Trang chủBlogs Tài chính[MỚI] So sánh vay tín chấp và vay thế chấp đầy đủ nhất

[MỚI] So sánh vay tín chấp và vay thế chấp đầy đủ nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
795 Đã xem

Vay tín chấp và vay thế chấp là gì? Có những sự khác biệt nào trong hai hình thức vay vốn này dành cho doanh nghiệp/cá nhân? Ở bài viết này bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu vay tín chấp và vay thế chấp là gì? So sánh vay tín chấp và vay thế chấp để bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại hình vay vốn này và lựa chọn cho mình một phương thức phù hợp nhất.

Vay tín chấp và vay thế chấp là gì? 

Vay tín chấp là gì? 

Vay tín chấp là hình thức vay vốn không cần đến tài sản để đảm bảo. Thay vào đó, ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào mức độ uy tín của người vay để xét duyệt mức vay, thời gian chi trả cùng các vấn đề khác.

Bản chất của vay tín chấp đó là thay vì sử dụng tài sản, mà dựa vào những yếu tố sau:

  • Uy tín của người vay: Chức vụ tại công ty, địa vị trong xã hội.
  • Lịch sử sử dụng tín dụng của khách hàng trong hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính: Khách hàng đã có nợ xấu chưa? Thời gian chi trả có đúng hẹn không?,…
  • Nguồn thu nhập của người vay như thế nào? Có ổn định hay không và bao nhiêu/tháng?
  • Uy tín của doanh nghiệp khách hàng đang làm việc.

Đặc điểm của loại hình vay tín chấp như sau:

  • Số tiền vay dao động từ 10 triệu – 500 triệu đồng.
  • Thời gian vay linh động từ: 12 – 60 tháng do khách hàng lựa chọn.
  • Không cần thế chấp tài sản.
  • Không tốn nhiều thời gian để xét duyệt và giải ngân.
vay-tin-chap-va-vay-the-chap-la-gi
Vay tín chấp và vay thế chấp là gì?

>> Xem thêm: Vay tín chấp là gì? Điều kiện, quy trình vay từ A-Z

Vay thế chấp là gì?

Ngược lại với hình thức vay tín chấp, hình thức vay thế chấp là việc bạn thế chấp tài sản để đảm bảo sự uy tín của bản thân nhằm mục đích vay vốn. Tuy nhiên, tài sản thế chấp phải đảm bảo yếu tố vẫn còn quyền sở hữu đối với người đi vay.

Bản chất của việc vay thế chấp có thể hiểu đơn giản đó là bạn sử dụng các tài sản có giá trị của mình để đặt cọc cho khoản vay mà bạn đăng ký. Sau khi xác nhận được quyền sở hữu tài sản, ngân hàng và các đơn vị tài chính sẽ nắm giữ những loại giấy tờ liên quan đến tài sản đó.

Đặc điểm của hình thức vay thế chấp là:

  • Người đi vay vẫn có quyền sở hữu tài sản, các tổ chức tài chính và ngân hàng chỉ lưu giữ những loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đó.
  • Nhiều sự lựa chọn về tài sản dùng thế chấp.
  • Thời gian vay tùy thuộc vào nhu cầu của người vay. Phụ thuộc vào khả năng chi trả mà khách hàng có thể đăng ký khoản thời gian vay lên tới 25 năm.
  • Hạn mức vay của hình thức này có khả năng lên đến 70 – 100% giá trị tài sản thế chấp.

>> Xem thêm: Vay thế chấp là gì? Kinh nghiệm vay thế chấp mới nhất

So sánh vay tín chấp và vay thế chấp

Sau khi đã hiểu rõ về vấn đề vay tín chấp và thế chấp là gì? Để dễ dàng phân biệt được giữa vay tín chấp và vay thế chấp, hãy cùng xem qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánh Hình thức vay tín chấp  Hình thức vay thế chấp
Loại tài sản thế chấp Không cần đến tài sản thế chấp Sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, các loại máy móc,… còn giá trị sở hữu với người vay
Lãi suất Lãi suất sẽ cao hơn so với việc đi vay thế chấp. Thanh toán theo phương thức lãi suất giảm dần, khá thoải mái với khách hàng.
Hạn mức cho vay Hạn mức thấp, chỉ từ 10 – 500 triệu đồng (tùy thuộc vào mức uy tín) Hạn mức cao hơn, từ 70 – 100% giá trị tài sản thế chấp
Thời gian xét duyệt Thời gian xét duyệt nhanh Thời gian xét duyệt lâu hơn và phụ thuộc vào mức độ chi tiết của hồ sơ cung cấp
Thủ tục đăng ký vay Đơn giản Phức tạp

Ví dụ về vay tín chấp và vay thế chấp 

Ví dụ về vay tín chấp: Anh A cần một khoản tiền khoảng 200 triệu đồng để đầu tư mở một quán tạp hóa nhỏ kinh doanh. Tuy nhiên hiện anh A không có tài sản thế chấp như nhà cửa, đất đai để vay tiền. Anh A có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo để vay vốn, chỉ cần chứng minh được thu nhập ổn định hàng tháng của mình.

Ví dụ về vay thế chấp: Chị X có 800 triệu đồng, muốn mua một căn nhà có giá trị 1,5 tỷ đồng. Chị tới ngân hàng và vay thế chấp bằng chính căn nhà chị sẽ mua. Chị có thể vay ngân hàng 700 triệu còn thiếu và thanh toán trong thời hạn quy định của ngân hàng. Nếu không thể thanh toán, ngân hàng có quyền thu hồi căn nhà chị đem ra thế chấp.

vi-du-vay-tin-chap-va-vay-the-chap
Ví dụ về vay tín chấp và vay thế chấp

Vay tín chấp và vay thế chấp, nên chọn hình thức nào?

Vay tín chấp và vay thế chấp đều có những ưu và nhược điểm. Dưới đây là bảng so sánh ưu nhược điểm của vay tín chấp và vay thế chấp để khách hàng cân nhắc lựa chọn: 

Nội dung  Vay tín chấp Vay thế chấp
Ưu điểm
  • Có thể vay vốn ngay cả khi bạn không sở hữu bất cứ tài sản nào vì hình thức này không cần tài sản thế chấp.
  • Hồ sơ, thủ tục đơn giản, chỉ cần giấy tờ chứng minh thu nhập và hồ sơ nhân thân.
  • Thời gian giải ngân nhanh chóng, thông thường sẽ chỉ mất từ 1 – 5 ngày nếu đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
  • Hạn mức vay cao, có thể đạt 70 – 100% giá trị tài sản thế chấp.
  • Lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp vì có sự đảm bảo bởi tài sản.
  • Mức lãi suất của khoản vay có xu hướng giảm theo từng thời kỳ thanh toán.
  • Thời gian cho vay dài hạn, có khả năng kéo dài đến 25 năm.
Nhược điểm
  • Lãi suất vay cao.
  • Người vay có thể bị tính phí phạt ngay từ ngày đầu tiên thanh toán khoản vay bị chậm.
  • Thời gian vay ngắn, chỉ trong khoảng từ 12 – 60 tháng.
  • Cần có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản.
  • Thủ tục hồ sơ rắc rối, phức tạp hơn.
  • Thời gian giải ngân lâu có thể mất 3 – 7 ngày.

Nhìn chung, cả hai hình thức vay tín chấp và vay thế chấp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Mỗi một hình thức cho vay sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp/cá nhân. Do đó, để có thể đưa ra lựa chọn hình thức vay phù hợp, người vay cần phải dựa vào mục đích, nhu cầu của bản thân cũng như khả năng chi trả, cụ thể:

  • Vay thế chấp: Nếu trong trường hợp bạn muốn đầu tư làm kinh doanh, mua nhà, mua xe ô tô thì việc bạn chọn hình thức vay thế chấp sẽ cho bạn nguồn vốn cao hơn với mức lãi suất hợp lý và thời gian vay tối ưu hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải đảm bảo có tài sản thuộc quyền sở hữu của bản thân để thực hiện vay.
  • Vay tín chấp: Nếu việc bạn vay xuất phát từ mục đích sinh hoạt, cần vốn thấp thì có thể lựa chọn vay tín chấp vì thủ tục nhanh gọn, đơn giản và lãi suất tính theo ngày có số dư nợ giảm dần sẽ có lợi cho bạn. Hình thức này sẽ phù hợp với cả đối tượng cá nhân và những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang tìm kiếm nguồn vốn để mở rộng thị trường nhưng thiếu dòng tiền tự thân và khó tiếp cận tín dụng.
so-sanh-vay-tin-chap-va-the-chap
So sánh vay tín chấp và vay thế chấp

Vay tín chấp rồi có vay thế chấp được không?

Một khách hàng có thể vay đồng thời hai sản phẩm là vay tín chấp và vay thế chấp, miễn là khách hàng có đủ điều kiện vay từng gói vay. Với khoản vay tín chấp, khách hàng cần:

  • Có tài sản đảm bảo đủ điều kiện vay tín chấp theo quy định của từng ngân hàng
  • Mục đích sử dụng vốn hợp pháp, có phương án sử dụng vốn khả thi
  • Có thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, khách hàng có thể vay nhiều khoản vay cùng lúc. Tuy nhiên, quyết định này còn cần được Ngân hàng cho vay vốn phê duyệt.

Hiện nay, bePOS đang hợp tác với các ngân hàng hàng đầu Việt Nam và nước ngoài cung cấp đa dạng các gói vay tín chấp và vay thế chấp với các hạn mức vay vốn khác nhau cùng lãi suất vô cùng ưu đãi dành cho khách hàng.

  • Hạn mức vay vốn tín chấp đa dạng từ 300 triệu – 1,6 tỷ đồng cho các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh
  • Hạn mức vay thế chấp lên tới 7 tỷ đồng
  • Lãi suất ưu đãi chỉ từ 1,59%/tháng
  • Thời hạn vay linh hoạt từ 12 – 60 tháng
  • Đăng ký online đơn giản, thao tác chỉ trong 5 phút

Khách hàng sẽ được phía bePOS hỗ trợ tư vấn hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của các ngân hàng, chứng minh thu nhập đủ điều kiện để tăng khả năng cũng như hạn mức vay vốn.

>> Tham khảo ngay Các gói vay tín chấp và vay thế chấp tại bePOS

ĐĂNG KÝ VAY NGAY

vay-von-tai-kbank
Vay tín chấp và vay thế chấp tại bePOS

Trong bài viết trên, bePOS đã giải đáp giúp bạn vay tín chấp và vay thế chấp là gì? So sánh giữa ưu, nhược điểm của vay tín chấp và vay thế chấp  Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích, từ đó lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp nhất cho cá nhân/doanh nghiệp.

FAQ

Tín chấp và thế chấp khác nhau ở điểm gì?

Hình thức vay tín chấp không yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngược lại, vay thế chấp yêu cầu khách hàng cần phải có tài sản đảm bảo để vay vốn. Hạn mức vay thế chấp thường cao hơn nhiều so với tín chấp, có thể lên tới hàng chục tỷ đồng tùy vào giá trị của tài sản đảm bảo.

Nên sử dụng dịch vụ vay tín chấp và thế chấp của cùng một ngân hàng hay khác ngân hàng?

Bạn nên thực hiện vay các khoản tại cùng một ngân hàng. Bởi khi thực hiện các khoản vay, hồ sơ của bạn cũng như những đánh giá về khả năng chi trả các khoản nợ đã được công nhận và việc xét duyệt hồ sơ sẽ được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.