Vốn pháp định là gì? Liệu vốn pháp định và vốn điều lệ có giống nhau hay không? Ý nghĩa và quy định về vốn pháp định cho doanh nghiệp năm 2022 này như thế nào? Hãy cùng bePOS tìm hiểu thật kỹ nội dung vốn pháp định đối với từng ngành nghề riêng biệt qua bài viết sau.
Vốn pháp định là gì?
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để có thể thành lập doanh nghiệp mà Nhà nước quy định. Vốn pháp định sẽ được cơ quan có thẩm quyền ấn định. Vốn pháp định đối với từng ngành nghề, lĩnh vực sẽ có sự khác nhau.
Vốn pháp định là gì?
Đặc điểm của vốn pháp định
Hẳn bạn cũng đã không ít lần tự hỏi rằng đặc điểm của vốn pháp định là gì? Ở phần này của bài viết, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại vốn này với những đặc điểm cụ thể như sau:
- Phạm vi áp dụng của vốn pháp định: Chỉ áp dụng cho một số ngành nhất định. Mức vốn pháp định với mỗi ngành nghề sẽ có các mức tương ứng khác nhau.
- Đối tượng áp dụng: Các chủ thể kinh doanh trong lĩnh vực quy định. Bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể,…
- Ý nghĩa pháp lý: Giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được rủi ro phát sinh.
- Thời điểm cấp: Trước khi doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động sẽ nhận được giấy xác nhận vốn pháp định.
- Vốn pháp định không giống với vốn kinh doanh, vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng với khoản vốn pháp định.
- Vốn pháp định của các ngành nghề sẽ được quy định trong những văn bản pháp luật hoặc nghị định, thông tư,…
- Trong khoảng thời gian doanh nghiệp hoạt động, số vốn sở hữu phải phù hợp với khoản vốn pháp định và không được thấp hơn so với vốn này.
Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành nhất định
Ý nghĩa của vốn pháp định
Việc pháp luật đặt ra quy định về vốn pháp định đối với từng ngành nghề, lĩnh vực không phải là một quy định gây ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh. Mục đích, ý nghĩa khi pháp luật đưa ra những quy định này đó là bảo vệ quyền lợi cũng như lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, đối tác cùng hoạt động trong lịch vực đó.
Thông thường những ngành được pháp luật quy định vốn pháp định sẽ là các ngành nhạy cảm, có sự ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước, cũng như ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân. Ví dụ như: Ngân hàng – tín dụng, bất động sản…
Đây cũng là một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệp chứng minh được cho Nhà nước thấy tiềm lực kinh tế của mình trong lĩnh vực kinh doanh này, đủ để đảm bảo an toàn, quyền lợi của khách hàng khi phát sinh giao dịch với doanh nghiệp mình.
Bên cạnh đó, cơ quan xác nhận mức vốn này sẽ luôn giám sát số vốn sở hữu của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin sớm nhất cho người tiêu dùng, chủ nợ khi có vốn chủ sở hữu giảm xuống dưới số vốn pháp định.
Vốn pháp định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đối tác doanh nghiệp
Quy định về vốn pháp định đối với từng ngành nghề
Vốn pháp định không phải là loại vốn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được quy định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Quy định về vốn pháp định cho ngân hàng, tổ chức tín dụng
Mức vốn pháp định của các ngân hàng hay tổ chức tín dụng được nêu rõ tại Nghị định 86/2019/NĐ-CP như sau:
Ngân hàng và tổ chức tín dụng | Số vốn pháp định |
Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã | 3.000 tỷ đồng |
Ngân hàng chính sách | 5.000 tỷ đồng |
Chi nhánh các ngân hàng nước ngoài | 15 triệu USD |
Công ty tài chính | 500 tỷ đồng |
Công ty cho thuê tài chính | 150 tỷ đồng |
Tổ chức tài chính vi mô | 5 tỷ đồng |
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn | 5 tỷ đồng |
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường |
1 tỷ đồng |
>> Xem thêm: Vốn chủ sở hữu là gì? Giải đáp toàn bộ về khái niệm vốn chủ sở hữu
Quy định về vốn pháp định cho các ngành nghề khác
Đối với các ngành nghề khác, mức vốn pháp định sẽ được Nhà nước quy định như sau:
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo vệ: Cơ sở kinh doanh nước ngoài, đầu tư góp vốn với các cơ sở kinh doanh dịch vụ của Việt Nam tối thiểu là 1.000.000 USD.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Doanh nghiệp Việt Nam là tối thiểu là 5 tỷ đồng, chi nhánh các doanh nghiệp nước ngoài là 500.000 USD.
- Kinh doanh chứng khoán: từ 25 tỷ đồng đến 800 tỷ đồng.
- Dịch vụ lưu trú, đăng ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của các công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết và các loại chứng khoán khác: 900 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng.
- Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: đối với các doanh nghiệp nước ngoài là 2 tỷ USD và doanh nghiệp Việt Nam tối thiểu là 200 tỷ đồng đến 2.000 tỷ đồng.
Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là bao nhiêu?
- Kinh doanh các loại trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài: Tối thiểu là 200 tỷ đồng.
- Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm: 15 tỷ đồng
- Casino: 2 tỷ USD.
- Kinh doanh đặt cược: Từ 300 đến 1.000 tỷ đồng.
- Kinh doanh các dịch vụ về quản lý quỹ hưu trí tự nguyện: 1.000 tỷ đồng.
- Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa: 5 tỷ đến 150 tỷ đồng.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh: 10 tỷ đồng.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt: 7 tỷ đồng.
- Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng: 7 tỷ đồng.
- Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp: 10 tỷ đồng trở lên
- Hoạt động giáo dục nghề nghiệp: 5 tỷ đồng cho đến 100 tỷ đồng.
- Kinh doanh dịch vụ việc làm: 300 triệu đồng.
- Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng.
- Kinh doanh vận tải biển: 5 tỷ đồng.
- Kinh doanh vận tải hàng không: 100 tỷ đồng đến 700 tỷ đồng.
- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: 100 tỷ đồng.
- Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay: 30 tỷ đồng.
- Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật
- Kinh doanh dịch vụ bưu chính: 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông: 3 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng.
- Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số: từ 5 tỷ đồng.
- Hoạt động của nhà xuất bản: 5 tỷ đồng.
- Hoạt động của cơ sở giáo dục đại học: 50 đến 1.000 tỷ đồng.
- Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài: Tùy thuộc vào cấp độ trường và số lượng học sinh tại trường.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành: 20 triệu đến 100 triệu đồng.
- Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim: 200 triệu đồng.
- Nhập khẩu phế liệu: 10% cho đến 20% giá trị lô hàng nhập.
- Kinh doanh vàng: 100 tỷ đến 3.000 tỷ đồng trở lên.
Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ
Vốn pháp định là loại vốn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định cho các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Doanh nghiệp sẽ cần phải đảm bảo số vốn theo mức vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập. Hay nói cách khác, vốn pháp định là một mức vốn tối thiểu khi doanh nghiệp muốn thực hiện đăng ký kinh doanh.
Trong khí đó, vốn điều lệ là loại vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp trong khoảng thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.
Vốn pháp định và vốn điều lệ có gì khác nhau
>> Xem thêm: Vốn pháp định và vốn điều lệ khác nhau thế nào?
Trên đây là những thông tin cần phải biết giúp bạn giải đáp được câu hỏi “vốn pháp định là gì?”. bePOS hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho doanh nghiệp của mình.
Ngoài ra, hiện bePOS đang hợp tác cùng ngân hàng KBank Thái Lan triển khai gói vay vốn kinh doanh KBank Loan với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Hạn mức lên tới 300 triệu đồng
- Lãi suất chỉ từ 1.25%/tháng
- KHÔNG phí bảo hiểm, KHÔNG phí ẩn
>> Thông tin chi tiết gói vay xem tại: https://bepos.io/kbank-loan/
FAQ
Vốn pháp định kinh doanh BĐS (bất động sản) là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP thì không có bắt buộc về mức vốn pháp định kinh doanh BĐS.
Doanh nghiệp có thể không đăng ký vốn pháp định mà vẫn hoạt động được không?
Vốn pháp định là loại vốn bắt buộc mà Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải có trong hoạt động đăng ký kinh doanh. Do đó, nếu bạn không đăng ký vốn pháp định thì doanh nghiệp sẽ không được hoạt động.
Follow bePOS: