cần làm gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp theo chính sách cung cấp thông tin của CIC. Các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng sẽ ngừng cung cấp lịch sử ngay sau khi khách hàng tất toán và ngân hàng cập nhật thông tin.

Vì vậy, nếu bạn muốn vay tín dụng có nợ xấu, hãy tuân thủ các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra điểm tín dụng thông qua nhân viên ngân hàng, trang web hoặc ứng dụng CIC.

Bước 2: Nếu vẫn còn nợ chưa thanh toán, bạn nên ngay lập tức trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng để thông tin được cập nhật trên hệ thống CIC.

Bước 3: Tiến hành vay tiền

  • Nếu số tiền vay dưới 10 triệu đồng: Thông tin về nợ xấu sẽ được xoá ngay trên hệ thống, bạn có thể vay tiền tại các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.
  • Nếu số tiền vay trên 10 triệu đồng: Bạn cần chờ đến sau 05 năm kể từ khi thông tin về nợ xấu được cập nhật vào hệ thống CIC. Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến hành các thủ tục vay vốn từ ngân hàng như bình thường.
muon-vay-tin-chap-co-no-xau-can-lam-gi
Muốn vay tín chấp có nợ xấu cần làm gì?

Hồ sơ vay tín chấp khi có nợ xấu gồm có những gì?

Muốn vay tín chấp khi có nợ xấu, khách hàng cần chứng minh cho tổ chức cho vay tín dụng thấy được khả năng trả nợ của mình. Do đó, điều kiện và thủ tục vay có phần phức tạp và khó khăn hơn.

Điều kiện vay tín chấp có nợ xấu 

Khách hàng là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 20 – 60, có đủ năng lực hành vi dân sự và và hình sự để chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

  • Chứng minh được thu nhập cố định hàng tháng, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
  • Có mục đích vay rõ ràng, không vi phạm quy định của pháp luật.
  • Cung cấp cho các tổ chức tín dụng phương án trả nợ rõ ràng và khả thi.
  • Chứng minh được khoản vay bị nợ xấu trước đó là vì lý do khách quan.

Thủ tục vay tín chấp khi bị nợ xấu 

Khách hàng muốn vay tín chấp có nợ xấu cần cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu kèm bản gốc.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú kèm bản gốc.
  • Giấy tờ chứng minh tài chính: Bảng lương/giấy xác nhận lương/hợp đồng lao động.
  • Giấy tờ vay tín chấp tương ứng với hình thức mà bạn chọn: CMND và hộ khẩu; Giấy đăng ký xe máy; Giấy đăng ký ô tô; Giấy chứng nhận kinh doanh; Hóa đơn điện nước trong vòng 03 tháng gần nhất; Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,… 
ho-so-vay-tin-chap-co-no-xau
Hồ sơ vay tín chấp có nợ xấu

Xử lý nợ xấu vay tín chấp 

Căn cứ vào hợp đồng vay tín chấp giữa hai bên, đến kỳ hạn hoàn trả khoản vay thì khách hàng sẽ có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản cho tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đến thời điểm trả nợ mà bên vay không trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả thêm lãi trên khoản vay bị chậm theo lãi suất được quy định bởi tổ chức tín dụng. 

Trường hợp này, bên cho vay có quyền khởi kiện những khách hàng không trả nợ vay ra tòa án theo hình thức tố tụng dân sự, nhằm để Tòa án buộc khách hàng phải hoàn trả lại đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh.

Vì vậy, khi không may lâm vào tình trạng đến kỳ hạn thanh toán mà lại gặp khó khăn về tài chính, bạn có thể trình bày với phía ngân hàng để ngân hàng biết được tình trạng của bạn. Từ đó hạn chế phát sinh lãi và tìm được hướng giải quyết phù hợp nhất, tránh được việc bị ngân hàng khởi kiện ra Tòa án.

Cách xử lý nợ xấu vay tín chấp tốt nhất đó chính là thể hiện sự hợp tác với ngân hàng. Bạn cũng cần chứng minh rằng việc trả chậm là do yếu tố khách quan. Từ đó, bạn có thể đề xuất thương lượng với ngân hàng kéo dài thời hạn trả lại khoản vay để bạn có thể xoay sở đủ tiền. Chỉ có như vậy thì bạn mới không bị ghi nhận nợ xấu trên hệ thống.

cach-xu-ly-no-xau-vay-tin-chap
Cách xử lý nợ xấu vay tín chấp

>> Tham khảo: Nợ xấu có vay thế chấp được không? Các ngân hàng cho vay

Lưu ý để không bị nợ xấu

Khi có ý định vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng trên thị trường, bạn nên tự đánh giá khả năng của bản thân để có phương án trả nợ một cách khả thi nhất. Từ đó tránh rơi vào tình trạng mất khả năng trả lại khoản vay nếu không may có biến cố bất ngờ xảy ra.

