Trang chủBlogs Kinh doanh F&BKinh nghiệm mở quán cơm bình dân ít vốn, lãi cao từ A-Z

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân ít vốn, lãi cao từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Thu Hằng
375 Đã xem

Mở quán cơm bình dân là ý tưởng kinh doanh cực tiềm năng, bởi ngành này có tệp khách hàng rộng, nhu cầu tiêu thụ cao và ổn định. Vậy mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn, nên thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu A-Z về cách bán cơm bình dân hiệu quả nhất, theo dõi ngay nhé!

Liệu có nên mở quán cơm bình dân không?

Mở quán cơm bình dân là xu hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn, nhờ sở hữu những ưu thế như:

  • Nhu cầu ổn định: Đời sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian nấu cơm tại nhà, nhất là người độc thân hoặc đi làm xa nhà. Cơm bình dân là lựa chọn thay thế khá phù hợp, giá cả từ rẻ đến phải chăng, món ăn đa dạng theo sở thích mỗi người.
  • Tệp khách hàng phong phú: Trước nay, cơm bình dân vốn được biết đến là dành cho công nhân, người lao động chân tay. Hiện nay, ngoài đối tượng trên, thì cơm bình dân còn thu hút cả học sinh, sinh viên, dân văn phòng, các hộ gia đình,…
  • Số vốn đầu tư thấp: Vốn đầu tư để mở quán cơm bình dân khá thấp so với các mô hình kinh doanh khác. Chủ quán chỉ cần thuê mặt bằng và decor đơn giản, mua nguyên liệu nấu các món ăn hàng ngày là đã có thể kinh doanh. Hơn nữa, quản lý quán cơm bình dân khá dễ dàng, phù hợp với cả người đã có tuổi.
  • Khả năng mở rộng: Tuy kinh doanh nhỏ lẻ, nhưng nếu thu hút khách hàng, bạn hoàn toàn có thể mở rộng quy mô, mở thêm nhiều chi nhánh,…
Có nên mở quán cơm bình dân
Quán cơm bình dân có tệp khách hàng đa dạng, dễ kinh doanh

Tóm lại, mở quán cơm bình dân là ý tưởng khá hấp dẫn, có tiềm năng thu về lợi nhuận ổn định cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, không phải ai bắt đầu cũng thành công, vì lĩnh vực này có độ cạnh tranh không hề thấp, khách hàng ngày càng nhiều lựa chọn và trở nên khó tính hơn.

Một số mô hình quán cơm bình dân phổ biến 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều mô hình quán cơm bình dân khác nhau, phân chia dựa theo cách thức hoạt động hoặc tệp khách hướng đến, cụ thể:

  • Cơm bình dân cho người thu nhập thấp: Quán cơm hướng đến tệp khách hàng thu nhập thấp, như người lao động chân tay, sinh viên sống xa nhà,… Mô hình này có ưu điểm là vốn thấp, dễ đầu tư, dễ thực hiện.
  • Cơm văn phòng kết hợp quán cafe: Quán cơm hướng đến khách hàng là người đã đi làm, dân văn phòng, thường kết hợp bán cafe vào buổi sáng. Mô hình này cần nhiều vốn hơn, tuy nhiên có thể đem đến lợi nhuận cao hơn.
  • Cơm bình dân online: Quán cơm online, hay cloud kitchen, là quán cơm không cần thuê địa điểm mà nhận đặt suất ăn trên mạng, sau đó ship đến địa chỉ được yêu cầu. Mô hình này chủ yếu hướng tới sinh viên, dân văn phòng, có thể kết hợp bán online lẫn offline để nâng cao hiệu quả.
Mở quán cơm bình dân mô hình cloud kitchen
Mô hình kinh doanh cloud kitchen không cần địa điểm vật lý

Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn?

Mở quán cơm bình dân cần từ 50 – 70 triệu đồng trở lên. Nhìn chung, đây là một con số khá phải chăng để đầu tư kinh doanh, rẻ hơn so với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Để mở quán cơm bình dân, bạn cần chi tiêu cho những hạng mục như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Mặt bằng từ 20 – 30m2 ở thành phố lớn có thể rơi vào khoảng 10 triệu đồng trở lên, nếu trong ngõ hẻm, ở ngoại ô hay vùng nông thôn thì từ 4 – 6 triệu. Nếu có thể tận dụng nhà riêng, thì bạn sẽ được giảm bớt chi phí này.
  • Chi phí trang thiết bị: Quán phải có trang thiết bị bếp, bát đũa phục vụ khách hàng, bộ bàn ghế, hộp đựng giấy ăn. Chi phí mua trang thiết bị quán cơm có thể rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, bạn có thể mua hàng thanh lý để tiết kiệm ngân sách.
  • Chi phí trang trí quán: Quán cơm bình dân thì không đòi hỏi nhiều về decor, chỉ cần đảm bảo sự sạch sẽ, gọn gàng là được. Còn nếu mở quán cơm văn phòng kết hợp cafe, thì bạn có thể mất thêm 10 – 20 triệu trở lên để trang trí quán bắt mắt.
  • Chi phí nhập nguyên liệu: Thời gian đầu, bạn chỉ nên nhập thực phẩm từng ngày để đảm bảo độ tươi ngon, tránh tồn đọng. Nhìn chung, chi phí nhập nguyên liệu nấu ăn hàng ngày sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đồng.
  • Một số chi phí khác: Nếu thuê nhân sự thì bạn mất khoảng 3 – 5 triệu/người, tùy vị trí và thời gian làm. Ngoài ra, bạn còn phải tính đến tiền điện nước, tiền Internet, tiền vốn dự phòng,…
Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn
Mở quán cơm bình dân có thể mất từ 50 – 70 triệu đồng hoặc hơn

Đây chỉ là những con số ước lượng, sẽ thay đổi tùy theo định hướng kinh doanh của mỗi người. Nếu biết cách tối ưu ngân sách, thì bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều khoản tiền, ví dụ tìm nhà cung cấp có chính sách ưu đãi.

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân từ A-Z

Nghiên cứu thị trường

Bước đầu tiên cần làm khi mở quán cơm bình dân là nghiên cứu thị trường. Có hai yếu tố quan trọng là nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bạn cần xác định xem tệp khách hàng mình hướng đến là ai, có thu nhập thế nào, sở thích ăn uống ra sao. Ví dụ, dân văn phòng có thu nhập khá thường quan tâm đến vấn đề chất lượng thực phẩm, thích các món cơm chay, cơm healthy,…

Sau đó, bạn tìm hiểu có những đối thủ nào đang phục vụ tệp khách mà bạn hướng đến, tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của họ để rút kinh nghiệm. Vì là cơm ăn ngay nên đối thủ của bạn chủ yếu là hàng quán trong khu vực, bán kính khoảng 10km trở xuống.

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân từ đối thủ
Phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh để rút ra bài học kinh nghiệm

Tìm địa điểm mở quán thích hợp

Địa điểm thích hợp nhất để mở quán cơm bình dân là gần công ty, gần trường học và các khu dân cư đông đúc. Nếu tìm được mặt bằng ở những khu vực này, thì quán ăn mới có thể thu hút nhiều khách vãng lai mà không cần Marketing quá nhiều.

Để đánh giá tiềm năng mặt bằng, bạn hãy đi qua lại quán vào những giờ cao điểm, giờ thấp điểm, khung giờ ăn trưa và ăn tối. Ngoài ra, bạn hãy đảm bảo rằng mặt bằng dễ tìm, thuận tiện di chuyển, không nguy hiểm và không ngập lụt khi trời mưa to.

Tìm mặt bằng để mở quán ăn bình dân
Mặt bằng quán cơm bình dân phải nằm nên nằm gần khu dân cư

Trang trí quán cơm bình dân

Quán cơm bình dân không đòi hỏi nhiều về cách decor, nhưng phải sạch sẽ, thoáng mát, có không gian thoải mái cho khách dùng bữa. Nếu muốn đầu tư thêm, bạn có thể thay bàn ghế sắt/nhựa bằng bàn ghế gỗ, dùng các tấm gỗ trang trí tường, treo tranh, treo đèn, đặt chậu cây xanh (tìm hiểu thêm về cách thiết kế quán ăn diện tích nhỏ).

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố cực quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ quán cơm bình dân. Chủ quán cơm ra các chợ đầu mối để mua sỉ nguyên liệu với giá ưu đãi. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đặt yếu tố an toàn lên trên hết, chỉ mua thực phẩm ở những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tìm nguyên liệu mở quán cơm bình dân
Ưu tiên các nguồn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Nhân lực của quán cơm

Người đóng vai trò quan trọng nhất khi mở quán cơm bình dân là đầu bếp. Hầu hết chủ quán cơm bình dân đều là người có kỹ năng nấu ăn và tự mở ra kinh doanh. Với những quán cơm văn phòng quy mô lớn hơn, đầu bếp và chủ đầu tư có thể là hai người khác nhau. Khi thuê đầu bếp, bạn nên tuyển những người có kinh nghiệm, có bằng cấp và có trách nhiệm với nghề.

Nhân viên phục vụ cũng phải tuyển chọn kỹ càng, bởi đây là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Mặc dù mỗi suất cơm chỉ có giá từ 30.000đ, nhưng nhân viên phải giữ thái độ nhiệt tình, niềm nở. Nếu không, khách hàng có thể không bao giờ quay trở lại và khiến việc buôn bán ngày càng khó khăn.

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân tuyển đầu bếp
Tuyển đầu bếp có kinh nghiệm và chuyên môn để nâng cao chất lượng món ăn

Thiết kế menu thu hút, đa dạng món ăn

Mặc dù giá cả món cơm bình dân khá rẻ, nhưng bạn vẫn nên thiết kế menu thật hấp dẫn, thu hút khách hàng. Một số món sử dụng phổ biến trong quán cơm bình dân mà bạn nên có là:

  • Các món rau: Rau xào, rau luộc, rau nấu canh, rau muống, rau cải, su su, dưa chua,…
  • Các món thịt: Thịt kho, thịt rang, thịt luộc, thịt rán, thịt xào, thịt lợn, thịt bò, thịt gà,…
  • Các món cá: Cá rán, cá kho, cá sốt chua ngọt, cá sốt cà chua, cá khô,…
  • Các món canh: Canh mùng tơi, canh rau muống, canh riêu cá, canh cua cáy,…
  • Các món khác: Trứng rán, đậu phụ rán, đậu phụ sốt, lạc rang, mắm tép chưng thịt,…

Sự đa dạng menu sẽ làm khách hàng không cảm thấy nhàm chán, muốn thử thêm nhiều món vào lần sau. Ngoài ra, nếu bán theo suất, thì mỗi suất phải được thiết kế sao cho đầy đủ dinh dưỡng, không quá ít gây mất thiện cảm.

Đa dạng menu quán cơm bình dân
Đa dạng menu để thu hút sự quan tâm của thực khách

Tìm hiểu kỹ quy định pháp lý để mở quán

Mở quán cơm bình dân có cần giấy phép kinh doanh không là thắc mắc khá phổ biến. Câu trả lời là Có, bạn phải đăng ký kinh doanh cho quán cơm bình dân, lựa chọn mô hình doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Nhìn chung, những quán ăn nhỏ lẻ thường đăng ký hình thức hộ kinh doanh cá thể để tối giản thủ tục.

Bạn phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty (với mô hình công ty), biên bản họp thành viên (với hộ kinh doanh), bản sao CCCD/hộ chiếu chủ kinh doanh và những thành viên liên quan,… Hộ kinh doanh cá thể sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký cấp huyện, còn doanh nghiệp thì nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh Sở KH&ĐT.

Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân đăng ký kinh doanh
Quán cơm bình dân thường đăng ký theo mô hình hộ kinh doanh

Sau khi hoàn thành đăng ký kinh doanh, tùy theo quy mô quán, bạn tiếp tục làm giấy phép đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hộ kinh doanh xin giấy phép này ở UBND cấp quận, huyện. Các doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phục vụ trên 200 suất ăn thì phải xin giấy phép ở Chi cục An toàn thực phẩm cấp tỉnh/thành phố.

Chiến lược quảng bá quán cơm

Để mở quán cơm bình dân hút khách, thì bạn phải biết cách Marketing, xây dựng hình ảnh chỉn chu nhất. Một số cách Marketing quán cơm mà bạn có thể tham khảo là:

  • Sáng tạo logo, thiết kế hình ảnh thương hiệu cho quán, in logo lên hộp cơm, đồng phục nhân viên, biển hiệu quán,…
  • Lập fanpage Facebook, Instagram, Zalo OA, TikTok cho quán và xây dựng nội dung thu hút.
  • Triển khai các chương trình ưu đãi, giảm giá vào những dịp đặc biệt, giảm giá cho khách hàng lâu năm.
  • Tạo gian hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn nhanh như ShopeeFood, Grab Food,…
Cách marketing mở quán cơm bình dân
Marketing cho quán cơm để tiếp cận nhiều khách hàng hơn

>> Xem thêm: Top 7 mẫu bài viết quảng cáo quán ăn, nhà hàng đạt hiệu quả bất ngờ

Cách quản lý quán cơm bình dân

Mở quán cơm bình dân dù chỉ là mô hình kinh doanh nhỏ, nhưng bạn phải có cách quản lý logic và khoa học thì mới thu về lợi nhuận cao. Hiện nay, nhiều chủ quán cơm sử dụng phần mềm quản lý bán hàng 4.0 để tiết kiệm thời gian làm việc và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Để hiểu hơn, bạn có thể tham khảo Siêu App quản lý bán hàng bePOS. bePOS là phần mềm bán hàng ra đời vào năm 2018, dưới bàn tay của hai kỹ sư máy tính người Việt tại Úc. bePOS từng là đối tác của nhiều chuỗi quán ăn, cửa hàng bán lẻ tại hơn 10 quốc gia trên thế giới, giúp các chuỗi này tăng 30% doanh thu và giảm 50% thời gian làm việc.

Phần mềm mở quán cơm bình dân bePOS
Kinh doanh quán cơm hiệu quả hơn nhờ sử dụng phần mềm hiện đại

Một số tính năng quan trọng nhất mà chủ quán cơm bình dân có thể trải nghiệm là:

  • Quản lý doanh thu: Thanh toán nhanh, tin hóa đơn tự động, theo dõi doanh thu ngày/tuần/tháng, xem báo cáo theo thời gian thực.
  • Quản lý order, quản lý bàn: Đồng bộ thông tin order giữa các bộ phận, theo dõi bàn trống để đặt bàn.
  • Quản lý kho hàng: Theo dõi tình trạng tồn kho của nguyên liệu, cảnh báo các nguyên liệu sắp hết.

Đặc biệt, bePOS đang có Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI cho chủ cửa hàng cơm bình dân nhỏ lẻ, mới thành lập. Để đăng ký sử dụng thử, bạn hãy liên hệ bePOS qua hotline 0247 771 6889, nhắn tin trên Fanpage/Zalo, hoặc điền vào form đăng ký này nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz?__hstc=244425114.12b615e4d819e0b8ea9795f72e507cf9.1668047896912.1668056930910.1668067911803.5&__hssc=244425114.2.1668067911803&__hsfp=3208972896″ text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

Trên đây, bePOS đã trả lời câu hỏi mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn, cũng như tổng hợp kinh nghiệm mở quán cơm bình dân hiệu quả nhất. Chúc bạn khởi nghiệp thành công và đừng quên theo dõi bePOS để cập nhật những bí quyết kinh doanh mới nhất nhé!

FAQ

Mở quán cơm bình dân có cần giấy phép kinh doanh không?

Câu trả lời là Có, mở quán cơm có địa điểm cố định thì bạn phải xin giấy phép kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.

Mở quán cơm bình dân cần khoảng bao nhiêu tiền?

Mở quán cơm bình dân cần khoảng 50 – 70 triệu đồng trở lên, tuy nhiên sẽ thay đổi tùy theo điều kiện hiện có và định hướng kinh doanh mỗi người.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-quan-com-binh-dan/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]