Trang chủBlogs Sổ tay ChecklistMẫu checklist công việc bếp nhà hàng đầu ca, cuối ca (mới nhất)

Mẫu checklist công việc bếp nhà hàng đầu ca, cuối ca (mới nhất)

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2024
Thu Hằng
Thu Hằng
460 Đã xem

Khu vực bếp cực quan trọng khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quyết định trực tiếp đến chất lượng món ăn. Bởi vậy, việc triển khai checklist bếp nhà hàng là điều cần thiết. Vậy một mẫu checklist công việc bếp nhà hàng gồm những nội dung gì, cách ứng dụng như thế nào? Cùng bePOS tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

Mẫu checklist công việc bếp nhà hàng

Tầm quan trọng của checklist công việc bộ phận bếp nhà hàng

Trước tiên, bạn cần hiểu lý do tại sao nên có checklist công việc bếp nhà hàng:

  • Quản lý nguyên vật liệu hiệu quả: Kiểm soát nguyên vật liệu nhà hàng bao gồm kiểm tra số lượng xuất nhập tồn, so sánh số liệu thực tế và trên báo cáo,…Checklist công việc nhà bếp nhà hàng sẽ lên danh sách cần làm để nhân viên thực hiện nhiệm vụ này. Chẳng hạn, kiểm tra hàng tồn thực phẩm, hàng hết hạn, so sánh bảng kiểm kê hàng hóa khi mở ca với lúc đóng ca tối hôm trước,…
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Checklist công việc bếp nhà hàng bao quát cả hoạt động tuyển chọn nguyên liệu, bảo quản cho đến chế biến. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn nâng cao uy tín trong mắt khách hàng, cũng như tuân thủ quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước. Không những thế, bạn còn có thể hạn chế rủi ro hỏng hóc trang thiết bị, hay lãng phí nguyên liệu nhà hàng, từ đó tối ưu hóa ngân sách hiện có.  
  • Hỗ trợ quản lý và giám sát công việc bếp: Vai trò thứ ba của checklist công việc bếp nhà hàng là hỗ trợ quản lý và giám sát bếp. Checklist được xây dựng để tất cả nhân viên tuân thủ theo, nhất là những quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhân viên phải có ý thức bảo vệ môi trường làm việc chung, lau dọn sạch sẽ, rửa tay khử khuẩn trước khi làm,…
Vai trò checklist công việc bếp nhà hàng
Checklist công việc bếp nhà hàng giúp hạn chế thất thoát nguyên liệu    

Mẫu checklist công việc bộ phận bếp nhà hàng chi tiết

Mẫu checklist công việc bộ phận bếp mở ca

Checklist công việc bộ phận bếp được phân chia thành các mục như sau:

  • Khu vực bếp 

Checklist lên danh sách những khu vực bếp nhân viên cần kiểm tra, từ khu bảo quản, kho nguyên vật liệu, cho đến tường, sàn, bếp, lò vi sóng,… Khu vực này phải được kiểm tra vào đầu ca, thường là từ 7:00 sáng. Ở mỗi khu vực, checklist sẽ nêu rõ những yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định để nhân viên đối chiếu và làm theo. 

  • Nhóm nguyên liệu thịt

Nhóm thịt này bao gồm một số nguyên liệu như steak, rib, thịt gà, mực,… Các tiêu chuẩn kiểm tra thịt là thành phần ướp, định lượng và hạn sử dụng. Ví dụ, ribeye Úc cắt khúc dày 3cm, 270g thịt ribeye Úc ướp 5g gia vị, 20g bơ, hút chân không mang sous vide, để nguội, bảo quản trong tủ -18 độ và giữ trong 7 ngày. 

Checklist công việc bếp nhà hàng nhóm thịt
Mẫu checklist công việc bếp nhà hàng sắp xếp theo nhóm thịt
  • Nhóm nguyên liệu rau

Nguyên liệu rau là không thể thiếu trong các nhà hàng, quán ăn. Tiêu chuẩn kiểm tra nhóm rau cũng như nhóm thịt, bao gồm thành phần ướp, định lượng và hạn sử dụng. Ví dụ, salad dúm cắt khúc 3 – 4 cm, rửa sạch theo quy trình 6 bước,…

  • Một số nhóm khác

Ngoài ra, tùy theo menu nhà hàng mà các nhóm checklist có thể thay đổi. Ví dụ, nhà hàng đồ Tây có thể có thêm checklist pizza, nhà hàng hải sản có nhóm tiêu chuẩn cho đồ hải sản,…  

Bên cạnh mỗi nhóm checklist và tiêu chuẩn kiểm tra là cột đánh giá đạt/không đạt, người thực hiện và thời gian hoàn thành. Cuối checklist, quản lý/người giám sát ký và ghi rõ họ tên, chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm tra của mình. 

Cột người thực hiện checklist bếp nhà hàng
Cột đánh giá đạt/không đạt và người thực hiện checklist nhà hàng

Mẫu checklist công việc bộ phận bếp đóng ca

Mẫu checklist công việc bộ phận bếp đóng ca có phần khác biệt so với khi mở ca, được chia thành các mục như sau:

  • Kiểm soát thực phẩm: Kiểm tra hàng tồn, cách đóng bao gói, nơi bảo quản,…
  • Trang thiết bị, dụng cụ chế biến và phục vụ: Các công cụ như chén, dĩa, dao, thớt, rổ, các hũ gia vị, bếp, chảo, nồi, lò vi sóng, máy rửa chén,…
  • Dụng cụ dùng để vệ sinh bếp: Các dụng cụ dùng để vệ sinh bếp phải được rửa sạch và để đúng chỗ.
  • Vệ sinh khu vực sàn, thảm, tường, trần: Các khu vực này phải được rửa sạch, cào nước khô, không để dính dầu mỡ hay còn lưu lại cặn rác.
Checklist công việc bếp nhà hàng đóng ca
Mẫu checklist công việc bếp nhà hàng khi đóng ca

Đặc biệt, một điểm khác của của checklist công việc bếp nhà hàng khi đóng ca là chú trọng đến xử lý rác thải. Đây cũng là một nội dung lớn trong quy định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do nhà nước đề ra. Rác thải nhà hàng phải được xử lý gọn gàng, tập trung đúng nơi, thùng rác cũng phải được rửa sạch sẽ và để khô ráo. 

Checklist công việc nhà hàng xử lý rác
Xử lý rác thải là nội dung quan trọng trong mẫu checklist công việc nhà hàng

>> Xem thêm: 20+ mẫu checklist công việc nhà hàng chuẩn và hiệu quả nhất hiện nay

Cách ứng dụng checklist công việc bếp nhà hàng hiệu quả

Đào tạo nhân viên sử dụng checklist

Để triển khai checklist công việc bếp nhà hàng, nhân viên bếp phải được huấn luyện sử checklist. Trong bếp nhà hàng có nhiều cấp bậc nhân viên, như bếp trưởng điều hành, bếp chính, bếp phó, nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến,… Với những nhà hàng lớn, các vị trí trong bếp còn được phân cấp chi tiết hơn, như nhóm chuyên chế biến rau, nhóm chuyên chế biến thịt,… 

Bếp trưởng điều hành, hoặc bếp trưởng nói chung, là người chịu trách nhiệm tất cả hoạt động trong bếp, nên phải thành thạo mọi nội dung trong checklist. Còn lại, nhân viên thuộc nhóm nào thì phải biết sử dụng checklist công việc liên quan.

Ví dụ, nhân viên sơ chế xem checklist để biết tiêu chuẩn sơ chế thực phẩm là gì. Ngoài ra, mỗi nhà hàng đều có bộ phận QA cùng hợp tác với bếp trưởng để bao quát mọi hoạt động của cấp dưới. 

Đào tạo sử dụng checklist nhà hàng
Đào tạo nhân viên cách sử dụng checklist dựa theo cấp bậc

Điều chỉnh checklist theo nhu cầu cụ thể của nhà hàng

Như đã nói, mỗi nhà hàng sẽ có một checklist riêng, phụ thuộc vào menu, cũng như mô hình kinh doanh. Chẳng hạn, nhà hàng chay thì checklist sẽ không có nhóm kiểm soát nguyên liệu thịt, mà tập trung chủ yếu vào nhóm nguyên liệu rau củ quả.

Hơn nữa, cách tổ chức bộ phận bếp của mỗi nhà hàng cũng khác nhau. Những nhà hàng lớn thường có sơ đồ tổ chức khá đồ sộ, nhiệm vụ được phân chia chi tiết, ít chồng lấn. Trong khi đó, những quán ăn nhỏ thường chỉ có ít nhân sự. Một nhân viên bếp có thể phụ trách cả sơ chế lẫn chế biến, nên checklist công việc phải được xây dựng sao cho phù hợp.

Tùy chỉnh checklist nhà hàng
Checklist nhà hàng có thể thay đổi theo quy mô kinh doanh

Đánh giá hiệu suất sử dụng

Để xem checklist công việc bếp nhà hàng có đem lại hiệu quả hay không, bạn phải xây dựng khung đánh giá. Một số yếu tố để đánh giá checklist bếp nhà hàng:

  • Nhân viên mất bao lâu để kiểm tra theo checklist bếp nhà hàng?
  • Sau khi triển khai checklist thì chất lượng dịch vụ thay đổi như thế nào, có thể nhận biết qua phản hồi khách hàng?
  • Việc quản lý bếp nhà hàng của ban lãnh đạo có dễ dàng hơn không?
  • Checklist đang thiếu những nội dung nào, cách phân chia đầu mục có hợp lý không?
Hiệu quả checklist công việc bếp nhà hàng
Đánh giá hiệu quả sử dụng mẫu checklist công việc bếp nhà hàng

>> Xem thêm: Các mẫu checklist bộ phận bar nhà hàng

Chuyển đổi số việc ứng dụng checklist bếp nhà hàng 

Các mẫu checklist công việc bếp nhà hàng là yếu tố không thể thiếu nếu muốn kinh doanh F&B hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện sao cho chính xác, nhất là những chủ quán ăn mới, ít kinh nghiệm. 

App beChecklist là giải pháp tối ưu nhất hiện nay giúp chủ nhà hàng, quán ăn kiểm soát chất lượng trong mọi hoạt động, chứ không chỉ riêng khu vực bếp. beChecklist là sản phẩm do Công ty bePOS phát triển, với mục đích là số hóa hoạt động QA lĩnh vực F&B. 

Với beChecklist, chủ nhà hàng có thể triển khai checklist công việc nhanh chóng và chính xác:

  • Tạo checklist kiểm tra công việc nhà hàng, có thể quản lý một lúc nhiều checklist theo chi nhánh, mẫu,…
  • Nhân viên chấm điểm theo checklist, update hình ảnh ngay trên app beChecklist mà không cần tốn thời gian nhập liệu lên Excel rồi mới báo cáo ban lãnh đạo.
  • Cho phép chủ nhà hàng tùy biến checklist theo nhu cầu kinh doanh.
  • Giao diện thân thiện người dùng, có dashboard đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc một cách trực quan. 
App checklist công việc nhà hàng beChecklist
App số hóa checklist công việc nhà hàng – beChecklist

Nếu muốn tìm hiểu về mẫu checklist công việc bếp nhà hàng chuẩn nhất và nhận thông tin app beChecklist, bạn hãy liên hệ hotline 0247 771 6889, nhắn tin tại Fanpage, Zalo bePOS hoặc điền vào form đăng ký dưới đây! 

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Câu hỏi thường gặp

Checklist công việc là gì?

Checklist là danh sách các công việc cần thực hiện trong một quy trình nào đó, hạn chế tình trạng bỏ công việc, dù là công việc nhỏ nhất. Checklist được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lĩnh vực F&B, cho đến các công việc văn phòng hàng ngày hay bán hàng online.

Hạn chế của việc sử dụng checklist là gì?

Nhược điểm của checklist là có thể cản trở sự linh hoạt khi xử lý công việc nếu bạn quá phụ thuộc vào chúng. Trong một số tình huống khẩn cấp, checklist không phù hợp để sử dụng.. Hơn nữa, quá trình triển khai checklist, bạn nên tích hợp với công nghệ hiện đại thì mới phát huy tối đa hiệu quả.

Trên đây là mẫu checklist công việc bếp nhà hàng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Việc triển khai checklist tuy cần thiết nhưng lại không hề dễ dàng, cần sự hỗ trợ của công nghệ 4.0 thì mới có thể phát huy tối đa hiệu quả. Hy vọng bài viết đã làm sáng tỏ vấn đề này và chúc bạn sớm tìm được giải pháp quản lý tốt nhất!