Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng có vai trò quan trọng vì góp phần quyết định chất lượng món ăn và đảm bảo tuân theo an toàn vệ sinh thực phẩm theo luật định. Vậy quy trình vệ sinh bếp nhà hàng nên thực hiện như thế nào, cần lưu ý những gì? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về quy trình này nhé!
Lý do nên thường xuyên vệ sinh bếp nhà hàng
Bếp là khu vực trung tâm của nhà hàng, là nơi chế biến và phục vụ đồ ăn cho thực khách. Việc giữ bếp luôn sạch sẽ không chỉ giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, mà còn đóng góp vào sự phát triển và thành công của cả thương hiệu. Đây cũng là lý do tại sao bạn cần có quy trình vệ sinh bếp nhà hàng thật chuẩn và cụ thể:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định: Nhà hàng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và phải đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn trong suốt quá trình hoạt động. Cơ quan chức năng có thể bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh doanh của bạn, nếu không tuân thủ sẽ bị phạt. Bởi nếu bếp không giữ vệ sinh, vi khuẩn có thể sinh sôi, gây nhiễm bẩn chéo và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Khách hàng luôn đánh giá cao một nhà hàng sạch sẽ, từ khu vực phục vụ cho đến khu vực bếp. Trong đó, quy trình vệ sinh bếp nhà hàng là yếu tố quan trọng giúp bạn đảm bảo chất lượng món ăn đầu ra. Hơn nữa, nhà hàng có thể tránh những rủi ro liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, từ đó nâng cao uy tín trong cộng đồng.
- Gìn giữ cơ sở vật chất: Nếu không vệ sinh đúng cách, bếp nhà hàng sẽ nhanh chóng bị hỏng hóc, gỉ sét. Điều này khiến bạn mất một khoản tiền không nhỏ để đi sửa chữa, bảo dưỡng, hoặc phải mua mới hoàn toàn. Ngoài ra, môi trường sạch sẽ giúp giảm nguy cơ hỏng hóc thực phẩm, kéo dài tuổi thọ và giữ được chất lượng tốt nhất của nguyên liệu.
- Tăng hiệu suất công việc và an toàn lao động: Vệ sinh bếp định kỳ giúp loại bỏ dầu mỡ trơn trượt trên sàn, giữ cho các dụng cụ sắc nhọn luôn được bảo quản tốt. Nhờ đó, nguy cơ tai nạn trong quá trình làm việc sẽ được giảm thiểu. Hơn nữa, nhân viên sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian tìm kiếm dụng cụ hoặc xử lý các vấn đề phát sinh do không sạch sẽ.
Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng theo từng khu vực
Mỗi khu vực sẽ có quy trình vệ sinh bếp nhà hàng chi tiết khác nhau:
Làm sạch mặt bàn và bề mặt cứng
Bước đầu tiên trong quy trình vệ sinh nhà bếp là làm sạch mặt bàn và các bề mặt cứng, đặc biệt là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Để thực hiện, bạn hãy lấy vật dụng ra khỏi bề mặt, dùng bình xịt khử trùng xịt cách bề mặt từ 8 – 12cm và lau sạch lại bằng vải mềm. Đối với bề mặt bằng gạch, bạn hãy dùng chất khử trùng chuyên dụng cho gạch để đem lại hiệu quả cao nhất.
Vệ sinh các thiết bị nấu nướng
Như đã nói, các dụng cụ bếp sẽ có thời hạn sử dụng lâu bền hơn nếu được vệ sinh đúng phương pháp. Một số thiết bị nấu nướng cần vệ sinh thường xuyên tại nhà hàng là lò nướng, lò vi sóng, dụng cụ mồi lửa, nồi niêu, xoong, chảo,…
Các thiết bị này phải được tẩy rửa bằng chất chuyên dụng sau khi sử dụng để chế biến. Với lò nướng, nhà hàng cần sử dụng dịch vụ làm sạch sâu ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo chất lượng và năng suất làm việc.
Vệ sinh ống xả và lỗ thông hơi
Vệ sinh ống xả, lỗ thông hơi là một khâu không thể thiếu trong quy trình vệ sinh bếp nhà hàng. Không chỉ duy trì năng suất làm việc, vệ sinh ống xả và lỗ thông hơi còn giúp nhà hàng tránh khỏi những nguy cơ cháy nổ, tiết kiệm năng lượng nơi làm việc và bảo vệ môi trường.
Nhìn chung, nhà hàng thường thuê một đơn vị vệ sinh công nghiệp để thực hiện nhiệm vụ này. Họ sẽ tháo lắp hệ thống ống để vệ sinh, dùng hóa chất chuyên dụng để phun lên bề mặt, loại bỏ chất bẩn, mỡ bám, đồng thời dùng máy bắn áp lực xịt rửa sạch sẽ.
Làm sạch sàn bếp, tường, trần nhà
Sàn nhà cũng là yếu tố không thể không kể đến trong quy trình vệ sinh bếp nhà hàng. Bởi, đây là nơi nhiều người qua lại, nếu dính nhiều vết bẩn có thể gây rủi ro trơn trượt, tai nạn lao động cho nhân viên bếp. Nhà hàng cần vệ sinh sàn bếp hàng ngày, sau mỗi ca làm việc, sử dụng nước lau sàn chuyên dụng để tẩy sạch vết mỡ.
Ngoài sàn nhà, tường và trần nhà cũng là một phần trong quy trình vệ sinh bếp nhà hàng. Với tường và trần, bạn chỉ cần vệ sinh định kỳ hàng tháng hoặc khoảng 2 tuần. Cách thực hiện là dùng vải mềm, bàn chải lông và các chất chuyên dụng để loại bỏ chất bẩn đang bám trên bề mặt.
Vệ sinh bồn rửa trong bếp
Bồn rửa là khu vực nhân viên vệ sinh bát đũa, dụng cụ nấu sau mỗi ca làm việc. Nếu bồn rửa không sạch, thì chắc chắn quy trình vệ sinh nhà hàng cũng không đạt tiêu chuẩn. Bạn hãy sử dụng bình xịt khử trùng để lau bồn rửa thường xuyên, nhằm ngăn chặn tích cụ cặn khi rửa bát đũa. Điều đó còn giúp hệ thống thoát nước và đường ống trở nên sạch sẽ hơn, nhờ vậy cải thiện nguồn nước nhà hàng
Vệ sinh các khu vực lưu trữ nhà hàng
Tiếp theo trong quy trình vệ sinh bếp nhà hàng là khu vực lưu trữ thực phẩm. Khu vực này bao gồm giá đỡ, các phòng chứa nguyên liệu, tủ lạnh,… Bạn phải lấy tất cả vật dụng ra khỏi khu vực này, sau đó sử dụng chất tẩy rửa chà sạch dầu mỡ bám trên bề mặt. Ngoài ra, nhiều người cũng áp dụng cách làm sạch khu vực lưu trữ bằng nước ấm với xà phòng, hoặc giấm.
Vệ sinh khu vực rác thải
Với khu vực rác thải trong bếp nhà hàng, đầu tiên cần phân loại các loại rác. Đặt các thùng rác có nắp đậy tại các vị trí thuận tiện trong bếp và phân loại rác thải hữu cơ, tái chế và không tái chế vào các thùng riêng biệt. Cần đổ rác thường xuyên hằng ngày. Sau khi đổ rác, vệ sinh thùng rác bằng cách rửa sạch bên trong và bên ngoài bằng nước và xà phòng, sau đó khử trùng bằng dung dịch khử khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hôi.
Tiếp theo, khu vực xung quanh thùng rác cũng cần được quét dọn và lau sạch để loại bỏ các mảnh vụn và chất thải rơi vãi. Sàn và các bề mặt xung quanh thùng rác nên được lau bằng dung dịch khử khuẩn để đảm bảo vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra khu vực rác thải để duy trì vệ sinh, và nếu cần thiết, bổ sung thêm thùng rác để tránh quá tải. Khi xử lý rác thải, nên sử dụng găng tay cao su và khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn và mùi hôi, đồng thời sử dụng các loại hóa chất vệ sinh phù hợp để đảm bảo hiệu quả làm sạch và khử trùng.
>> Xem thêm: Tổng hợp các biện pháp xử lý rác thải trong nhà hàng
Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng theo ca làm việc
Cùng tìm hiểu quy trình vệ sinh bếp nhà hàng theo ca:
Vệ sinh bếp nhà hàng trước khi khách đến
- Lau sạch các bề mặt xung quanh bếp và khử trùng các dụng cụ nấu nướng.
- Vệ sinh bồn rửa tay, vòi nước và khu vực rửa tay.
- Lau dọn sàn bếp và các khu vực còn lại trong bếp.
Vệ sinh bếp nhà hàng trong ca làm việc
- Loại bỏ dầu thừa, thức ăn thừa và các mảnh thức ăn rơi.
- Vệ sinh thớt, dao giữa các lần chế biến món ăn.
- Vứt rác vào nơi quy định và làm sạch chất thải và đồ ăn thừa để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Vệ sinh bếp nhà hàng kết thúc ca làm việc
- Lau chùi các khu vực trong bếp bằng khăn lau hoặc bọt biển.
- Rửa sạch các dụng cụ đã sử dụng.
- Đưa tạp dề vào khu vực giặt sạch.
- Quét dọn và lau sạch sàn bếp.
- Bảo quản nguyên liệu còn lại đúng cách và loại bỏ thức ăn thừa.
Quy trình vệ sinh khu bếp nhà hàng theo định kỳ
Nhà hàng cần vệ sinh khu vực bếp thường xuyên theo định kỳ để đảm bảo sạch sẽ, an toàn. Vì thế, chủ kinh doanh nên có quy trình vệ sinh khu vực bếp nhà hàng theo định kỳ để nhân viên dễ dàng áp dụng. Dưới đây là quy trình vệ sinh bếp nhà hàng để các chủ kinh doanh tham khảo:
Dưới đây là bảng danh sách công việc vệ sinh khu vực bếp trong nhà hàng được diễn đạt ngắn gọn lại:
Danh sách công việc | Nhiệm vụ làm vệ sinh | Ghi chú |
---|---|---|
Vệ sinh hàng ngày | – Làm sạch mỡ trên bếp, tường, sàn
– Thay lót giấy bạc vỉ nướng – Rửa dụng cụ mở hộp – Chạy hệ thống hút mùi – Vệ sinh các bề mặt nấu nướng, như bếp, tủ bếp, dụng cụ bếp,… – Vệ sinh bồn rửa tay, vòi nước, đảm bảo luôn sạch sẽ – Thu gom rác thải đúng cách, đảm bảo không có mùi hôi |
Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cuối ngày |
Vệ sinh hàng tuần | – Vệ sinh tủ đông lạnh, lò nướng bánh mì
– Mài dao, vệ sinh dụng cụ gang – Thông cống thoát nước – Làm sạch máy hút mùi, loại bỏ dầu mỡ bám vào màng lọc |
Luân chuyển nhiệm vụ trong tuần |
Vệ sinh hàng tháng | – Vệ sinh phía sau lò nướng, bếp công nghiệp, nồi chiên
– Làm sạch tủ đông, máy làm đá – Hiệu chỉnh lò nướng, nhiệt kế – Làm sạch tường, trần, khu bảo quản đồ khô – Kiểm tra bộ dụng cụ sơ cứu – Cập nhật bảng dữ liệu an toàn |
Sắp xếp, phân công công việc cụ thể |
Vệ sinh hàng năm | – Kiểm tra hệ thống báo cháy, chữa cháy
– Kiểm tra bình chữa cháy (2 lần/năm) – Làm sạch đèn hoa tiêu trên thiết bị bếp gas |
Đảm bảo khu bếp luôn sạch và an toàn |
>> Xem thêm: Quy trình vệ sinh nhà hàng đầy đủ, chi tiết nhất
Một số lưu ý khi vệ sinh bếp nhà hàng
Khi thực hiện quy trình vệ sinh bếp nhà hàng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Lập checklist vệ sinh định kỳ: Nhà hàng phải có checklist vệ sinh định kỳ để đảm bảo sức khỏe nhân viên và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng, cũng như tăng tuổi thọ cơ sở vật chất. Đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, checklist càng phải chi tiết.
- Sử dụng chất tẩy rửa đúng cách: Chất tẩy rửa sử dụng trong quy trình vệ sinh nhà hàng phải có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm duyệt. Khi sử dụng chất tẩy rửa cũng phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn kèm theo, tránh gây hại cho sức khỏe nhân viên cũng như khách hàng.
- Sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp: Với những hạng mục vệ sinh khó thực hiện, nhà hàng cần thuê đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Họ sẽ sử dụng những thiết bị năng suất cao và hóa chất chuyên dụng, thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và bảo đảm an toàn nhất có thể.
- Nắm rõ các tiêu chuẩn ATVSTP: Việc nắm rõ các tiêu chuẩn trong an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp nhà hàng xây dựng quy trình chuẩn chỉnh, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của pháp luật hơn. Nhà hàng nên có bộ phận QA chuyên đào tạo và huấn luyện nhân viên, đảm bảo mọi người đều hiểu và tuân thủ quy trình vệ sinh, tránh sai sót hoặc không tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn.
Hiện nay, bộ phận QA thực hiện kiểm tra quy trình vệ sinh bếp nhà hàng bằng mẫu checklist giấy, gây ra một số bất tiện như tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, và báo cáo chậm. Để giải quyết tình trạng này, hãy tham khảo app beChecklist của bePOS!
beChecklist số hóa hoạt động quản lý chất lượng, cho phép kiểm tra quy trình vệ sinh trực tiếp trên app, tạo và quản lý mẫu câu hỏi, ghi nhận tình trạng lỗi và theo dõi vấn đề nhanh chóng. Thông tin được đồng bộ hóa giúp ban giám đốc cập nhật tình hình kịp thời mà không cần nhiều thời gian làm báo cáo.
Đặc biệt, hiện nay bePOS còn đang triển khai GÓI TƯ VẤN CHUYÊN GIA F&B cho chủ nhà hàng vừa và nhỏ. Theo đó, nhà hàng sẽ được đội ngũ chuyên gia lĩnh vực F&B kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn nhà nước, tư vấn quy trình kiểm soát chất lượng trong nhà hàng. Gói tư vấn với 3 dịch vụ chính gồm:
- Kiểm tra Vệ sinh An toàn thực phẩm.
- Dịch vụ “Khách hàng bí ẩn – Mystery Shopper”.
- Kiểm tra ca, quản lý nhà hàng (Shift checklist).
Để được tư vấn chi tiết nhất, bạn hãy liên hệ hotline 0247 7716 889, Zalo bePOS hoặc điền vào form dưới đây nhé!
Câu hỏi thường gặp
Quy trình vệ sinh bếp mỡ như thế nào?
Quy trình vệ sinh bếp mỡ gồm các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, như dung dịch tẩy dầu mỡ, khăn lau, găng tay bảo hộ,…
- Bước 2: Làm nguội thiết bị trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn.
- Bước 3: Có thể pha giấm ăn, baking soda, nước cốt chanh hoặc chất tẩy rửa chuyên dụng để lau.
- Bước 4: Phun dung dịch tẩy dầu mỡ ở bước 3 bề mặt cần làm sạch, để ngấm trong 5 – 10 phút.
- Bước 5: Dùng miếng bọt biển hoặc bàn chải mềm để chà nhẹ nhàng theo chiều thớ thép.
- Bước 6: Rửa lại các bề mặt bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất còn sót.
- Bước 7: Lau khô và khử trùng bằng dung dịch an toàn thực phẩm.
Yêu cầu vệ sinh cho nhân viên bếp nhà hàng là gì?
Nhân viên phải mặc đồng phục sạch sẽ, đội mũ lưới, đeo tạp dề và găng tay khi làm việc, không sơn móng tay, hạn chế trang sức. Đồng phục và phụ kiện không được mang ra khỏi khu vực bếp để tránh nhiễm bẩn từ bên ngoài. Đặc biệt, tránh các hành vi không hợp vệ sinh như gãi ngứa, hắt hơi gần khu vực chế biến. Ngoài ra, nhân viên cũng phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm
Bao nhiêu lâu thì nên bảo trì hệ thống gas trong bếp nhà hàng?
Theo kinh nghiệm nhiều người, nhà hàng nên kiểm tra hệ thống gas tối thiểu là 12 tháng 1 lần. Với các van dây đã sử dụng lâu ngày, nhà hàng cần thay van mới, tránh tình trạng rò rỉ ga ra ngoài.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến quy trình vệ sinh bếp nhà hàng. Khu vực bếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, cần có phương pháp quản lý đúng đắn. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi bePOS trong thời gian tới đây nhé!
Follow bePOS: