Hiện nay, ăn chay đang dần trở thành xu thế được nhiều người hưởng ứng, thậm chí trở thành thói quen ăn uống hàng ngày bởi những lợi ích mà các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang lại. Nhận biết được tiềm năng lớn của thị trường này, ngày càng có nhiều nhà hàng, cửa hiệu bán đồ ăn, thực phẩm chay được mở ra.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách kinh doanh sao cho đạt được lợi nhuận lớn nhất. Nếu bạn đang có ý tưởng đầu tư vào loại hình này, bài viết sau của bePOS sẽ giúp bạn gỡ rối những khó khăn khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay và bật mí những bí kíp bán hàng đảm bảo thành công 100%!
Thực phẩm chay là gì?
Trước khi tiến hành kinh doanh thực phẩm chay, bạn cần hiểu định nghĩa thực phẩm chay là gì? Thực phẩm chay là các loại thực phẩm được chế biến mà không chứa bất kỳ thành phần thịt hoặc sản phẩm từ động vật nào. Các thực phẩm chay cung cấp chất đạm từ những nguồn thực vật như rau củ, hạt, đậu, đậu nành, và các sản phẩm từ sữa thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành.
Các loại thực phẩm chay
Nếu là một người ưa chuộng và đã tìm hiểu về thực phẩm chay, chắc chắn bạn sẽ biết cách phân loại để dễ dàng phân bổ khẩu phần ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về thực phẩm chay, rằng có bao nhiêu loại và từng loại cụ thể là gì. Thực tế, thực phẩm chay chủ yếu được phân thành những loại chính sau đây:
Thực phẩm chay khô
Thực phẩm chay khô là những sản phẩm được chế biến từ các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, sử dụng phương pháp sấy khô. Các món ăn được chế biến từ loại thực phẩm chay này rất thơm ngon, bổ dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe của người dùng nhờ giữ được tính chất thuần chay của nguyên liệu.
Thực phẩm chay khô là dòng sản phẩm khá đa dạng hương vị, với nhiều loại khác nhau như như hoa quả hạt sấy khô, các món chay mặn sấy khô, hay đậu sấy khô,…
Thực phẩm chay đông lạnh
Thực phẩm chay đông lạnh là một lựa chọn thuận tiện và khá đa dạng cho những người ưa thích sự tiện lợi, bởi chúng đã được chế biến sẵn, sau đó cấp đông ở nhiệt độ tiêu chuẩn để giữ được giá trị dinh dưỡng của món ăn. Không khó để bắt gặp các loại thực phẩm chay đông lạnh được bày bán trong các cửa hàng, siêu thị, như chả nấm, tàu hũ ky, chả quế,… Người mua có thể thoải mái lựa chọn đa dạng các sản phẩm mà mình yêu thích.
Thực phẩm chay ăn liền
Thực phẩm chay ăn liền là các sản phẩm được chế biến và đóng gói sẵn để người dùng có thể thuận tiện sử dụng ngay mà không cần chế biến thêm. Những sản phẩm này thường được bảo quản trong hộp hoặc túi rất tiện lợi, dễ mang theo, vì thế được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Bạn có thể tham khảo lựa chọn các món thực phẩm chay ăn liền thơm ngon, bổ dưỡng như nem chay, súp, chả giò chay, cá cơm chay,… để kinh doanh tại cửa hàng.
Sốt chay và gia vị chay
Bên cạnh những loại sản phẩm trên, nhiều cửa hàng cũng lựa chọn kinh doanh thực phẩm chay như gia vị và nước sốt chay, phục vụ cho việc nấu nướng được thuận tiện hơn. Các loại sốt cũng như gia vị đều sẽ được chế biến và đóng gói để người dùng có thể sử dụng khi nấu ăn hàng ngày. Một số loại gia vị chay phổ biến đó là mắm ruốc chay, hạt nêm chay, nước mắm chay, sốt bún bò Huế chay,…
Có nên kinh doanh thực phẩm chay không?
