Trang chủBlogs Kinh doanh F&BThủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng A-Z

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng A-Z

Tháng tám 08, 2024
Trần Dung
380 Đã xem

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng khi bạn mới mở cơ sở kinh doanh F&B. Bởi, xu hướng hiện nay là người tiêu dùng quan tâm về chất lượng, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng là gì, thủ tục như thế nào? Cùng bePOS tìm hiểu về loại giấy chứng nhận này nhé!

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Mở nhà hàng có cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không?

Mở nhà hàng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ trường hợp luật không yêu cầu. Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018 của Chính phủ, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu muốn hoạt động. Chỉ có một số trường hợp không bắt buộc phải xin giấy, cụ thể:

  • Các cơ sở sơ chế, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hoặc không có địa điểm cố định.
  • Các cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn, ví dụ hàng tạp hóa ở chợ,…
  • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, bao gói đựng thực phẩm.
  • Nhà hàng hoạt động trong khách sạn.
  • Các bếp ăn tập thể không đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm.
  • Các cơ sở kinh doanh thức ăn trên đường phố.
  • Các cơ sở đã được cấp một trong những giấy chứng nhận như GMP, HACCP, IFS, ISO 22000, FSSC 22000 còn hiệu lực.

Nếu cơ sở kinh doanh của bạn không thuộc diện trên, thì phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng. Nếu không, cơ sở kinh doanh của bạn sẽ bị phạt và gây mất uy tín trong mắt người tiêu dùng.

Có cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng không
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng là bắt buộc

Điều kiện xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng

Điều kiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng được quy định tại Điều 34 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:

Điều kiện về cơ sở vật chất nhà hàng

Nhóm điều kiện về cơ sở vật chất nhà hàng là:

  • Với nơi chế biến, kinh doanh ăn uống: Bếp ăn phải đảm bảo không lây nhiễm chéo, có nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật, có dụng cụ thu gom, xử lý rác thải, cống rãnh thông thoáng, không ứ đọng. Nơi chế biến phải có đủ ánh sáng, có biện pháp ngăn ngừa côn trùng gây hại, đảm bảo sự thoáng mát, duy trì chế độ vệ sinh sạch. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cho điều này.
  • Với cơ sở chế biến, kinh doanh ăn uống: Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng với thực phẩm sống và chín. Mọi vật dụng phải đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, được rửa sạch và giữ khô ráo. Đặc biệt, các dụng cụ phải làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe người dùng.
Điều kiện xin giấy phép VSATTP nhà hàng
Nơi chế biến nhà hàng phải đảm bảo sạch sẽ, có hệ thống thông khí, thoát nước,…

Điều kiện về an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản

Nhóm điều kiện về an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản là:

  • Thực phẩm, nguyên liệu phải có nguồn gốc rõ ràng, nhập từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo an toàn, có lưu mẫu thức ăn.
  • Thực phẩm, nguyên liệu phải được chế biến theo quy trình an toàn, hợp vệ sinh.
  • Thực phẩm nếu bày bán thì phải đặt trong thiết bị bảo quản phù hợp, như tủ kính vệ sinh, có khả năng chống thời tiết khắc nghiệt, chống bụi bẩn.
  • Thực phẩm phải được đặt trên bàn, giá, đặt cao hơn mặt đất để không nhiễm bụi bẩn, vi khuẩn.

Điều kiện về người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ

Nhóm điều kiện về người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ nhà hàng là:

  • Đã qua kỳ tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng, có giấy xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của luật.
  • Sức khỏe đạt tiêu chuẩn, không dính các bệnh như tiêu chảy, lao phổi, viêm da nhiễm trùng, viên gan, tả lỵ, thương hàn,…
Điều kiện VSATTP về người chế biến tại nhà hàng
Người chế biến, kinh doanh trực tiếp tại nhà hàng phải được huấn luyện về VSATTP

>> Xem thêm: Mở nhà hàng cần giấy phép gì – Tổng hợp các loại giấy phép cần có khi mở nhà hàng

Hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng bao gồm:

  • Đơn xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu quy định.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà hàng.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ trong nhà hàng đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh đúng theo quy định của cơ quan nhà nước.
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
Hồ sơ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng
Hồ sơ xin cấp giấy VSATTP bao gồm giấy phép đăng ký kinh doanh của nhà hàng

Thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng gồm các giai đoạn sau:

  • Nộp hồ sơ xin giấy phép VSATTP đến cơ quan có thẩm quyền

Bước đầu tiên là nhà hàng nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ lên cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay có nhiều cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm Bộ Y tế, Chi cục ATVSTP, Sở Nông nghiệp và Sở Công thương.

Đối với nhà hàng phục vụ 200 suất ăn trở lên, thì giấy phép xin ở Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp tỉnh, thành phố. Còn nhà hàng phục vụ dưới 200 suất ăn, thì xin giấy phép ở UBND hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp quận, huyện, thị xã.

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng ở đâu
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng ở Chi cục ATVSTP
  • Cơ quan nhà nước thẩm định hồ sơ của nhà hàng

Trong vòng 5 ngày sau khi nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định để đảm bảo mọi thông tin là chính xác và đúng yêu cầu pháp luật. Không chỉ kiểm tra hồ sơ, cơ quan quản lý còn trực tiếp đến cơ sở kinh doanh để đánh giá. Các hoạt động bao gồm là kiểm nghiệm mẫu thành phẩm và lập hồ sơ công bố chất lượng.

  • Nhận giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, nhà hàng có thể nhận giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng sau khoảng 15 ngày. Trường hợp bị từ chối, cơ quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản. Để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ, nhà hàng cần chuẩn bị kỹ hồ sơ và tốt nhất là nhờ đến sự tư vấn của một bên thứ ba có chuyên môn.

Nhận giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng
Được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sau khoảng 15 ngày

>> Xem thêm: Hướng dẫn A-Z thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

Các loại phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người. Một số lệ phí liên quan đến quá trình này là:

  • Lệ phí cấp và cấp lại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm150,000 VNĐ/lần.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm30,000 VNĐ/lần.
  • Phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ dưới 200 suất ăn là 700,000 VNĐ/lần/cơ sở, trên 200 suất ăn là 1,000,000 VNĐ/lần/cơ sở.
  • Phí kiểm tra định kỳ sau khi cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng.

Thế nhưng, để trả lời cho câu hỏi “Làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền” thì không chỉ có các khoản lệ phí trên. Nếu muốn nhờ đến sự hỗ trợ của bên thứ ba có chuyên môn, bạn có thể thuê dịch vụ của các văn phòng luật. Giá dịch vụ (đã bao gồm các khoản phí) có thể dao động từ 10 đến 15,000,000 VNĐ, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề,…

Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng
Nhà hàng phải nộp phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

Tư vấn kiểm tra – đánh giá VSATTP nhà hàng với beChecklist

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nội dung quan trọng khi kinh doanh lĩnh vực F&B, giúp nhà hàng nâng cao uy tín trong mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải cơ sở kinh doanh nào cũng biết cách thực hiện, đảm bảo ATVSTP, nhất là những người mới, ít kinh nghiệm.

Chủ nhà hàng quy mô nhỏ, ít kinh nghiệm kinh doanh có thể tham khảo Gói Tư Vấn Chuyên Gia F&B của beChecklist thuộc bePOS. Với Gói Tư Vấn này, nhà hàng sẽ được các chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành F&B kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định nhà nước, đảm bảo quá trình xin giấy phép diễn ra nhanh chóng, đồng thời tư vấn nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng.

Để được tư vấn chi tiết về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng, bạn hãy liên hệ hotline 0247 771 6889, nhắn tin qua Fanpage/Zalo bePOS hoặc điền vào form đăng ký dưới đây nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1vjjltQ08TZeXabRpdeJ-5w2n1gz?__hstc=244425114.32f1811d3892d222050b15fea6dd8b17.1722416686355.1722656067095.1722660918527.15&__hssc=244425114.2.1722660918527&__hsfp=652256142″ text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

goi-tu-van-bechecklist-ho-tro-van-de-an-toan-ve-sinh-trong-nha-hang
Sử dụng gói tư vấn beChecklist của bePOS để đáp ứng tiêu chuẩn VSATTP theo quy định nhà nước

Câu hỏi thường gặp

Khi nào cần giấy vệ sinh an toàn thực phẩm?

Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm là bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, trừ một số trường hợp được miễn như:

  • Cơ sở sơ chế, sản xuất nhỏ lẻ
  • Nhà hàng mở trong khách sạn
  • Không có địa điểm kinh doanh, sản xuất cố định
  • Kinh doanh ẩm thực đường phố, thực phẩm bao gói sẵn
  • Bếp ăn tập thể không đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu, dụng cụ dùng để bao gói, đựng thực phẩm
  • Các cơ sở đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận như GMP, IFS, ISO 22000, BRC, FSSC 2000, HACCP,…

Tại sao nhà hàng trong khách sạn không cần giấy chứng nhận VSATTP?

Nhà hàng trong khách sạn không cần giấy chứng nhận VSATTP, vì khi giấy chứng nhận này đã có khi mở khách sạn. Vì vậy, nếu khách sạn mở thêm nhà hàng thì không cần xin thêm giấy chứng nhận.

Nhà hàng trong khách sạn có cần giấy chứng nhận VSATTP không
Nhà hàng trong khách sạn không cần xin thêm giấy chứng nhận VSATTP

Thời hạn của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng là bao lâu?

Thời hạn, hiệu lực giấy chứng nhận được quy định tại Điều 37 Luật an toàn thực phẩm. Theo đó, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng có hiệu lực trong 3 năm. 6 tháng trước thời điểm giấy chứng nhận hết hiệu lực, nhà hàng phải nộp hồ sơ xin cấp lại nếu muốn tiếp tục kinh doanh, sản xuất. Mọi thủ tục cấp lại cũng được thực hiện như bePOS đã trình bày ở trên.

Làm giấy phép VSATTP là gì, có nên làm không?

Làm giấy phép VSATTP trọn gói là việc bạn thuê một văn phòng luật để thực hiện thủ tục từ A đến Z, như soạn hồ sơ, làm việc với cơ quan có thẩm quyền,… Việc sử dụng dịch vụ làm giấy VSATTP trọn gói được nhiều doanh nghiệp sử dụng, bởi đem lại sự tiện lợi và tính chính xác cao.

Nhiều người thắc mắc “Làm giấy an toàn thực phẩm hết bao nhiêu tiền”. Tùy theo quy mô nhà hàng, con số này có thể dao động từ 5 – 15 triệu đồng/lần xin.

Dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Dịch vụ làm giấy phép VSATTP là bạn thuê văn phòng luật sư để tư vấn, thay mặt thực hiện thủ tục

Trong bài viết, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu từ A-Z về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng và thủ tục xin giấy phép chi tiết nhất. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến lĩnh vực kinh doanh F&B, bạn hãy thường xuyên truy cập website bePOS nhé!

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]