Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng quan tâm và mong muốn đạt được. Đây chính là cơ sở để đánh giá được thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, lợi nhuận là gì? Cách tính lợi nhuận cho doanh nghiệp như thế nào? Và làm sao để tối đa hoá thu nhập của một doanh nghiệp? Cùng bePOS tìm hiểu ngay qua những bài viết dưới đây nhé!
Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận (tên tiếng Anh là Profit), là một chỉ số biểu hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp với các chi phí đầu tư, chi phí phát sinh của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, đây chính là chỉ số phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh hiện tại của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận là kết quả tổng hợp cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về và khấu trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh (phí mua bán sản phẩm, dịch vụ, thuê mặt bằng, văn phòng, trả lương cho nhân viên,…). Dựa vào chỉ số lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để quyết định có tiến hành đầu tư hay không.
Các loại lợi nhuận
Hiện nay, lợi nhuận được chia thành hai loại chính, đó là lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng. Mỗi loại lợi nhuận sẽ phản ánh tình hình chi phí khác nhau của doanh nghiệp ở một mức độ nhất định.
- Lợi nhuận gộp (tên tiếng Anh là Gross Profit): Đây là khoản tiền thu được sau khi đã khấu trừ đi vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra (chi phí sản xuất, mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp).
- Lợi nhuận ròng (tên tiếng Anh là Net Profit): Đây là cách tính thu nhập doanh nghiệp đầy đủ và chi tiết nhất. Khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã được khấu trừ đi toàn bộ các nguồn chi phí đầu tư vào sản phẩm (giá vốn, chi phí vận hành, quản lý,…) và bao gồm cả thuế.
- Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế, hay còn gọi EBIT, là số tiền đã khấu trừ các khoản chi phí từ doanh thu, nhưng chưa thanh toán thuế cho nhà nước. Chi phí khấu trừ ở đây bao gồm chi phí cố định (thuê nhà xưởng, trả lương,…) và chi phí biến đổi (nguyên vật liệu, chi phí liên quan đến sản xuất,…).
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế, cách gọi khác của lợi nhuận ròng, là số tiền còn lại từ doanh thu, sau khi đã trừ đi tổng chi và thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế càng cao chứng tỏ cổ đông lãi nhiều, cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt.
Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận có vai trò vô cùng quan trọng đối với cả doanh nghiệp, người lao động và nền kinh tế của đất nước, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận của một doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để có thể đánh giá khách quan được tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có đang hoạt động tốt không, các nguồn thu có đảm bảo nhiều hơn những nguồn chi đã bỏ ra không, hay tình hình lợi nhuận của từng giai đoạn có ổn định và tăng trưởng không.
Mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp luôn hướng tới đó chính là nâng cao lãi theo từng giai đoạn. Qua những số liệu đó, doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra đánh giá và xây dựng chiến lược kinh doanh mới, cũng như điều chỉnh lại cho phù hợp nhất.
Lợi nhuận có tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính. Khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi, thu được lợi nhuận cao thì mới đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ, chi phí cố định và phát triển những dự án kinh doanh mới. Ngoài ra, kinh doanh thu được lãi còn đảm bảo khả năng xoay vòng vốn, cân đối nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
Đối với người lao động
Lợi nhuận không chỉ mang lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà còn mang đến cho người lao động rất nhiều lợi ích. Khi doanh nghiệp hoạt động tốt, thu được lãi thì chắc chắn người lao động cũng sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ tốt như mức lương cao, tiền thưởng tăng, phụ cấp tăng,… Vì vậy, người lao động sẽ ngày càng tin tưởng vào doanh nghiệp, cố gắng cống hiến hết sức lực của mình để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc.
Đối với nền kinh tế
Tưởng như lợi nhuận chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đến người lao động, tuy nhiên lợi nhuận còn có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế chung của mỗi quốc gia. Hiểu một cách đơn giản, khi doanh nghiệp hoạt động thu được lợi nhuận cao thì nền kinh tế của đất nước mới có thể phát triển được.
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh đều phải có trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước. Doanh nghiệp có thu nhập càng cao thì mức thuế phải nộp cũng càng cao. Những khoản thuế đó sẽ giúp gia tăng ngân sách của Nhà nước và được sử dụng với mục đích vì cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.
Cách tính lợi nhuận
Lợi nhuận của một doanh nghiệp được tính dựa theo công thức sau đây:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng doanh thu: Tổng số tiền mà doanh nghiệp thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Tổng chi phí: Tổng số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh. Các chi phí đó có thể kể đến là tiền vốn, tiền thuê mặt bằng, tiền quảng cáo, tiền lương nhân viên,…
Đối với lợi nhuận gộp
Cách tính lợi nhuận gộp được thể hiện như sau:
Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu – Vốn – Chi phí
Có một điều cần lưu ý rằng, doanh nghiệp cần ước lượng mức thuế và các khoản chi phí liên quan để tránh tình trạng hoang mang khi thấy doanh số bán hàng nhiều nhưng số tiền thu lại được không được bao nhiêu. Nếu doanh nghiệp muốn nắm bắt được lợi nhuận là bao nhiêu thì nên xem xét và tìm hiểu từ số liệu lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế.
Ví dụ, báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 của Walmart vào năm 2019 cho thấy công ty đạt doanh thu 123,9 tỷ USD. Giá vốn bán hàng của Walmart trong quý này là 93 tỷ USD. Khi này, Gross Profit đạt được là: 123,9 tỷ – 93 tỷ = 30,9 tỷ USD.
>> Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì và hướng dẫn cách tính lợi nhuận gộp
Đối với lợi nhuận ròng
Cách tính lợi nhuận ròng được thể hiện như sau:
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – % Thuế doanh nghiệp – 10% VAT
Trong đó:
- Tổng doanh thu = Giá bán x Số lượng hàng hoá đã bán ra
- Tổng chi phí đầu tư thường sẽ chiếm khoảng 30%
- Thuế giá trị gia tăng (VAT) là 10%
- Thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp: Nếu doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm thì mức thuế là 20%. Nếu doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm thì mức thuế là 22%. Các hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác dầu khí hay các loại tài nguyên quý hiếm có mức thuế là 32-50%.
**Lưu ý, đây là các mức thuế hiện đang được áp dụng tại Việt Nam. Tại mỗi quốc gia sẽ có cách tính loại thuế và hoàn thuế khác nhau.
Lấy ví dụ, công ty A đạt doanh thu 800 triệu trong quý 1/2022, tổng chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh là 250 triệu, thuế suất phải chịu là 20%. Khi này, ta có lợi nhuận sau thuế, hay lợi nhuận ròng là: 800 triệu – 250 triệu – (20% x 800 triệu) = 390 triệu.
>> Xem thêm: Lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng năm 2022 và những kiến thức liên quan
4 cách tăng lợi nhuận hiệu quả cho doanh nghiệp
Tìm kiếm & xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng
Xây dựng nguồn khách hàng tiềm năng là một cách tăng lợi nhuận cực hiệu quả, gồm những phương pháp như sau:
- Mối quan hệ cá nhân: Mối quan hệ cá nhân đến từ chính gia đình, bạn bè, của bạn. Đây là những người có sự tin tưởng với bạn và sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, họ có thể giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến những người khác.
- Thông qua các hội thảo: Một số ngành nghề thường xuyên tổ chức hội thảo, như du học, học Tiếng Anh, dịch vụ marketing,… Tại hội thảo thường xuất hiện nhiều khách hàng tiềm năng, nên bạn có thể tham dự để kết nối với cộng đồng dễ dàng hơn.
- Thông qua Internet: Để xây dựng nguồn khách hàng này, bạn cần tập trung phát triển marketing online, như marketing trên Facebook, TikTok, SEO website,… Ưu điểm của cách này là không tốn nhiều chi phí, dễ triển khai và hầu hết ngành nghề nào cũng áp dụng được.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là tỷ lệ dựa trên số lượng khách chốt đơn và khách truy cập trang bán hàng, thường biểu thị dưới dạng %. Ví dụ, website bán đồ gia dụng có 550 khách truy cập, trong đó có 260 lượt mua hàng, thì tỉ lệ chuyển đổi là 260/550 x 100% = 47%.
Để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần nâng cao chất lượng giao diện để tối ưu trải nghiệm người dùng, như tốc độ tải trang, sự dễ dàng của việc thực hiện các thao tác,… Ngoài ra, nội dung bài viết, hay các nội dung bán hàng phải đủ hấp dẫn, thu hút người đọc. Thông tin về sản phẩm, dịch vụ phải chính xác, đầy đủ, nên kèm theo hình ảnh rõ nét, chân thực để khách hàng tin mua.
Tăng tỷ suất lợi nhuận
Đây là nội dung bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu làm thế nào để đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp. Một số gợi ý để tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp là:
- Tăng hiệu quả quản lý: Quy trình quản lý doanh nghiệp phải đạt hiệu quả cao hơn, tối ưu về thời gian và tối đa năng suất. Ví dụ, kiểm hàng tồn kho sử dụng phần mềm thông minh, vừa nhanh chóng lại không bị nhầm lẫn.
- Giảm chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động tăng sẽ làm lãi giảm, cho thấy doanh nghiệp đang làm việc thiếu hiệu quả. Ví dụ, bạn thuê nhiều nhân viên khiến chi phí trả lương tăng, trong khi đó nhiệm vụ các vị trí lại bị chồng chéo, nhân sự không phát huy hết năng lực.
- Tăng độ tin cậy của thương hiệu: Đây cũng là một cách tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, những khách hàng đã dùng thử dịch vụ 1 lần, cảm thấy tin tưởng, thì họ sẽ tiếp tục sử dụng vào những lần tới. Chi phí chăm sóc khách hàng cũ nhỏ hơn nhiều so với chi phí marketing thu hút khách hàng mới.
Tăng doanh thu trung bình mỗi lần bán
Ngoài ra, bạn có thể tăng kích thước giỏ hàng, hoặc giá trị đơn hàng trung bình, như up-sale hoặc bán chéo. Lấy ví dụ, các quán cafe gợi ý khách hàng dùng size L thay cho size M, vì khoản tiền chênh lệch giữa 2 size này khá ít, chỉ khoảng 5,000 VNĐ. Thực chất, vai trò của size M trong menu là để kích thích khách hàng up size, tạo cảm giác nhận được khoản hời lớn.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp tăng doanh thu trung bình mỗi lần bán bằng cách thay đổi cách trưng bày sản phẩm. Những sản phẩm đem lại lãi cao thường được đặt tại các vị trí chiến lược tại cửa hàng, hoặc trong menu, thu hút sự tò mò của khách hàng.
Làm cách nào để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp?
Tối đa hoá lãi là một trong những hoạt động mà các doanh nghiệp phải thực hiện. Vậy cách tối đa hóa lợi nhuận là gì? Dưới đây là hai định hướng mà doanh nghiệp có thể tham khảo thực hiện.
Đẩy mạnh doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng của bạn có thể ngày càng tăng lên khi làm theo một trong những cách sau:
- Áp dụng chiến lược tiếp thị phù hợp: Áp dụng tốt các chiến lược tiếp thị, cải tiến chất lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ thị trường để đưa ra những đánh giá xem phân khúc nào phù hợp và có thể đem lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh doanh số bán hơn từ các loại sản phẩm/dịch vụ đó.
- Cải tiến sản phẩm, dịch vụ: Doanh nghiệp có thể tính lợi nhuận tối đa thông qua nâng giá sản phẩm/dịch vụ của mình lên, nếu sản phẩm được cải tiến chất lượng tốt hơn. Ban đầu sẽ nhận được ý kiến trái chiều hay phản đối từ một số khách hàng. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ thích thú với một sản phẩm/dịch vụ có chất lượng cao hơn, đem lại trải nghiệm tốt hơn, ngay cả khi họ phải chi nhiều tiền hơn.
- Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng: Tạo động lực cho nhân viên cũng là một cách để tăng doanh thu bán hàng. Khi nhân viên vui vẻ, hài lòng với các chế độ đãi ngộ, lương thưởng của doanh nghiệp, họ sẽ làm việc tốt hơn, cống hiến hết mình để tạo ra sản phẩm/dịch vụ tốt hơn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Sử dụng marketing đa kênh: Định hướng tất cả các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng vào sản phẩm/dịch vụ bằng cách mở rộng hình thức quảng cáo như trên truyền hình, đài radio, báo chí, email marketing, tiếp thị truyền thông, phát tờ rơi, poster,…
Cắt giảm các chi phí
Việc cắt giảm các chi phí sẽ giúp doanh nghiệp tính lợi nhuận tối đa. Để làm được điều này doanh nghiệp cần:
- Thường xuyên phân tích và nắm chắc toàn bộ các khoản thu – chi của trong hoạt động kinh doanh.
- Đàm phán, thương lượng với các nhà cung ứng để được giá rẻ hơn, đặc biệt là khi mua nguyên vật liệu với số lượng lớn.
- Tối ưu hoá quy trình sản xuất để tránh tình trạng lãng phí. Áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại giúp tiết kiệm thời gian, tăng năng suất và mở rộng sản xuất.
- Lựa chọn thuê ngoài khi cần thiết. Khi doanh nghiệp không thể tự mình thực hiện tất cả các công đoạn trong quá trình sản xuất, hay chi phí để sản xuất công đoạn đó đắt hơn thuê ngoài thì doanh nghiệp nên lựa chọn thuê từ bên ngoài. Thuê ngoài vừa tiết kiệm tiền, vừa đem lại năng suất cao, chất lượng sản phẩm được đảm bảo do họ đã có kinh nghiệm và năng lực trong công đoạn đó.
Như vậy, doanh nghiệp có thể áp dụng linh hoạt và phù hợp các biện pháp trên, giúp cho việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu được nhiều lãi hơn.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu lợi nhuận là gì cũng như nắm được cách tính lợi nhuận và tối đa hoá lãi cho doanh nghiệp. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, áp dụng thành công vào thực tế để doanh nghiệp ngày càng phát triển.
FAQ
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lãi của một doanh nghiệp?
Một số yếu tố ảnh hưởng đến lãi của doanh nghiệp là:
- Yếu tố con người
- Chất lượng và số lượng hàng hoá tiêu thụ
- Nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ
Lợi nhuận có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp?
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp thể hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Con số này phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định,… của doanh nghiệp đó.
Lợi nhuận doanh nghiệp có thể bị âm không?
Lợi nhuận doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị âm, khi doanh nghiệp đó bị lỗ nặng, hoặc mất mát về tài chính trong một thời gian nhất định. Ví dụ, doanh nghiệp đầu tư 500 ngàn USD mua thiết bị và đang bị lỗ 50 ngàn USD hàng năm, thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bị âm 10%.
Follow bePOS: