Trang chủBlogs Kinh doanh F&BCông việc của lễ tân nhà hàng là gì? Kỹ năng, mức thu nhập từ A-Z

Công việc của lễ tân nhà hàng là gì? Kỹ năng, mức thu nhập từ A-Z

Tháng Bảy 07, 2024
Trần Dung
Trần Dung
365 Đã xem

Lễ tân nhà hàng là bộ mặt của nhà hàng, mang đến ấn tượng đầu tiên và góp phần tạo nên trải nghiệm hoàn hảo khi khách hàng tới nhà hàng. Vậy lễ tân nhà hàng là làm gì? Công việc của lễ tân nhà hàng gồm những hạng mục nào? Cùng bePOS tìm hiểu về vị trí này và bản mô tả công việc lễ tân nhà hàng chi tiết, cụ thể nhất và những kỹ năng quan trọng cần có của một lễ tân nhà hàng trong bài viết sau.

Lễ tân nhà hàng là gì?

Lễ tân nhà hàng (Tiếng Anh là Restaurant Receptionist) là người tiếp đón, chào hỏi, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng ngay khi bước vào nhà hàng. Đây là người đầu tiên gặp gỡ khách hàng, là những cá nhân đóng vai trò như người tiên phong, là điểm tiếp xúc đầu tiên và bộ mặt đại diện cho nhà hàng đối với mỗi thực khách.

Trước đây, công việc của lễ tân nhà hàng thường giới hạn trong việc đón tiếp khách. Nhưng ngày nay, đây đã trở thành một vị trí chuyên nghiệp, yêu cầu thực hiện nhiều công việc hơn.

  • Lễ tân là “bộ mặt” đại diện cho hình ảnh và thương hiệu: Lễ tân là người trực tiếp giao tiếp và tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Do đó, tác phong, thái độ và hình ảnh của họ góp phần quyết định sự đánh giá của khách hàng về nhà hàng.
  • Góp phần tạo ấn tượng ban đầu và giữ chân khách hàng: Thái độ niềm nở, thân thiện, tác phong chuyên nghiệp của lễ tân sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp và thu hút khách hàng ngay từ những giây phút đầu tiên.
  • Tham gia vào các hoạt động quản lý và vận hành nhà hàng: Ngoài việc tiếp đón khách hàng, lễ tân còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như quản lý chỗ ngồi, tiếp nhận đặt bàn, hỗ trợ bán hàng, thu ngân, báo cáo,…
Lễ tân nhà hàng là làm gì
Lễ tân nhà hàng là người đón tiếp khách, hướng dẫn sử dụng dịch vụ

Mô tả công việc của lễ tân nhà hàng

Hiện tại, công việc của lễ tân nhà hàng có thể được tổ chức thành ba hình thức khác nhau: làm theo ca, làm toàn thời gian (full-time), và làm bán thời gian (part-time). Quản lý bộ phận sẽ điều chỉnh số lượng nhân sự tùy thuộc vào đặc điểm phục vụ và tình hình khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể.

Về cơ bản, mô tả công việc lễ tân nhà hàng thường bao gồm các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ  Mô tả công việc của lễ tân nhà hàng cụ thế
Nhận ca làm việc – Nhận sổ bàn giao công việc từ lễ tân ca trước, bao gồm:

  • Đồ đạc, dụng cụ tại khu vực lễ tân
  • Các công việc còn dang dở của ca trước

– Ghi chép đầy đủ, rõ ràng thông tin bàn giao vào sổ hoặc giấy tờ để dễ dàng ghi nhớ và thực hiện.

Chuẩn bị cho ca làm việc – Vệ sinh:

  • Lau dọn quầy lễ tân, sắp xếp gọn gàng các vật dụng, kiểm tra độ sạch sẽ của khu vực xung quanh.
  • Dọn dẹp rác thải, lau chùi cửa ra vào, sắp xếp bàn ghế, đảm bảo khu vực đón khách sạch sẽ, thoáng mát.
  • Làm sạch thực đơn mẫu, mở sẵn trang trọng và đặt vào vị trí quy định.

– Nắm rõ và đầy đủ thông tin về các món ăn trong thực đơn, đặc biệt là các món đặc trưng của nhà hàng.

– Bảo quản và quản lý vật dụng:

  • Kiểm tra tình trạng các dụng cụ làm việc tại khu vực lễ tân (bút, sổ, điện thoại, máy tính tiền,…).
  • Báo cáo cho quản lý nếu có bất kỳ dụng cụ nào hư hỏng hoặc thiếu sót.

– Tham gia họp đầu giờ với giám sát hoặc quản lý để nắm bắt tình hình kinh doanh trong ngày, bao gồm:

  • Số lượng khách hàng đặt bàn
  • Các sự kiện đặc biệt (nếu có)
  • Thông tin về các chương trình khuyến mãi
  • Các lưu ý cần thiết khác
Đón tiếp khách Đây là một phần quan trọng của công việc của nhân viên lễ tân nhà hàng. 

– Chào đón khách ngay khi họ bước vào nhà hàng với nụ cười thân thiện và cởi mở. Cảm ơn khách khi họ ra về. 

– Hỏi khách đi bao nhiêu người, đã đặt bàn trước hay chưa, có yêu cầu gì đặc biệt hay không và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho khách. 

  • Đối với khách hàng đã đặt trước, công việc của lễ tân nhà hàng là tiếp nhận thông tin, dẫn khách đến bàn nhanh chóng. 
  • Còn đối với khách hàng chưa đặt bàn, công việc của lễ tân nhà hàng là tìm bàn trống phù hợp cho khách

– Cung cấp thực đơn cho khách và giới thiệu các món ăn đặc trưng của nhà hàng.

– Trong trường hợp khẩn cấp, nhân viên lễ tân sẽ linh hoạt phối hợp với công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng để đảm bảo khách hàng được phục vụ một cách nhanh chóng.

Quản lý đặt bàn – Tiếp nhận thông tin đặt bàn, ghi chép đầy đủ thông tin như:

  • Tên khách hàng
  • Số lượng người
  • Thời gian đặt bàn
  • Yêu cầu đặt bàn (nếu có)
  • Liên hệ với khách hàng trong trường hợp họ quên lịch hẹn hoặc đến muộn, cũng như xác nhận lại yêu cầu nếu khách hàng quyết định hủy đặt bàn.
  • Xác nhận thông tin đặt bàn với khách và thông báo thời gian chờ đợi (nếu có).

– Sắp xếp bàn hợp lý để đảm bảo khách không phải chờ đợi quá 20 phút, đặc biệt đối với các món nướng. .

– Báo cáo tình hình đặt bàn cho giám sát hoặc quản lý nhà hàng vào đầu mỗi ca. Cung cấp thông tin về số lượng khách đặt bàn, thời gian đặt bàn, khu vực đặt bàn,…

Báo cáo và bàn giao công việc – Dọn dẹp khu vực lễ tân trước khi về ca. Đảm bảo khu vực lễ tân sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.

– Báo cáo với quản lý về công việc trong ca làm việc, các vấn đề phát sinh để cấp trên có cách giải quyết.

– Ghi chép đầy đủ thông tin bàn giao vào sổ bàn giao công việc, bao gồm:

  • Tình trạng bàn còn trống, bàn đã đặt
  • Các thông tin đặt bàn của khách cho ca sau
  • Các lưu ý cần thiết khác

>> Tải bản mô tả công việc của lễ tân nhà hàng đầy đủ, chi tiết TẠI ĐÂY

Công việc của lễ tân nhà hàng
Công việc của lễ tân nhà hàng là điều phối yêu cầu đặt bàn của khách

Yêu cầu của nhân viên lễ tân nhà hàng

Sau khi xem mô tả công việc của lễ tân nhà hàng ở phần trên, có lẽ bạn cũng có thể hiểu được được lễ tân nhà hàng cần đáp ứng những yêu cầu gì. Trước hết, lễ tân nhà hàng cần có bằng tốt nghiệp THPT hoặc có chứng chỉ/bằng Trung cấp/Cao đẳng/Đại học chuyên ngành lễ tân hoặc các ngành nghề liên quan.

Ngoài ra, một lễ tân nhà hàng giỏi cần có những kỹ năng và phẩm chất cần thiết, đó là:

  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt, rõ ràng, thân thiện và chuyên nghiệp. Đây là yêu cầu của nhân viên lễ tân nhà hàng mà nhà quản lý phải đặc biệt quan tâm khi tuyển dụng vị trí này.
  • Kiến thức về ẩm thực và kỹ năng tư vấn: Nắm rõ thông tin về các món ăn và đồ uống trong menu, vì công việc của lễ tân nhà hàng là tư vấn món ăn và đồ uống phù hợp với khách hàng.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng dự đoán và xử lý tình huống khó khăn hoặc bất ngờ, giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng tin học và quản lý hệ thống: Sử dụng thành thạo máy tính, tin học văn phòng và các phần mềm quản lý nhà hàng để quản lý thông tin khách hàng và đặt chỗ một cách chính xác.
  • Ngoại hình, thái độ: Ngoại hình ưa nhìn, tác phong chuyên nghiệp, thân thiện, nhiệt tình và chu đáo, có tinh thần trách nhiệm cao và khả năng làm việc nhóm tốt.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Trong trường hợp nhà hàng phục vụ khách nước ngoài hoặc có thực đơn đa dạng về nguồn gốc, việc biết thêm ngoại ngữ có thể là một lợi thế lớn.
Yêu cầu của nhân viên lễ tân nhà hàng
Yêu cầu của nhân viên lễ tân nhà hàng có thể phụ thuộc vào từng mô hình kinh doanh

Công việc lễ tân nhà hàng có mức lương bao nhiêu?

Mức lương lễ tân nhà hàng cố định thường nằm trong khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/tháng, phụ thuộc vào loại hình của nhà hàng (cao cấp hay phổ thông), độ phức tạp của công việc lễ tân, và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Một số nhà hàng cao cấp có thể trả mức lương cố định cao hơn, lên đến 15 – 20 triệu đồng cho các vị trí lễ tân.

Ngoài tiền lương, lễ tân nhà hàng còn có thêm các khoản thu nhập gia tăng như: tiền típ từ khách hàng, tiền thưởng từ việc giới thiệu khách hàng mới đến nhà hàng, và thu nhập từ việc hỗ trợ bán các dịch vụ khác của nhà hàng. Một số nhân viên lễ tân còn có cơ hội nhận thêm hoa hồng khi giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ khác sau bữa ăn, chẳng hạn như karaoke, massage, nghe nhạc, hoặc đồ uống.

Mức lương lễ tân nhà hàng
Mức thu nhập của nhân viên lễ tân nhà hàng là bao nhiêu?

Bí quyết tuyển dụng và đào tạo lễ tân nhà hàng hiệu quả

Tuyển dụng và đào tạo lễ tân nhà hàng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Dưới đây là một số bí quyết để thực hiện quá trình này một cách hiệu quả:

  • Xác định rõ tiêu chí tuyển dụng: Cần hiểu rõ lễ tân nhà hàng là làm gì để xác định kỹ năng, phẩm chất và kinh nghiệm phù hợp với công việc.
  • Áp dụng các phương pháp tuyển dụng hiệu quả: Phỏng vấn trực tiếp, đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên thông qua việc thực hiện các tình huống giả định.
  • Có chương trình đào tạo bài bản: Đào tạo kỹ năng giao tiếp, tư vấn, giải quyết vấn đề và cung cấp kiến thức về menu, các dịch vụ của nhà hàng và các chính sách. Hướng dẫn cách sắp xếp công việc của lễ tân nhà hàng hợp lý, đảm bảo không để khách hàng phải chờ đợi lâu.
  • Đánh giá và theo dõi hiệu quả công việc: Đánh giá định kỳ và cung cấp các chương trình đào tạo bổ sung.
  • Có chính sách đãi ngộ tốt: Đưa ra mức lương thưởng cạnh tranh cho công việc của lễ tân nhà hàng, chế độ phúc lợi đầy đủ, khuyến khích học tập và phát triển.
Cách quản lý lễ tân nhà hàng
Cách quản lý lễ tân nhà hàng hiệu quả

5 giải pháp quản lý nhân viên lễ tân chủ nhà hàng cần biết

Quản lý nhân viên lễ tân nhà hàng hiệu quả là một phần quan trọng để đảm bảo sự chuyên nghiệp và hài lòng của khách hàng. Dưới đây là một số giải pháp chủ nhà hàng nên áp dụng trong quá trình quản lý lễ tân chuyên nghiệp và đạt kết quả tốt:

  • Xây dựng đội ngũ lễ tân chất lượng: Chủ nhà hàng nên tuyển những lễ tân có kỹ năng giao tiếp tốt và ngoại ngữ (nếu phục vụ khách quốc tế). Đồng thời, tạo điều kiện cho họ phát triển kỹ năng qua đào tạo liên tục.
  • Giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc: Theo dõi và đánh giá định kỳ hiệu suất công việc của lễ tân nhà hàng để đảm bảo họ tuân thủ tiêu chuẩn phục vụ. Lấy ý kiến phản hồi từ khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
  • Đào tạo và phát triển lễ tân: Nhà hàng nên cung cấp đào tạo chuyên sâu về quy trình làm việc của nhà hàng và cách tiếp cận khách hàng. Khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học và đề ra lộ trình thăng tiến rõ ràng để họ có động lực phát triển.
  • Quy trình làm việc rõ ràng: Bên cạnh cách cách quản lý nhân viên nhà hàng, chủ nhà hàng cần thiết lập quy trình làm việc chi tiết và cung cấp hướng dẫn, tài liệu hỗ trợ. Đừng quên chia sẻ mức lương, thu nhập rõ ràng để nhân viên có động lực làm việc. 
  • Ứng dụng công nghệ vào quản lý các công việc trong nhà hàng: Sử dụng app beChecklist để quản lý chất lượng công việc nhân viên lễ tân đang là phương pháp được nhiều chủ nhà hàng ưu tiên bởi tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức và độ chính xác cao.
ung-dung-bechecklist-quan-ly-chat-luong-cong-viec-nhan-su-nha-hang
Ứng dụng app beChecklist quản lý chất lượng công việc của nhân sự nhà hàng

bePOS cho ra mắt ứng dụng beChecklist giúp quản lý chất lượng dịch vụ nhà hàng, đồng thời kiểm soát chất lượng các công việc của nhân viên lễ tân và các bộ phận vận hành khác, từ đó giúp chủ nhà hàng có thể quản lý nhân viên hiệu quả. Một số tính năng nổi bật của beChecklist là:

  • Checklist kiểm tra công việc chi tiết, đảm bảo rằng nhân viên lễ tân thực hiện đúng theo quy trình, không bỏ sót bất kỳ bước nào trong quá trình phục vụ.
  • Tự động hóa quy trình quản lý, kết hợp quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả, có thể theo dõi tiến độ của công việc của nhân viên từ xa.
  • Báo cáo và phân tích về chất lượng dịch vụ của nhà hàng theo checklist có sẵn (theo chi nhánh, thời gian,…), từ đó đưa ra quyết định cải thiện dựa trên dữ liệu thực tế.

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Trong bài viết này, bePOS và bạn đã khám phá công việc của lễ tân nhà hàng và những kỹ năng cần thiết để trở thành một lễ tân giỏi. Đối và chủ nhà hàng hay người quản lý nhà hàng, việc quản lý nhân viên lễ tân hiệu quả sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng hiệu quả kinh doanh.