Trước đây, khi nhắc đến đồ chay, chúng ta thường sẽ nghĩ đến những người tu hành. Tuy nhiên đến nay, thực phẩm chay đã dần trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng hơn. Bên cạnh lợi ích giúp giảm cân hiệu quả, những món ăn chay thanh đạm, ít dầu mỡ cũng giúp phòng chống các bệnh về tim mạch rất thần kỳ. Đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm này vì thế mà ngày càng đông đảo hơn. Vì thế mà tiềm năng kinh doanh thực phẩm chay thành công cũng lớn hơn rất nhiều.
Để có tính thuyết phục hơn, hãy cùng xem xét những lợi ích mà bạn nhận được nếu theo đuổi mô hình kinh doanh đồ ăn chay nhé!
Xu hướng ăn chay đang ngày càng cao
Khi vấn đề sức khỏe ngày càng được chú trọng, người tiêu dùng cũng sẽ quan tâm hơn đến các sản phẩm đồ ăn hàng ngày của mình. Những loại thực phẩm thanh đạm, có lợi cho sức khoẻ như đồ ăn chay vì thế cũng được nhiều người ưa chuộng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chế độ ăn chay hoặc thuần chay mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt giúp cân bằng não bộ và phòng chống nhiều loại bệnh.
Chính vì vậy, phong trào ăn chay và thuần chay đang dần trở thành một xu hướng ẩm thực mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhu cầu về thực phẩm chay sạch, tốt cho sức khỏe gia tăng tương đối nhanh đã mở ra cơ hội phát triển cho các cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay với tiềm năng lợi nhuận vô cùng lớn.
Độ cạnh tranh chưa cao
Mặc dù có tiềm năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận cực lớn, nhưng thị trường kinh doanh thực phẩm chay vẫn chưa có sự cạnh tranh quá gay gắt như các loại hình sản phẩm khác. Vì vậy, nếu biết nắm bắt cơ hội đúng lúc, và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn vẫn có thể thành công khi bước chân vào thị trường này.
Đem đến lợi nhuận khủng
So với các món ăn chế biến từ thịt hoặc cá, thực phẩm từ rau củ quả thường có giá thành rẻ hơn đáng kể. Tuy nhiên, các món chay thường có giá tương đương hoặc thậm chí cao hơn. Qua đây ta có thể nhận thấy rằng lợi nhuận của nhà hàng chay thường rất cao.
Hơn nữa, Việt Nam có khí hậu ôn hòa và nguồn cung rau củ quả dồi dào, là nguồn nguyên liệu chính để chế biến các món chay. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mua sắm nguyên liệu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh thực phẩm chay với giá thành thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm thịt, cá.
Kinh doanh thực phẩm chay cần có bao nhiêu vốn?
Trung bình, mức vốn cần có để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay sẽ rơi vào khoảng 200 – 300 triệu đồng. Trong đó, chủ cửa hàng cần chú ý tới cả chi phí cố định và chi phí không cố định sau đây:
Chi phí cố định
Chi phí cố định là những khoản tiền mà bạn cần bỏ ra định kỳ hàng tháng/ hàng quý để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Khi mở cửa hàng chay, bạn sẽ cần quan tâm đến các khoản chi phí cố định sau:
- Chi phí thuê mặt bằng: Tùy thuộc vào vị trí cụ thể, mức giá thuê mặt bằng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định. Bạn nên ưu tiên những vị trí thuận lợi, có lượng người qua lại đông đúc và dễ thu hút khách hàng. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn địa điểm phù hợp với số vốn đã có, cũng như với ý tưởng kinh doanh thực phẩm chay mà bạn đã lên kế hoạch trước đó.
- Chi phí cho trang thiết bị và đồ trang trí trong cửa hàng: Chủ cửa hàng sẽ cần đầu tư mua các thiết bị như tủ lạnh, bếp nấu, máy xay sinh tố và các đồ trang trí như bàn ghế, đèn chiếu sáng, các họa tiết trang trí khác. Tùy thuộc vào quy mô cũng như phong cách của cửa hàng, chi phí cho trang thiết bị, đồ trang trí có thể dao động từ mức trung bình đến cao, giúp không gian cửa hàng được bắt mắt và thu hút khách hàng.
Chi phí không cố định
Khoản chi phí này sẽ thay đổi theo từng tháng hoặc từng quý, tuỳ theo nhu cầu hoạt động của cửa hàng. Nhìn chung, quán bán thực phẩm chay của bạn sẽ cần đầu tư cho các loại chi phí không cố định sau:
- Chi phí điện, nước: Khoản chi phí này sẽ thay đổi theo từng tháng, phụ thuộc nhiều vào việc nhà hàng của bạn có nhu cầu dùng nhiều hay ít điện nước.
- Chi phí mua nguyên liệu, thực phẩm: Chi phí này sẽ dùng cho việc mua các loại hàng hoá phục vụ nấu ăn cho cửa hàng, như rau quả, gia vị, nước sốt,… Tuỳ thuộc vào thực đơn của quán thay đổi theo ngày hoặc theo từng dịp lễ, bạn sẽ cần phân bổ chi phí này sao cho hợp lý.
- Chi phí thuê nhân viên: Cũng như khi mở các cửa hàng khác, bạn sẽ cần thuê nhân viên để có thể vận hành kinh doanh nhà hàng. Các vị trí cần có thường là đầu bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên trông xe,…
- Chi phí cho marketing, quảng cáo: Để nhà hàng của mình tiếp cận được nhiều khách hàng nhất có thể, bạn cần đầu tư cho chi phí marketing, chạy quảng cáo trên facebook. Mức chi trả cho loại chi phí này sẽ tùy thuộc vào chiến lược của từng chủ cửa hàng.
- Chi phí phát sinh khác: Trong quá trình kinh doanh thực phẩm chay, bạn cũng sẽ cần chi trả cho những loại chi phí khác như sửa chữa hoặc nâng cấp các đồ dùng, trang thiết bị trong nhà hàng.
Kinh nghiệm mở thực phẩm chay để đạt hiệu quả cao nhất
Sau khi đã có được những hiểu biết nhất định về sản phẩm đồ ăn chay, giờ là lúc bạn cần chuẩn bị để mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay của mình. Để đảm bảo thành công và đạt hiệu quả cao nhất, hãy tham khảo những bí kíp sau đây mà bePOS gợi ý:
Tìm hiểu rõ về thị trường
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi tiến hành kinh doanh thực phẩm chay đó là tìm hiểu, xác định đúng về sở thích cũng như nhu cầu của các đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. Hãy tự trả lời một số câu hỏi cơ bản sau:
- Cửa hàng chay của bạn hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu nào?
- Khách hàng có những kỳ vọng gì về các sản phẩm chay tại cửa hàng của bạn?
- Những món ăn chay phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay là gì?
- Khách hàng thường ăn chay vào những dịp nào?
Nắm rõ thủ tục pháp lý để mở cửa hàng
Để mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay, việc đăng ký giấy phép kinh doanh để hoàn thiện thủ tục pháp lý cần thiết cũng rất quan trọng. Bạn có thể thành lập doanh nghiệp hoặc bán hàng theo mô hình hộ kinh doanh, tuy vậy loại hình sau thường phổ biến và dễ quản lý hơn.
Đặc biệt, đừng quên rằng cửa hàng của bạn cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hãy chắc chắn rằng nguồn nhập hàng của bạn uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng mua sắm tại cửa hàng.
>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về chiến lược kinh doanh người mới cần biết
Tìm hiểu về sản phẩm chay
Đầu tư học hỏi, tìm hiểu kỹ lưỡng về lĩnh vực mà mình sẽ đầu tư sẽ tăng cơ hội thành công của bạn khi kinh doanh thực phẩm chay. Bạn có thể tham gia các khóa đào tạo về các món chay cũng như nghiên cứu các xu hướng, trào lưu ăn chay phổ biến hiện nay.
Ngoài việc đảm bảo sự đa dạng, ngon mắt của các món ăn để đáp ứng nhu cầu của đa dạng khách hàng, đừng quên chú trọng đến dinh dưỡng và chất lượng của sản phẩm mà cửa hàng phục vụ.
Thiết kế, xây dựng menu sản phẩm chay
Để khách hàng không cảm thấy nhàm chán khi mua sắm tại cửa hàng, bạn cũng nên xây dựng menu các sản phẩm đồ ăn chay đa dạng, ngon mắt giúp họ có nhiều lựa chọn hơn. Giá cả các món trong menu cũng cần được thiết kế hợp lý, phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu của quán.
Training kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên bán hàng
Kỹ năng và thái độ của đội ngũ nhân viên sẽ là yếu tố quyết định liệu khách hàng có quay lại cửa hàng của bạn những lần tới hay không. Bạn cần đào tạo nhân viên kỹ lưỡng từ kỹ năng bán hàng, tư vấn cho đến việc chăm sóc khách hàng để tạo được ấn tượng tích cực nhất đối với khách hàng đến quán.
Quảng bá thương hiệu
Ngày nay, số lượng người dùng Internet đông đảo là một lợi thế lớn khi thực hiện các chiến lược marketing online. Do đó, bạn hãy cân nhắc việc xây dựng thương hiệu trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, hoặc Instagram. Ngoài ra, việc mở bán online trên các nền tảng Shopee Food, Grab Food, Be,… cũng sẽ giúp bạn tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Một ý tưởng khác đó là tạo website cho cửa hàng, để khách hàng thuận tiện hơn khi tham khảo menu của quán.
Bên cạnh đó, đừng bỏ qua kênh quảng cáo offline như thiết kế bảng hiệu ấn tượng hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi để gia tăng mức độ thành công cho chiến dịch quảng bá thương hiệu của quán.
Lựa chọn mô hình kinh doanh
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp bạn khởi đầu việc kinh doanh của mình được hiệu quả hơn. Bạn cần cân nhắc lựa chọn kinh doanh theo mô hình truyền thống, online hay kết hợp cả hai.
Lời khuyên của bePOS đó là hãy kinh doanh thực phẩm chay cả ở cửa hàng truyền thống, và trên các app đặt đồ ăn online. Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, việc mua sắm trực tuyến cũng được người dùng ưa chuộng hơn bởi sự tiện lợi mà hình thức này mang lại. Vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh thực phẩm chay online để có thể tiếp cận được nhiều hơn các khách hàng tiềm năng nhé!
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay phù hợp cũng rất quan trọng bởi việc này sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của quán. Tùy vào vị trí mà bạn lựa chọn, số lượng khách hàng cũng như giá cả cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Ví dụ, nếu cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay của bạn ở các vị trí mặt tiền rộng, đông người qua lại, chi phí thuê mặt bằng sẽ cao hơn, khiến giá cả của các sản phẩm tại quán cũng cao.
Tìm kiếm nguồn cung ứng đáng tin cậy và chất lượng
Hầu hết người dùng thực phẩm chay đều là những người quan tâm đến sức khoẻ, vì vậy chất lượng món ăn sẽ luôn được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo sức khỏe cho khách, bạn cần tránh nhập phải thực phẩm bẩn và kém chất lượng bằng cách mua thực phẩm từ các nguồn uy tín và đảm bảo chất lượng. Hãy ưu tiên chọn những sản phẩm có giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo dựng niềm tin đối với khách hàng.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh cơm văn phòng cho chủ kinh doanh từ A-Z
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về đồ ăn chay, cũng như các kinh nghiệm, bí kíp kinh doanh thực phẩm chay thành công. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của bePOS để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới bổ ích hơn nhé!
FAQ
Nên thiết kế nội thất, không gian quán chay theo phong cách nào?
Không gian của quán chay nên hướng tới sự yên tĩnh, thanh lịch và hài hòa. Bạn cũng có thể sử dụng không gian ngoài trời hoặc trang trí bằng cây xanh để tạo cảm giác thoải mái, trong lành.
Kinh doanh thực phẩm chay cần bao nhiêu vốn?
Khi mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm chay, số vốn cần có thường dao động từ 200 đến 300 triệu đồng trở lên, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của bạn. Các khoản chi phí cơ bản bao gồm phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, trang trí cửa hàng, chi phí nhập nguyên liệu chế biến món chay, và các loại thuế phải nộp theo quy định.
Follow bePOS: