Trang chủBlogs Kinh doanh F&B[MỚI] Top 12 mô hình quán trà sữa hot nhất 2024

[MỚI] Top 12 mô hình quán trà sữa hot nhất 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Chu Hanh
1435 Đã xem

Mô hình quán trà sữa nào kinh doanh tốt nhất hiện nay, ưu nhược điểm thế nào? Kinh doanh quán trà sữa là một hình thức kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Có lẽ bởi vì nhu cầu uống trà sữa ngày càng tăng cao khiến cho các loại trà sữa ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Để kinh doanh quán trà sữa, bạn cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với tiền vốn và định hướng của mình. Dưới đây, bePOS sẽ bật mí cho bạn top các mô hình quán trà sữa hot nhất 2024 nhé!

Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền là một hình thức kinh doanh trà sữa bằng cách nhượng lại từ một thương hiệu lớn đã có chỗ đứng, tên tuổi trên thị trường.

Người chủ quán mới sẽ phải thực hiện trực tiếp quản lý các hạng mục kinh doanh, chương trình khuyến mãi, học tập công thức pha chế trà sữa để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của bên nhượng quyền. 

Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền thích hợp cho những người mong muốn kinh doanh mà lo ngại về vấn đề tạo dựng hình ảnh thương hiệu và không đủ chi phí để đầu tư. Đây được coi là một sự đầu tư thông minh và đáng để các nhà đầu tư mới lựa chọn.

mo-hinh-kinh-doanh-tra-sua-nhuong-quyen
Mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền phổ biến hiện nay

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa nhượng quyền:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Chi phí mở quán sẽ được hỗ trợ một phần từ phía thương hiệu tư vấn.
  • Được hỗ trợ chọn địa chỉ và các cơ sở vật chất có liên quan đến thiết bị pha chế hay những ý tưởng về thiết kế không gian quán, chuyển giao công thức pha chế, thiết bị pha chế và cách quảng cáo,…
  • Thiết kế kinh doanh quán trà sữa nhượng quyền sản phẩm và quy mô phục vụ đã được chuẩn hoá, đồng nhất với thương hiệu chính để dễ dàng hơn trong việc quản lý.
  • Tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng tên tuổi hơn so với việc tạo dựng danh tiếng một thương hiệu trà sữa mới.
  • Thu về lợi nhuận ngay vì thương hiệu đã được khách hàng biết đến trước đó. Thương hiệu đã có khách hàng quen thuộc nên sẽ ít gặp rủi ro hơn.
  • Kinh doanh trà sữa nhượng quyền cần phải dựa trên khuôn khổ, quy tắc nhất định mà thương hiệu chính đề ra. 
  • Thời gian sử dụng thương hiệu được quy định trong một khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng, muốn kinh doanh tiếp thì sẽ phải ký lại hợp đồng.
  • Khi một trong các cửa hàng bị “phốt” từ khách hàng thì những cơ sở kinh doanh còn lại sẽ bị ảnh hưởng theo.
  • Những cơ sở nhượng quyền rất có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của thương hiệu chính trong tương lai.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán trà sữa TeAmo nhượng quyền từ A-Z 

Mô hình kinh doanh trà sữa truyền thống

Mô hình kinh doanh quán trà sữa truyền thống rất quen thuộc trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp quán trà sữa trên đường đi với đầy đủ các loại can siro màu xanh, đỏ, vàng, cam, tím,… tại các khu vực cổng trường học, khu dân xư hay dưới các công ty…

Tuy phổ biến nhưng mô hình quán trà sữa truyền thống này lại khiến khách hàng khá e ngại về chất lượng đồ uống. Các can siro nhiều màu sắc rất có thể chưa được kiểm định rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ bên bạn cần phải cân nhắc khi sử dụng.

Hiện nay, mô hình trà sữa truyền thống đã và đang dần thu giảm về số lượng, không còn xuất hiện tràn lan mà chỉ còn lác đác tại những vùng quê ở vị trí gần trường học.

mo-hinh-kinh-doanh-tra-sua-truyen-thong
Mô hình quán trà sữa truyền thống dần bị thu hẹp

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa truyền thống:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Giá thành rẻ với chi phí bán trà sữa chỉ dao động từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng.
  • Chi phí đầu tư nguyên vật liệu và dụng cụ pha chế rẻ, vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Bạn chỉ cần pha chế bằng các loại siro nhiều màu sắc.
  • Công thức pha chế đơn giản, không cần dùng đến máy móc cầu kỳ. Vì vậy thời gian học pha chế thường rất ngắn.
  • Chất lượng không được đảm bảo, nguyên liệu quá rẻ, chưa rõ nguồn gốc xuất xứ và không được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Loại trà sữa được pha chế bằng siro có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
  • Mô hình quán trà sữa truyền thống này không được khuyến khích mở rộng.

Mô hình kinh doanh quán trà sữa tự chọn

Đây là mô hình buffet trà sữa đang ngày càng hot trên thị trường. Mô hình kinh doanh quán trà sữa tự chọn này chú trọng vào khâu đầu tư các loại topping đa dạng để khách có thể lựa chọn thêm vào trà sữa theo ý muốn. Thông thường, chủ quán sẽ thu vé cố định khi khách hàng tới quán.

mo-hinh-quan-tra-sua-tu-chon
Mô hình buffet trà sữa được rất nhiều bạn trẻ yêu thích

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa nhỏ tự chọn:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Thu về nguồn doanh thu cao không giới hạn. Doanh thu được tính theo số vé khách hàng đến cửa hàng.
  • Quầy đồ uống và đồ ăn kèm đa dạng màu sắc.
  • Tốn ít chi phí cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu. Những quán mới mở được review tốt sẽ là điều kiện để càng phát triển về sau.
  • Phải kiểm soát kỹ lường nguồn nguyên liệu đầu vào. Với một số lượng lớn các loại topping nhập từ nhiều nơi khác nhau sẽ khó trong việc kiểm soát chất lượng.
  • Chủ quán cần phải linh hoạt giữa chi phí nguyên liệu và tổng giá vé để có thể thu về lợi nhuận cao nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.

Mô hình trà sữa xe lưu động

Mô hình trà sữa xe lưu động là một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư mong muốn mở quán trà sữa nhưng chưa tìm được một cửa hàng có vị trí hợp ý, không gian riêng để hoạt động kinh doanh.

Hiện mô hình quán trà sữa xe lưu động đang là một xu hướng mới trên thị trường nhằm giúp thỏa mãn sự yêu thích, niềm đam mê mở quán trà sữa với mức chi phí ban đầu thấp.

Xe lưu động thường có hình dạng như một “ngôi nhà di động” với kích thước bằng một chiếc xe chở đồ. Chiếc xe này có thể di chuyển linh động sang nhiều vị trí khác nhau. Bên cạnh đó, chi phí để hoạt động kinh doanh thấp hơn rất nhiều so với việc mở một quán trà sữa thông thường.

mo-hinh-tra-sua-xe-luu-dong
Mô hình trà sữa xe lưu động

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa xe lưu động:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Xe đẩy lưu động có chi phí thấp hơn, chỉ cần một chiếc xe là có thể kích hoạt di chuyển đến bất kỳ địa điểm nào và không tốn kém chi phí để trang trí nội thất hay thuê mặt bằng.
  • Dễ dàng thu hút khách hàng ở phân khúc giá rẻ. Số vốn bỏ ra ít nên giá thành sản phẩm bán ra cũng thấp hơn. Mô hình thích hợp cho những người khách mua mang đi.
  • Lợi nhuận thu về khá cao vì không phải trả các chi phí cố định nên khi có lượng khách hàng ổn định, lợi nhuận thu về cũng sẽ ở mức cao.
  • Xe lưu động thường phụ thuộc vào tình hình thời tiết nên không thể ở một nơi cố định, phải thường xuyên di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác.
  • Phần lớn chỉ được bán ở vỉa hè nên khó gây dựng được niềm tin với khách hàng, dễ mất dần đi lượng khách trung thành.
  • Số lượng những xe trà sữa lưu động ngày càng nhiều nên tỷ lệ cạnh tranh rất cao, khó xây dựng được thương hiệu riêng.

Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp café

Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp cafe đang là một trong những mô hình phổ biến và được đa số các thương hiệu nổi tiếng triển khai thực hiện. Mô hình này có cách tích hợp đang dạng, phong phú các loại đồ uống nên phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và đáp ứng được nhiều nhu cầu của họ.

Kinh doanh quán trà sữa kết hợp café
Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp café

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp cafe:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Mô hình quán trà sữa kết hợp cafe thường tập trung vào nhóm khách hàng trẻ tuổi nên ngày càng phát triển và thuận lợi xây dựng được thương hiệu, hình ảnh.
  • Cafe và trà sữa đều là hai loại đồ uống phổ biến, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng ở độ tuổi khác nhau.
  • Dễ dàng thu về nguồn doanh thu khủng nhờ menu đang dạng.
  • Chi phí đầu tư rất lớn. Khi cùng kinh doanh hai thể loại đồ uống sẽ cần nhiều thiết bị máy móc, đồ pha chế, nguyên liệu,…
  • Cần không gian quán lớn để có thể phân chia được lượng khách hàng. Vì thế, chủ quán sẽ tốn nhiều chi phí thuê mặt bằng, thiết kế và trang trí quán.

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại trà sữa ngon, được yêu thích nhất

Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp bánh ngọt

Mô hình kinh doanh quán trà sữa bánh ngọt đang trở thành xu hướng kinh doanh tiềm năng trên thị trường trong thời gian gần đây. Các quán trà sữa bánh ngọt không chỉ thu hút các khách hàng trẻ tuổi mà còn là sở thích của dân văn phòng.

Kinh doanh quán trà sữa bánh ngọt thường bạn sẽ phải chú ý đến việc bố trí không gian quán có đầy đủ nội thất để khách hàng vừa thưởng thức bánh ngọt, vừa nhâm nhi ly trà sữa thơm ngon ngay tại quán.

mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-sua-banh-ngot
Mô hình kinh doanh quán trà sữa kết hợp bánh ngọt

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình kinh doanh quán trà sữa bánh ngọt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Mô hình quán trà sữa bánh ngọt mang đến một phong cách ẩm thực hiện đại, mới mẻ và đáp ứng được nhu cầu của đa số khách hàng là giới trẻ và dân văn phòng hiện nay.
  • Mô hình kết hợp này có thể dễ dàng thay thế các tiệm trà sữa hay tiệm bánh ngọt riêng lẻ trên thị trường, đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho chủ kinh doanh.
  • Quán cần chuẩn bị trước số lượng bánh ngọt, đảm bảo khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Để có những chiếc bánh ngon cần đầu bếp có kỹ thuật làm bánh dày dặn kinh nghiệm, dự đoán số lượng khách hàng để chuẩn bị bánh tránh thừa gây lãng phí hay thiếu làm mất cơ hội kinh doanh.

Mô hình quán trà sữa ăn vặt

Mô hình quán trà sữa ăn vặt là một mô hình kinh doanh không còn xa lạ gì đối với các nhà đầu tư cũng như chủ quán trà sữa. Menu quán đa dạng có thể chiều lòng những chiếc bụng đói của khách hàng. Thêm đồ ăn vặt vào menu sẽ có thể giúp quán thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng mới đến quán hơn.

mo-hinh-quan-tra-sua-an-vat
Mô hình trà sữa ăn vặt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa ăn vặt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Mô hình trà sữa ăn vặt thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng chủ yếu là học sinh, sinh viên hay giới trẻ yêu thích những món ăn vặt bình dân. Những nguyên liệu này có chi phí đầu tư ban đầu khá rẻ.
  • Menu đồ ăn đang dạng bao gồm các loại trà sữa cùng những món ăn vặt đơn giản, chế biến nhanh. Bạn chỉ cần trang trí bắt mắt nữa là sẽ có thể dễ dàng thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Lợi nhuận thu về thường rất cao, nhờ thế mà chủ quán ngày càng mở rộng mô hình kinh doanh hơn.
  • Nguồn nguyên liệu nhập thường có giá rất rẻ nên khó kiểm soát được chất lượng đồ ăn. Nếu không kiểm soát sẽ dễ dàng mua phải hàng kém chất lượng, dẫn đến khách hàng bị ngộ độc thực phẩm.
  • Đây là mô hình quán trà sữa đơn giản, dễ dàng thực hiện cùng nguồn vốn ban đầu ít nên bạn sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Mô hình quán trà sữa thú cưng

Mô hình quán trà sữa thú cung thường là những quán kinh doanh trà sữa và có thêm sự xuất hiện của những chú chó, chú mèo,… với số lượng lớn. Quán trà sữa thú cưng không chỉ địa điểm lý tưởng để thưởng thức những ly trà sữa thơm ngon mà đây còn là nơi để khách hàng có thể giao lưu, gặp gỡ với những “con sen”. 

Đây cũng là một địa điểm để chăm sóc, huấn luyện và buôn bán các sản phẩm dành cho thú cưng. Mô hình kinh doanh này như đang đánh vào tâm lý của những người yêu thích chó, mèo.

mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-sua-thu-cung
Mô hình kinh doanh quán trà sữa cùng thú cưng

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa ăn vặt:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Đây là một mô hình kinh doanh được cho phép và ủng hộ rất lớn từ phía những người yêu thích động vật.
  • Mô hình quán này không cần quá tập trung vào chất lượng đồ uống nên có thể tiết kiệm được kha khá chi phí đầu tư vào dụng cụ pha chế, máy móc, công thức và thuê nhân viên.
  • Tập khách hàng chủ yếu là những người yêu thích động vật, nhờ vậy mà quán có thể duy trì được lượng khách hàng trung thành nhất định, thu về nguồn doanh thu ổn định.
  • Mô hình quán trà sữa này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc quản lý và chăm sóc số lượng lớn thú cưng. Ngoài việc phải phục vụ đồ uống trà sữa, bạn còn cần đảm bảo cho thú cưng có sức khỏe tốt để phục vụ khách hàng, tạo không gian sôi động, vui vẻ.
  • Chủ quán và nhân viên đều phải nắm chắc kiến thức về nuôi thú cưng, vệ sinh cho chúng thường xuyên.

Mô hình quán trà sữa mang đi

Mô hình quán trà sữa mang đi (hay trà sữa take away) được hiểu theo đúng nghĩa là mua trà sữa mang về. Trà sữa sẽ được pha chế nhanh chóng, được trong cốc nhựa hoặc cốc giấy để khách hàng dễ dàng mang đi và sử dụng ngay ở bất cứ đâu. Mô hình quán này chỉ cần mặt bằng nhỏ nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư ban đầu.

Mô hình trà sữa mang đi này thường dành cho tập khách hàng có nhu cầu mua mang về và không tiện ngồi uống ngay tại chỗ. Ngày nay, hầu hết các quán trà sữa đều có bán mang đi vì sự tiện lợi cũng như dễ dàng thúc đẩy việc kinh doanh. 

mo-hinh-quan-tra-sua-mang-di
Mô hình trà sữa mang đi phù hợp với nhịp sống hiện đại tại các thành phố lớn

Một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình quán trà sữa mang đi:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Cắt giảm được phần lớn chi phí như thi công thiết kế, thuê nhân viên, mua nội thất,… và thay vào đó đầu tư vào chất lượng của trà sữa.
  • Phù hợp với mặt bằng kinh doanh nhỏ và dành cho những người chưa biết nhiều về kinh doanh.
  • Mang đến cho khách hàng trải nghiệm mới mẻ, sự tiện lợi. Hướng đến những khách hàng hiện đại, thường xuyên bận rộn và di chuyển nhiều.
  • Menu đồ uống đa dạng, không chỉ có các loại trà sữa truyền thống mà còn thường xuyên cập nhật những hương vị mới. Có phục vụ đi kèm thêm cả đồ ăn vặt và bánh ngọt.
  • Mô hình quán trà sữa mang đi thường chỉ phục vụ khách hàng mua mang về hoặc chỉ ngồi lại trong thời gian ngắn. Do đó, bạn sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngồi lại lâu để trò chuyện, vui chơi và thưởng thức trà sữa trong thời gian dài của khách hàng.
  • Diện tích quán hạn chế, thông thường các quán chỉ đầu tư vào quầy pha chế. Vì vậy, về khâu thiết kế không gian quán sẽ không được chú trọng, khó tạo được ấn tượng mạnh khiến khách hàng chú ý.

Mô hình kinh doanh quán trà sữa khổng lồ

Để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều bạn trẻ ngày nay, các quán trà sữa sẽ biến tấu, sáng tạo ra những chiếc ly big size (hay còn gọi là xô trà sữa khổng lồ) có đầy đủ các loại topping hấp dẫn.

Chuẩn bị những ly trà sữa khổng lồ không những giúp quán tối đa trong việc sử dụng nguyên liệu pha chế mà còn tạo ra lợi nhuận cao hơn. Việc áp dụng mô hình trà sữa khổng lồ còn tạo cho khách hàng cảm giác thích thú, giúp thương hiệu đến dần hơn với các đối tượng khách hàng mới.

mo-hinh-kinh-doanh-quan-tra-sua-khong-lo
Mô hình quán trà sữa khổng lồ là sự biến tấu ra những ly trà sữa big size, nhiều topping hấp dẫn

Mô hình quán trà sữa không gian nhỏ

Mô hình quán trà sữa không gian nhỏ được rất nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Nhiều người hay nhầm mô hình này với takeaway, thực chất thì chúng có rất nhiều điểm khác nhau. Cụ thể, quán trà sữa nhỏ thì vẫn có chỗ ngồi phục vụ khách hàng, nhưng không nhiều.

Ở mô hình này thì khách có 2 lựa chọn là thưởng thức tại chỗ hoặc mua mang về. Trong khi đó, mô hình takeaway thì chủ yếu là mua mang về, không có chỗ ngồi hoặc chỉ có ít chỗ ngồi chờ. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo một số nội dung dưới đây.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Chi phí không quá nhiều, phù hợp với những người không dư dả ngân sách.
  • Giá cả đồ uống thường cũng không cao, phục vụ đa dạng tệp khách hàng.
  • Vừa có chỗ ngồi, vừa có thể mua mang đi, đem lại nhiều sự lựa chọn hơn so với mô hình takeaway thuần.
  • Vì quán không gian nhỏ, nên lượng khách phục vụ cũng không nhiều, lợi nhuận có thể không quá lớn.
  • Cần đầu tư vào chất lượng đồ uống, cũng như có nhiều chương trình ưu đãi. Bởi lẽ, khách hàng có thể không chọn đến vì không gian như nhiều quán lớn khác.
mo-hinh-quan-tra-sua-khong-gian-nho-khong-can-qua-nhieu-von-dau-tu
Mô hình quán trà sữa không gian nhỏ không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư

Mô hình quán trà sữa xe đẩy

Một mô hình quán trà sữa khác dành cho người ít vốn là kinh doanh xe đẩy. Với mô hình này, thì bạn không cần thuê mặt bằng cố định, chỉ cần một chiếc xe đẩy gọn gàng, có thể đi nhiều nơi.

Ngoài ra, bạn cũng không cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh như những hình thức mở quán khác, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Bảng ưu nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn có đánh giá rõ ràng hơn về mô hình trà sữa xe đẩy.

Ưu điểm Nhược điểm
  • Chi phí thấp nhất trong các mô hình, dành cho những người ít vốn nhưng vẫn muốn khởi nghiệp.
  • Giá các món trà sữa đều bình dân, dễ dàng thu hút nhiều khách hàng.
  • Tính linh động cao, có thể chuyển địa điểm đặt xe đẩy mà không cần làm quá nhiều thủ tục thay mặt bằng rườm rà.
  • Vì xe đẩy ở ngoài trời nên sẽ bị phụ thuộc vào thời tiết, có thể khó kinh doanh vào những ngày trời mưa gió.
  • Không có địa điểm cố định nên trải nghiệm khách hàng bị hạn chế.
  • Phải tập trung vào chất lượng đồ uống và giá cả, vì khách hàng không để trải nghiệm không gian.
  • Cần đẩy mạnh vào Marketing online, khó tìm khách hàng trung thành vì không có địa điểm cụ thể.
mo-hinh-quan-tra-sua-xe-dau
Mô hình quán trà sữa xe đẩy phù hợp với tệp khách hàng bình dân, học sinh, sinh viên

Trên đây, bePOS bật mí cho bạn các mô hình quán trà sữa phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp để kinh doanh. Tuy nhiên, dù ở mô hình kinh doanh nào, bạn cũng cần phải thực hiện các công tác quản lý bán hàng thật chặt chẽ và hiệu quả. 

Hoạt động quản lý quán của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có sự giúp đỡ của phần mềm quản lý quán trà sữa. Phần mềm quản lý bán hàng của bePOS sẽ giúp bạn quản lý công việc từ kiểm soát kho đến báo cáo doanh thu hàng ngày/tuần/tháng hay quản lý nhân viên đều dễ dàng và nhanh chóng.

sieu-app-quan-ly-ban-tra-sua-bepos
Siêu App quản lý quán trà sữa bePOS có nhiều tính năng vượt trội

Để đăng ký gói dùng MIỄN PHÍ, bạn hãy liên hệ 0247 771 6889 hoặc điền vào form dưới đây nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz?__hstc=244425114.12b615e4d819e0b8ea9795f72e507cf9.1668047896912.1668056930910.1668067911803.5&__hssc=244425114.2.1668067911803&__hsfp=3208972896″ text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

FAQ

Chi phí nhượng quyền quán trà sữa khoảng bao nhiêu?

Thông thường, mức chi phí nhượng quyền quán trà sữa tối dao động khoảng 80 – 300 triệu đồng với thời hạn là 3 năm. Với khoản chi phí này, cá nhân hay tổ chức sẽ có quyền sử dụng và kinh doanh dưới tên thương hiệu trong vòng 3 năm.

Sau 3 năm, nếu vẫn muốn hợp tác kinh doanh tiếp thì hai bên sẽ tái ký kết hợp đồng và đàm phán mức chi phí mới. Bên cạnh đó, hai bên có thể thương lượng để nhượng quyền vĩnh viễn.

Ở Việt Nam có những thương hiệu nhượng quyền trà sữa nào nổi tiếng?

Một số thương hiệu bạn nên tham khảo nếu muốn theo mô hình quán trà sữa nhượng quyền là:

  • Trà sữa Tocotoco
  • Trà sữa Mixue
  • Trà sữa Gong Cha
  • Trà sữa Mr Good Tea
  • Trà sữa đồng giá 21K Đô Đô
  • Trà sữa Ding Tea
  • Trà sữa BoBaPop
  • Trà sữa The Alley
  • Trà sữa Royal Tea
  • Trà sữa Tiger Sugar
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-hinh-quan-tra-sua/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]