Khi nhận được tiền vay vốn, bạn cần phải lên kế hoạch sử dụng sao cho hợp lý. Đồng thời, bạn nên đảm bảo sử dụng khoản tiền đúng với mục đích khi đi vay vốn. Đặc biệt, đối với việc vay vốn dành cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bạn càng phải cẩn trọng hơn trong việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay. Bạn không nên dùng tiền vay vốn vào những mục đích không rõ ràng hoặc vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn cần nâng cao ý thức trong vấn đề tuân thủ thời gian trả nợ. Quá hạn trả nợ không chỉ khiến bạn bị xếp vào nhóm nợ xấu mà còn khiến bạn phải trả một khoản phí phạt không nhỏ. Trong trường hợp bạn hoặc doanh nghiệp của bạn không may mất đi nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng hạn như cam kết, hãy liên hệ với ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án tối ưu nhất.

luu-y-de-khong-bi-no-xau-khi-di-vay-tin-chap
Lưu ý để không bị nợ xấu khi đi vay tín chấp

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những đơn vị cho vay uy tín để không bị “sa bẫy” tín dụng đen, có thể dẫn tới mất khả năng thanh toán và gây ra nợ xấu, ảnh hưởng tới các khoản vay trong tương lai. Bạn có thể tham khảo gói vay tín chấp của ngân hàng KBank Thái Lan hợp tác với bePOS. Gói vay này có mức lãi suất ưu đãi chỉ 1,59%/tháng dành cho khách hàng Việt.

Đặc biệt, không giống như các sản phẩm vay tín chấp của những tổ chức khác, gói vay này của KBank KHÔNG có phí ẩn, tất cả đều được công khai minh bạch, giúp bạn giảm áp lực tài chính mỗi khi đến kỳ hạn thanh toán. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vay tín chấp với KBank, bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Nếu bạn đang có khoản vay ở một hay nhiều ngân hàng khác, bạn hoàn toàn có thể vay thêm tại KBank.

Chỉ với 5 phút thao tác trên ứng dụng của KBank, bạn có thể hoàn thành hồ sơ vay một cách nhanh chóng. Thời gian duyệt hồ sơ của KBank chỉ khoảng 3 – 5 ngày làm việc. Sau khi duyệt, tiền sẽ ngay lập tức được giải ngân về tài khoản của bạn. Ngoài ra, KBank hỗ trợ nợ xấu nếu nằm trong nhóm nợ xấu 1 hoặc 2 nhưng vẫn có thể chứng minh được khả năng trả nợ thì bạn cũng vẫn có cơ hội vay tín chấp tại KBank.

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ VAY NGAY” ]

kbank-ho-tro-cho-vay-tin-chap-co-no-xau
KBank hỗ trợ cho vay tín chấp có nợ xấu thuộc nhóm 1, 2 sau khi được xem xét kỹ lưỡng

Trên đây bePOS đã hướng dẫn bạn cách vay tín chấp khi bị nợ xấu. Hiện tại, một số ngân hàng uy tín vẫn đồng ý cho khách hàng vay tín chấp có nợ xấu nhưng với điều kiện khắt khe hơn. Do đó, người dùng vẫn có cơ hội sử dụng vốn vay ngân hàng nếu không may bị vướng vào nợ xấu. Hy vọng bài viết này đã giải tỏa những lo lắng của bạn về vấn đề vay tiền khi có nợ xấu trong lịch sử tín dụng, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân!

FAQ

Nguyên nhân gây ra nợ xấu là gì?

Thực tế, nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu là do tình hình tài chính bất ổn của người đi vay. Điều này xuất phát từ khả năng quản trị tài chính yếu kém hoặc khách hàng không có nguồn thu nhập nào khác. 

Ngoài ra, nợ xấu có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh,… Điều đó gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình làm ăn khiến nguồn thu nhập giảm sút nghiêm trọng. Từ đó vô tình gây ra tình trạng nợ xấu ngoài tầm kiểm soát của khách hàng. 

Vay tín chấp có nợ xấu cần lưu ý những gì?

“Vay tín chấp có nợ xấu cần lưu ý những gì?” là câu hỏi mà nhiều người đi vay thắc mắc. Điều bạn cần lưu ý đó chính là lãi suất vay tín chấp có nợ xấu thường sẽ cao hơn so với bình thường và thủ tục cũng khó khăn hơn. Bạn cần chứng minh khả năng chi trả, chứng minh thu nhập, chứng minh nợ xấu là do yếu tố khách quan và rất nhiều thủ tục khác. 

KBank có hỗ trợ nợ xấu không?

Hiện tại, KBank không áp dụng cho vay tín chấp đối với các đối tượng thuộc nhóm nợ xấu từ nhóm 3 trở lên. KBank hỗ trợ nợ xấu nếu nằm trong nợ xấu nhóm 1 hoặc 2 nhưng vẫn có thể chứng minh được khả năng trả nợ,. Khi đó bạn sẽ được KBank xem xét và đánh giá cẩn thận trước khi quyết định cho vay tín chấp.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/vay-tin-chap-co-no-xau/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]