Trang chủBlogs Tài chínhCách tính giảm giá sản phẩm đơn giản, chính xác nhất 2024

Cách tính giảm giá sản phẩm đơn giản, chính xác nhất 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Nữ Tâm
438 Đã xem

Bước chân vào các cửa hàng mua sắm, không khó để bạn bắt gặp các biển quảng cáo với những con số giảm giá hấp dẫn, từ 30% đến 50%, hoặc thậm chí là cao hơn. Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp ưa thích sử dụng các chương trình khuyến mãi để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. 

Chính vì thế, việc nắm vững cách tính giảm giá sản phẩm là một trong những bước quan trọng để thực hiện các chiến dịch kinh doanh thông minh và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm cách tính phần trăm tăng giảm nhanh chóng, đơn giản, chính xác, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của bePOS!

Phần trăm giảm giá là gì?

Phần trăm giảm giá là chỉ số thể hiện mức độ giảm giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ so với giá ban đầu. Thông thường, số tiền giảm giá thường được làm tròn và đi kèm với ký hiệu % phía sau, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết giá trị cụ thể của ưu đãi một cách trực quan. 

Không có mức giảm cố định cho từng loại hàng hóa, mà việc này phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh đề ra, sao cho vừa đủ để thu hút khách hàng mua sắm, đồng thời vẫn đảm bảo lợi nhuận cho cửa hàng.

Cách tính giảm giá sản phẩm thường được áp dụng khá thường xuyên, đặc biệt đối với những đơn mua sắm số lượng lớn, trong các chương trình ưu đãi, khuyến mại để tri ân và kích thích khách hàng mua sản phẩm cụ thể hoặc giảm tình trạng tồn kho. Phần trăm giảm giá không đơn giản chỉ là một con số, mà còn là yếu tố quan trọng giúp người mua nhanh chóng đưa ra quyết định đặt hàng.

phan-tram-giam-gia-la-gi
Phần trăm giảm giá là gì?

>> Xem thêm: Những chiến lược giảm giá sản phẩm hiệu quả nhất

Cách tính phần trăm tăng giảm giá

Để triển khai các chương trình khuyến mãi một cách hiệu quả, việc biết được cách tính phần trăm tăng giảm giá nhanh chóng, chính xác là rất quan trọng. Ở cả cách tính giảm giá và tăng giá sản phẩm, bePOS đều đưa ra 2 cách tính để bạn có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho kế hoạch kinh doanh của mình.

Cách tính phần trăm giảm giá

Có hai phương pháp chính để tính phần trăm giảm giá mà các doanh nghiệp có thể tham khảo. Thực chất, mỗi cách tính đều sẽ cho ra kết quả chính xác và nhanh chóng.

Cách tính giảm giá sản phẩm thứ nhất

Công thức tính đầu tiên mà bạn có thể tham khảo, đó là:

Số tiền sau khi giảm giá = Giá gốc x ((100 – Phần trăm giảm giá)/ 100)

Ví dụ: Khi khách hàng thanh toán 2.000.000 đồng cho một đơn hàng và cửa hàng của bạn đang có chương trình ưu đãi giảm giá 20%, bạn có thể tính toán số tiền cần trả như sau:

  • Số phần trăm cần trả = 100% – 20% = 80%
  • Số tiền sau giảm giá cần thanh toán = 2.000.000 x 80/ 100 = 1.600.000 đồng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức sau để xác định số tiền được giảm: 

  • Số tiền được giảm = Số tiền gốc x 0,2 = 2.000.000 x 0,2 = 400.000 đồng.

Cách tính giảm giá sản phẩm thứ hai

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tính phần trăm giảm giá theo công thức sau:

Số tiền sau khi giảm giá = Giá tiền gốc – (Giá tiền gốc x Phần trăm giảm giá) 

Ví dụ: Áp dụng công thức này cho trường hợp nêu trên, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm ra số tiền cần trả là:

Số tiền sau giảm giá cần thanh toán = 2.000.000 – (2.000.000 x 0,2) = 1.600.000 đồng.

Có thể thấy, cả hai cách tính đều mang lại kết quả giảm giá giống nhau là 1.600.000 đồng. Vậy nên, tùy thuộc vào tình huống cụ thể, hãy lựa chọn phương pháp linh hoạt và phù hợp nhất.

cach-tinh-giam-gia-san-pham
Cách tính giảm giá sản phẩm

>> Xem thêm: Xây dựng ý tưởng khuyến mãi giúp “bùng nổ” doanh số

Cách tính phần trăm tăng giá

Cũng giống như việc xác định phần trăm giảm giá, để tính toán số tiền sau khi áp dụng tăng giá, bạn có thể lựa chọn giữa một trong hai phương pháp sau đây:

Cách tính tăng giá sản phẩm thứ nhất

Để xác định số tiền sau khi áp dụng phần trăm tăng giá, bạn có thể sử dụng công thức: 

Số tiền sau tăng giá = Giá gốc x ((100 + Phần trăm tăng giá) / 100)

Ví dụ:

Một chiếc áo phông trong cửa hàng có giá 200.000đ/cái. Nhờ được quảng bá tốt, nhu cầu mua sắm tăng cao và do đó, nhà sản xuất quyết định tăng giá 10% so với giá ban đầu. Để tính số tiền cần trả sau tăng giá, công thức áp dụng sẽ là:

  • Số phần trăm cần trả = 100% + 10% = 110%.
  • Số tiền sau tăng giá = 200.000đ x 110/100 = 220.000 đồng.

Từ đây, bạn sẽ dễ dàng tìm ra số tiền tăng thêm so với giá gốc, đó là: 

  • Số tiền tăng thêm = Giá tiền gốc x 0,1 = 200.000 x 0,1 = 20.000 đồng.

Cách tính giảm giá sản phẩm thứ hai

Ngoài cách tính trên, bạn cũng có thể sử dụng công thức sau:

Số tiền sau tăng giá = Giá gốc + Giá gốc x Phần trăm tăng giá

Áp dụng vào ví dụ trên, bạn có thể tính số tiền sau khi tăng giá như sau:

  • Số tiền sau tăng giá = 200.000đ + 200.000đ x 0,1 = 220.000 đồng.

Cả hai cách tính cũng đều mang lại kết quả là 220.000đ, và bạn có thể chọn cách tính phù hợp với tình huống cụ thể của doanh nghiệp sao cho linh hoạt và hiệu quả nhất.

cach-tinh-phan-tram-tang-gia
Cách tính phần trăm tăng giá

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Khi mua sắm và nhìn thấy giá ghi trên sản phẩm là giá sau khi đã được giảm, khách hàng sẽ tò mò không biết giá gốc của mặt hàng này là bao nhiêu. Có một cách rất nhanh và hiệu quả để bạn tìm ra giá tiền gốc, giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Hãy áp dụng công thức đơn giản sau:

Giá gốc = Giá sau khi giảm / Phần trăm còn lại sau khi đã giảm giá

Ví dụ: Với một sản phẩm có tổng giá trị thanh toán là 1.000.000 đồng, đã tính mức chiết khấu 80%, bạn có thể áp dụng các bước sau để nhanh chóng tính toán giá gốc:

  • Bước 1: Xác định phần trăm còn lại sau khi giảm giá bằng cách lấy 100% trừ đi phần trăm giảm giá, tức là 100% – 80% = 20%.
  • Bước 2: Áp dụng công thức: Giá gốc = 1.000.000/ 20% = 1.000.000/ 0.2 = 5.000.000 đồng.

Vậy là bạn đã có thể giải đáp cho thắc mắc của khách rằng giá gốc của sản phẩm là 5.000.000 VNĐ trước khi áp dụng chương trình khuyến mãi. Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để giúp quá trình mua sắm của khách hàng tại cửa hàng của bạn trở nên thuận tiện hơn.

cach-tinh-gia-goc-san-pham
Công thức tính giá gốc sản phẩm sau khi giảm giá

Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel và Google sheet

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tính toán tỷ lệ phần trăm đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhờ vào những phần mềm máy tính hiện đại như Excel và Google Sheet. Không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tính phần trăm giảm giá bằng sự giúp đỡ của các ứng dụng này còn giảm bớt nguy cơ phát sinh sai sót khi xử lý các tập tin dữ liệu lớn trong quá trình tính toán.

Tương tự như cách tính thủ công, cách tính phần trăm giảm giá trong Excel và Google sheet cũng gồm 2 hướng triển khai:

  • Cách 1: Áp dụng công thức

Số tiền sau khi giảm giá = Giá gốc x ((100 – Phần trăm giảm giá)/ 100)

Để tính toán giá tiền sau khi áp dụng chiết khấu, tại ô dữ liệu mong muốn, bạn chỉ cần nhập công thức sau: =A2*((100-B2)/100). Trong phép tính này, A2 đại diện cho ô chứa giá gốc và B2 là ô chứa phần trăm giảm giá. Kết quả cuối cùng sẽ nhanh chóng được hiện trên màn hình mà bạn không cần thực hiện bất kỳ việc tính toán nào.

cach-tinh-phan-tram-giam-gia-trong-excel-chinh-xac
Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel chính xác, nhanh chóng
  • Cách 2: Áp dụng công thức

Số tiền sau khi giảm giá = Giá tiền gốc – (Giá tiền gốc x Phần trăm giảm giá)

Với cách tính phần trăm giảm giá trong Excel và Google này, bạn chỉ cần nhập công thức =A2-A2*(B2/100) vào ô dữ liệu cần tính. Trong đó, A2 là giá gốc và B2 là phần trăm giảm giá. 

Tương tự với cách thứ nhất, bạn cũng không cần tính toán thủ công mà sẽ nhận được kết quả trực tiếp từ các phần mềm.

tinh-phan-tram-giam-gia-online
Tính phần trăm giảm giá online trên Google sheet

Vậy là trong bài viết này, bePOS đã chia sẻ với bạn cách tính giảm giá sản phẩm cũng như phần trăm tăng giá đơn giản, chính xác và nhanh chóng nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn hiệu quả và tối ưu hơn!

FAQ

Thời điểm nên giảm giá sản phẩm là khi nào?

Không chỉ cần biết cách tính giảm giá sản phẩm chính xác và hợp lý, chủ cửa hàng còn cần phải đánh giá được những thời điểm phù hợp để triển khai chương trình khuyến mãi, nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng một cách hiệu quả.

Những khoảng thời gian lý tưởng để chủ cửa hàng thực hiện chiến lược giảm giá là:

  • Khi mở cửa hàng mới.
  • Khi ra mắt sản phẩm mới.
  • Trong các dịp lễ, Tết.
  • Trong các sự kiện mua sắm đặc biệt như Black Friday, Cyber Monday,….
  • Khi hàng tồn kho tích tụ quá nhiều.
  • Khi doanh số bán hàng bị giảm sút.
  • Khi muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trước đối thủ.

Có những cách nào để triển khai chiến lược giảm giá sản phẩm thành công?

Ngoài việc hiểu rõ cách tính giảm giá sản phẩm, đừng bỏ qua các bí quyết kinh doanh sau để đạt được lợi ích tối đa từ chương trình khuyến mãi của bạn:

  • Tăng giá trước đợt giảm giá: Nhằm giúp kích thích nhu cầu mua sắm mà vẫn đảm bảo lợi nhuận mong đợi.
  • Giảm giá theo từng mặt hàng: Cụ thể, hãy dùng % cho sản phẩm có giá trị nhỏ để tạo ấn tượng về mức giảm “mạnh” và dùng số tiền giảm giá cho sản phẩm có giá trị lớn.
  • Áp dụng điều kiện sử dụng mã giảm giá: Tham khảo ví dụ từ các chương trình khuyến mãi giảm 10% cho hóa đơn trên 500.000 VNĐ, giảm 10% cho khách hàng mới, hoặc voucher 30% cho lần mua tiếp theo.
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/cach-tinh-giam-gia-san-pham/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]