Các doanh nghiệp hiện nay thường có nhu cầu tăng vốn để mở rộng thị trường, tăng khả năng phát triển và cạnh tranh. Đối với mỗi một mô hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có các cách huy động vốn khác nhau. Cùng bePOS tìm hiểu các hình thức huy động vốn mà doanh nghiệp hay áp dụng ở bài viết hôm nay.
Vốn huy động là gì?
Huy động vốn được biết đến là hoạt động kêu gọi, tiếp nhận tài sản từ chủ sở hữu của doanh nghiệp để tạo ra nguồn vốn dành cho các hoạt động kinh doanh. Huy động vốn sẽ được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Vay vốn, liên doanh, bán cổ phiếu, liên kết trong nước hay ngoài nước.
Thế nào là huy động vốn của doanh nghiệp?
Huy động vốn có vai trò với doanh nghiệp thế nào?
Hoạt động huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, bạn có thể thấy rõ trong 3 vai trò như sau:
- Huy động vốn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp: Việc gọi vốn thành công sẽ quyết định đến quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày nay thường sử dụng vốn huy động để thực hiện đầu tư, kinh doanh sau một quãng thời gian khẳng định năng lực của mình.
- Huy động vốn để doanh nghiệp có thêm khả năng cạnh tranh: Việc huy động được vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thêm các tiềm lực về kinh tế, uy tín trong các hoạt động kinh doanh. Để thực hiện việc huy động vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp cần có đủ uy tín, xây dựng được niềm tin với các đối tượng muốn hợp tác, kêu gọi vốn. Do đó, khi doanh nghiệp có thể huy động nhanh và kịp thời sẽ phản ánh được đúng tiềm lực và uy tín của công ty.
- Vốn huy động sẽ là điểm quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Việc huy động các khoản vốn sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được uy tín của bản thân, theo đó là khả năng thanh toán các khoản vay trước đó.
Huy động vốn giúp tăng sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
Những hình thức huy động vốn phổ biến
Để có thể huy động vốn và phát triển thị trường kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách như sau:
Thực hiện việc huy động vốn từ các cổ đông
Ban đầu, một doanh nghiệp sẽ nhận được lượng vốn điều lệ nhất định từ các thành viên cổ đông. Khi công ty cần thêm vốn, chủ doanh nghiệp hay người điều hành có thể thực hiện việc điều động vốn từ những thành viên cổ đông. Đây được biết đến là một nguồn vốn không cố định, có thể sẽ được hoàn trả khi các dự án kết thúc dưới hình thức chia lợi tức.
Thực hiện huy động vốn từ nguồn lợi nhuận không chia
Có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc không chia lợi nhuận cho các cổ đông và lấy đó như một phần vốn để tái đầu tư. Đây có thể coi là một hình thức huy động vốn khá phổ biến để doanh nghiệp luôn có các khoản tiền dự trữ, luôn sẵn sàng cho hoạt động kinh doanh hay đầu tư dự án mới của mình.
Doanh nghiệp sử dụng vốn từ nguồn lợi nhuận không chia
Thực hiện việc huy động vốn từ tín dụng ngân hàng
Vay vốn từ ngân hàng bằng phương thức thế chấp tài sản cũng được biết đến là cách để các doanh nghiệp bổ sung vốn phổ biến. Tuy nhiên, nguồn vốn này sẽ cần phải phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp và khả năng tài chính chi trả khoản vay. Ngày nay, chính sách của ngân hàng cũng có sự điều chỉnh hợp lý hơn để doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh nhất.
>> Xem thêm: Vay vốn bằng giấy phép kinh doanh được không?
Thực hiện việc huy động vốn từ hoạt động phát hành cổ phiếu
Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng là cách để các doanh nghiệp huy động vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng cách này để lấy vốn, nhất là đối với những doanh nghiệp chưa có được sự uy tín hay sự cạnh tranh trên thị trường.
Thực hiện việc huy động vốn từ tín dụng thương mại
Một hình thức huy động vốn từ những doanh nghiệp liên kết như việc thanh toán chậm, trả góp,… chính là tín dụng thương mại. Đây sẽ là cách huy động vốn hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Doanh nghiệp sử dụng tín dụng thương mại để thêm vốn
Rủi ro khi doanh nghiệp huy động vốn
Mặc dù các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp là cần thiết, nhưng vẫn có những rủi ro như sau:
- Khi doanh nghiệp thực hiện việc huy động vốn không theo quy định của luật pháp, nhà nước thì rất có thể các nhà đầu tư và công ty sẽ bị phạt bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Việc thực hiện cho vay góp vốn phải được tiến hành theo đúng thủ tục. Nếu không được thực hiện theo quy định, bên cho váy rất có khả năng không nhận được thanh toán từ bên đi vay. Hậu quả cũng có thể xảy ra tương tự nếu khoản vay không được chuyển qua tài khoản ngân hàng bắt buộc dùng để thực hiện góp vốn.
- Các tranh chấp về thỏa thuận mua cổ phần, góp vốn, vay vốn,… là có thể xảy ra. Tranh chấp có thể phát sinh. Do đó cần phải thực hiện kỹ lưỡng các thỏa thuận trước khi thực hiện gọi vốn thông qua hình thức này.
Rủi ro trong việc huy động nguồn vốn của doanh nghiệp
Lưu ý khi huy động vốn
Sau khi lựa chọn được hình thức huy động vốn phù hợp, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau để việc gọi thêm vốn được thành công:
- Doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể, khả thi để có thể thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Các bản kế hoạch cần ghi ngắn gọn, súc tích, và bao quát, đảm bảo cung cấp các thông tin thỏa mãn được câu hỏi của nhà đầu tư về khả năng thành công của mục tiêu đề ra.
- Bản kế hoạch cần có những số liệu cụ thể để chứng minh doanh nghiệp có khả năng sẽ tiếp tục phát triển. Thông qua các loại báo cáo và số liệu, nhà đầu tư sẽ biết được tài chính của công ty đang thế nào. Từ đó tính được lợi nhuận và trong tương lai.
- Luôn theo dõi và bám sát vào thị trường để có thể lường trước được rủi ro và chuẩn bị kịch bản đối phó. Cần phải tính toán một cách hợp lý và lường trước các rủi ro để tránh rơi vào tình trạng doanh nghiệp bị chồng nợ. Doanh nghiệp cần đưa ra những phương án dự phòng, cách thức giải quyết tối ưu.
Lưu ý khi doanh nghiệp gọi vốn
>> Xem thêm: Khái niệm vay tín chấp online và những điều cần phải lưu ý
Trên đây là những thông tin về hình thức huy động vốn mà các doanh nghiệp cần phải biết. Hy vọng rằng với bài viết này, bạn đã có thể hiểu thêm về việc tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp của mình và áp dụng thành công.
Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu mở rộng nguồn vốn để kinh doanh một cách nhanh chóng, đơn giản, bạn cũng có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp. Đây là hình thức vay vốn dựa trên uy tín của người vay, không yêu cầu tài sản đảm bảo.
Hiện tại, bePOS đang cùng ngân hàng KBank Thái Lan triển khai gói vay tín chấp KBank Loan cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gói vay có hạn mức lên tới 300 triệu đồng, lãi suất cực ưu đãi chỉ từ 1.25%/tháng, đặc biệt không có phụ phí ẩn, đăng ký 100% online, giải ngân nhanh chóng. Để được tư vấn chi tiết hơn về gói vay, bạn có thể liên hệ ngay với bePOS theo hotline 024 7771 6889.
FAQ
Ngân hàng sẽ dựa vào tiêu chí gì để quyết định duyệt khoản vay vốn?
Ngân hàng sẽ dựa vào những điểm sau để quyết định khoản vay vốn của doanh nghiệp:
- Khả năng tín dụng: Thông qua các báo cáo tài chính, ngân hàng sẽ đưa ra đánh giá về khả năng chi trả khoản vay của bạn.
- Tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp có giá trị cao hơn so với số tiền bạn đăng ký vay.
- Mức độ uy tín: Doanh nghiệp đã có nợ xấu, nợ tài chính ở trong khoảng thời gian trước đó hay chưa.
Có thể dùng thẻ tín dụng để huy động vốn cho doanh nghiệp không?
Có thể nói việc sử dụng thẻ tín dụng để huy động vốn cho doanh nghiệp là lựa chọn cuối cùng, nếu bạn không thể tìm vốn bằng một cách nào khác. Bởi với hình thức này lãi suất sẽ cao hơn rất nhiều so với các cách thức huy động vốn khác.
Follow bePOS: