Quán bar là một điểm tụ tập giải trí vui chơi được giới trẻ vô cùng yêu thích hiện nay. Kinh doanh quán bar là ý tưởng đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức cho các nhà đầu tư. Để đầu tư mở một quán bar có lượng khách hàng lên tới hàng trăm, hàng ngàn khách hàng mỗi đêm, bạn phải tốn chi phí không hề nhỏ. Cùng bePOS tìm hiểu chi phí mở quán bar là bao nhiêu, có đắt không, mở quán bar cần giấy tờ gì, mở quán bar cần bao nhiêu vốn?
Quán bar là gì?
Quán bar là nơi phục vụ những đồ uống có cồn như bia, rượu, cocktail và cả những đồ uống không cồn như nước ép trái cây, sinh tố, nước giải khát,… Bar cũng phục vụ đồ ăn nhanh và một số đồ ăn đặc biệt khác theo yêu cầu của khách hàng.
Quán bar có thể có thêm các dịch vụ giải trí như bida, trò chơi điện tử, phi tiêu hay tivi màn hình lớn để xem các trận bóng đá,…
Các chi phí mở quán bar
Mở quán bar cần bao nhiêu vốn? Chi phí mở quán bar mini với quy mô nhỏ, phục vụ từ 60 – 100 khách mỗi ngày thì chi phí cần đầu tư là 100 – 300 triệu đồng phụ thuộc vào địa điểm thuê mặt bằng, phân khúc khách hàng quán hướng tới. Ngoài ra, chi phí mở bar với quy mô lớn hơn, không gian lớn hơn thì chi phí bỏ ra là 500 – 700 triệu đồng. Chi phí mở bar cao cấp có thể lên tới 1 – 2 tỷ đồng. Vậy các khoản chi phí mở 1 quán bar cụ thể là những gì?
Mở quán bar cần bao nhiêu tiền – Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn mở mặt bằng ở những tuyến đường lớn, đông người qua lại sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn, tuy nhiên chi phí thuê mặt bằng cũng lớn hơn. Bạn cũng có thể thuê trong các con phố nhỏ nhưng hãy đảm bảo quán có chỗ để xe rộng rãi bởi lượng khách hàng của quán bar thường khá đông.
Ngoài ra, cũng nên tránh thuê quán bar tại các khu dân cư bởi yêu cầu về trật tự tiếng ồn, có thể chọn thuê quán ở các khu trung tâm, nhiều địa điểm ăn chơi, trung tâm thương mại,… Chi phí để thuê mặt bằng kinh doanh dao động khoảng 20% tổng vốn đầu tư.
Chi phí mở quán bar – Chi phí thiết kế, setup quán bar
Khách hàng của quán bar rất đa dạng và chủ yếu là đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, họ có yêu cầu cao về thiết kế, thẩm mỹ của khu vui chơi, giải trí. Vì vậy, bạn cần đầu tư cho việc thiết kế quán. Các phong cách thiết kế rất đa dạng như cổ điển, hiện đại hay cao cấp, sang trọng,…
Tiếp đến là việc setup bố cục quán bar. Các khu vực nên bố trí khoa học và hợp lý, thuận tiện trong quá trình làm việc, phục vụ khách hàng như khu pha chế, khu phục vụ khách hàng, khu vệ sinh, khu để xe,… Khu pha chế nên rộng rãi, đảm bảo tối ưu để phục vụ được lượng lớn khách hàng trong giờ cao điểm.
Chi phí mở quán bar – Sắm các trang thiết bị
Đây là khoản chi phí chiếm ngân sách đầu tư quán cao nhất. Một quán bar cần có đầy đủ những thiết bị như: Máy tính tiền, quầy thu ngân, quầy pha chế, máy xay sinh tố, máy pha cà phê, tủ lạnh, quầy bếp,… Quầy pha chế là khu vực quan trọng trong quán bar, để đồng bộ phong cách thiết kế, bạn nên chọn một đơn vị setup, thiết kế quầy pha chế riêng.
Ngoài những chi phí trên, chi phí để mở 1 quán bar còn gồm những chi phí khác như tiền thuê nhân sự, chi phí marketing, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí phát sinh,….
Kinh nghiệm kinh doanh mô hình quán bar cho người mới bắt đầu
Mở quán bar cần những gì? Cùng tham khảo những kinh nghiệm mở quán bar sau đây:
Chi phí mở quán bar – Chọn mặt bằng mở quán bar
Mặt bằng để kinh doanh quán bar cần có diện tích rộng khoảng 200 – 250m2, phục vụ khoảng 150 – 200 khách hàng cùng lúc. Giá thuê mặt bằng ở trung tâm các quận 1, quận 3 cho 250m2 là 200 triệu đồng/tháng, các khu vực quận 5, quận 10 thì rẻ hơn khoảng 70 – 80 triệu/tháng, khu vực Bình Thạnh, Gò Vấp khoảng 50 – 60 triệu/tháng.
Có thể thấy giá thuê mặt bằng mở quán bar khá cao do diện tích rộng. Ngoài ra, chi phí thuê mặt bằng còn thường tính theo năm, do yêu cầu của chủ mặt bằng. Vì vậy, bạn nên tính toán sao cho chi phí mặt bằng chiếm khoảng 25 – 30% chi phí đầu tư.
Các giấy tờ kinh doanh quán bar
Mở quán bar cần giấy tờ gì? Để quán bar được mở ra kinh doanh theo đúng pháp luật, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Giấy phép kinh doanh quán bar
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các dịch vụ ăn uống
- Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy
- Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện an ninh trật tự trong khu vực
- Nếu quán kinh doanh rượu, cần có giấy phép bán rượu tiêu dùng.
Trang trí, thiết kế bố cục quán bar
Không gian quán thiết kế đẹp mắt, ấn tượng là điểm cộng lớn khi khách hàng tới với quán của bạn. Yếu tố thiết kế cũng là yếu tố để quán bar của bạn cạnh tranh với những quán khác trên thị trường. Bạn nên tham khảo các thiết kế quán bar trên thị trường để cập nhật xu hướng thiết kế của giới trẻ.
Ngoài ra, bạn nên bày trí quán khoa học để tối ưu diện tích sử dụng. Việc chọn quầy pha chế cũng khá quan trọng. Quầy cần có kích cỡ, kiểu dáng phù hợp với thiết kế chung của quán, giúp quá trình pha chế, phục vụ khách hàng được thoải mái, linh hoạt.
>> Xem thêm: Các mẫu quầy bar đẹp nhất hiện nay
Tìm nguồn sản phẩm chất lượng
Đồ uống là sản phẩm phục vụ trong các quầy bar. Các loại đồ uống nên có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận kiểm định, đảm bảo đúng yêu cầu pháp luật. Nguồn hàng phải đảm bảo cung cấp liên tục, số lượng đều đặn cho quán, tránh tình trạng thiếu hàng, chậm trễ hàng hóa.
Xây dựng thực đơn quán bar
Đối tượng khách hàng của quán bar rất đa dạng từ giới tính, ngành nghề. Mỗi người lại có sở thích riêng, do đó việc đa dạng thực đơn quán là rất quan trọng. Ngoài những đồ uống có cồn như rượu, bia, cocktail thì nên bổ sung cả thức uống không cồn như sinh tố, soft drink, mocktail,….
Ngoài đồ uống, bạn cũng có thể bổ sung vào thực đơn những đồ ăn nhẹ, hoặc các món ăn ở nhà hàng để phục vụ khách hàng.
Mở quán bar cần những gì? Đảm bảo hệ thống ánh sáng, âm thanh
Khách hàng lựa chọn quán bar chủ yếu muốn thưởng thức những âm thanh sôi động, lôi cuốn. Không gian quán bar vì thế luôn rất năng động, âm nhạc lớn, ánh sáng đa dạng. Do đó, bạn phải đầu tư hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại, cuốn hút, ánh sáng ảo diệu để tạo nên không khí của một quán bar sôi động.
Đa dạng các dịch vụ quán bar
Trong quán bar ngoài khu vực thưởng thức đồ uống còn có khu vực nhảy, giải trí. Tuy nhiên, nhiều khách hàng còn có nhu cầu như tổ chức tiệc, sinh nhật riêng. Do đó, bạn có thể thiết kế thêm một số không gian riêng để phục vụ những nhu cầu này, đủ riêng tư để khách hàng không bị làm phiền bởi không gian ồn ào bên ngoài.
Tuyển dụng, đào tạo nhân sự
Ngoài những yếu tố thiết kế quán, sản phẩm, thực đơn, dịch vụ thì nhân sự là yếu tố quyết định không nhỏ tới thành công của quán bar. Khi tuyển dụng, bạn phải lựa chọn những nhân sự chất lượng, có kinh nghiệm, có thái độ phục vụ khách hàng niềm nở, nhiệt tình, bartender cần có tay nghề pha chế cao,…
Trong quá trình làm việc, bạn cũng có thể tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề, giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp và gắn bó với quán hơn.
>> Xem thêm: Học pha chế từ a-z để kinh doanh quán bar
Xác định mức giá sản phẩm
Cách định giá sản phẩm phụ thuộc vào các chi phí mở quán bar như chi phí đầu tư, nguồn đầu vào nguyên liệu và giá cả mặt bằng của thị trường. Bạn nên cân đối sao cho vừa đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng, vừa đảm bảo quán có lợi nhuận để chi trả các khoản chi phí.
Nhiều chuyên gia trong ngành đưa ra mức giá đồ uống hợp lý là khoảng 20 – 30% giá bán. Có nghĩa là, giá bạn phải trả là 20 – 30% giá đồ uống bán ra. Ví dụ, khi nhập rượu, bạn phải tính giá số chai, số lít trong két. Với cocktail, bạn phải đong đếm từng nguyên liệu pha chế, tính tổng chi phí và định giá cho từng ly cocktail. Từ đó, bạn có thể định giá từng loại đồ uống trong menu.
Ngoài ra, giá đồ uống còn cần được tham khảo trong các quán khác hoặc khu vực nhà hàng khác. Ví dụ trong một nhà hàng 4 sao, mức giá cho một ly cocktail là 12 đô, tuy nhiên ở một quán bar nhỏ góc phố chỉ 4 đô. Tức là bạn có thể định giá dao động từ 4 – 12 đô cho ly cocktail sao cho phù hợp với quy mô, giá nguyên liệu tại quán bạn.
Lưu ý về việc thu phí
Thu thêm phí giải trí
Một số quán bar thường có thêm các dịch vụ giải trí như ban nhạc, nghệ sĩ, nhóm nhạc,… biểu diễn thì quán sẽ phải trả thêm tiền cho khâu giải trí. Bạn cũng nên định giá để khách hàng chi trả cho khoản này. Ví dụ quán sẽ thu thêm 5 hoặc 10 đô trên mỗi khách để chi trả khoản phí này. Hoặc bạn có thể tăng giá đồ uống trong ngày hôm đó để bù vào phí dịch vụ.
Thu phí cho đồ uống đòi hỏi kỹ năng pha chế
Một số đồ uống thường có giá thành cao hơn vì cần có kỹ năng pha chế tinh tế, đỉnh cao hơn. Là người quản lý quán, bạn nên cân nhắc tính toán để tính thêm phí cho những đồ uống này. Đừng lo nếu khách hàng hỏi về khoản phí này bởi khách tới với quán bar chủ yếu để giải trí, họ hoàn toàn sẵn sàng bỏ tiền để có được sản phẩm, dịch vụ chất lượng.
Trên đây là thông tin về mở quán bar cần bao nhiêu tiền. Kinh doanh quán bar là mô hình kinh doanh cao cấp, có khả năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, chi phí mở quán bar là không hề nhỏ, bạn cần tham khảo, nghiên cứu và cân nhắc kỹ các yếu tố để phân bổ nguồn vốn hợp lý, giúp sinh lời cao.
FAQ
Menu quán bar gồm những gì?
Menu quán bar rất đa dạng các loại đồ uống từ Bia, rượu, Cocktail, Mocktail, nước ép, nước ngọt, nước khoáng, sinh tố,….
Các loại rượu kinh doanh tại bar là gì?
Bạn có thể tham khảo một số loại rượu phổ biến tại các quán bar: Vodka, Gin, Brandy, Tequila, Whisky, Rum,…
Quán bar được mở cửa đến mấy giờ?
Theo quy định của pháp luật, quán bar được mở cửa đến từ 8h – 2h sáng các ngày trong tuần.
Follow bePOS: