Trang chủBlogs Bán lẻMô hình kinh doanh đại lý là gì? Từ A-Z các bước mở đại lý kinh doanh

Mô hình kinh doanh đại lý là gì? Từ A-Z các bước mở đại lý kinh doanh

Tháng mười một 11, 2023
Thanh Ngoan
645 Đã xem

Mở đại lý kinh doanh là một hình thức kinh doanh tiềm năng mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư. Đồng thời hình thức này cũng có độ rủi ro thấp so với tự thành lập cơ sở kinh doanh riêng. Với những người muốn khởi nghiệp mở đại lý kinh doanh cần hiểu rõ về đặc điểm và cách thức mở đại lý. Cùng bePOS tìm hiểu chi tiết mô hình kinh doanh đại lý là gì trong bài viết sau.

Mô hình kinh doanh đại lý là gì?

Đại lý là trung gian kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Họ sử dụng thương hiệu có sẵn của doanh nghiệp để cung cấp sản phẩm tới khách hàng. 

Mô hình kinh doanh đại lý là quan hệ thương mại diễn ra giữa doanh nghiệp và đơn vị đăng ký làm đại lý. Trong đó bên đăng ký làm đại lý có thể nhận được lợi nhuận, chiết khấu hoặc các ưu đãi theo thỏa thuận cụ thể của cả hai bên. Mô hình kinh doanh này thường phù hợp với các thương hiệu nổi tiếng có sẵn trên thị trường.

mo-hinh-kinh-doanh-dai-ly-la-gi
Khái niệm mô hình kinh doanh đại lý

Phân loại các hình thức trong mô hình kinh doanh đại lý

Mô hình kinh doanh đại lý có thể hiểu đơn giản là các cửa hàng buôn bán với quy mô lớn và giá cả thường rẻ hơn so với những nhà bán lẻ khác. Hiện nay có nhiều hình thức đại lý khác nhau, mỗi loại đều mang đặc điểm riêng biệt. Do đó, bạn cần cân nhắc chọn lựa loại hình kinh doanh phù hợp nhằm đạt được lợi nhuận cao và tối ưu hóa chi phí. Dưới đây là 3 loại mô hình kinh doanh đại lý phổ biến:

  • Đại lý độc quyền: Thường là đại lý cấp 1, là một hình thức đặc biệt trong đó bên giao đại lý chỉ ủy quyền cho một đối tác đại lý cụ thể để mua bán hoặc cung cấp một số mặt hàng, dịch vụ nhất định tại một khu vực xác định.
  • Tổng đại lý cung ứng hàng hóa, dịch vụ: Đại diện cho toàn bộ hệ thống, có quyền lực cao, quản lý các đại lý nhỏ và thực hiện việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
  • Đại lý bao tiêu: Thực hiện giao dịch toàn bộ hoặc cung ứng đầy đủ dịch vụ cho bên đại lý. Nhà sản xuất ấn định giá của hàng hóa cho đại lý trong loại hình này.
cac-hinh-thuc-trong-mo-hinh-kinh-doanh-dai-ly
Các hình thức trong mô hình kinh doanh đại lý

Những thông tin quan trọng cần nắm rõ trước khi bắt đầu kinh doanh đại lý

Dưới đây là một số thông tin quan trọng chủ kinh doanh cần biết trước khi có ý định tham gia mô hình kinh doanh đại lý. 

Thù lao đại lý tính như thế nào?

Trong mô hình kinh doanh đại lý, bên đại lý thường thực hiện mua bán dưới danh nghĩa của chính mình và nhận thù lao theo các hình thức khác nhau. Thù lao có thể được chi trả dưới dạng hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

  • Thù lao theo hình thức hoa hồng: Là cách chi trả thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm, dựa trên giá mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà bên giao đại lý đã ấn định.
  • Thù lao theo chênh lệch giá: Trong trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, bán hoặc hoa hồng, thù lao sẽ được tính dựa trên chênh lệch giá giữa giá giao đại lý và giá bán cho khách hàng.
  • Trường hợp không thỏa thuận mức thù lao: Nếu không có thỏa thuận về mức thù lao, nó có thể được xác định dựa trên mức thù lao đã được trả trước đó, hoặc dựa trên mức thù lao trung bình áp dụng cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ đã được chi trả cho các đại lý khác. 
thu-lao-dai-ly-tinh-nhu-nao
Thù lao của mô hình kinh doanh đại lý tính như nào?

Quyền sở hữu của đại lý đối với các loại hàng hóa, dịch vụ?

Quyền sở hữu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ trong mô hình kinh doanh đại lý được xác định như sau:

Bên giao đại lý sẽ giữ quyền sở hữu đối với các loại hàng hóa và cung cấp tiền cho bên đại lý. Tuy nhiên, bên đại lý được phép đánh giá và xem xét chất lượng của hàng hóa và dịch vụ từ bên giao đại lý.

Trong trường hợp có vi phạm, nếu lỗi là do bên đại lý, họ sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa và dịch vụ đó. Ngược lại, nếu vi phạm xuất phát từ bên giao đại lý, họ sẽ chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm đó.

quyen-so-huu-san-pham-dich-vu-cua-dai-ly
Quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ của đại lý

Thời hạn đại lý

Hợp đồng đại lý sẽ chấm dứt sau một khoảng thời gian hợp lý, nhưng không ít hơn 60 ngày kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng mở cửa hàng đại lý.

Nếu bên giao đại lý là người thông báo chấm dứt hợp đồng, bên đại lý có quyền đòi hỏi một khoản bồi thường cho thời gian đã làm đại lý.

Tuy nhiên, nếu bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng là phía đại lý, thì đại lý không có quyền đòi hỏi bên giao đại lý phải bồi thường cho thời gian đã làm đại lý.

thoi-han-dai-ly-la-bao-lau
Thời hạn đại lý là bao lâu?

Điều kiện để trở thành đại lý

Để trở thành cửa hàng đại lý, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh, đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền.
  • Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể của bạn cần phải đăng ký trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

Các điều kiện trên được coi là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từng doanh nghiệp có thể áp đặt các tiêu chuẩn riêng để lựa chọn đại lý, cũng như áp đặt các quy định ràng buộc đặc biệt đối với đại lý bán hàng.

Do đó, trước khi ký hợp đồng, bạn nên thảo luận và hiểu rõ tất cả các điều khoản để tránh rủi ro và tranh chấp trong tương lai.

dieu-kien-tham-gia-mo-hinh-kinh-doanh-dai-ly
Điều kiện để tham gia mô hình kinh doanh đại lý

Nên mở đại lý kinh doanh gì ít vốn lãi nhiều?

Bạn có thể tham khảo một số mô hình đại lý kinh doanh vốn ít, lời nhiều: 

  • Mở đại lý gạo: Với nhu cầu lớn về thực phẩm, đặc biệt là gạo, buôn bán gạo đứng đầu danh sách ưu tiên của người tiêu dùng. 
  • Mở đại lý bánh kẹo, cửa hàng tạp hóa: Với khoảng vốn khoảng 30 triệu đồng, có thể mở tiệm tạp hóa tại nhà. Đây là mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng cao. 
  • Mở đại lý gas: Mở cửa hàng bán lẻ gas tại nhà, đặc biệt là gần các khu dân cư hoặc khu công nghiệp, là một ý tưởng kinh doanh hấp dẫn. 
  • Đại lý dầu gội thiên nhiên: Trong bối cảnh xu hướng sử dụng sản phẩm thiên nhiên ngày càng tăng, kinh doanh dầu gội thiên nhiên là một ý tưởng kinh doanh khả thi. Với số vốn dưới 10 triệu đồng, có thể bắt đầu kinh doanh dầu gội thiên nhiên. 
  • Đại lý đồ gia dụng: Đăng ký làm đại lý cấp dưới và phân phối qua các sàn thương mại điện tử giúp đạt được lợi nhuận cao. Với vốn đầu tư từ vài chục triệu đồng, bạn có thể kinh doanh đồ gia dụng online và tận dụng livestream để thu lời.
  • Đại lý sơn: Mô hình kinh doanh đại lý sơn đặc biệt hấp dẫn trên thị trường với chi phí khởi điểm khoảng 50 triệu đồng. Mức độ cạnh tranh thấp và chiết khấu từ nhà phân phối lớn giúp thu hồi vốn nhanh chóng. 
  • Đại lý mỹ phẩm: Các thương hiệu mỹ phẩm thường trích lợi nhuận cao cho các đại lý. Số vốn cần chuẩn bị để kinh doanh mỹ phẩm dao động từ 50 – 300 triệu đồng tùy theo quy mô đại lý.
nen-mo-mo-hinh-kinh-doanh-dai-ly-gi
Nên mở đại lý bán hàng gì?

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở đại lý gạo vốn ít lời nhiều 

Các bước mở đại lý kinh doanh

Để làm mô hình kinh doanh đại lý cho các nhãn hàng, bạn cần thực hiện những bước sau: 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

Để hiểu rõ về thị trường ngành hàng bạn muốn kinh doanh, việc tra cứu thông tin từ sách, báo, internet rất quan trọng. Bạn cần đặt ra những câu hỏi cơ bản như: Nên mở đại lý gì? Ai là khách hàng của bạn? Thị trường có nhu cầu cho sản phẩm đó không?

Bước nghiên cứu thị trường này đóng vai trò quyết định trong việc đưa ra những quyết định sáng tạo và phù hợp.

nghien-cuu-thi-truong-va-chon-san-pham-kinh-doanh
Nghiên cứu thị trường trước khi làm đại lý cho các nhãn hàng

Bước 2: Xác định rõ nguồn vốn

Đối với mọi mô hình kinh doanh đại lý, việc xác định nguồn vốn là bước quan trọng. Ngay cả khi kinh doanh online theo hình thức đặt hàng, bạn cũng cần có nguồn tiền để mua hàng trước cho khách. 

Hãy đặt ra câu hỏi: “Tôi có bao nhiêu vốn hiện tại? Có cần vay thêm hay huy động vốn không?” Nguồn vốn sẽ định hình mặt bằng kinh doanh, lượng hàng tồn, cơ sở vật chất,…. và ảnh hưởng đến nhiều quyết định chiến lược khác nhau.

xac-dinh-nguon-von-kinh-doanh-dai-ly
Xác định nguồn vốn để mở mô hình kinh doanh đại lý

Bước 3: Lựa chọn hình thức đại lý phù hợp

Trong quá trình xây dựng mô hình đại lý, có 3 hình thức để bạn lựa chọn, mỗi hình thức mang đến hướng phát triển riêng biệt. Dựa vào tiềm năng và mục tiêu của bạn, quyết định chọn hình thức đại lý phù hợp. 

Bước 4: Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Khi quyết định mở đại lý, lựa chọn mặt bằng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bạn. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi chọn mặt bằng:

  • Vị trí, địa điểm: Xác định đúng vị trí có đối tượng khách hàng. Đảm bảo mặt bằng dễ tiếp cận và thuận tiện cho khách hàng.
  • Diện tích: Phù hợp với quy mô kinh doanh và lưu trữ hàng hóa, có đủ không gian trưng bày sản phẩm. 
  • Tiện ích: Có đủ hệ thống điện nước, mặt bằng đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. 
  • Chi phí: Đánh giá chi phí thuê mặt bằng so với ngân sách dự kiến.
  • Độ cạnh tranh: Xem xét các đối thủ cạnh tranh quanh khu vực mặt bằng. 
chon-mat-bang-kinh-doanh-dai-ly
Chọn mặt bằng cho mô hình kinh doanh đại lý

Bước 5: Lựa chọn nguồn cung  

Bạn phải chọn những nguồn cung uy tín, đưa ra các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp rõ ràng như: 

  • Chính sách hợp đồng rõ ràng: Giấy tờ, hợp đồng cần minh bạch, rõ ràng các quyền lợi, nhiệm vụ của hai bên. 
  • Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm nhận được phải đúng cam kết, đặc biệt là về chất lượng và nguồn gốc. Hàng hóa chính hãng và đủ số lượng đã thỏa thuận.
  • Chính sách giá cả: Giá cả phải tuân theo chính sách, khi có thay đổi cần được thông báo trước để tránh rủi ro. Đại lý có thể tham khảo giá ở nhiều nhà cung cấp để tìm ra mức giá phù hợp.

Bước 6: Đăng ký kinh doanh theo quy định 

Để hoạt động hợp pháp như một đại lý kinh doanh, sử dụng thương hiệu của nhà sản xuất, việc đăng ký kinh doanh là bước không thể thiếu. Nếu cần, đừng ngần ngại liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ thông tin chi tiết về thủ tục này.

dang-ky-kinh-doanh-dai-ly
Đăng ký kinh doanh đại lý

Bước 7: Xây dựng kế hoạch vận chuyển

Khi làm đại lý cho các mặt hàng có diện tích lớn như sắt, thép, hoặc vật liệu xây dựng, việc sở hữu kho lưu trữ là không thể thiếu. Trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là đối với những mặt hàng này, quan tâm đến vấn đề giao thông và phương tiện là rất quan trọng.

Với những đại lý chuyên mặt hàng nhẹ như hàng tiêu dùng, quy trình vận chuyển và phân phối có thể đơn giản hóa hơn. Bạn có thể tích hợp nơi bán và kho là một để tối ưu hóa quá trình này.

>> Xem thêm: Các bước để mở đại lý sữa thành công

Phân biệt đại lý bán lẻ và doanh nghiệp phân phối 

Đại lý bán lẻ và nhà phân phối đều là cầu nối đem sản phẩm của doanh nghiệp tới khách hàng. Tuy nhiên đại lý và nhà phân phối có những đặc điểm khác nhau. 

Tiêu chí Đại lý Nhà phân phối
Quy mô Cung cấp sản phẩm cho bên thứ ba và giữ vai trò trung gian thương mại. Liên kết trực tiếp giữa nhà sản xuất và đại lý, cửa hàng, người tiêu dùng.
Cách thức tiếp cận Cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng cuối cùng. Cung cấp hàng hóa tới nhiều đại lý hoặc có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Trách nhiệm Cam kết bán và nhập hàng, không bán sản phẩm kém chất lượng. Cung cấp thông tin kỹ thuật, chế độ ưu đãi và chịu trách nhiệm bảo hành.
Mối quan hệ Có liên hệ chặt chẽ với người tiêu dùng. Mối quan hệ với các nhà sản xuất và đại lý, cửa hàng.

Như vậy, đại lý chủ yếu tập trung vào việc cung cấp sản phẩm trực tiếp cho khách hàng cuối cùng. Nhà phân phối là cầu nối giữa nhà sản xuất và các đại lý, cửa hàng, và thậm chí có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 

Một số lưu ý để kinh doanh đại lý hiệu quả

Dưới đây là một số lưu ý để kinh doanh đại lý hiệu quả và thành công: 

  • Hiểu rõ nhu cầu thị trường và đối tượng khách hàng. 
  • Lựa chọn những nhà sản xuất hoặc nhà phân phối uy tín và chất lượng.
  • Xác định nguồn vốn hiện tại và cân nhắc về việc huy động thêm vốn khi cần thiết.
  • Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp mọi thắc mắc cũng như yêu cầu của khách hàng. 
  • Sử dụng các kênh tiếp thị trực tuyến và truyền thống một cách linh hoạt.
  • Lưu ý về chất lượng dịch vụ, hàng hóa đạt chuẩn.
  • Ứng dụng công nghệ vào quy trình kinh doanh bán hàng. 
  • Linh hoạt thích nghi với sự biến động của thị trường.
  • Thường xuyên đánh giá hiệu suất kinh doanh và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết. 
luu-y-khi-tham-gia-mo-hinh-kinh-doanh-dai-ly
Một số lưu ý khi tham gia mô hình kinh doanh đại lý

Trong bối cảnh đa dạng của thị trường kinh doanh, mô hình kinh doanh đại lý là một cơ hội hấp dẫn cho những người muốn khởi nghiệp. Điều quan trọng là lựa chọn đúng lĩnh vực kinh doanh để mở đại lý. Hãy cân nhắc và lên kế hoạch kỹ lưỡng để đạt được lợi nhuận tối ưu. 

FAQ 

Mô hình kinh doanh đại lý có nhược điểm gì cần lưu ý?

Mô hình kinh doanh đại lý có một số nhược điểm sau:

  • Đại lý thường phải đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp và khách hàng, đồng thời phải giữ cho mức lợi nhuận của mình ở mức cao.
  • Đại lý thường phải tìm kiếm khách hàng mới để duy trì hoạt động kinh doanh. 
  • Đại lý thường phải phụ thuộc vào nhà cung cấp để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà không được tự ý sáng tạo theo ý riêng. 

Hồ sơ mở đại lý gia đình gồm những gì? 

Để mở đại lý, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ (không cần công chứng) nếu chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ hộ kinh doanh và các thành viên gia đình nếu họ đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình).
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình).
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-hinh-kinh-doanh-dai-ly/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]