Báo cáo doanh thu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản trị, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về loại báo cáo này, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất liên quan đến báo cáo doanh thu. Hãy cùng theo dõi nhé!
Báo cáo doanh thu là gì?
Báo cáo kết quả doanh thu là một trong các loại báo cáo tài chính, được trình bày dưới hình thức văn bản hành chính. Mục đích của báo cáo này là tổng kết lợi nhuận và các chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Những dữ liệu trong báo cáo kết quả doanh thu rất quan trọng và cần đạt độ chính xác cao. Để đảm bảo điều này, người lập phải nắm bắt được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và thể hiện chi tiết trong báo cáo, ví dụ như thời gian mua bán cụ thể, số lượng sản phẩm bán ra, hàng tồn kho,…
Một số yếu tố chính có trong báo cáo doanh thu là:
- Doanh thu của doanh nghiệp: Doanh thu này là giá trị mà doanh nghiệp kiếm được từ hoạt động buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoặc các hoạt động tài chính như giao dịch cổ phiếu, đầu tư dự án,…
- Giá vốn bán hàng: Đây là các chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để sản xuất hàng hóa, ví dụ như nguyên vật liệu, nhân sự,…
- Lợi nhuận gộp: Đây là khoản chênh lệch giữa doanh thu nhận được từ việc kinh doanh hàng hóa trừ đi giá vốn bán hàng nêu trên.
- Chi phí vận hành: Đây là các chi phí liên quan đến việc duy trì và vận hành doanh nghiệp, như chi phí quản lý, phí nhân sự,…
- Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là giá trị doanh nghiệp nhận được từ quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, sau khi đã tính đến các khoản giảm trừ.
- Doanh thu ròng: Doanh thu ròng là giá trị doanh nghiệp nhận được, sau khi đã trừ đi tổng chi phí liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh và thuế.
Các chỉ số quan trọng trong báo cáo doanh thu
Có 4 chỉ số chính phản ánh hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong bản báo cáo doanh thu là:
- Chỉ số ROS – Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Chỉ số này giúp phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, sau khi đã trừ thuế. Nếu ROS có giá trị càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, khả năng sinh lời cao.
ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
- Chỉ số ROE – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản đem lại bao nhiêu lợi nhuận (đã trừ thuế thu nhập), từ đó đánh giá khả năng sinh lời từ vốn của nhà đầu tư. Hiểu đơn giản, chỉ số này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Bình quân vốn chủ sở hữu
- Chỉ số ROA – Tỷ suất sinh lời tài sản
Nếu như ROE đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, thì ROA đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. ROA phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản đem lại bao nhiêu lợi nhuận.
ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân.
- Chỉ số ROI = Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư
ROI là chỉ số thể hiện tỷ lệ hoàn vốn, hay thu hồi vốn, phản ánh một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu lợi nhuận. Hiểu đơn giản, đây là chỉ số để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả, hay lợi nhuận thu được từ một khoản vốn đầu tư ban đầu.
ROI = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh bình quân x 100%
>> Xem thêm: Mẫu báo cáo công nợ chi tiết, chính xác bạn không nên bỏ qua!
Một số mẫu báo cáo doanh thu phổ biến
Mẫu báo cáo doanh thu chi phí lợi nhuận cũng là một trong những nội dung khá phổ biến đối, được nhiều người quan tâm. Dưới đây, bePOS sẽ giới thiệu bạn một số mẫu báo cáo doanh thu được sử dụng rộng rãi, hãy theo dõi nhé!
Mẫu báo cáo doanh thu bằng Excel cơ bản
Một mẫu báo cáo doanh thu bán hàng bằng Excel về cơ bản sẽ gồm những điểm sau:
- Sheet danh mục: Sheet danh mục hàng hóa là trang tính đầu tiên cần có trong báo cáo doanh thu bán hàng. Phần này bao gồm danh mục hàng hóa, thông tin nhân viên, mô tả hàng hóa, giá thành. Sheet này được sử dụng nhiều lần và liên kết với các Sheet khác trong mẫu báo cáo doanh thu bán hàng bằng Excel.
- Sheet Data bán hàng: Trang tính này dùng để nhập, lưu trữ các dữ liệu trong suốt quá trình kinh doanh hàng hóa. Mỗi cột sẽ là một tiêu chí để nhập thông tin như ngày tháng năm bán hàng, mã sản phẩm, tên và mô tả sản phẩm, số lượng, đơn giá, tên khách hàng, tên chi nhánh bán, tên nhân viên thực hiện,…
- Sheet báo cáo doanh thu: Đây là phần doanh nghiệp thực hiện báo cáo doanh thu bán hàng theo chu kỳ nhất định, ví dụ như ngày, tuần, tháng, quý, năm, hoặc theo từng mặt hàng.
>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu bán hàng Excel mới nhất
Mẫu báo cáo doanh thu hàng ngày
Mẫu báo cáo doanh thu hàng ngày về cơ bản cũng sẽ gồm những nội dung như trên. Cụ thể, các báo cáo này sẽ trình bày thông tin hàng hóa, thông tin nhân viên, số lượng bán, đơn giá, tổng doanh thu, lợi nhuận trong ngày. Ngoài ra, đối với từng ngành nghề, báo cáo doanh thu sẽ có thêm những thông tin khác phù hợp với đặc thù kinh doanh.
>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu hàng ngày
Mẫu báo cáo doanh thu hàng tháng
Bên cạnh báo cáo theo ngày, kế toán viên còn phải lập báo cáo doanh thu hàng tháng. Mẫu báo cáo doanh thu chi phí hàng tháng Excel ghi nhận những thông tin để quán lý tình hình kinh doanh theo tháng. Nội dung cơ bản bao gồm ngày tháng, tên bên mua hàng, giá trị hóa đơn/hợp đồng, tính thành tiền và tình trạng thanh toán.
>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu hàng tháng
Mẫu báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm
Thông thường, sau 6 tháng đầu năm kinh doanh, các doanh nghiệp làm bản báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, bản báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,… Trong báo cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh, tức doanh thu, kế toán viên liệt kê các loại chi phí, doanh thu, tổng hợp theo quý, đồng thời so sánh với cùng kỳ năm trước.
>> Tải mẫu báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm tại đây
Mẫu báo cáo doanh thu theo khu vực/chi nhánh
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi, thì cần lập mẫu báo cáo doanh thu theo khu vực/chi nhánh. Nội dung vẫn bao gồm những thông tin cơ bản, như giá trị hóa đơn/hợp đồng, chi nhánh thực hiện, có thể tổng kết hiệu quả kinh doanh từng khu vực/chi nhánh theo quý để dễ so sánh.
>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu theo khu vực, chi nhánh
Mẫu báo cáo doanh thu theo sản phẩm/dịch vụ và thị trường
Đây là mẫu báo cáo doanh thu thể hiện sự đòng góp của từng sản phẩm/dịch vụ vào tổng doanh thu. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên chiến lược phát triển sản phẩm, định giá và tìm cách tiếp thị phù hợp. Mẫu báo cáo này bao gồm tên sản phẩm, giá bán, số đơn vị đã bán, doanh thu, chi phí bán và lãi/lỗ.
>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu theo sản phẩm, dịch vụ
Mẫu báo cáo doanh thu theo kênh phân phối
Các kênh phân phối bao gồm bán hàng tại cửa hàng vật lý, bán hàng trên mạng xã hội, qua sàn TMĐT, bán hàng qua các cộng tác viên/đại lý, telesales,… Nội dung cơ bản bao gồm loại kênh bán hàng, tổng doanh thu, số lũy kế đến kỳ báo cáo, so sánh cùng kỳ năm trước,…
>> Tải ngay mẫu báo cáo doanh thu theo kênh phân phối hoặc mẫu báo cáo hiệu suất bán hàng qua các kênh
Mẫu báo cáo doanh thu so sánh doanh thu năm nay và năm trước
Mẫu báo cáo doanh thu theo năm bao gồm cột các năm, có thể phân chia doanh thu theo sản phẩm, khu vực bán hàng hoặc chi nhánh, tính toán mức chênh lệch các năm. Mẫu báo cáo giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá tình hình hoạt động theo thời gian, nhận biết lợi nhuận đang đi lên hay đi xuống.
>> Tải ngay mẫu báo cáo so sánh doanh thu theo năm
Lợi ích khi lập báo cáo doanh thu
Báo cáo kết quả doanh thu là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhận biết hiệu quả làm việc của mình. Cụ thể như sau:
Theo dõi tình hình tài chính
Doanh thu là yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Nếu không có doanh thu, bạn không thể tiếp tục vận hành tổ chức, chi trả chi phí, thanh toán nợ và lương cho nhân viên. Chính vì vậy, nhà quản trị luôn muốn đảm bảo doanh nghiệp có doanh thu ổn định và phát triển bền vững.
Phát hiện vấn đề kịp thời
Nếu doanh thu cao, chi phí thấp, thì doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi nhuận lớn. Ngược lại, nếu chi phí quá tốn kém, lợi nhuận sẽ giảm. Hầu hết doanh nghiệp đều muốn tiết kiệm chi phí chỉ ở mức tối đa 30% so với doanh thu.
Dựa trên báo cáo doanh thu hàng tháng, hàng kỳ, doanh nghiệp sẽ nhận biêt kịp thời vấn đề của mình nằm ở đâu, lên kế hoạch tối ưu chi phí để tối đa lợi nhuận.
Định hướng chiến lược
Doanh thu tạo ra nguồn vốn lớn, từ đó doanh nghiệp có thể phân bổ vào những hoạt động tiếp theo. Ngoài ra, doanh thu cũng giúp nhà quản trị đánh giá kế hoạch kinh doanh trước đó xem có thực sự hiệu quả hay không.
Dự đoán nguồn lực tài chính
Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn. Những ngân hàng có báo cáo doanh thu tốt cho thấy hoạt động hiệu quả, nhờ đó mà ngân hàng dễ dàng xét duyệt khoản vay hơn. Hơn nữa, dựa trên báo cáo doanh thu, chủ doanh nghiệp có thể dự tính doanh thu năm tới, từ đó lên chiến lược hợp lý.
Những lưu ý khi lập báo cáo kết quả doanh thu
Báo cáo doanh thu đòi hỏi độ chính xác rất cao, được lưu hành nội bộ và đòi hỏi phải tuân thủ các quy định đề ra. Người lập cần chú ý một số điều sau:
- Đảm bảo về hình thức: Hình thức của bảng báo báo cáo doanh thu phải gồm đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên báo cáo, thời gian và địa điểm lập, thông tin người lập, chữ ký các bên có trách nhiệm liên quan,…
- Dữ liệu phải chính xác: Các dữ liệu trong báo cáo phải có thực và chính xác, không được sai lệch. Nếu có các sai phạm, gian lận, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp gian lận trong báo cáo tài chính để trốn thuế.
- Nội dung của báo cáo phải được chia thành các hạng mục rõ ràng: Như đã nói ở trên, cách làm báo cáo doanh thu phải chia thành các chỉ tiêu và được tổng hợp một cách khoa học. Điều này làm tăng độ chính xác của báo cáo, cũng như giúp người đọc dễ theo dõi.
- Sử dụng mẫu báo cáo phù hợp: Tùy theo mục đích và yêu cầu đưa ra, người lập cần sử dụng mẫu báo cáo thích hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin mà ban lãnh đạo doanh nghiệp cần nghiên cứu.
>> Xem thêm: Các mẫu file quản lý thu chi bằng Excel tiện lợi nhất hiện nay (tải miễn phí)
Quản lý doanh thu đơn giản với bePOS
Bên cạnh Excel, không ít nơi bắt đầu sử dụng phần mềm tin học để quản lý tài chính, ngay cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm đa dạng, được thiết kế phù hợp với các ngành nghề và quy mô doanh nghiệp khác nhau.
Nếu đang tìm một sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp nhóm SMEs, bạn hãy thử sử dụng phần mềm bePOS. bePOS được phát triển bởi hai kỹ sư máy tính người Việt tại Úc vào năm 2016 và đã trở thành đối tác của rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Thống kê cho thấy, sau khi sử dụng phần mềm, nhiều khách hàng đã tăng 30% doanh thu và giảm 50% thời gian quản lý.
Một số tính năng thông minh giúp bePOS đạt được điều này là:
- Quản lý các giao dịch một cách đơn giản, như mã sản phẩm, tên và mô tả sản phẩm, đơn giá, số lượng, thông tin khách hàng và nhân viên thực hiện,…
- Quản lý hàng tồn kho, giúp doanh nghiệp tìm ra sản phẩm nào đạt doanh thu cao, bán chạy nhất, sản phẩm nào còn tồn nhiều,… Nhờ đó, nhà quản trị có thể lên kế hoạch kinh doanh thích hợp.
- Báo cáo kết quả doanh thu chỉ với vài thao tác đơn giản, mà không cần tốn tiền thuê nhân sự, hoặc thuê phòng kế toán bên ngoài.
- Thống nhất mọi thông tin trên một nền tảng, giúp ban giám đốc nhận báo cáo nhanh chóng và đưa ra các quyết định kịp thời.
Hiện nay, bePOS đang triển khai Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI cho chủ doanh nghiệp mới, đảm bào đầy đủ những tính năng cần thiết nhất cho hoạt động kinh doanh. Bạn hãy nhanh tay liên hệ hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form dưới đây nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]
Như vậy, bePOS đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến báo cáo doanh thu như định nghĩa, tầm quan trọng và các mẫu hiện có. Đây là một trong những kiến thức quan trọng mà nhà quản trị cần quan tâm khi vận hành kinh doanh, giúp thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp đạt đến mục tiêu cuối cùng.
FAQ
Có những loại doanh thu nào cần chú ý?
Hiện nay có ba loại doanh thu mà bạn cần chú ý khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Đó là tổng doanh thu, doanh thu thuần và doanh thu ròng. Tổng doanh thu tính đến cả doanh thu bán hàng và từ hoạt động tài chính. Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng, nhưng đã trừ các khoản giảm trừ. Doanh thu ròng là tổng doanh thu trừ tổng chi phí phải bỏ ra để sản xuất, kinh doanh và thuế.
Thuế thu nhập trên doanh thu của doanh nghiệp tính như thế nào?
Thuế thu nhập được tính bằng thu nhập tính thuế theo kỳ nhân với thuế suất. Trong đó, phần thu nhập tính thuế là tổng tất cả doanh thu, trừ chi phí sản xuất, kinh doanh, các phần thu nhập được miễn thuế và khoản lỗ kết chuyển. Thuế suất thì theo quy định của luật, có thể khác biệt theo từng ngành nghề, nhưng thường rơi vào khoảng 20%.
Follow bePOS: