Trang chủBlogs Tài chínhTài sản đảm bảo là gì? Nguyên tắc, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm chi tiết nhất

Tài sản đảm bảo là gì? Nguyên tắc, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm chi tiết nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Chín 09, 2023
Avatar
Chu Hanh
462 Đã xem

Tài sản đảm bảo là khái niệm quen thuộc khi đi vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính. Để vay một số tiền lớn tại ngân hàng đòi hỏi bạn phải có tài sản đảm bảo. Vậy tài sản đảm bảo là gì? Những loại tài sản đảm bảo nào được thế chấp ngân hàng để vay vốn? bePOS sẽ giải đáp giúp bạn những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây. 

Tài sản đảm bảo là gì? Các loại tài sản đảm bảo 

Tài sản đảm bảo tiếng Anh là gì? Tài sản đảm bảo còn được gọi là tài sản thế chấp, tên tiếng Anh là Collateral là một loại tài sản mà bên cho vay (các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty tài chính, cá nhân,….) chấp nhận để đảm bảo cho một khoản vay. 

Tài sản đảm bảo có thể là bất động sản, giấy tờ có giá hoặc các loại tài sản khác theo quy định của bên cho vay. Tùy vào mục đích vay, hạn mức vay mà bên cho vay sẽ chấp nhận những loại tài sản đảm bảo khác nhau. 

tai-san-dam-bao-la-gi
Tài sản đảm bảo là gì? Tài sản đảm bảo tiếng anh là gì?

Trong trường hợp này, vai trò của tài sản đảm bảo sẽ là một hình thức bảo vệ bên cho vay khỏi những rủi ro như bên vay không thể trả khoản nợ. Lúc này, bên cho vay có thể thu tài sản đảm bảo và bán chúng, bù đắp vào phần lỗ, thiệt hại từ khoản cho vay. 

Các loại tài sản đảm bảo thông thường là: Nhà đất, công trình, cơ sở sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị nhà xưởng, tài sản hình thành trong tương lai, các giấy tờ có giá trị,…

Tài sản đảm bảo gồm những gì? 

Tài sản đảm bảo thường có 3 dạng: 

  • Vật có giá trị: Phương tiện giao thông (ô tô, xe máy,…), máy móc thiết bị, hàng hóa giá trị, đá quý,… 
  • Giấy tờ có giá: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, thương phiếu, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có thể quy đổi thành tiền. 
  • Quyền tài sản: Quyền sở hữu công nghệ, quyền góp vốn kinh doanh, quyền tác giả, quyền được nhận bảo hiểm,…. 

Tài sản đảm bảo thường được ngân hàng/công ty tài chính chấp nhận là bất động sản, hợp đồng bảo hiểm, giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá trị, xe cộ,…. Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đứng tên vay vốn trong hợp đồng vay ngân hàng. 

Tài sản đảm bảo còn có thể là tài sản hiện có hoặc chắc chắn được hình thành trong tương lai. Ví dụ: Vay tiền ngân hàng mua ô tô, xe ô tô chắc chắn là tài sản của người vay trong tương lai. 

tai-san-dam-bao-gom-nhung-gi
Tài sản đảm bảo là gì? Tài sản đảm bảo gồm những gì?

Tài sản đảm bảo cần thỏa mãn những tiêu chí gì?

Tài sản đảm bảo cần có 3 điều kiện sau: 

  • Tài sản đảm bảo phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo

Trừ một số trường hợp đặc biệt như quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp nhà nước. Nếu có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc trong một số trường hợp cụ thể sẽ được đem thế chấp để vay tiền. 

  • Là loại tài sản không bị cấm giao dịch

Một số loại tài sản dù thuộc sở hữu của bên đảm bảo, nhưng bị cấm chuyển nhượng, không được chấp nhận chuyển nhượng sẽ không trở thành tài sản đảm bảo được. 

Ví dụ: Tài sản bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật (cổ phần cổ đông bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm đầu công ty đăng ký doanh nghiệp cổ phần, cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng), tài sản bị cưỡng chế thi hành án, tài sản bị quốc hữu hóa. 

  • Là tài sản xác định được 

Tài sản đảm bảo có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được. Tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản thì thông tin mô tả phải phù hợp thông tin trên giấy chứng nhận. Tài sản là quyền tài sản thì thông tin mô tả phải thể hiện bằng tên của người đi vay. 

tieu-chi-cua-tai-san-dam-bao
Tài sản đảm bảo là gì? Tài sản đảm bảo có những tiêu chí gì?

>> Xem thêm: Thủ tục, quy trình vay thế chấp đầy đủ, chi tiết nhất

Điều kiện đối với giấy tờ, hồ sơ tài sản đảm bảo

Mỗi một loại tài sản sẽ có các hồ sơ giấy tờ khác nhau, phù hợp với quy định của pháp luật. Bao gồm: 

  • Tài sản đảm bảo là bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất (sổ đỏ, sổ hồng), các giấy tờ khác liên quan tới bất động sản 
  • Tài sản đảm bảo là chứng chỉ có giá: Như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu,… cần có bản gốc sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,… 
  • Tài sản đảm bảo là ô tô, xe máy: Cần có giấy đăng ký ô tô, xe máy, bảo hiểm ô tô xe máy 
  • Tài sản đảm bảo được đăng ký quyền sở hữu: Cần có bản chính quyền sở hữu tài sản 
  • Tài sản đảm bảo là các máy móc, thiết bị: Bạn cần có hợp đồng mua thiết bị, hóa đơn chứng từ, giấy chứng nhận nguồn gốc, tờ khai hải quan,… 
  • Tài sản đảm bảo cần đóng bảo hiểm: Cần chứng nhận bảo hiểm, quyền thụ hưởng 
  • Giấy tờ cá nhân: Như CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu,…. 
ho-so-tai-san-dam-bao
Hồ sơ tài sản đảm bảo

Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp ngân hàng

Theo Quyết định số 217/QĐ-NH1 quy định về các tài sản có thể dùng để thế chấp ngân hàng gồm: 

  • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền đất, gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng 
  • Với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp 
  • Cơ sở kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho,… các thiết bị, máy móc gắn với nhà máy, tàu biển, máy bay,…. 
  • Tài sản hình thành trong tương lai: Bất động sản hình thành sau thời điểm ký hợp đồng vay thế chấp, trở thành quyền sở hữu của khách hàng, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình, bất động sản khác,….
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật. 
quy-dinh-tai-san-dam-bao
Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp ngân hàng – Một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ

Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo là gì? 

Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo sẽ từ 60 – 70% giá trị tài sản đảm bảo. Với tài sản đảm bảo là bất động sản, tỷ lệ này tối đa 75%. Với trường hợp ngân hàng đẩy mạnh cho vay, ngân hàng/tổ chức tín dụng có thể nâng tỷ lệ lên tới 90 – 95% giá trị tài sản đảm bảo. 

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm là gì? 

Theo điều 299 Bộ luật dân sự 2013, các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo sẽ bao gồm: 

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận, hoặc theo quy định pháp luật 
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật quy định. 

Tài sản đảm bảo thường sẽ được xử lý khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ, bên cho vay sẽ xử lý tài sản. Các bên có thể thỏa thuận những trường hợp khác. Ngoài ra, tài sản có thể được xử lý khi có các quy định theo luật khác. 

cac-truong-hop-xu-ly-tai-san-dam-bao
Các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo là gì?

Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

Điều 303 của Bộ Luật dân sự 2015 quy định về các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. 

  • Bán đấu giá tài sản 
  • Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản 
  • Bên nhận đảm bảo nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm 
  • Phương thức khác. 
  • Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản đảm bảo theo 4 phương thức trên thì tài sản sẽ được bán đấu giá.

Quyền truy đòi tài sản bảo đảm là gì? 

Quyền truy đòi tài sản đảm bảo là quyền của bên nhận đảm bảo với tài sản đảm bảo đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 không thay đổi, hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản đảm bảo bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao về quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản đảm bảo không có căn cứ pháp luật. 

Quyền truy đòi tài sản đảm bảo không áp dụng với các tài sản: 

  • Tài sản đã được bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao về quyền sở hữu, có sự đồng ý của bên nhận đảm bảo, không được tiếp tục dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận 
  • Tài sản được bán, thay thế hoặc trao đổi theo quy định tại khoản 4, điều 321 Luật Dân sự 
  • Tài sản không còn, bị thay thế bằng tài sản khác 
  • Các trường hợp khác theo quy định pháp luật. 
quyen-truy-doi-tai-san-dam-bao
Quyền truy đòi tài sản đảm bảo – Một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ

>> Xem thêm: Kinh nghiệm vay thấu chi từ A-Z

Rủi ro tài sản đảm bảo là gì? 

Có nhiều loại tài sản đảm bảo có thể dùng trong các hợp đồng cho vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, một số loại tài sản có độ rủi ro cao, cụ thể:

Tài sản đảm bảo là bất động sản 

Đây là tài sản thường được ưu tiên lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên chúng cũng có một số rủi ro: 

  • Rủi ro kỳ hạn: Vay đầu tư bất động sản là những khoản vay trung, dài hạn. Kỳ hạn điều chỉnh lãi là 6 tháng – 1 năm. Vốn của ngân hàng là vốn điều động ngắn hạn, lãi suất linh hoạt. Do đó, sẽ có sự chênh lệch về kỳ hạn, lãi suất nên khi cho vay đầu tư bất động sản, ngân hàng nên cân đối khoản chênh lệch này 
  • Rủi ro thẩm định, xét duyệt khoản vay: Bất động sản là tài sản lớn, cần trình độ thẩm định chuyên môn cao, cán bộ ngân hàng cần nắm vững pháp lý để phê duyệt khoản vay
  • Rủi ro khi xác định diện tích, ranh giới của đất nông nghiệp, đất rừng 
  • Sổ đỏ, giấy tờ giả 
  • Nhiều người cùng đứng tên tài sản 
  • Rủi ro thay đổi chính sách quản lý đất đai, thay đổi quy hoạch của nhà nước 
  • Chủ đầu tư bỏ dở công trình nhà ở, căn hộ, dự án
  • Rủi ro cháy nổ nhà ở, dự án 
  • Với tài sản là nhà xưởng, kho bãi, đây chủ yếu là đất thuê, giới hạn bởi thời hạn vay và trả nợ. Do đó tài sản này có tính đảm bảo thấp hơn. 
rui-ro-tai-san-dam-bao
Rủi ro tài sản đảm bảo là gì?

Tài sản đảm bảo là động sản 

Với tài sản là ô tô, hàng hóa, thiết bị,… có rủi ro giá trị thường biến động, dễ bị mất giá trị, khấu hao nên khi trở thành tài sản đảm bảo cũng không có giá trị ổn định lâu dài. 

Hy vọng bài viết của bePOS đã giúp bạn hiểu thêm về khái niệm “Tài sản đảm bảo là gì”, vai trò của tài sản đảm bảo và những rủi ro của tài sản đảm bảo. Khi vay vốn, hãy cân nhắc lựa chọn tài sản đảm bảo để vay vốn. 

FAQ

Vay thấu chi có tài sản đảm bảo là gì?

Vay thấu chi là hình thức cho phép khách hàng sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản. Ngân hàng ứng cho bạn một hạn mức thấu chi và sẽ tính lãi suất của số tiền bạn chi tiêu vượt mức. Vay thấu chi có tài sản đảm bảo là hình thức vay thấu chi bạn cần có tài sản để đảm bảo với ngân hàng, hạn mức vay có thể lên tới 1 tỷ đồng. Thời gian vay lên tới 48 tháng với tài sản là bất động sản. 

Trái phiếu có tài sản đảm bảo là gì?

Đây là loại trái phiếu mà người phát hành cung cấp một tài sản được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu. Họ đưa ra mức lãi suất giảm với trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Nếu vỡ nợ, khách hàng không cần lo lắng bởi công ty sẽ chuyển tài sản thế chấp cho khách hàng.