Trang chủBlogs Tài chính[MỚI] Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đầy đủ nhất

[MỚI] Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đầy đủ nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2023
Trần Dung
805 Đã xem

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là những thuật ngữ thường được đề cập đến trong lĩnh vực kinh doanh. Vậy vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì? Hai loại vốn này khác nhau như thế nào? Hãy cùng bePOS so sánh vốn điều lệ và vốn chủ hữu qua bài viết dưới đây.

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu 

Hiện nay, chưa có một văn bản chính thức nào định nghĩa về vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế có thể hiểu vốn chủ sở hữu là loại vốn do chủ doanh nghiệp và các thành viên tại công ty liên doanh hay các cổ đông trong công ty cổ phần góp vào để nhằm mục đích phục vụ mọi hoạt động của doanh nghiệp đó.

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phá sản hay ngừng hoạt động kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ được ưu tiên dùng để trả các khoản nợ trước rồi mới chia đều cho cổ đông theo tỷ lệ vốn góp của họ.

thong-tin-lien-quan-den-von-chu-so-huu
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu – Hiểu rõ khái niệm từng thuật ngữ

Một số dạng thường gặp của vốn chủ sở hữu là:

  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Đây là số tiền, hoặc tài sản mà chủ sở hữu hoặc các cổ đông của công ty đóng góp vào. Vốn đầu tư chủ sở hữu gồm hai loại là cổ phần và thặng dư cổ phần. Cổ phần là số tiền thực tế mà cổ đông đóng góp và được ghi nhận dưới dạng cổ phiếu, còn thặng dư là khoảng chênh lệch giá cổ phiếu.
  • Lợi nhuận kinh doanh: Đây là số tiền lãi thu được sau khi triển khai hoạt động kinh doanh và trừ đi các khoản chi phí liên quan. Lợi nhuận này có thể được trích một phần cho vào quỹ để phát triển doanh nghiệp, hoặc không dùng để lập quỹ nhưng chưa phân phối tới cổ tức.
  • Chênh lệch tài sản và tỷ giá: Sự chênh lệch giá tài sản doanh nghiệp hiện có cũng được coi là vốn chủ sở hữu, ví dụ thay đổi giá bất động sản. Ngoài ra còn có chênh lệch tỷ giá hối đoái, phát sinh trong các trao đổi mua bán bằng ngoại tệ. 
  • Một số hình thức khác: Bên cạnh những nguồn vốn kể trên, vốn chủ sở hữu còn xuất hiện dưới hình thức như cổ phiếu quỹ, nguồn kinh phí sự nghiệp,…
loi-nhuan-kinh-doanh-la-von-chu-so-huu
Lợi nhuận kinh doanh cũng là một dạng vốn chủ sở hữu

>> Xem thêm: Giải đáp tất tần tật xung quanh vốn chủ sở hữu

Vốn điều lệ

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, bước tiếp theo bạn cần làm là đi tìm khái niệm vốn điều lệ. Tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn điều lệ như sau: 

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty. Đây là tổng mệnh giá cổ phần được bán hoặc được đăng ký mua khi bắt đầu thành lập công ty cổ phần.

Hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa quy định giới hạn nào cho về việc đăng ký vốn điều lệ. Tuy nhiên, một số ngành, nghề đặc thù vẫn cần phải đăng ký vốn điều lệ ở một mức nhất định thì mới đủ điều kiện kinh doanh.

thong-tin-ve-von-dieu-le-cua-doanh-nghiep
Thông tin liên quan về vốn điều lệ của doanh nghiệp

Căn cứ Điều 35 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ có thể là tiền đồng Việt Nam (VNĐ), vàng, quyền sử dụng đất, ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi (chẳng hạn đôla), quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật hay bất kỳ tài sản nào khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu muốn tăng hay giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi trong nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tổng hợp những quy định về vốn điều lệ bạn cần biết

So sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu 

Thông qua các định nghĩa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là gì, có thể thấy hai loại vốn này có mối quan hệ mật thiết nhưng không hề đồng nhất, ngược lại chúng có những điểm khác biệt. Dưới đây là bảng so sánh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu:

Tiêu chí so sánh Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu có thể thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu. Vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức góp vốn hoặc cam kết góp vốn cho doanh nghiệp
Cơ chế hình thành Vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ ngân sách Nhà nước, có thể là do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do vốn góp từ cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận trước đó hoặc từ các nguồn thu khác của doanh nghiệp. Vốn điều lệ là số vốn được hình thành dựa trên sự đóng góp của các thành viên trong doanh nghiệp, chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vào hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định. Loại vốn này được ghi nhận trong điều lệ của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ nợ Nguồn vốn chủ sở hữu không được coi là một khoản nợ nên không cần phải có nghĩa vụ nợ. Vốn điều lệ có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản nợ trước khi được chia đều cho các thành viên.
Ý nghĩa
  • Vốn chủ sở hữu phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và của các thành viên đã góp vốn trong doanh nghiệp.
  • Vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư khi đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. 
  • Sở hữu cổ phiếu có thể mang lại những nguồn lợi nhuận vốn hoặc gia tăng giá trị cổ phiếu cũng như cổ tức cho các cổ đông góp vốn.
  • Vốn điều lệ là sự cam kết mức độ trách nhiệm về vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân, tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp. 
  • Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư cực kỳ quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ là cơ sở để phân chia lợi nhuận và giải quyết rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên tham gia góp vốn.
phan-biet-von-dieu-le-va-von-chu-so-huu
Cách phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sổ hữu

Bên cạnh câu hỏi về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, nhiều người cũng thắc mắc vốn điều lệ và vốn đầu tư khác nhau thế nào. Vốn đầu tư được quy định với dự án đầu tư, trong đó có phần vốn góp của nhà đầu tư, thường áp dụng với các doanh nghiệp vốn FDI. Do vậy, đáp án cho câu hỏi vốn điều lệ và vốn đầu tư khác nhau thế nào là hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, bạn cần phân biệt rõ. 

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có mối liên hệ như thế nào?

Khi tìm hiểu về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, bạn phải nắm rõ mối quan hệ tương quan giữa hai khái niệm này, cụ thể:

  • Vốn điều lệ tăng để mở rộng quy mô doanh nghiệp: Vốn điều lệ có thể tăng để mở rộng quy mô doanh nghiệp, phát triển để thu lại lợi nhuận lớn. Khi lợi nhuận tăng, một phần trong đó sẽ được dùng để cộng vào vốn chủ sở hữu.
  • Nhiều thành viên cam kết góp vốn: Khi nhiều thành viên cam kết góp vốn, vốn điều lệ tăng, giúp uy tín doanh nghiệp tăng cao hơn, vì có nhiều người cùng chịu trách nhiệm. Khi đó, vốn chủ sở hữu cũng được ổn định, thúc đẩy kinh doanh, giảm thiểu các khoản nợ.
  • Phản ánh hiệu quả hoạt động công ty: Vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sử dụng vốn điều lệ, các nguồn lực hiện có để phát triển công ty. Vì vậy, vốn chủ sở hữu tăng, thì thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đóng góp vào, mở rộng quy mô công ty. 
moi-quan-he-giua-von-dieu-le-va-von-chu-so-huu
Tăng giảm vốn điều lệ có thể tác động đến vốn chủ sở hữu

>> Xem thêm: Vốn pháp định và vốn điều lệ – Phân biệt khái niệm và ý nghĩa

Ưu nhược điểm của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp

Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có những đặc điểm khác biệt riêng, vì vậy chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cụ thể:

Ưu nhược điểm của vốn chủ sở hữu

Bạn cần hiểu rõ ưu nhược điểm của vốn chủ sở hữu, cụ thể:

Ưu điểm:

  • Vốn chủ sở hữu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này một cách lâu dài. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng theo dự định, mục đích của mình, tự chủ quản lý chi tiêu mà không cần phải phụ thuộc vào bất cứ yếu tố nào. Từ đó giúp cho việc sử dụng nguồn vốn được tiến hành một cách nhanh chóng, tự chủ và linh hoạt hơn.
  • Vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Do đó, khi nắm trong tay nguồn vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ có thể chủ động đem đi đầu tư mà không cần phải đắn đo suy nghĩ về việc trả lãi vay. Tuy nhiên, mức chi phí cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giảm đi đáng kể.
  • Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Startup có thể thoải mái kinh doanh mà không phải lo lắng về gánh nặng mang nợ nần.
uu-diem-noi-troi-cua-von-chu-so-huu
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu – Ưu điểm của từng loại vốn

Nhược điểm:

  • Vốn chủ sở hữu cao hơn giá trị của khoản nợ
  • Việc đầu tư, hợp tác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như san sẻ giá trị lợi nhuận có thể khiến cho các chủ đầu tư phải chịu thiệt thòi. Hơn nữa, trong trường hợp việc kinh doanh thua lỗ thì các chủ sở hữu doanh nghiệp chính là người phải chịu trách nhiệm, trường hợp nghiêm trọng có thể bị mất vốn.
  • Kinh doanh có lãi sẽ được chia đều cho tất cả các cổ động tuỳ theo cổ phần sở hữu mà không được sở hữu cá nhân.
phan-chia-loi-nhuan-tu-von-chu-so-huu
Phân chia lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu

Ưu nhược điểm của vốn điều lệ

Vốn điều lệ có một số ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Vốn điều lệ là một cơ sở giúp phân định rõ ràng về quyền và lợi ích, cũng như nghĩa vụ của các nhà đầu tư góp vốn trong doanh nghiệp. Bởi loại vốn này xác định được tỷ lệ vốn góp hay sở số lượng cổ phần trong doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ là căn cứ pháp lý để khi xảy ra các trường hợp doanh nghiệp có tranh chấp, giải thể.
  • Vốn điều lệ là tiền đề cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để có thể thành lập vào một doanh nghiệp cần có nền tảng tài chính vững chắc. Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá khách quan về giá trị, khả năng duy trì và phát triển của doanh nghiệp đó.
  • Vốn điều lệ là cơ sở để đánh giá quy mô và mức độ hiệu quả công việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Một doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định sẽ có thể đầu tư vào nhiều dự án, lĩnh vực khác nhau để mở rộng phạm vi kinh doanh.
  • Vốn điều lệ vững chắc sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các đối tác.
von-dieu-le-co-nhung-uu-diem-gi
Hiểu rõ vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có những ưu điểm gì

Nhược điểm:

  • Vốn điều lệ sẽ quyết định vào tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề sẽ đầu tư kinh doanh.
  • Vốn điều lệ là số vốn ban đầu do các thành viên của doanh nghiệp góp vào hoặc cam kết góp vào. Do đó, trên thực tế, con số này chưa đủ lớn để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì, cũng như cách phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và có thể áp dụng để lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý cho doanh nghiệp!

FAQ

Vốn điều lệ bao gồm những yếu tố nào?

Thông thường các doanh nghiệp sẽ phải xem xét đến các yếu tố để quyết định vốn điều lệ, bao gồm:

  • Khả năng tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • Quy mô và phạm vi, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp kể từ khi thành lập.
  • Các dự án kinh doanh ký kết với các đối tác.

So sánh vốn chủ sở hữu và vốn vay, hai khái niệm nay khác nhau thế nào?

Bên cạnh vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, bạn cũng cần so sánh vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vốn vay là số tiền doanh nghiệp vay từ các cá nhân, tổ chức, ngân hàng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Vốn vay không phải vốn chủ sở hữu, vì chúng được dùng để tăng lợi nhuận, nhưng cũng có thể làm mất tiền người đi vay. Điều này cũng được thể hiện rõ trong công thức tính vốn chủ sở hữu, đó là trừ đi tổng khoản nợ phải trả.

Những ngành nghề nào quy định về điều kiện vốn điều lệ?

Đây cũng là nội dung nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Pháp luật Việt Nam không quy định về giới hạn vốn điều lệ tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kinh doanh với những ngành nghề yêu cầu điều kiện về vốn điều kiện như:

  • Dịch vụ bảo vệ
  • Ngân hàng
  • Bảo hiểm
  • Dịch vụ cho thuê lại lao động
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/von-dieu-le-va-von-chu-so-huu/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]