Trang chủBlogs Tài chínhVốn pháp định là gì? Quy định mới nhất về vốn pháp định 2024

Vốn pháp định là gì? Quy định mới nhất về vốn pháp định 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Phương Thảo
582 Đã xem

Vốn pháp định là gì? Liệu vốn pháp định và vốn điều lệ có giống nhau hay không? Ý nghĩa và quy định về vốn pháp định cho doanh nghiệp này như thế nào? Hãy cùng bePOS tìm hiểu thật kỹ nội dung vốn pháp định đối với từng ngành nghề riêng biệt qua bài viết sau. 

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là số tiền tối thiểu mà phải đầu tư theo quy định của pháp luật để thành lập một doanh nghiệp. Việc xác định vốn pháp định được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền và phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cũng như lĩnh vực ngành nghề cụ thể.

Chính phủ quy định các mức vốn cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp trong nước, dựa trên các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Ví dụ về vốn pháp định, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng không cần có ít nhất 50 tỉ đồng vốn pháp định, trong khi hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương và hàng không cần ít nhất 10 tỉ đồng.

von-phap-dinh-la-gi
Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định tiếng anh là gì?

Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mức vốn pháp định không phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể mà dựa trên tổng số vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định rằng vốn pháp định cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ít nhất bằng 30% tổng vốn đầu tư, trừ trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.

Quy định về vốn pháp định nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp có ít nhất một mức tài sản tối thiểu để đảm bảo cho khách hàng của họ, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có khả năng gây ra rủi ro cho khách hàng. Việc này cũng giúp hạn chế việc thành lập quá nhiều doanh nghiệp mà không có đủ vốn để hoạt động.

Đặc điểm của vốn pháp định

Hẳn bạn cũng đã không ít lần tự hỏi rằng đặc điểm của vốn pháp định là gì? Ở phần này của bài viết, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại vốn này với những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Phạm vi áp dụng của vốn pháp định: Chỉ áp dụng cho một số ngành nhất định. Mức vốn pháp định với mỗi ngành nghề sẽ có các mức tương ứng khác nhau.
  • Đối tượng áp dụng: Các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực quy định. Bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể,…
  • Ý nghĩa pháp lý: Giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được rủi ro phát sinh.
  • Thời điểm cấp: Trước khi doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động sẽ nhận được giấy xác nhận vốn pháp định.
  • Vốn pháp định không giống với vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng với khoản vốn pháp định.
  • Khác nhau giữ các ngành nghề: Vốn pháp định của các ngành nghề sẽ được quy định trong những văn bản pháp luật hoặc nghị định, thông tư,…
  • Phải phù hợp với vốn sở hữu: Trong khoảng thời gian doanh nghiệp hoạt động, số vốn sở hữu phải phù hợp với khoản vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn này.
dac-diem-cua-von-phap-dinh-la-gi
Đặc điểm của vốn pháp định là gì?

Ý nghĩa của vốn pháp định

Việc pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định đối với từng ngành nghề, lĩnh vực không phải là một quy định gây ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh. Mục đích, ý nghĩa khi pháp luật đưa ra những quy định này đó là bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đối tác cùng hoạt động trong lịch vực đó. 

Thông thường những ngành được pháp luật quy định vốn pháp định sẽ là các ngành nhạy cảm, có sự ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước, cũng như ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân. Ví dụ như: Ngân hàng – tín dụng, bất động sản…

Đây cũng là một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệp chứng minh được cho Nhà nước thấy tiềm lực kinh tế của mình trong lĩnh vực kinh doanh này, đủ để đảm bảo an toàn, quyền lợi của khách hàng khi phát sinh giao dịch với doanh nghiệp mình. 

Bên cạnh đó, cơ quan xác nhận mức vốn này sẽ luôn giám sát số vốn sở hữu của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin sớm nhất cho người tiêu dùng, chủ nợ khi có vốn chủ sở hữu giảm xuống dưới số vốn pháp định.

y-nghia-cua-von-phap-dinh-la-gi
Ý nghĩa của vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định có bắt buộc không?

Hiện nay, để tuân thủ tinh thần của Hiến pháp năm 2013, mục tiêu chính là thúc đẩy tự do kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, vốn pháp định không còn là một yếu tố mặc định trong Luật Doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một số ngành, lĩnh vực cụ thể.

Ví dụ:

Một số ngành chỉ yêu cầu đăng ký số vốn pháp định:

  • Dịch vụ kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: yêu cầu vốn pháp định là 6 tỷ đồng.
  • Hoạt động thông tin tín dụng: yêu cầu vốn pháp định là 30 tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển: yêu cầu vốn pháp định là 50 tỷ đồng.

Một số ngành yêu cầu vốn pháp định và đồng thời phải thực hiện việc đặt cọc (ký quỹ):

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: yêu cầu vốn pháp định là 100 triệu đồng và đặt cọc 100 triệu đồng.
  • Cho thuê lao động: yêu cầu vốn pháp định và đặt cọc là 2 tỷ đồng.
  • Dịch vụ việc làm: yêu cầu vốn pháp định và đặt cọc là 300 triệu đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động nước ngoài: yêu cầu vốn pháp định và đặt cọc là 1 tỷ đồng.
von-phap-dinh-co-bat-buoc-khong
Vốn pháp định có bắt buộc không?

Quy định về vốn pháp định đối với từng ngành nghề

Vốn pháp định không phải là loại vốn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được quy định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Quy định về vốn pháp định cho ngân hàng, tổ chức tín dụng

Mức vốn pháp định của các ngân hàng hay tổ chức tín dụng được nêu rõ tại Nghị định 86/2019/NĐ-CP như sau:

Ngân hàng và tổ chức tín dụng Số vốn pháp định
Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã 3.000 tỷ đồng
Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng
Chi nhánh các ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD
Công ty tài chính 500 tỷ đồng
Công ty cho thuê tài chính 150 tỷ đồng
Tổ chức tài chính vi mô 5 tỷ đồng 
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn 5 tỷ đồng 

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường

1 tỷ đồng

>> Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì? Giải đáp toàn bộ về khái niệm vốn chủ sở hữu

Quy định về vốn pháp định cho các ngành nghề khác

Đối với các ngành nghề khác, mức vốn pháp định sẽ được Nhà nước quy định như sau:

Ngành nghề Mức vốn pháp định
Dịch vụ bảo vệ Cơ sở nước ngoài: 1.000.000 USD
Dịch vụ kiểm toán Doanh nghiệp Việt Nam: Tối thiểu 5 tỷ đồng

Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài: 500.000 USD

Kinh doanh chứng khoán Từ 25 tỷ đồng đến 800 tỷ đồng
Dịch vụ lưu trú, đăng ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán Từ 900 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng
Bảo hiểm nhân thọ Các doanh nghiệp nước ngoài: 2 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt Nam: Từ 200 tỷ đồng đến 2.000 tỷ đồng

Trò chơi điện tử có thưởng Tối thiểu 200 tỷ đồng
Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm 15 tỷ đồng
Casino 2 tỷ USD
Kinh doanh đặt cược Từ 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng
Quản lý quỹ hưu trí tự nguyện 1.000 tỷ đồng
Sở giao dịch hàng hóa Từ 5 tỷ đồng đến 150 tỷ đồng
Nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh 10 tỷ đồng
Nhập khẩu hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt 7 tỷ đồng
Nhập khẩu hàng hóa đã qua sử dụng 7 tỷ đồng
Kinh doanh bán hàng đa cấp 10 tỷ đồng trở lên
Giáo dục nghề nghiệp Từ 5 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng
Dịch vụ việc làm 300 triệu đồng
Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng
Vận tải biển 5 tỷ đồng
Vận tải hàng không Từ 100 tỷ đồng đến 700 tỷ đồng
Cảng hàng không, sân bay 100 tỷ đồng
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay 30 tỷ đồng
Dịch vụ vận tải đa phương thức Tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương
án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật
Dịch vụ bưu chính Từ 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng
Dịch vụ viễn thông Từ 3 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng
Dịch vụ chứng thực chữ ký số Từ 5 tỷ đồng
Hoạt động nhà xuất bản 5 tỷ đồng
Cơ sở giáo dục đại học Từ 50 đến 1.000 tỷ đồng
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài,
văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại
Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
Tùy thuộc vào cấp độ trường và số lượng học sinh tại trường.
Dịch vụ lữ hành Từ 20 triệu đến 100 triệu đồng
Dịch vụ phát hành và phổ biến phim 200 triệu đồng
Nhập khẩu phế liệu 10% đến 20% giá trị lô hàng nhập
Kinh doanh vàng Từ 100 tỷ đến 3.000 tỷ đồng trở lên
quy-dinh-von-phap-dinh-tung-nganh-nghe
Quy định vốn pháp định của từng ngành nghề

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ

Nhiều người thắc mắc vốn pháp định có phải là vốn điều lệ không? Cùng phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ qua các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí  Vốn điều lệ  Vốn pháp định 
Khái niệm  Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên của công ty hoặc chủ sở hữu công ty đã cam kết góp hoặc đã góp vào khi thành lập các loại công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; hoặc tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu được yêu cầu theo quy định của một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Hiện nay, vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể.
Cơ sở xác định  Khi thành lập công ty, vốn điều lệ phải được đăng ký.

Vốn điều lệ có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Số tiền đăng ký của vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Pháp luật chuyên ngành quy định về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Nếu công ty dự định hoạt động trong ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn pháp định, thì số tiền đóng góp phải ít nhất bằng vốn pháp định.

Mức vốn  Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định cố định và được xác định theo từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Ký quỹ Vốn điều lệ: Không yêu cầu ký quỹ. Vốn pháp định: Một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thời hạn góp vốn Trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh trong ngành nghề có điều kiện.
Ý nghĩa pháp lý Vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Vốn pháp định là tiêu chuẩn để doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước rằng họ đủ tiềm lực kinh tế để hoạt động trong lĩnh vực này và bảo đảm an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và đối tác trong giao dịch kinh doanh của họ.

>> Xem thêm: Vốn điều lệ là gì? Ý nghĩa của vốn điều lệ với hoạt động kinh doanh

Trên đây là những thông tin cần phải biết giúp bạn giải đáp được câu hỏi “vốn pháp định là gì?”. bePOS hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về các chỉ số tài chính cần thiết để quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình hiệu quả. Chúc bạn thành công! 

FAQ

Vốn pháp định kinh doanh BĐS (bất động sản) là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP thì không có bắt buộc về mức vốn pháp định kinh doanh BĐS.

Doanh nghiệp có thể không đăng ký vốn pháp định mà vẫn hoạt động được không?

Vốn pháp định là loại vốn bắt buộc mà Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải có trong hoạt động đăng ký kinh doanh. Do đó, nếu bạn không đăng ký vốn pháp định thì doanh nghiệp sẽ không được hoạt động.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/von-phap-dinh-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]