Mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản gồm những nội dung gì? Ký kết hợp đồng là bước rất quan trọng, cần được quan tâm kỹ lưỡng khi vay thế chấp tại ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được trang bị đầy đủ kiến thức về lĩnh vực này. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giới thiệu đến bạn mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản chuẩn và chính xác nhất hiện nay. Hãy cùng theo dõi nhé!
Vay thế chấp tài sản là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản, bạn phải nắm rõ khái niệm vay thế chấp là gì. Vay tiền thế chấp là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm. Cụ thể, khách hàng giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng để được xét duyệt cho vay. Trong trường hợp không thể trả nợ, phía ngân hàng sẽ xử lý tài sản đó, qua một số hình thức như đấu giá, đem bán,…
Một số đặc điểm cơ bản của hình thức vay ngân hàng thế chấp tài sản là:
- Phải có tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo phải thuộc sở hữu của người vay, hoặc thuộc sở hữu của bên thứ ba bảo lãnh, ủy quyền cho thế chấp tài sản.
- Khách hàng vẫn giữ nguyên quyền sở hữu: Phía ngân hàng chỉ giữ những giấy tờ liên quan, còn tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn.
- Tài sản là phương pháp đảm bảo khả năng trả nợ: Nếu đã đến thời hạn mà khách hàng không thể trả tiền, quyền sở hữu tài sản thế chấp sẽ thuộc về ngân hàng. Tài sản sẽ được xử lý qua một số cách như đấu giá, đem bán,…
Vay thế chấp được biết đến từ lâu và vẫn luôn là giải pháp hỗ trợ tài chính được nhiều khách hàng lựa chọn, nhờ nhiều lợi ích như:
- Hạn mức lớn: Bạn có thể được giải ngân từ 70% đến 100% giá trị bất động sản. Số tiền này sẽ giúp khách hàng giải quyết nhiều nhu cầu lớn. Ví dụ như mua nhà, đi du học, đầu tư kinh doanh,…
- Lãi suất ưu đãi: Lãi suất vay ngân hàng thế chấp tài sản thấp hơn nhiều so với các hình thức vay vốn khác. Ví dụ, lãi suất vay thế chấp tại Vietcombank là từ 7,7%/năm. Trong khi đó, lãi vay tín chấp rơi vào khoảng từ 10,8% đến hơn 15,6%/năm.
- Thời hạn vay dài: Thời hạn vay thế chấp có thể kéo dài từ 20 đến 25 năm. Điều này góp phần giảm áp lực về mặt tài chính cho khách hàng.
- Hình thức trả nợ linh hoạt: Nhiều ngân hàng có chính sách trả nợ rất đa dạng, tùy theo nhu cầu khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể sắp xếp, lên kế hoạch, phân bổ nguồn tài chính vào các công việc khác nhau.
Hợp đồng cho vay tiền có thế chấp tài sản là gì?
Hợp đồng cho vay tiền có thế chấp tài sản là một loại hợp đồng dân sự. Theo điều 385 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia. Để hợp đồng có hiệu lực, bạn phải đảm bảo một số yếu tố như năng lực dân sự, tự nguyện và không có nội dung phạm pháp.
Để đọc hiểu mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản, bạn cần nắm chắc khái niệm thế chấp tài sản. Đây là việc một bên dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nhưng không giao tài sản cho bên kia. Tất cả các thỏa thuận liên quan như loại tài sản, hạn mức, lãi suất đều được ghi nhận trong hợp đồng và các bên phải tuân thủ theo.
>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ hồng là gì? Cập nhật lãi suất và hạn mức vay thế chấp sổ hồng
Hợp đồng vay thế chấp gồm có những gì?
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp
Quyền và nghĩa vụ là phần quan trọng nhất trong mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản. Mặc dù mỗi giao dịch có nội dung khác nhau, nhưng nhìn chung đều gồm các yếu tố như sau.
Thứ nhất, về người vay:
- Người vay có nghĩa vụ giao giấy tờ và cung cấp thông tin liên quan đến tài sản cho ngân hàng, đồng thời đảm bảo độ chính xác của chúng. Không ít trường hợp người vay đã sử dụng sổ hồng giả, báo cáo tài chính giả,… để vay tiền thế chấp.
- Với hình thức thế chấp, người vay vẫn được giữ và sử dụng, khai thác tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, họ phải bảo quản, giữ gìn, không phá hoại, không được bán, trao đổi,… tài sản trong thời gian đang thế chấp.
- Phải giao lại tài sản cho ngân hàng nếu đã đến thời hạn mà không thể trả nợ.
Thứ hai, về phía ngân hàng cho vay thế chấp:
- Ngân hàng có nghĩa vụ giải ngân theo đúng thỏa thuận.
- Ngân hàng phải trả lại giấy tờ đã nhận sau khi bên vay đã thanh toán hết khoản nợ.
- Nếu giá trị tài sản đảm bảo lớn hơn tổng số tiền phải trả, ngân hàng sẽ hoàn lại phần thừa cho bên vay.
Lãi suất trong mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản
Lãi suất là nội dung cần chú ý trong mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản. Các bên có thể hoàn toàn tự thỏa thuận lãi suất vay thế chấp, miễn đáp ứng quy định của pháp luật. Trong tập quán vay tiền thế chấp tài sản, mức lãi suất thường tuân theo chính sách sẵn có của ngân hàng và không chênh lệch quá nhiều. Ngoài ra, trong vài tháng đầu thường áp dụng lãi cố định, các tháng sau là lãi thả nổi.
Thời hạn vay và phương thức giao dịch tiền
Thời hạn vay và phương thức giao dịch cũng là nội dung không thể thiếu trong mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản. Các bên phải quy định rõ ràng và thực hiện theo thỏa thuận. Thời hạn có thể được tính chính xác đến từng ngày, tháng và năm. Phương thức giao dịch có thể là chuyển qua tài khoản ngân hàng, hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt.
Hình thức hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản
Vậy mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản có hình thức như thế nào? Về cơ bản, hợp đồng phải đảm bảo một số yếu tố hình thức như sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Thông thường, dòng “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” sẽ được in hoa, dòng còn lại in thường, viết hoa chữ cái đầu và cách nhau bằng gạch nối ngang.
- Tên gọi hợp đồng: Phải ghi chính xác tên gọi hợp đồng. Ví dụ, nếu bạn vay thế chấp mà tên ghi chung chung là “Hợp đồng vay tiền” thì sẽ không đảm bảo về mặt pháp lý.
- Thông tin các bên tham gia: Đây là phần rất quan trọng, xác định rõ danh tính của hai bên và là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Thông tin thường sẽ bao gồm họ và tên, địa chỉ thường trú, số CMND/CCCD, số điện thoại,… Nếu là công ty, phần này phải ghi rõ người đại diện ký kết hợp đồng, thông tin liên quan đến người đó và thông tin của công công ty.
Mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản mới nhất, đầy đủ nhất hiện nay
Để mang lại cái nhìn cụ thể hơn cho bạn đọc, dưới đây bePOS sẽ cung cấp mẫu hợp đồng vay tiền thế chấp tài sản mới và đầy đủ nhất hiện nay. Một hợp đồng vay thế chấp sẽ gồm tiêu chuẩn gồm 3 phần: mở đầu, thân và kết. Cụ thể như sau:
Phần mở đầu bao gồm tên hợp đồng được ghi một cách chính xác, cùng với các thông tin khác như số hiệu, ngày tháng năm ký kết. Ngoài ra, điểm khác biệt giữa hợp đồng vay thế chấp với các hợp đồng vay khác là bạn cần đơn xin vay theo mẫu của ngân hàng.
Phần thân là phần chính, cũng là nội dung quan trọng nhất của hợp đồng. Tại đây có ghi thông tin các bên tham gia hợp đồng, bao gồm người vay (người thế chấp) và người cho vay (người nhận thế chấp). Các điều khoản được đánh theo thứ tự lần lượt tự 1, quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ các bên, lãi suất, thời hạn,…
Phần kết trình bày hiệu lực của hợp đồng chính xác từ ngày, tháng, năm và số bản mỗi bên lưu giữ. Các bên ký chính xác họ và tên vào cuối hợp đồng. Ngoài ra, bạn cần có giấy xác nhận của văn phòng công chứng để đảm bảo việc ký kết diễn ra đúng luật pháp.
Thỏa thuận vay thế chấp nhà đất là dạng hợp đồng vay tiền có tài sản đảm bảo phổ biến nhất hiện nay. Để nghiên cứu chi tiết, bạn hãy tải mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu TẠI ĐÂY.
Bảo hiểm khoản vay thế chấp
Đây là vấn đề khá nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản. Hiểu đơn giản, đây là số tiền mà khách hàng bỏ ra để mua bảo hiểm cho khoản vay thế chấp của mình. Phương pháp được áp dụng giúp làm tăng khả năng trả nợ của khách hàng. Ví dụ, một số ngân hàng áp dụng bảo hiểm chống cháy nổ cho tài sản bảo đảm là nhà ở.
Theo quy định pháp luật Việt Nam, khách hàng không bắt buộc phải mua bảo hiểm khi vay tiền. Tuy nhiên, trong thực tế, không người rơi vào tình trạng bị “ép” mua mới có thể vay tiền. Điều này gây ra sự hoang mang và lo lắng cho người đi vay, bởi họ sợ phải “gánh” thêm áp lực đóng tiền bảo hiểm bên cạnh khoản vay đang có.
>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng nào rẻ nhất, lãi suất tốt nhất hiện nay?
Trên đây, bePOS đã trình bày mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản đầy đủ nhất hiện nay. Bên cạnh hình thức vay thế chấp, vay tín chấp cũng là một giải pháp tài chính được khá nhiều người lựa chọn bởi các ưu điểm như: không cần tài sản đảm bảo, thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh chóng.
Nếu không có tài sản thế chấp, bạn có thể tìm đến hình thức vay tín chấp không tài sản bảo đảm. Hiện nay, bePOS đang triển khai nhiều gói vay tín chấp và thế chấp hỗ trợ vốn kinh doanh. Nếu vay thế chấp, bạn được nhận hạn mức lên đến 7 tỷ, lãi 9%/năm. Còn gói vay tín chấp có hạn mức tối đa 1,6 tỷ, lãi suất chỉ từ 1,59%/tháng. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy điền ngay vào form đăng ký dưới đây nhé!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
FAQ
Vay thế chấp có khác vay cầm cố tài sản không?
Đây là nội dung nhiều người quan tâm khi tìm hiểu mẫu hợp đồng vay tiền có thế chấp tài sản. Bạn nên nhớ rằng hai hình thức vay này khác nhau hoàn toàn. Vay cầm cố yêu cầu bên vay phải chuyển giao tài sản cho bên còn lại.
Trong khi đó, ở hình thức vay thế chấp, bên vay vẫn giữ quyền giữ, sử dụng, thậm chí khai thác tài sản để kiếm lợi nhuận. Phía ngân hàng sẽ chỉ giữ giấy tờ liên quan và sẽ trả lại khi bạn đã hoàn thành nghĩa vụ.
Có được phép tất toán khoản nợ vay thế chấp trước thời hạn không?
Bạn được phép tất toán khoản nợ trước thời hạn, tuy nhiên thường phải chi thêm phí trả trước. Một số ngân hàng có chính sách cho phép bạn tất toán mà không cần trả thêm phí trong thời hạn nhất định.
Follow bePOS: