Trang chủBlogs Kinh doanh F&BChi phí mở quán karaoke và kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả từ A-Z

Chi phí mở quán karaoke và kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2023
Avatar
Chu Hanh
254 Đã xem

Mặc dù không phải là mô hình kinh doanh mới, nhưng việc mở quán karaoke vẫn là một xu hướng phổ biến, đồng thời là cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí của khách hàng, loại hình kinh doanh này còn mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các chủ quán.

Vậy chi phí mở quán karaoke như thế nào, và bạn cần chuẩn bị những gì để tối ưu hóa cơ hội cạnh tranh ngay từ khi bước chân vào thị trường. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh quán karaoke hiệu quả trong bài viết sau của bePOS!

Dịch vụ karaoke là gì?

Theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP, hiệu lực từ ngày 01/09/2019, quán karaoke là nơi cung cấp dịch vụ giải trí với âm thanh, ánh sáng sôi động, chất lượng. Đây là không gian mà khách hàng được đắm chìm trong dàn âm nhạc, hình ảnh sống động, giúp thỏa mãn những nhu cầu về giao lưu và thư giãn.

Trên thực tế, quán karaoke không giới hạn đối tượng khách hàng. Dù bạn là người trẻ trung đang tìm kiếm không gian sôi động, người trưởng thành muốn thư giãn, quán karaoke luôn mở cửa đón chào mọi khách hàng. 

dich-vu-karaoke-la-gi
Dịch vụ kinh doanh karaoke là gì?

Chi phí mở quán karaoke

Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn dự định đầu tư, mức chi phí mở quán karaoke sẽ dao động trong khoảng trên dưới 1 tỷ hoặc có thể lên tới gần chục tỷ. Vậy cụ thể từng loại chi phí mở quán karaoke là như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây!

Chi phí đầu tư cố định

Chi phí đầu tư cố định trong ngân sách kinh doanh karaoke là số vốn bắt buộc, không thể thiếu, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành cơ sở hạ tầng, không gian và trải nghiệm khách hàng của quán.

Loại chi phí Ngân sách Chi tiết
Xây dựng và cải thiện không gian mặt bằng quán Khoảng từ 300 – 500 triệu đồng Đầu tư vào quầy lễ tân, không gian chờ đẹp mắt, các phòng riêng và khu vực đậu xe là điều quan trọng để quán karaoke của bạn tạo ấn tượng với khách hàng.

Quyết định đầu tư vào xây dựng và thiết kế phụ thuộc vào loại hình quán mà bạn muốn đầu tư.

Chi phí thuê mặt bằng quán Khoảng từ 20 – 40 triệu đồng/ 1 tháng Phí thuê mặt bằng cho quán karaoke sẽ biến động tùy thuộc vào vị trí và quy mô của diện tích mà bạn lựa chọn, đặc biệt đối với các khuôn viên có diện tích lớn hơn 250m2, mức giá sẽ liên tục thay đổi.
Chi phí cho trang thiết bị nội thất quán karaoke Khoảng từ 20 – 40 triệu đồng/ 1 phòng Hiện nay, các quán karaoke thường ưa chuộng sử dụng bàn ghế sofa để tạo cảm giác thoải mái và tiện lợi cho khách hàng. 

Trong quá trình thiết kế nội thất, hãy đảm bảo rằng mọi thiết kế không chỉ mang lại sự thoải mái và tiện ích mà còn phản ánh đúng phong cách mà quán muốn hướng đến.

Chi phí cho các thiết bị âm thanh quán karaoke Khoảng từ 80 – 200 triệu đồng/ 1 phòng Đối với dàn loa ở mức giá trung bình, khoảng từ 80 – 100 triệu đồng, chất lượng âm thanh sẽ ở mức tương đối tốt. 

Tuy nhiên, đối với những chủ quán có yêu cầu cao hơn về trải nghiệm âm thanh, đầu tư vào dàn loa chất lượng có thể đòi hỏi mức chi phí khoảng 150 – 200 triệu đồng/dàn loa. 

Chi phí cho trang trí và cách âm phòng hát Khoảng từ 4 – 10 triệu đồng/ 1 phòng Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại giải pháp cách âm với mức giá đa dạng từ thấp đến cao. Chi phí  trung bình sẽ rơi vào khoảng 4 – 6 triệu đồng/m2.
Đối với các phòng VIP, mức chi phí có thể nâng lên từ 7 – 10 triệu đồng/m2 để đảm bảo chất lượng cách âm tốt hơn.

Chi phí không cố định

Trong kế hoạch chi phí mở quán karaoke cũng sẽ có những danh mục linh hoạt biến động tuỳ theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư trong từng giai đoạn.

Loại chi phí Ngân sách Chi tiết
Chi phí cho điện, nước và các khoản dự trù khác Khoảng từ 25 – 30 triệu đồng/ 1 tháng Do quán karaoke tiêu tốn lượng điện tương đối lớn, chi phí điện cũng khá cao, khoảng 4 – 5 triệu đồng/tháng. Nếu quán có quy mô lớn hơn, chi phí có thể tăng cao hơn. 

Bên cạnh đó, chi phí dự trù khác bao gồm các khoản phát sinh trong quá trình hoạt động của quán cũng sẽ thay đổi linh hoạt theo từng tháng.

Chi phí thuê nhân viên 8 – 10 triệu đồng/ 1 người/ 1 tháng Đối với các quán karaoke quy mô lớn, số lượng nhân viên có thể dao động từ 5 – 10 người, trong khi đó, những quán nhỏ hơn có thể chỉ cần từ 3 – 5 nhân viên để đảm bảo chất lượng phục vụ cho khách hàng. 

>> Xem thêm: Cách tối ưu chi phí kinh doanh hiệu quả

Điều kiện kinh doanh karaoke là gì?

Kinh doanh quán karaoke là một ngành nghề đặc thù và yêu cầu tuân thủ các điều kiện đặc biệt theo quy định của pháp luật. Tính từ ngày 09/10/2018, khi Nghị định 142/2018/NĐ-CP có hiệu lực, quy trình mở quán karaoke đã được đơn giản hóa hơn so với trước đây. Cụ thể, chủ kinh doanh chỉ cần đảm bảo hai điều kiện chính:

  • Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không tính các công trình phụ, và đáp ứng các tiêu chuẩn về cách âm, an toàn phòng chống cháy nổ.
  • Không thực hiện chốt cửa hoặc lắp đặt các thiết bị báo động bên trong, nhằm tránh ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra của các cơ quan chức năng.
dieu-kien-mo-quan-karaoke
Các điều kiện cần có để mở quán karaoke

Thủ tục mở quán karaoke

Cũng như những loại hình kinh doanh khác, để quán karaoke vận hành hiệu quả, suôn sẻ, điều quan trọng đầu tiên là tuân thủ các quy định của pháp luật. Vậy mở quán karaoke cần những giấy tờ gì, các thủ tục cụ thể là gì? Dưới đây 3 loại giấy phép chính mà bạn cần có.

Xin giấy phép kinh doanh

Việc xin giấy phép kinh doanh là bước quan trọng đầu tiên, đảm bảo tính hợp pháp cho quán karaoke của bạn. Các tài liệu cần thiết để đề xuất cấp giấy phép kinh doanh karaoke gồm có:

  • Đơn đề nghị xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke theo đúng mẫu quy định.
  • Đơn đề nghị xác nhận của các hộ liền kề, đồng thời có xác nhận từ chính quyền địa phương.
  • Bản cam kết thực hiện các quy định và điều kiện về an ninh trật tự, nhằm đảm bảo về ngành nghề có điều kiện.
  • Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của quán.
  • Biên bản kiểm tra phòng hát theo mẫu quy định, được xác nhận bởi trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin của huyện.
  • Sơ đồ phòng hát do chủ quán karaoke tự vẽ.
  • Sơ yếu lý lịch của chủ hộ kinh doanh quán karaoke.

Xin giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke

Hồ sơ yêu cầu cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Điều 10 Nghị định 54/2019/NĐ-CP) bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh, theo Mẫu số 01 trong Phụ lục của Nghị định 54/2019/NĐ-CP.
  • Bản sao được chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu với Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
mo-quan-karaoke-can-nhung-giay-to-gi
Mở quán karaoke cần những giấy tờ gì?

Xin giấy chứng nhận đủ an toàn và trật tự xã hội

Một thủ tục nữa để mở quán karaoke hợp pháp, đó là nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề xuất cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Bộ hồ sơ này bao gồm:

  • Đơn đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh và trật tự.
  • Bản sao của các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động cùng với văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu nhập.
  • Chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy
  • Bản khai lý lịch của người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, Karaoke (có ảnh và xác nhận của UBND nơi đăng ký hộ khẩu thường trú).
  • Lý lịch tư pháp của chủ kinh doanh quán karaoke.
giay-chung-nhan-du-an-toan-va-trat-tu-xa-hoi-cho-quan-karaoke
Giấy chứng nhận đủ an toàn và trật tự xã hội cho quán karaoke

9 bước chuẩn bị khi bắt đầu kinh doanh karaoke

Khi bắt đầu kinh doanh karaoke, bạn sẽ cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng bởi đây là những bước đầu tiên ảnh hưởng đến sự thành công của quán. Dưới đây là 9 bước chuẩn bị quan trọng để các chủ quán karaoke có thể khởi đầu việc kinh doanh một cách hiệu quả.

Bước 1: Xác định mô hình mở quán karaoke

Hiện nay, có nhiều loại quán karaoke phổ biến,do đó sự lựa chọn của bạn nên dựa vào vốn đầu tư, đối tượng khách hàng mục tiêu, và nguồn nhân lực. Dưới đây là một số mô hình karaoke để bạn tham khảo và chọn lựa:

  • Quán karaoke VIP: Các quán karaoke này sẽ có trang thiết bị hiện đại và được thiết kế sang trọng, với hệ thống loa đài, âm thanh chất lượng cao. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên phục vụ của quán cũng sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, tạo ra trải nghiệm giải trí đẳng cấp cho khách hàng.
  • Quán karaoke gia đình, bình dân: Loại mô hình này không có quá nhiều tiện ích và trang thiết bị chỉ cần ở mức trung bình – tốt. Quán karaoke gia đình, bình dân phục vụ chủ yếu cho các gia đình và những khách hàng không đặt nhiều yêu cầu cao về không gian cũng như chất lượng âm thanh.
  • Quán karaoke box phong cách Hàn Quốc: Đây là loại hình karaoke mới được phổ biến tại Việt Nam, ảnh hưởng từ phong cách của Hàn Quốc và rất được ưa chuộng bởi giới trẻ. Mô hình karaoke này cung cấp nhiều loại phòng như đôi, đơn, nhóm để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ được sử dụng nhiều phụ kiện miễn phí trong khi trải nghiệm ca hát tại quán, tạo nên những điểm nhấn thú vị và độc đáo.
quan-karaoke-box-phong-cach-han-quoc
Quán karaoke box phong cách Hàn Quốc là một trào lưu mới nổi hiện nay

Bước 2: Tìm mặt bằng mở quán karaoke

Sau khi đã xác định được mô hình quán karaoke mà bạn muốn kinh doanh, việc cần làm tiếp theo là tìm vị trí mặt bằng mở quán để thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất. Điều này cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang lại doanh thu cho quán, do đó khi chọn lựa mặt bằng, hãy xem xét kỹ lưỡng những khía cạnh sau:

  • Địa điểm mở quán: Quán karaoke nên được đặt ở gần địa điểm đông dân cư, dễ tìm thấy trên các tuyến đường lớn. Đặc biệt, nên mở quán karaoke gần các nhà hàng, quán nhậu, quán cafe hoặc khu văn phòng để tận dụng nhu cầu về giải trí của các đối tượng khách hàng tại đây. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng vị trí đó không gần trường học, ủy ban, khu quân sự, nhà tang lễ để đảm bảo việc cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp.
  • Bãi đỗ xe và sự thuận tiện trong di chuyển: Quán karaoke của bạn cần có vị trí thuận tiện cho việc dừng xe, đỗ xe để đáp ứng lượng khách đông đúc.
  • Diện tích các phòng hát: Cụ thể, phòng karaoke bình dân nên có diện tích từ 20 – 30 mét vuông, trong khi quán karaoke VIP yêu cầu ít nhất 30 mét vuông để đảm bảo không gian rộng rãi, thoải mái cho khách hàng.
tim-mat-bang-chi-phi-mo-quan-karaoke
Mặt bằng phù hợp là một phần quan trọng trong chi phí mở quán karaoke

Bước 3: Phân bổ ngân sách đầu tư mở quán karaoke

Xác định ngân sách cho mở quán karaoke là một trong những khâu quan trọng nhất. Để có chiến lược tài chính thông minh, hãy xác định rõ ràng ngân sách cho mỗi đầu mục chi phí, từ thuê mặt bằng, thiết kế quán, đến chi phí nguyên vật liệu và thuê nhân công. 

Bạn cũng không nên bỏ qua việc kiểm soát ngân sách thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết để tìm ra các phương thức tiết kiệm chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

phan-bo-ngan-sach-dau-tu-hop-ly
Phân bổ ngân sách hợp lý khi mở quán karaoke

Bước 4: Xin cấp phép kinh doanh karaoke

Để đảm bảo hoạt động của quán karaoke diễn ra một cách hợp pháp và an toàn, các chủ đầu tư cần xin cấp phép kinh doanh karaoke. Trước khi tiến hành thủ tục xin cấp phép kinh doanh karaoke, quán của bạn cần đáp ứng một số tiêu chí quan trọng về diện tích và thiết kế phòng, an toàn, vệ sinh, cũng như đảm bảo yêu cầu về cách âm. Các yêu cầu về băng, đĩa karaoke, thời gian hoạt động và đội ngũ nhân viên cũng cần được tuân thủ. 

Bước 5: Thiết kế quán karaoke

Hầu hết các quán karaoke phổ biến đều chú trọng vào nội ngoại thất, với tường ốp kính, cửa trang trí hoa văn, khu vực chờ rộng lớn và hệ thống cách âm hiện đại. Phong cách thiết kế hướng tới sự ấm cúng, sang trọng để tạo trải nghiệm sống động và ấn tượng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo phòng karaoke đáp ứng các tiêu chuẩn về cách âm, an toàn phòng chống cháy nổ. Việc làm tốt ở giai đoạn thiết kế, đặc biệt là về phòng cháy chữa cháy, sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề về cấp phép kinh doanh cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian.

thiet-ke-quan-karaoke
Chi phí mở quán karaoke không thể thiếu phần thiết kế

Bước 6: Mua sắm trang thiết bị cho quán karaoke

Trang thiết bị karaoke là yếu tố quyết định liệu khách hàng có trải nghiệm ca hát tốt khi đến quán của bạn không. Trong phòng hát, hệ thống loa, đài, mic, màn hình tivi, bàn và ghế cũng cần đạt chất lượng cao, tránh sự cố sửa chữa thường xuyên và duy trì không khí vui vẻ, tích cực cho khách đến quán. Khu vực quầy pha chế cần trang bị tủ lạnh, dụng cụ pha chế, ly, cốc và đĩa để nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Ở khu vực sảnh, bàn ghế và quầy thu ngân cần được sắp xếp gọn gàng, tạo không gian thoải mái, lịch sự. bePOS khuyên bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để có thể dễ dàng tính tiền dịch vụ theo giờ, thanh toán nhanh chóng, và giảm sai sót trong quá trình giao dịch.

trang-thiet-bi-quan-karaoke
Mua sắm trang thiết bị cho quán karaoke

Bước 7: Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm, đồ uống

Ngoài dịch vụ ca hát, thực phẩm và đồ uống cũng đóng góp vai trò quan trọng tạo nên nguồn lợi nhuận của quán karaoke. Do đó, việc chọn lựa nhà cung cấp nguyên liệu và thực phẩm đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng thực phẩm và đồ uống phục vụ tại quán luôn đạt chất lượng và làm hài lòng khách hàng.

Bạn nên đánh giá giá cả, chất lượng, và dịch vụ của từng nhà cung cấp, đồng thời ưu tiên chọn những đối tác ở gần để thuận tiện giao dịch và duy trì mối quan hệ liên lạc hiệu quả. 

lua-chon-nha-cung-cap-thuc-pham-uy-tin-cho-quan
Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín cho quán karaoke

Bước 8: Thuê nhân sự cho quán karaoke

Mỗi quán karaoke thường có từ 5 đến 10 phòng, vì vậy, khi bắt đầu kinh doanh, bạn chỉ cần tuyển 5 đến 7 nhân viên phục vụ và 1 thu ngân là đủ. Bạn có thể sắp xếp công việc sao cho một nhân viên được giao nhiệm vụ hướng dẫn khách chọn phòng, trong khi các nhân viên khác có trách nhiệm chăm sóc và quản lý các phòng trên từng tầng cụ thể. 

Lưu ý, cần đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên của quán được đào tạo chuyên nghiệp, lịch sự, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi đến quán.

Bước 9: Marketing cho quán karaoke

Dù quán karaoke của bạn có dịch vụ xuất sắc mà không được quảng bá, truyền thông đúng cách, bạn cũng sẽ khó có được sự ủng hộ từ khách hàng. 

Trước khi khai trương, hãy triển khai các chiến lược quảng bá sớm để thu hút mọi người tới thử nghiệm dịch vụ của bạn. Chạy quảng cáo trên Facebook, tham gia các nhóm và diễn đàn karaoke, hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi sẽ giúp tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng.

Sau khi quán karaoke đã đi vào hoạt động, bạn cũng cần duy trì hoạt động marketing, thường xuyên tổ chức các chương trình ưu đãi và sự kiện tri ân để củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.

marketing-cho-quan-karaoke
Hoạt động marketing cho quán karaoke cũng rất quan trọng

Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh quán karaoke

Mô hình kinh doanh nào cũng có cả những thuận lợi và khó khăn khi hoạt động, các quán karaoke cũng vậy. Điều quan trọng là chủ đầu tư cần nắm rõ những ưu, nhược điểm đó, để có chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả.

Thuận lợi

Lợi nhuận hấp dẫn là một trong những điểm mạnh nổi bật khi lựa chọn kinh doanh karaoke. So với nhiều dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, hay cafe, kinh doanh karaoke mang lại chi phí thấp nhưng doanh thu cao, tạo ra nhiều cơ hội sinh lời cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, trào lưu hát karaoke tại Việt Nam khá phổ biến, đặc biệt trong các cuộc gặp gỡ, giao lưu. Do đó, đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ca hát là rất lớn là động lực kinh doanh tiềm năng cho các quán karaoke. Điều quan trọng là bạn cần biết cách tạo điểm độc đáo và chuyên nghiệp cho quán karaoke của mình, để thu hút và tạo ấn tượng tốt cho các khách hàng.

thuan-loi-khi-kinh-doanh-quan-karaoke
Thuận lợi khi kinh doanh quán karaoke

Khả năng quản lý dễ dàng là một ưu điểm khác của mô hình kinh doanh karaoke. Mặc dù vẫn cần có quy tắc và quy định quản lý, nhưng việc điều hành một quán karaoke không phải là công việc quá khó khăn. Bằng cách hiểu rõ quy trình quản lý và thực hiện một chiến lược quản lý chuyên nghiệp, bạn có thể quản lý nhiều cơ sở kinh doanh karaoke cùng một lúc một cách hiệu quả.

Khó khăn

Ngành kinh doanh karaoke, mặc dù có nhiều cơ hội tiềm năng, nhưng cũng là một lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là do sự xuất hiện của những cơ sở kinh doanh karaoke trá hình gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành. 

Một trong những khó khăn lớn khi mở quán karaoke là quá trình đăng ký giấy phép. Để hoạt động hợp pháp, bạn cần có nhiều giấy phép như giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép an ninh trật tự, và giấy phép kinh doanh rượu bia. Việc này đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và đảm bảo bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng quy định.

Chi phí mở quán karaoke tương đối lớn lớn cũng là một thách thức đối với những người có ý định đầu tư. Các phòng hát karaoke chất lượng cao có chi phí hàng trăm triệu đồng, đặc biệt là những phòng hát đẳng cấp cao hơn. 

kho-khan-khi-mo-quan-karaoke
Những khó khăn khi mở quán karaoke

Một số những lưu ý khi mở quán karaoke

Tới đây, chắc hẳn bạn đã hiểu về chi phí mở quán karaoke cũng như những kinh nghiệm cần có để kinh doanh thành công. Tuy nhiên, để có được hiệu quả lâu dài, đừng bỏ qua những lưu ý khi mở quán karaoke sau đây:

  • Đảm bảo yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy: Trong quá trình xây dựng quán karaoke, đặc biệt là khi quán được thiết kế với cấu trúc âm thanh đặc biệt và nhiều thiết bị điện tử, an toàn phòng cháy, chữa cháy là ưu tiên hàng đầu. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho khách hàng mà còn tạo thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của quán.
  • Hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu: Đây là chìa khóa để xác định chiến lược quảng bá marketing hiệu quả cho quán karaoke của bạn. Chủ quán cần nắm rõ và tìm hiểu về nhu cầu, sở thích của khách hàng tiềm năng để đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho họ.
  • Thái độ phục vụ của nhân viên: Sự niềm nở và chuyên nghiệp của đội ngũ phục vụ sẽ giúp tạo ra ấn tượng tích cực, khiến khách hàng muốn quay trở lại quán của bạn thêm nhiều lần nữa.
  • Xây dựng mối quan hệ với khu dân cư và chính quyền địa phương: Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của quán.
nhung-luu-y-khi-mo-quan-karaoke
Những lưu ý khi mở quán karaoke mà bạn cần biết

Không thể phủ nhận rằng, kinh doanh karaoke là một lĩnh vực tiềm năng, tạo ra lợi nhuận lớn cho các chủ đầu tư. Hy vọng rằng bài viết trên của bePOS đã giải đáp được thắc mắc của bạn về chi phí mở quán karaoke, cũng như mang đến nhiều kinh nghiệm và thông tin hữu ích để hoạt động kinh doanh được diễn ra hiệu quả. Chúc bạn đạt được nhiều thành công với quán karaoke của mình!

FAQ

Kinh doanh karaoke có lãi không? 

Quán karaoke không chỉ là nơi giảm căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi, mà còn là không gian để bạn bè tụ tập, trò chuyện và gặp gỡ. Với cuộc sống ngày càng bận rộn, lượng người tìm đến các quán karaoke để giải trí ngày càng tăng. Vì vậy, dịch vụ phòng hát karaoke giúp đáp ứng nhu cầu giải trí hứa hẹn mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư, với khả năng và tốc độ thu hồi vốn tương đối nhanh.

Diện tích tiêu chuẩn để mở quán karaoke là bao nhiêu?

Với mô hình quán karaoke dành cho gia đình và khách hàng bình dân, diện tích không cần quá lớn, tầm 20 – 25m2 cho mỗi phòng sẽ là lựa chọn hợp lý. Đối với mô hình quán karaoke VIP, yêu cầu về diện tích của phòng cần lớn hơn và cần dành một không gian đặc biệt để làm sân khấu, ít nhất là từ 30m2 trở lên. Chiều cao của phòng karaoke nên nằm trong khoảng từ 2,5m đến 3,5m, tránh thiết kế quá thấp hoặc quá cao.