Blog Tháng Chín 09, 2022

[MỚI] Vay tín chấp là gì? Điều kiện và thủ tục vay tín chấp từ A-Z

Bạn đang cần vay vốn để giải quyết các vấn đề của cá nhân hoặc doanh nghiệp, nhưng ngân hàng lại từ chối cho vay vì bạn không có hợp đồng lao động, không chứng minh được nguồn thu nhập của mình hoặc không có tài sản thế chấp? Trong trường hợp này, vay tín chấp là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Cùng bePOS tìm hiểu vay tín chấp là gì, lợi ích cũng như hạn chế của hình thức vay tín chấp và các thủ tục vay tín chấp từ A-Z trong bài viết này.

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là một trong những sản phẩm tài chính của nhiều ngân hàng hiện nay. Dựa trên độ uy tín của bạn, ngân hàng sẽ quyết định có cho bạn vay hay không. Theo đó, độ uy tín sẽ thể hiện qua phần xác minh tín dụng cũng như thu nhập của bạn.

Bạn có thể vay khi cần tiền để lo trang trải chi phí cho những mục đích như: cưới hỏi, du lịch, mua những món đồ tiêu dùng hay thậm chí là kinh doanh. Nếu dự định thành lập một doanh nghiệp hay mở một quán ăn, bạn có thể suy nghĩ tới hình thức vay tín chấp.

Đối với hình thức vay tín chấp, hạn mức của mỗi ngân hàng đưa ra sẽ khác nhau. Bạn có thể vay từ vài triệu đến vài trăm triệu nếu hồ sơ của bạn đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng. Thời hạn vay khá linh hoạt, có một số ngân hàng còn cho phép bạn hoàn trả trong vòng 60 tháng. Lãi suất vay tín chấp của mỗi ngân hàng cũng sẽ khác nhau. Lãi suất được tính dựa trên số tiền bạn vay cũng như điều kiện mà bạn có thể đáp ứng.

vay-tin-chap-la-gi
Vay tín chấp là gì?

Những hình thức vay tín chấp

Vay tín chấp được chia làm 02 nhóm chính, mỗi nhóm đều có các đặc điểm và đối tượng vay khác nhau, cụ thể:

Vay tín chấp cho cá nhân

Đây là khoản vay dành cho cá nhân với mục đích như: mua đất, mua nhà, sắm nội thất gia đình, trang trí nhà cửa, mua ô tô, tổ chức đám cưới, du lịch, chữa bệnh,…

Vay tín chấp cho doanh nghiệp

Đây là hình thức hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn để bổ sung nguồn tiền trong hoạt động kinh doanh hay mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư,… 

Vay tín chấp là một trong những hình thức cho vay được nhiều doanh nghiệp SMEs ưa chuộng. Bởi các doanh nghiệp này vừa mới thành lập, thường không có tài sản đủ điều kiện để thế chấp, thời gian hoạt động ngắn, chưa có doanh thu ổn định,… Việc tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng trong lúc này là cực khó khăn trong khi nhu cầu về nguồn vốn lại luôn hiện diện. 

Chính vì thế, vay tín chấp giúp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ổn định kinh doanh hiệu quả. Không chỉ giúp ích cho các doanh nghiệp mà hình thức cho vay tín chấp còn giúp các ngân hàng hay tổ chức tín dụng có thêm nhiều khách hàng, khơi thông nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận.

hinh-thuc-vay-tin-chap
Những hình thức vay tín chấp

Ưu – nhược điểm của vay tín chấp là gì?

Ưu điểm

Những ưu điểm nổi bật của hình thức vay tín chấp đó là:

  • Thủ tục nhanh chóng và đơn giản, không cần bạn phải có tài sản thế chấp.
  • Quy trình duyệt hồ sơ vay nhanh, dễ dàng được giải ngân, giúp bạn tiết kiệm thời gian.
  • Ngân hàng sẽ không tìm hiểu hoặc yêu cầu bạn phải trình bày mục đích vay vốn.
  • Hạn mức vay khá cao, thích hợp cho nhu cầu vay tiêu dùng hoặc vay vốn để đầu tư kinh doanh mô hình vừa và nhỏ.

Nhược điểm

Lãi suất vay không thế chấp thường cao hơn lãi suất vay của các sản phẩm khác. Tính đơn giản và nhanh chóng, người dùng cũng sẽ nảy sinh tâm lý vay dễ, tiêu dùng nhiều hơn. Do việc tiêu dùng quá tay nên có thể người dùng mất khả năng chi trả.

Trong nhiều trường hợp, người vay có thể không trả tiền đúng hạn cho ngân hàng hoặc mất khả năng chi trả. Lúc này, ngoài việc lịch sử tín dụng của người vay sẽ bị đánh giá không tốt, ngân hàng còn có quyền khởi kiện khách hàng. Đây chính là rủi ro khi vay tín chấp. 

Ngược lại, khách hàng muốn thanh toán khoản vay trước thời hạn cũng sẽ phải chịu mức phí phạt từ 2-5% số tiền trả trước thời hạn hợp đồng được thanh lý. Do đó, trước khi quyết định tham gia, bạn cần tìm hiểu kỹ các rủi ro khi vay tín chấp.

uu-nhuoc-diem-cua-vay-tin-chap
Ưu điểm và nhược điểm của hình thức vay tín chấp là gì?

Điều kiện và thủ tục vay tín chấp từ A-Z

Điều kiện vay tín chấp

Đối với gói vay tín chấp, mỗi ngân hàng khác nhau đều có quy định cụ thể cho từng trường hợp. Điều này nhằm đảm bảo lợi ích cho cả khách hàng và cả ngân hàng.

Để được tham gia vay tín chấp, bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện căn bản của ngân hàng, điển hình như:

  • Bạn là công dân Việt Nam, tuổi từ 18 – 60, có hộ khẩu thường trú tại khu vực đặt trụ sở của ngân hàng.
  • Là người có thu nhập ổn định. Một số ngân hàng chấp nhận khách hàng có mức thu nhập chỉ 4,5 triệu đồng/ tháng, cũng có nhiều ngân hàng yêu cầu cao hơn, có thể phải từ 6 triệu đồng/tháng. Bạn sẽ phải nộp sao kê chứng thực mức lương này để ngân hàng xếp hạng khả năng chi trả của bạn.
  • Không có bất cứ tín dụng xấu nào ở các ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính khác. Vì vậy, bạn nên tạo lập thói quen sử dụng tài chính đúng đắn, tránh bị đánh giá điểm tín dụng xấu gây bất lợi khi đi vay.
  • Bạn có thể vay tín chấp ở một hoặc nhiều ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ cân nhắc mức độ trả nợ của bạn để đưa ra quyết định có cho bạn vay hay không.
dieu-kien-vay-tin-chap
Điều kiện vay tín chấp

Thủ tục khi vay tín chấp

Sau khi đã tìm hiểu xong vay tín chấp là gì và những ưu nhược điểm của loại hình này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vay tín chấp cần giấy tờ gì nhé. Thủ tục khi đi vay tín chấp dành cho các cá nhân sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu.
  • Bản sao Hộ khẩu/Sổ tạm trú.
  • Bản sao Giấy đăng ký kết hôn (nếu bạn đã lập gia đình). 
  • Tài liệu chứng minh thu nhập gồm có: Hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất.

Tùy theo từng ngân hàng, bạn có thể sẽ phải nộp thêm Hợp đồng bảo hiểm hoặc Hóa đơn điện nước hàng tháng. 

thu-tuc-vay-tin-chap
Vay tín chấp cần giấy tờ gì?

Hồ sơ vay tín chấp đối với các doanh nghiệp sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau: 

  • Căn cước công dân hoặc CMND của chủ doanh nghiệp.
  • Bản sao sổ hộ khẩu của chủ doanh nghiệp.
  • Bản sao Giấy phép hoạt động kinh doanh.
  • Điều lệ công ty (nếu có).
  • Các giấy tờ chứng minh doanh nghiệp có hoạt động.
  • Các giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ theo yêu cầu của từng ngân hàng.

Lãi suất vay tín chấp

Lãi suất vay tín chấp đối với ngân hàng là khoảng 12-15%/năm. Còn đối với các công ty tài chính, lãi suất có thể lên đến 20%/năm, thậm chí là 50%/năm nếu bạn gặp phải những tổ chức cho vay không uy tín. Cách thức tính lãi suất vay tín chấp của ngân hàng thường là tính lãi trên dư nợ giảm dần, có lợi dành cho người đi vay.

>> Xem thêm: GIẢI PHÁP VAY VỐN VỚI LÃI SUẤT ƯU ĐÃI – KHÔNG LO CHI PHÍ ẨN

Vay tín chấp ở đâu an toàn, uy tín?

Nếu đã đáp ứng được đầy đủ những điều kiện trên, bạn có thể tham khảo một số ngân hàng cho vay tín chấp tiêu biểu tại Việt Nam như Sacombank, KBank, TPBank VPBank, Vietcombank, VIB, ACB,… 

Đặc biệt với những ai có nhu cầu vay vốn kinh doanh thì có thể lựa chọn ngân hàng KBank. Đây được xem là huyền thoại ngành tài chính với vị trí Top 3 ngân hàng thương mại lớn nhất Thái Lan. KBank cũng từng nhận giải thưởng Dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số và ngân hàng di động tốt nhất 2021 do The Asian Banker bình chọn. Hiện nay, KBank đã và đang tiến vào thị trường Việt Nam một cách mạnh mẽ với tổng số tiền đầu tư lên tới 80 triệu USD, sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp Việt trên chặng đường phát triển kinh doanh. 

kbank-biz-loan
KBank cung cấp gói vay tín chấp tối ưu nhất

Trong chiến dịch tiến quân vào thị trường Việt Nam lần này, KBank hợp tác cùng với bePOS để cho ra mắt nhiều gói hỗ trợ tài chính hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu vay vốn nhanh chóng của các chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu tăng trưởng mô hình kinh doanh.

Trong đó, Gói vay tín chấp KBank Biz Loan không yêu cầu thế chấp, không cần bảo lãnh với lãi suất cạnh tranh chỉ 1,58%/tháng là sản phẩm được nhiều người dùng ưa chuộng nhất. Hạn mức của gói vay này lên đến 600 triệu đồng nếu cửa hàng đạt kết quả kinh doanh tốt. 

Ngoài ra, mọi thủ tục vay vốn đều được làm online trên điện thoại cực nhanh chóng và tiện lợi. Các chủ cửa hàng không cần phải đi lại vất vả tới tận trụ sở mà chỉ cần ngồi nhà đăng ký vay trong vòng 5 phút. KBank đã loại bỏ mọi thủ tục rườm rà để rút ngắn thời gian duyệt vay, từ đó mang tới trải nghiệm tốt nhất dành cho khách hàng.

ĐĂNG KÝ VAY NGAY

Ngoài ngân hàng, một vài tổ chức tài chính khác trên thị trường hiện nay cũng có thể cho bạn vay như FE Credit hay Home Credit. Mỗi tổ chức sẽ có những thủ tục riêng, nhưng nhìn chung thì thủ tục vay tín chấp sẽ đơn giản hơn nhiều so với vay thế chấp. 

Trên đây bePOS đã giải đáp cho bạn về vay tín chấp là gì cũng như cung cấp toàn bộ thông tin về điều kiện và thủ tục vay để bạn có thể hiểu rõ về sản phẩm tài chính này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm vay tín chấp để trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân, gia đình hoặc có thêm nguồn vốn để kinh doanh hiệu quả hơn.

FAQ

Nên vay tín chấp ở đâu uy tín và an toàn?

Hiện nay bạn có thể vay tín chấp ở ngân hàng và các tổ chức tài chính như FE Credit hay Home Credit. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi “Nên vay tín chấp ở đâu uy tín và an toàn?” thì bePOS xin đưa ra lời khuyên đó là bạn nên vay ở ngân hàng. Một số ngân hàng uy tín bạn có thể tham khảo như KBank, VPBank, Vietcombank,…

Vay tín chấp ở đâu dễ nhất?

“Vay tín chấp ở đâu dễ nhất?” là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Hiện nay, KBank là ngân hàng có những yêu cầu đơn giản nhất về việc vay vốn tín chấp. Bạn có thể tham khảo gói KBank Biz Loan với lãi suất chỉ 1,25%/ tháng và hạn mức tối đa lên đến 300 triệu đồng. Đặc biệt, gói vay này của KBank không có chi phí ẩn, tất cả đều hoàn toàn minh bạch.

Vay tín chấp cần những gì?

Vậy thì vay tín chấp cần những gì? Thường thì các bạn sẽ cần xuất trình các loại giấy tờ sau cho ngân hàng để xét duyệt vay vốn:

  • CCCD/Hộ chiếu.
  • Hộ khẩu/Sổ tạm trú.
  • Tài liệu chứng minh thu nhập.
  • Giấy phép kinh doanh (nếu bạn là khách hàng doanh nghiệp).