Trang chủBlogs Kinh doanh F&BMức lương Barista là bao nhiêu? Những yếu tố cần có để thành Barista

Mức lương Barista là bao nhiêu? Những yếu tố cần có để thành Barista

Cập nhật lần cuối: Tháng bảy 07, 2023
Trần Dung
978 Đã xem

Cùng với Bartender, Barista cũng là một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pha chế đang rất thịnh hành và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nhiều người quan niệm nghề Barista khó thăng tiến, muốn làm tốt công việc pha chế phải có năng khiếu bẩm sinh…Tuy nhiên chỉ cần nắm được những kiến thức dưới đây, bạn sẽ thấy nghề Barista rất có cơ hội thăng tiến. Trong bài viết dưới đây, cùng bePOS tìm hiểu về nghề Barista là gì và mức lương Barista hiện nay là bao nhiêu nhé!

Barista là gì?

Barista là thuật ngữ chỉ những nghệ nhân pha chế cafe và một số đồ uống không cồn khác nói chung, là những người đi đầu trong những xu hướng cafe mới nhất trên thế giới.

Barista giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một cửa hàng cafe bởi họ chính là những nghệ nhân thổi hồn vào từng tách cafe như: Cappuccino, Latte, Macchiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso con panna, cafe Americano…

Để duy trì và phát triển một thương hiệu cafe, khâu pha chế đặc biệt quan trọng. Muốn giữ chân khách hàng được lâu phụ thuộc vào “độ ngon” và sự bắt mắt của đồ uống do các Barista pha chế. Không sai khi Barista được xem như “con át chủ bài” – yếu tố quyết định gần 100% thành công cho các thương hiệu cafe.

barista-la-gi
Barista là gì?

Công việc Barista có khó không? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phải phân tích theo công việc trong từng khoảng thời gian trong ngày. Tuy nhiên, những công việc chủ yếu mà một người pha chế cafe phải thực hiện đó là:

  • Tiếp đón khách hàng, tìm hiểu nhu cầu đồ uống của khách.

  • Nhận order hoặc giải đáp thắc mắc liên quan đến thực đơn, gợi ý một số đồ uống đặc biệt nếu cần.

  • Thực hiện yêu cầu của khách, tùy theo từng nhu cầu mà Barista điều chỉnh công thức cho phù hợp.

  • Đảm bảo chất lượng đồ uống: màu sắc đẹp mắt, hương vị thơm ngon, trang trí đúng yêu cầu.

  • Giữ vệ sinh khu vực làm việc.

Vậy nên Barista có khó hay không đều nằm ở việc bạn có cố gắng và đủ đam mê là có thể làm tốt công việc này hay không!

Mức lương Barista là bao nhiêu?

Nhiều bạn trẻ có đam mê và mong muốn theo đuổi nghề Barista đặt cho mình câu hỏi “Barista lương bao nhiêu?”

Ở vị trí khởi đầu hay gọi cách khác là phụ Bar (Bar boy) có mức lương cơ bản từ 4 – 5 triệu/tháng, để bạn học nghề và tích lũy kiến thức, kỹ năng hỗ trợ để bạn thăng tiến sau này. Đây là mức lương cứng, chưa kể tiền thưởng, tip, phụ cấp và các chế độ khác.

luong-barista-hien-nay-la-bao-nhieu
Lương Barista hiện nay là bao nhiêu?

Sau khi tích lũy được cả kiến thức và kinh nghiệm, bạn có thể đảm nhận một vị trí cao hơn như Barista chuyên nghiệp, Quản lý quầy bar, Quản lý cửa hàng, Chuyên viên đào tạo pha chế cho học viên,… Trách nhiệm lớn và mức lương của Barista cũng cao hơn, dao động khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. So với nhiều ngành nghề khác, mức lương Barista ở mức tương đối cao. Trong bối cảnh ngành Dịch vụ – Ẩm thực phát triển mạnh như hiện nay, mức lương này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng.

Đặc biệt, những ứng viên đã tham gia các khóa học pha chế Barista bài bản, có bằng cấp chuyên môn thì càng dễ xin được công việc tốt. Tay nghề pha chế của bạn sẽ được phát triển và được đề cử ở các chức vụ cao hơn, đương nhiên mức lương Barista hấp dẫn hơn và cơ hội thăng tiến thuận lợi.

Mặt khác, khi hội tụ đủ các yếu tố và có thêm “máu kinh doanh” trong người, bạn hoàn toàn có thể tự kinh doanh quán cafe cho riêng mình. Bạn tự mình xây dựng, sáng tạo, pha chế thức uống mang thương hiệu bản thân.

luong-cua-barista-hap-dan
Lương của Barista hấp dẫn luôn có sức hút mạnh đối với các bạn trẻ hiện nay

Barista và Bartender khác nhau như thế nào?

Vì không có hiểu biết chuyên môn nên rất nhiều người đánh đồng Barista và Bartender với nhau, nhưng trên thực tế đây lại là hai nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau. Vậy Barista và Bartender khác nhau như thế nào?

Nếu như Barista là những nghệ nhân pha chế cafe và thức uống không cồn nói chung, làm việc tại các cửa hàng cafe thì Bartender lại là những nghệ nhân chuyên pha chế đồ uống có cồn như Cocktail, Mocktail,… làm việc tại các quầy bar của các nhà hàng, khách sạn, quán Bar, Club, Pub…

Nếu Barista là những người có kiến thức sâu rộng về cafe thì Bartender lại là người am hiểu về các loại rượu. Và nếu như Barista là những nghệ nhân tạo hình, trang trí cafe tài hoa thì Bartender lại là những người có kỹ năng biểu diễn pha chế rượu, cocktail tuyệt vời. Người Bartender là một nghệ sĩ với những màn trình diễn Flair Bartending hấp dẫn. 

barista-va-bartender-khac-nhau-nhu-the-nao
Barista và Bartender khác nhau như thế nào?

Vậy nên học Barista hay Bartender? Việc lựa chọn giữa học Barista hay Bartender vốn là quyết định khó khăn cho người mới đầu. Lời khuyên đưa ra cho bạn chính là xác định sở thích của bản thân, xem mình có hứng thú với món gì, sở trường, khả năng của mình đến đâu… sẽ góp phần giúp bạn có được quyết định lựa chọn chính xác.

  • Bạn thích thức uống cà phê với hương vị thơm nồng quyến rũ, vị đắng nhưng lắng đọng vị ngọt hậu. Bạn hiếu kỳ về phương pháp rang – xay cà phê chuẩn, muốn pha chế ly cà phê hấp dẫn và nghiên cứu, học nghệ thuật latte art tuyệt đẹp, tìm hiểu lịch sử, văn hóa của các vùng cà phê trên thế giới… Hãy chọn học Barista.
  • Bạn đam mê rượu, thức uống có cồn, muốn tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và cách phân biệt các loại rượu nổi tiếng trên thế giới như: Whisky, Brandy, Vodka, Rum, Tequila… Nắm được phương pháp phối hợp các nguyên liệu để pha chế ra những ly thức uống hấp dẫn nhất. Hãy lựa chọn theo đuổi nghề Bartender.

>> Tìm hiểu thêm: Từ A – Z kiến thức về bartender

Yếu tố để thành Barista cơ bản đến chuyên nghiệp

Sau khi hiểu rõ Barista là gì, muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp cần những yếu tố nào? Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

Điều kiện cơ bản để trở thành Barista

Tỉ mỉ, cẩn thận

Đây là điều kiện Barista cơ bản cần phải có. Bởi vì, định lượng và nhiệt độ khác nhau sẽ đem đến hương vị khác nhau. Trong giai đoạn đánh sữa, Barista cũng phải cẩn thận và chuẩn xác, độ mịn và lớp bọt của sữa cũng sẽ khác nhau. Đôi khi đánh sữa quá tay, có thể sẽ phải đổ cả ly café đó đi.

luong-barista-co-cao-khong-dieu-kien-de-tro-thanh-barista
Lương Barista có cao không? Điều kiện để trở thành Barista

Chăm chỉ và kiên nhẫn

Bạn biết đấy, để pha một ly cafe có hương vị đặc trưng tạo nên thương hiệu cho mình không phải một sớm một chiều. Để có thể pha nhiều loại thức uống từ cafe khác nhau với những hương vị độc đáo khác nhau thì Barista phải luôn chăm chỉ tập luyện, và không ngừng tìm tòi những thức uống mới lạ. Đây cũng là yếu tố hàng đầu của một Barista cơ bản.

Khả năng cảm vị tốt

Đây là tiêu chuẩn nâng cao mà một Barista phải thành thạo. Barista phải có khả năng cảm vị tốt để đảm bảo tất cả các thức uống mà mình làm ra đáp ứng các tiêu chuẩn về hương vị – màu sắc – chất lượng trước khi mang ra phục vụ thực khách.

Năng khiếu

Một phần may mắn là bạn cũng nên có một ít năng khiếu về nghệ thuật. Barista cần sáng tạo và có thiên hướng mỹ thuật để vẽ tạo hình cho tách café. Tách cafe được pha bởi một Barista chuyên nghiệp không chỉ ngon về chất lượng mà còn là dấu ấn của họ đối với thực khách.

Các kỹ năng cần có – Barista skill

Nắm vững kiến thức về cafe

Barista là những nghệ nhân pha chế cafe, là người tạo ra những ly café chuẩn vị và đẹp mắt nhất sau quầy pha chế. Vì vậy, hơn ai hết, Barista phải là người am hiểu, có nhiều kiến thức chuyên môn liên quan đến café, đặc biệt là tính chất và đặc thù của các dòng cà phê.

barista-can-nam-vung-kien-thuc-ve-cafe
Barista cần nắm vững kiến thức về cafe

Kỹ năng pha chế

Thuộc nằm lòng các công thức pha chế về liều lượng, cách pha chế và kết hợp các nguyên liệu cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao, cách lựa chọn các loại ly, tách phù hợp với từng loại cà phê tương ứng,… Sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn các thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ quá trình pha chế như máy xay, máy pha cà phê, máy đánh tạo bọt sữa…

Nắm được các kỹ thuật rang, xay, nghiền, trộn, tẩm ướp, nén cà phê, …Khả năng định lượng nhanh và chính xác các thành phần nguyên liệu để pha chế thức uống là những Barista skill căn bản người trong nghề phải nắm được. Có tư duy thẩm mỹ, sáng tạo tốt để tạo hình cho ly cà phê thêm phần hấp dẫn, bắt mắt và đầy tính nghệ thuật là lợi thế tốt

Trí nhớ tốt – Cảm vị tốt

Trí nhớ tốt không chỉ giúp Barista ghi nhớ được tất cả nguyên liệu, cách sơ chế và công thức pha chế thức uống mà còn giúp họ không bỏ qua bất kỳ yêu cầu nào của khách hàng làm hài lòng mọi thực khách, mang lại hiệu suất công việc cao. Mọi thức uống khi được đưa tới phục vụ khách hàng phải đảm bảo được yêu cầu chuẩn vị nhất, để làm được điều đó, Barista phải có khả năng cảm vị tốt tất cả các thức uống mà mình làm ra đáp ứng các tiêu chuẩn về hương vị – màu sắc – chất lượng.

luong-barista-skill-tri-nho-tot
Trí nhớ tốt – Cảm vị tốt là một trong những Barista skill

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Cũng giống như Bartender, Barista cũng có cơ hội tiếp xúc nhiều và thường xuyên với khách hàng trong đó đặc biệt nhất là những người thích thú ngồi tại quầy pha chế theo dõi buổi biểu diễn nghệ thuật pha chế của bạn.Do đó, Barista phải biết cách giao tiếp với khách hàng, sẵn sàng giới thiệu và tư vấn những thức uống phù hợp với khách, chia sẻ và giải đáp những thắc mắc của họ về đồ uống như nguồn gốc ra đời cùng với những câu chuyện thú vị xoay quanh loại thức uống sẽ phục vụ.

>> Tham khảo: Top 12 địa chỉ học pha chế đồ uống bạn không thể bỏ qua

Lộ trình thăng tiến của nghề Barista

Để có được mức lương Barista hấp dẫn, đòi hỏi bạn phải nỗ lực nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm. Đương nhiên, lộ trình thăng tiến sẽ là yếu tố quyết định mức lương Barista. Với những ai lựa chọn và bắt đầu bước chân vào nghề pha chế, việc nắm rõ lộ trình phát triển trong nghề sẽ giúp định hướng mục tiêu học tập và có động lực cố gắng. Đây chính là “kim chỉ nam” cho những người làm nghề pha chế theo đuổi.

Theo đó, nghề pha chế có tính chất sáng tạo, năng động và vô cùng thú vị với lộ trình thăng tiến rộng mở. Bao gồm:

  • Phụ Bar (Barboy): Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu, hỗ trợ các Barista trong quá trình pha chế, thực hiện các thức uống đơn giản và dọn dẹp khu vực quầy bar.
  • Nhân viên pha chế (Barista): Pha chế các món đồ uống theo nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, họ còn là người trực tiếp chỉ đạo, phân công công việc cho phụ Bar và các nhân viên mới.
  • Bar trưởng (Head Bartender): Không còn trực tiếp pha chế thức uống mà sẽ là người quản lý và quán xuyến tất cả các công việc từ chuẩn bị nguyên vật liệu, sơ chế, pha chế thức uống, trang trí và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Giám sát thức uống (Beverage Supervisor): Chịu trách nhiệm kiểm định số lượng và chất lượng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng, phát triển thực đơn hay những loại đồ uống mới, quản lý thiết bị, giám sát và đảm bảo nhân viên thực hiện hiệu quả công việc.
  • Quản lý thức uống (Beverage Manager): Chịu trách nhiệm quản lý về tất cả các loại đồ uống, dịch vụ phục vụ thức uống và hoạt động của quán.
  • Quản lý nhà hàng – Bar (Manager) hay Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager): Chịu trách nhiệm về tài chính của bộ phận Ẩm thực, kết hợp bếp trưởng xây dựng thực đơn, tuyển dụng, đào tạo, đề xuất khen thưởng, xử phạt nhân viên.
  • Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (Director Of F&B): Điều phối hoạt động và vận hành của toàn khối Dịch vụ Ẩm thực.
lo-trinh-thang-tien-cua-nghe-barista
Lộ trình thăng tiến của nghề Barista

Ở mỗi vị trí sẽ có mức lương Barista khác nhau và tăng cao dần theo cấp bậc. Càng lên vị trí cao hơn, bạn càng có thu nhập tốt hơn và cũng càng khẳng định được năng lực của bản thân trong nghề.

Trên đây bePOS đã gửi tới bạn thông tin về nghề pha chế cafe và mức lương Barista nhận được hiện nay. Tương lai nghề pha chế cực kỳ rộng mở nếu bạn biết nỗ lực cố gắng, phấn đấu học hỏi và nâng cao kỹ năng và từ từ thăng tiến. Khi đó sẽ nâng cao mức lương Barista và có thu nhập vô cùng hấp dẫn. Chúc bạn thành công!

FAQ

Một khóa học pha chế giá bao nhiêu?

Thông thường, chi phí cho một khóa học pha chế sẽ rơi vào khoảng từ 5 – 10 triệu VNĐ cho khoảng thời gian trong vòng 1 đến 3 tháng. Ngày nay đã có thêm các khóa học pha chế đồ uống online với mức chi phí thấp và phù hợp với người đi làm hơn.

Có nên theo đuổi nghề Barista hay không?

Nhu cầu tuyển dụng Barista chuyên nghiệp ở nước ta ngày càng lớn và nằm top những ngành nghề có mức lương cao hiện nay. Học viên pha chế cà phê có thể làm việc trong các quán cà phê, hệ thống các cửa hàng của các thương hiệu lớn như: Highland Coffee, The Coffee House, Starbucks… hay trong các khách sạn, nhà hàng. Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương Barista hấp dẫn, cơ hội thăng tiến rõ ràng, rất đáng để bạn cân nhắc.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/luong-barista/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]