Trang chủBlogs Kinh doanh F&B[Case Study] Quản lý chi phí quán ăn quy mô nhỏ như thế nào hiệu quả?

[Case Study] Quản lý chi phí quán ăn quy mô nhỏ như thế nào hiệu quả?

Cập nhật lần cuối: Tháng bảy 07, 2023
Trần Dung
Trần Dung
653 Đã xem

Hiện nay, có rất nhiều bạn sau khi học nghề nấu ăn và tích lũy kinh nghiệm đã tự mở một quán ăn nhỏ để kinh doanh. Với chuyên môn về bếp rất tốt nhưng tại sao quán ăn nhỏ vẫn kinh doanh thất bại? Anh Đào Viễn Huy – một đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm đang kinh doanh quán ăn nhỏ cũng gặp phải tình trạng tương tự. 

Trước những trăn trở về quản lý chi phí quán ăn quy mô nhỏ, anh Huy đã tham gia coaching 1:1 trong chương trình Livestream đặc biệt “Cao Trí Coaching – Làm chủ nhà hàng” và nhận tư vấn từ chuyên gia Nguyễn Cao Trí – người đã có hơn 25 năm kinh nghiệm quản lý các chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam. 

Hãy cùng bePOS theo dõi giải đáp từ chuyên gia Nguyễn Cao Trí về thắc mắc của anh Huy thông qua những thông tin được tổng hợp dưới đây nhé!

Thực trạng kinh doanh của quán ăn của anh Huy

Anh Đào Viễn Huy mở một quán ăn cơm gà và mì gà tiềm, hiện đang kinh doanh được một năm rưỡi. Mô hình quán ăn có quy mô nhỏ khoảng 10 bàn, hoạt động dưới 2 hình thức bán tại chỗ và giao hàng qua 3 ứng dụng đặt đồ ăn online là Bae Min, Shopee Food và Grab Food.

Một số chỉ số kinh doanh quán cơm gà của anh Huy hiện nay như sau:

  • Tiền thuê mặt bằng: 15 triệu/tháng
  • Chi phí đi chợ mua nguyên vật liệu: Trung bình từ 10 – 15 triệu/tháng
  • Chi trả lương nhân viên gồm: Đầu bếp chính 15 triệu/tháng, phụ bếp 8 triệu/tháng, phục vụ theo ca sáng – chiều là 7,5 triệu/tháng.
  • Chi phí điện, nước, gas: Khoảng 5 – 6 triệu/tháng
  • Doanh thu đạt được: 40 – 50tr/tháng.
mo-hinh-kinh-doanh-quan-an-quy-mo-nho
Mô hình kinh doanh quán ăn quy mô nhỏ

Vấn đề anh Đào Viễn Huy gặp phải

Anh Huy có theo học đầu bếp, trước đây đã từng kinh doanh nhưng thất bại do chưa hiểu cách vận hành quán ăn, cách tính chi phí, phân bổ tài chính và quản lý nhân viên. Việc kinh doanh quán cơm gà – mì tiềm hiện nay có doanh thu không ổn định, có tháng cao tháng thấp nên tài chính đang ở mức lỗ.

Để khắc phục tình trạng này, anh Huy áp dụng “lấy công làm lời”, tức là tự mình làm đầu bếp để giảm chi phí nhân viên. Tuy nhiên cũng chỉ duy trì hoạt động kinh doanh quán ăn ở mức hòa vốn, chưa có lãi nên anh Huy muốn tìm giải pháp cho các vấn đề sau:

  • Quản lý chi phí quán ăn như thế nào hiệu quả? Làm sao để vừa giảm thiểu chi phí nhân viên nhưng vẫn đảm bảo có người làm cho quán ăn?
  • Hiện nay, đồ ăn chay tốt cho sức khỏe đang dần trở thành xu hướng. Bản thân anh Huy cũng có thế mạnh về món chay khi am hiểu cách chế biến phong phú. Liệu rằng anh Huy có nên kinh doanh món ăn chay hay không?
quan-ly-chi-phi-quan-an-quy-mo-nho-nhu-the-nao-hieu-qua
Quản lý chi phí quán ăn quy mô nhỏ như thế nào hiệu quả

Với những kinh nghiệm thực chiến nhiều năm tại các chuỗi nhà hàng nổi tiếng như KFC Việt Nam, Golden Gate, Urban BBQ, nhà hàng lẩu Đào Hoa,…. chuyên gia Nguyễn Cao Trí đã giải đáp cụ thể các thắc mắc của anh Huy trong nội dung tiếp theo dưới đây.

Tư vấn giải pháp 

Chuyên gia Nguyễn Cao Trí đã phân tích các nhóm chi phí chủ chốt đối với quán ăn cơm gà – mì chiên của anh Huy như sau:

  • Tiền thuê 15 triệu/tháng sẽ có mặt bằng quy mô nhỏ tại mặt tiền các con đường bé.
  • Chi phí đi chợ mua nguyên vật liệu từ 10 – 15 triệu/tháng đang khá ổn, không bị phí phạm.
  • Chi phí nhân công quán ăn đang khá cao, tương đương với mức trả của mô hình nhà hàng. Nếu quán ăn giao hàng nhiều, nên dùng người nhà để lấy công làm lời là hợp lý.
  • Với doanh số 40 – 50 triệu/tháng có thể thấy một ngày trung bình anh Huy bán được 30 – 40 suất, tương đương 1 tiếng bán được 10 – 15 suất. Con số này chưa ổn, không thể nào có lời được.

Quản lý chi phí quán ăn quy mô nhỏ

Như vậy, vấn đề anh Huy đang gặp phải không phải do chi phí mà do lượng sản phẩm bán ra không nhiều nên doanh số thu được khá thấp. Chuyên gia Nguyễn Cao Trí đưa ra lời khuyên cần chú trọng làm thế nào để bán nhiều hơn nữa và nghiên cứu lại chất lượng món ăn cùng mức giá bán hợp lý.

nghien-cuu-chat-luong-mon-an-va-gia-ban
Nghiên cứu chất lượng món ăn và giá bán

Cơm gà và mì tiềm đều là những sản phẩm ăn mỗi ngày, dễ hút khách. Nếu món ăn ngon, chất lượng thì khách hàng sẽ quay lại nhiều mà không cần marketing hay quảng cáo quá nhiều. Tuy nhiên, nếu thời gian dài không thấy khách hàng quay trở lại và doanh số tăng lên thì cần xem lại chất lượng món ăn có gì chưa thu hút khách hàng không?

Hiện anh Huy đưa ra mức giá bán là 35 – 40 ngàn/suất. Mức giá này ngang với thị trường và phù hợp với đối tượng khách hàng bình dân mà quán hướng tới nên khá hợp lý. Vì thế, anh Huy cần xem lại chất lượng món ăn trong thực đơn của mình để có những thay đổi phù hợp giúp tăng doanh số bán hàng.

Có nên kinh doanh món chay không?

Nếu như cơm gà, mì hủ tiếu cạnh tranh cao thì món chay ít cạnh tranh hơn, thị trường còn khá rộng để phát triển. Tuy nhiên dù có trend ăn chay nhưng cũng tùy từng dịp, đối tượng khách hàng và tần suất dùng chưa nhiều. 

Hiện nay người ta ăn chay theo 2 xu hướng đó là: ăn chay theo tâm linh và ăn chay healthy. Đối với ăn chay theo tâm linh có đối tượng chủ yếu là người ăn chay, người theo Phật,… Còn ăn chay healthy chủ yếu là những người tầng lớp trung lưu muốn theo đuổi chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. 

co-nen-kinh-doanh-mon-chay-khong
Có nên kinh doanh món chay không?

Làm món chay khó, không hề đơn giản bởi món ăn cần công thức lạ, nguyên vật liệu phong phú, đa dạng, hương vị hấp dẫn, trình bày đẹp mắt thì mới thu hút được khách hàng. Chuyên gia Nguyễn Cao Trí tư vấn anh Huy có thể làm thử vài món ăn chay và mời các vị khách tại quán dùng thử và nhận xét. Từ đó có thể đánh giá mức độ khả quan của mô hình món chay.

Ngoài ra, anh Huy cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực như các nguồn hàng đảm bảo, công thức độc đáo, mới lạ, trình bày sạch sẽ thì hoàn toàn có thể thử sức với mô hình kinh doanh món chay.

Để tìm hiểu xem đâu là mô hình tài chính nhà hàng khả thi với bạn, hay quyết định kinh doanh nào chủ nhà hàng cần điều chỉnh dựa trên doanh số, bạn có thể tham khảo bài viết “Các mô hình tài chính khả thi của nhà hàng, quán ăn” nằm trong series chia sẻ kiến thức kinh doanh trong ngành F&B của chuyên gia Nguyễn Cao Trí.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây phần nào hữu ích cho bạn đọc trong việc giải đáp thắc mắc về vận hành quán ăn quy mô nhỏ, từ đó giúp bạn đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn.

Chuyên gia Nguyễn Cao Trí và bePOS đã hợp tác cùng nhau tổ chức chương trình Livestream “Cao Trí Coaching – Làm chủ nhà hàng” nhằm chia sẻ kiến thức và hỗ trợ các chủ nhà hàng, quán ăn hiện thực hóa giấc mơ kinh doanh của mình. 

Chương trình Livestream diễn ra vào lúc 20h thứ 5 hàng tuần trên Fanpage Facebook Nguyễn Cao Trí. Chủ nhà hàng, quán ăn có thể đăng ký tham gia Hỏi – Đáp 1:1 với chuyên gia Nguyễn Cao Trí tư vấn  và giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh việc kinh doanh của mình.

Nhanh tay đăng ký tham gia chương trình Livestream và khóa học online hoàn toàn MIỄN PHÍ từ chuyên gia Nguyễn Cao Trí để không bỏ lỡ những kiến thức và kỹ năng kinh doanh nhà hàng, quán ăn quý giá!

ĐĂNG KÝ NGAY

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi, phát đạt!