Trang chủBlogs Kinh doanh F&BCác giải pháp nâng cao chất lượng món ăn trong nhà hàng hiệu quả

Các giải pháp nâng cao chất lượng món ăn trong nhà hàng hiệu quả

Tháng Mười Một 11, 2023
Thu Hằng
Thu Hằng
537 Đã xem

Chất lượng món ăn là yếu tố then chốt để nhà hàng giữ vị trí vững chắc trên thị trường. Vậy có những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng món ăn trong nhà hàng? Những giải pháp nâng cao chất lượng món ăn là gì? Trong bài viết này, bePOS sẽ cùng bạn giải đáp tất cả các câu hỏi trên, hãy theo dõi ngay nhé!

Tầm quan trọng chất lượng món ăn trong nhà hàng

Xây dựng ấn tượng ban đầu với khách hàng

Vai trò quan trọng nhất của chất lượng món ăn trong nhà hàng là tạo ấn tượng ban đầu. Bởi lẽ, khi đến bất cứ nhà hàng nào, thì chất lượng món ăn, dịch vụ sẽ là thứ quan trọng nhất khách hàng chú ý tới. Nếu ngay lần đầu tiên, mà họ đã có trải nghiệm tiêu cực với món ăn, thì chắc chắn sẽ khó quay lại lần sau.

Duy trì và thu hút khách hàng

Có nhiều cách để tạo sự chú ý của cộng đồng, nhưng cách bền bỉ và đem lại giá trị lâu dài nhất là chất lượng món ăn trong nhà hàng. Thực tế cho thấy, nhiều nhà hàng thời gian đầu dùng nhiều “chiêu trò” Marketing, thu hút được sự quan tâm lớn, nhưng nhanh chóng thất bại, vì chất lượng sản phẩm tồi tệ hơn nhiều so với quảng cáo. 

chat-luong-mon-an-trong-nha-hang-thu-hut-thuc-khach-hieu-qua
Chất lượng món ăn trong nhà hàng là yếu tố thu hút thực khách hiệu quả nhất

Ngược lại, một số nhà hàng dù thời gian đầu không nhiều ngân sách Marketing, nhưng có công thức chế biến độc đáo, hương vị đặc sắc, thì dần dà sẽ thu hút người dùng một cách tự nhiên. Chất lượng món ăn trong nhà hàng không nhất thiết phải quá xuất sắc, nhất là khi bạn mở nhà hàng bình dân, nhưng phải tương xứng với giá tiền và sự kỳ vọng ban đầu của người dùng.  

Tăng khả năng cạnh tranh

Lĩnh vực F&B tại Việt Nam khá cạnh tranh, ngày càng xuất hiện nhiều nhà hàng, quán ăn với nhiều phong cách khác nhau. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng có thể “trụ” lại thị trường này. Chỉ những nhà hàng nào biết đầu tư vào chất lượng món ăn đúng cách, thì mới có khả năng cạnh tranh trước các đối thủ khác. 

nha-hang-co-mon-an-ngon-giu-vi-tri-tren-thi-truong
Nhà hàng có món ăn ngon sẽ giữ được vị trí trên thị trường

Tạo dựng danh tiếng tốt cho nhà hàng

Chất lượng món ăn nhà hàng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên danh tiếng thương hiệu. Ví dụ, Gogi là nhà hàng nướng BBQ cực nổi tiếng tại Việt Nam, thành công nhờ chất lượng đồ ăn chuẩn vị Hàn Quốc. Gogi trong tiếng Hàn có nghĩa là “thịt”, vì vậy thương hiệu mong muốn đem lại cho vị khách những miếng thịt chất lượng cao nhất, đảm bảo sự tươi ngon và đa dạng. 

Một số tiêu chí đánh giá chất lượng món ăn

Món ăn được nấu chín hoàn toàn với chất lượng, hương vị đúng tiêu chuẩn

Trước khi chế biến, mọi nhà hàng đều có công thức định lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng món ăn. Ví dụ, món bánh đa cua Hải Phòng phải có màu nâu đỏ bánh đa, cùng nước gạch cua sánh vàng, màu gạch cua tự nhiên. Phần gạch cua phải bùi béo, dậy mùi thơm, ngoài ra kết hợp cùng chả lá lốt, thịt xào, thịt cua, tóp mỡ,… 

Nếu kết quả cuối cùng không đúng tiêu chuẩn, như màu nước dùng bị thâm, bánh đa vón cục, thì chứng tỏ chất lượng món ăn trong nhà hàng chưa tốt. 

chat-luong-mon-an-trong-nha-hang-phai-dap-ung-tieu-chuan
Chất lượng món ăn trong nhà hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn đề ra

Nhiệt độ món ăn đúng quy định

Nhiệt độ cũng là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng món ăn trong nhà hàng. Thông thường, các nhà hàng đều quy định về nhiệt độ món ăn thành phẩm trước khi mang ra phục vụ thực khách. Ví dụ, các món thịt gia cầm, như thịt xay, thịt gà tẩm bột, thịt gà nhồi đều yêu cầu đạt 74 độ C. 

Quy trình chế biến món ăn đạt tiêu chuẩn

Chất lượng món ăn trong nhà hàng được quyết định phần lớn bởi cách chế biến. Cách chế biến trong nhà hàng phải nhanh chóng, đúng thời gian quy định và tuân theo quy trình quy định sẵn. Một quy trình có sẵn sẽ giúp mọi thứ diễn ra trơn tru hơn, đồng thời đảm bảo chất lượng món ăn đồng đều, không chênh lệch. 

quy-trinh-lam-viec-de-dat-thanh-pham-chat-luong-cao
Nhà hàng phải có quy trình chế biến hiệu quả thì mới ra món ăn chất lượng cao

Nguyên liệu được sử dụng đúng và tươi ngon

Nguyên liệu cũng là một yếu tố cực quan trọng quyết định chất lượng món ăn trong nhà hàng. Khi chế biến, thì các dụng cụ phải được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo độ tươi ngon cho nguyên liệu. 

Định lượng nguyên liệu cho món ăn cũng cần quy định rõ, ví dụ, món canh hầm xương thì cần bao nhiêu gam xương heo, bao nhiêu rau củ quả, bao nhiêu gia vị,… Nguyên liệu đưa vào chế biến phải đạt chất lượng tốt, không nấu ăn những nguyên liệu đã hỏng, ôi thiu. 

Quy trình bảo quản, thời hạn bảo quản tuân thủ quy định

Muốn nguyên liệu tươi ngon, thì quy trình bảo quản phải tuân thủ quy định. Sau khi đưa về kho, nguyên liệu phải được bảo quản đúng cách. Những nguyên liệu nào yêu cầu sơ chế trước khi bảo quản, thì nhà hàng phải đưa vào khu vực sơ chế. Nguyên liệu tươi sống và nguyên liệu khô phải được bố trí tại những khu vực riêng.

nguyen-lieu-bao-dam-dung-ky-thuat-khong-oi-thiu
Nguyên liệu phải được bảo quản đúng kỹ thuật để không hỏng, ôi thiu

Thời hạn cũng là yếu tố cần lưu tâm khi tìm hiểu về chất lượng món ăn trong nhà hàng. Ví dụ, thịt sống có thể an toàn trong ngăn lạnh ở nhiệt độ khoảng 1,1 độ C trong vòng 3 đến 4 ngày, còn thịt được cấp đông thì bảo quản từ 6 – 12 tháng.  

Giải pháp nâng cao chất lượng món ăn trong nhà hàng

Đảm bảo nguyên liệu đầu vào chất lượng tốt

Nguyên liệu phải tươi ngon thì chất lượng món ăn trong nhà hàng mới tốt. Để đảm bảo nguyên liệu tốt, nhà hàng phải tìm nhà cung cấp uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng. Khi nhập hàng về kho, nhà hàng phải bố trí nhân viên kiểm tra các giấy tờ chứng minh chất lượng, đồng thời đánh giá cảm quan bên ngoài, như màu, mùi,…

Bảo quản nguyên liệu cẩn thận

Nguyên liệu dù có chất lượng cao, nhưng không có cách bảo quản hiệu quả, thì cũng nhanh chóng bị hỏng, ôi thiu. Tốt nhất, bạn nên xây dựng quy trình bảo quản A đến Z để nhân viên làm theo, từ bước nhập hàng về kho, sơ chế, đặt vào khu vực phù hợp, cho đến setup nhiệt độ và kiểm tra thời hạn. 

nguyen-lieu-chat-luong-tot-phai-qua-quy-trinh-bao-quan
Nguyên liệu chất lượng tốt phải qua quy trình bảo quản đạt tiêu chuẩn

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quản lý nguyên liệu nhà hàng hiệu quả, tránh thất thoát

Xây dựng công thức định lượng cụ thể cho từng món ăn

Bên cạnh việc đặt ra quy trình bảo quản, bạn còn phải setup công thức, định lượng cụ thể để cho ra thành phẩm đạt chất lượng cao nhất.  Công thức định lượng này không chỉ đem lại món ăn chất lượng đồng đều, mà còn giúp bạn xác định giá bán phù hợp. 

Để chuẩn hóa định lượng, nhiều chủ kinh doanh hiện nay sử dụng các bảng excel hoặc các phần mềm quản lý nhà hàng. Trong đó, phần mềm quản lý nhà hàng là phương án tối ưu nhất, cho phép đầu bếp quy định công thức chế biến trên toàn hệ thống, nhân viên có thể theo dõi sát sao mọi thông tin. 

setup-cong-thuc-dinh-luong-cho-mon-an
Setup công thức định lượng để làm ra món ăn ngon nhất

Đào tạo nhân viên

Chất lượng món ăn trong nhà hàng không thể tốt, nếu đội ngũ nhân sự của bạn không có kỹ năng chuyên môn. Khi tuyển dụng cho từng vị trí, bạn phải yêu cầu rõ về bằng cấp, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết. 

Chẳng hạn, bếp trưởng phải có chứng chỉ bếp trưởng được cấp bởi các tổ chức giáo dục đạt tiêu chuẩn. Sau khi tuyển dụng, bạn phải thường xuyên kiểm tra kỹ năng và lên kế hoạch đào tạo nhân viên, nhằm thích ứng với xu thế mới.

nhan-viep-bep-nha-hang-phai-co-ky-nang-chuyen-mon
Nhân viên bếp nhà hàng phải có kỹ năng chuyên môn đạt tiêu chuẩn

Đa dạng thực đơn, cải tiến món ăn

Lĩnh vực F&B có tốc độ phát triển rất nhanh, xu hướng thưởng thức của khách hàng cũng thường xuyên thay đổi. Vì vậy, để chất lượng món ăn trong nhà hàng ngày một tốt hơn, bạn phải có kế hoạch đa dạng hóa thực đơn và cải tiến món ăn.

Chẳng hạn, những năm vừa qua, Việt Nam xuất hiện nhiều món ăn màu đen như bánh mì đen, hamburger đen,… Màu đen này được làm từ bột tinh than tre, là một chất phụ gia thực vật được đánh giá là khá tốt cho sức khỏe và đem lại màu sắc khác lạ cho món ăn. Để bắt kịp xu hướng này, nhiều nhà hàng đã phát triển món ăn với nhiều biến thể mới, như mỳ vằn thắn than tre độc đáo so với loại mì thông thường.

da-dang-hoa-va-cai-tien-mon-an-theo-xu-huong-moi-nhat
Thường xuyên đa dạng hóa và cải tiến món ăn theo xu hướng mới nhất

Thường xuyên kiểm soát chất lượng trong nhà hàng

Mọi quy trình từ mua nguyên liệu, bảo quản, chế biến và phục vụ đều phải được kiểm soát nghiêm ngặt bởi ban quản lý nhà hàng. Chủ quản lý nhà hàng phải setup quy trình, công thức định lượng và đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng quy định đó. 

Nhìn chung, QA (Quality Control) là công việc bắt buộc để đảm bảo chất lượng món ăn trong nhà hàng. Nhà hàng phải thực hiện hoạt động QA định kỳ, như theo ngày, theo tháng, quý hay năm, ghi chép lại mọi thông tin để dễ dàng kiểm soát. Nếu có bất cứ vấn đề phát sinh nào, nhân viên QA sẽ báo cáo cho giám đốc và quản lý để tìm cách giải quyết.

trien-khai-hoat-dong-qa-thuong-xuyen-tai-nha-hang
Triển khai hoạt động kiểm soát chất lượng thường xuyên tại nhà hàng

Tuy nhiên, việc triển khai QA tại nhà hàng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, như sử dụng giấy tờ thủ công mất thời gian, dễ nhầm lẫn, thời gian gửi báo cáo QA đến ban giám đốc chậm, không đưa ra phương án xử lý vấn đề kịp thời. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng như vậy, hãy tham khảo ngay sản phẩm beChecklist của bePOS nhé! beChecklist là ứng dụng đi tiên phong trong hoạt động quản lý đảm bảo chất lượng lĩnh vực F&B tại Việt Nam, sở hữu nhiều tính năng ưu việt như:

  • Số hóa quy trình làm việc của nhân viên QA, không cần dùng đến giấy tờ truyền thống gây mất thời gian, công sức. 
  • Quản lý mẫu checklist các câu hỏi kiểm tra chất lượng nhà hàng, cập nhật tình hình lỗi dưới các trạng thái như “Đã khắc phục” hoặc “Chưa khắc phục”. 
  • Giúp nhân viên các bộ phận vận hành khác nắm rõ nhiệm vụ của mình, ví dụ, theo checklist thì nhân viên bếp cần thực hiện những nhiệm vụ gì,…
  • Nhân viên QA làm việc ngay trên app, mọi thông tin đều đồng bộ hóa trên hệ thống, nhờ đó ban giám đốc nhanh chóng nhận báo cáo hơn. 
kiem-soat-chat-luong-mon-an-nha-hang-app-bechecklist
Kiểm soát chất lượng món ăn trong nhà hàng bằng app beChecklist

Bên cạnh đó, bePOS còn triển khai GÓI TƯ VẤN CHUYÊN GIA F&B. Với dịch vụ này, bạn sẽ được đội ngũ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng, kiểm tra ca làm việc theo đúng tiêu chuẩn. Đồng thời, bạn sẽ nhận được những tư vấn bổ ích nhất để setup công việc trong nhà hàng, từ đó nâng cao chất lượng món ăn. 

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy liên hệ qua hotline 0247 771 6889, Zalo bePOS hoặc điền vào form dưới đây nhé! 

NHẬN TƯ VẤN NGAY

>> Xem thêm: Kỹ thuật bước đi số 8 để quản lý chất lượng trong nhà hàng hiệu quả

Lắng nghe phản hồi khách hàng

Một cách kiểm soát chất lượng món ăn trong nhà hàng cực hiệu quả, mà nhiều người bỏ qua là lắng nghe ý kiến người tiêu dùng. Nhà hàng có thể hỏi ý kiến thực khách sau khi thưởng thức xong, hoặc tạo khảo sát online cho khách hàng làm tại nhà. Ngoài ra, đọc các bài review trên mạng xã hội cũng là một cách hay, cho bạn biết cộng đồng đang cảm thấy thế nào về món ăn của mình.

lang-nghe-y-kien-ve-chat-luong-mon-an-trong-nha-hang
Lắng nghe ý kiến người dùng để biết về chất lượng món ăn trong nhà hàng

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về hoạt động nâng cao chất lượng món ăn trong nhà hàng. Chất lượng món ăn là yếu tố then chốt, giúp nhà hàng thu hút người dùng và giữ vững vị thế trên thị trường, dù có thêm bao nhiêu đối thủ cạnh tranh. Hy vọng bài viết này của bePOS đã đem lại cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề này!

FAQ

Các chỉ tiêu hóa học trong thực phẩm mà nhà hàng cần kiểm soát là gì?

Khi kiểm soát chất lượng món ăn trong nhà hàng, bạn cần biết về các chỉ tiêu hóa học, như phụ gia, chất hỗ trợ kỹ thuật, chất khử bọt, trợ lắng, điều chỉnh pH, chất xúc tác,… Đây là các chất hóa học có trong thực phẩm, được sử dụng để bảo quản hoặc tăng hương vị, nhưng chỉ với lượng nhất định, tránh gây ra phản ứng xấu ảnh hưởng sức khỏe người dùng.

Nhà hàng có bắt buộc phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Câu trả lời là có, bạn phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng, bởi đây là điều luật quy định. Chỉ có một số trường hợp bạn được miễn giấy phép, đó là nhà hàng trong khách sạn, hoặc nhà hàng đã có giấy chứng nhận khác còn hiệu lực như HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC,…