Mở quán cơm chay có nên không, cần bao nhiêu vốn? Xã hội càng hiện đại, người ta lại càng muốn tìm về những nếp sống xanh, có lợi cho sức khoẻ. Không những không hết thời, quán chay còn đem lại một tiềm năng phát triển rất lớn, đánh đúng vào tâm lý người tiêu dùng hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng bePOS tìm hiểu những yếu tố giúp kinh doanh quán chay thành công nhé!
Có nên mở quán cơm chay không?
Nhà hàng cơm chay hay quán cơm chay là một trong số những loại hình nhà hàng đang phổ biến hiện nay. Bên cạnh góc độ văn hoá, đứng dưới cái nhìn của một nhà kinh doanh, chúng ta đều nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định có nên mở quán cơm chay hay không. Để trả lời câu hỏi này, bạn cần cân nhắc thật kỹ những yếu tố sau đây:
- Bạn có thực sự hiểu rõ về ăn chay cũng như các yếu tố về văn hoá trong ăn chay hay không?
- Bạn có đủ một lượng vốn cần thiết để đáp ứng chi phí mở quán cơm chay và duy trì hoạt động cho tới khi có lợi nhuận hay không?
- Bạn có nắm được tâm lý của khách hàng hiện nay trong lĩnh vực này hay không và bạn đã đưa được giải pháp gì cho nhà hàng của mình so với các yếu tố cạnh tranh khác của đối thủ?
Hiện nay, ăn chay không còn là một việc chỉ áp dụng với các nhà tu hành mà đã ngày càng trở nên phổ biến hơn, ngay cả với các bạn trẻ. Nhịp sống xô bồ của thành thị làm con người ta ham muốn một chốn bình yên, ham muốn những món ăn nhẹ nhàng, thanh tao hơn. Do vậy có thể nói, ăn chay là một lĩnh vực có cơ hội phát triển tốt nếu chúng ta đi đúng hướng.
Mở quán chay cần bao nhiêu vốn?
Mở quá chay cần bao nhiêu vốn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chi phí mở quán chay được liệt kê như dưới đây:
- Chi phí mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng sẽ tùy thuộc vào diện tích, cũng như địa điểm thuê. Ví dụ, ở thành phố, phí thuê mặt bằng có thể dao động từ 10 triệu đến 30 triệu/tháng hoặc hơn. Ở vùng nông thôn, con số này giảm xuống còn khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/tháng.
- Chi phí trang thiết bị: Mở quán cơm chay có sức chứa càng lớn thì số tiền phải bỏ ra càng nhiều, có thể lên đến cả trăm triệu. Ngoài ra, nếu chọn thiết bị hiện đại, thì ngân sách bạn bỏ ra cũng phải lớn hơn.
- Chi phí thuê nhân viên: Nhân viên chạy bàn nhận mức lương từ 3 đến 5 triệu/tháng. Đầu bếp có mức lương dao động từ 7 triệu đồng trở lên. Nếu thuê quản lý ngoài, bạn cũng phải trả cho họ mức lương khá cao, có thể từ 10 triệu/tháng.
- Chi phí chạy quảng cáo: Chạy quảng cáo là hoạt động không thể thiếu khi mở quán cơm chay. Bạn có thể mua gói Marketing từ khoảng 5 triệu trở lên cho 1 gói. Đơn vị Marketing càng chuyên nghiệp thì số tiền bỏ ra càng lớn.
- Các chi phí khác: Ngoài ra, bạn cũng phải tính đến các chi phí điện nước, mua thực phẩm,… Tổng các loại chi phí này cũng phụ thuộc vào kế hoạch kinh doanh, thường rơi vào khoảng vài chục triệu/tháng.
Tổng kết lại, để mở quán cơm chay, bạn phải chuẩn bị tối thiểu là từ 200 đến 300 triệu đồng. Ngoài ra, để quán ăn bắt đầu vận hành trơn tru và có lãi, bạn phải mất từ 3 tháng, nên cần số vốn tốt để phòng rủi ro xảy ra trong giai đoạn này. Đặc biệt, việc lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và phân bổ tài chính hợp lý là vô cùng quan trọng.
Mở quán ăn chay cần những gì?
Tìm hiểu về kiến thức ẩm thực chay
Đây là hình thức ẩm thực mang nhiều giá trị tín ngưỡng, đòi hỏi phải có sự chỉn chu trong cách triển khai. Chính vì vậy, khi mở quán cơm chay, bạn cần tìm hiểu kiến thức về đồ chay, cũng như các yêu cầu thiết kế không gian. Lưu ý, khách hàng của bạn có thể là những nhà tu hành, những người theo Đạo Phật, hoặc những người thích nghiên cứu văn hóa, tôn giáo. Những đối tượng này thường có kiến thức nhất định về ăn chay và có những nhu cầu, đòi hỏi riêng.
Chẳng hạn, ăn chay có nhiều trường pháo khác nhau, như ăn chay trường, ăn chay trứng sữa (Ovolactovegetarian), ăn chay có sữa (Lactovegetarian),… Nếu biết được tất cả các kiến thức này, bạn có thể mang đến nhiều lựa chọn hơn cho thực khách, nâng cao hình ảnh trong mắt cộng đồng.
Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu và có kiến thức về đồ dinh dưỡng để xây dựng nên một thực đơn chay vừa mang giá trị tín ngưỡng, vừa ngon miệng lại đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Ví dụ, bạn cần có hiểu biết khi kết hợp các nguyên liệu chay với nhau tạo thành một thực đơn như thế nào, có đủ các nhóm dưỡng chất được thay thế bằng thực vật hay không.
Xác định nhu cầu thị trường
Xác định nhu cầu thị trường là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi lĩnh vực kinh doanh, kể cả mở quán cơm chay. Ví dụ, mô hình buffet hướng tới đối tượng đa dạng, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau. Khi này, bạn nên làm cho thực đơn trở nên phong phú, sử dụng đa dạng nguyên liệu, gồm những món phổ biến phù hợp với mọi trường phái chay.
Trong khi đó, mô hình Eat Clean thường sử dụng các suất ăn chay đóng hộp, phục vụ dân công sở, văn phòng. Tất cả đều phải được tính toán kỹ càng để đưa ra các chiến lược phù hợp nhất.
Chuẩn bị vốn
Chuẩn bị vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu khi bắt đầu mở quán cơm chay. Tuỳ theo quy mô quán ăn, quy mô nhà hàng mà bạn có thể dự tính chi phí, vạch ra ngân sách có thể đầu tư và phân bổ tài chính sao cho hợp lý. Như đã nói, thông thường để mở quán ăn chay bạn cần khoảng 200 đến 300 triệu đồng.
Lựa chọn địa điểm
Theo ý kiến nhiều người, mở quán cơm chay thuận lợi nhất là ở khu vực gần đền chùa, khu du lịch tâm linh,… Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn chỉ được lựa chọn các địa điểm như vậy. Bởi lẽ, ăn chay là xu hướng ẩm thực được rất nhiều người dân thành thị hiện nay, trong đó có cả các bạn trẻ.
Thay vào đó, bePOS khuyên bạn nên tập trung vào tệp khách hàng tiềm năng của mình. Nếu bạn tập trung vào mô hình quán Eat Clean dạng ăn chay với các suất cơm chay phục vụ dân văn phòng, thì địa điểm gần công sở là rất lý tưởng. Nếu bạn hướng đến dịch vụ cung cấp các món cỗ chay dành cho gia đình, thì địa điểm để mở quán cơm chay bình dân hợp lý nhất là các khu dân cư, các khu chợ.
Chọn mua nguồn nguyên liệu và lên menu
Các món chay có yêu cầu khá cao về nguyên liệu và đây cũng là điều bạn cần lưu ý khi mở quán cơm chay. Yếu tố đầu tiên cần đảm bảo là nguồn nguyên liệu đảm bảo tươi ngon, an toàn, ưu tiên sức khỏe người tiêu dùng lên trên hết. Bên cạnh đó, thực đơn cần được cân nhắc kỹ lưỡng tuỳ theo từng mô hình quán ăn.
Ví dụ, nếu mở quán cơm chay bình dân, thực đơn thay đổi theo ngày thường là các món chay phổ biến, tất cả mọi người đều có thể thưởng thức. Đối với các quán chay gọi món cao cấp hơn, thực đơn thường được xây dựng theo từng trường phái ăn chay. Đặc biệt, nhà hàng nên có sự tinh chỉnh, lưu ý với khách hàng, tránh để khách hàng sử dụng mà không có thông tin đi kèm.
Thiết kế nội thất, trang trí không gian phù hợp
Khi mở quán cơm chay, bạn nên chú ý thiết kế không gian đảm bảo các yếu tố tâm linh, tín ngưỡng. Nhìn chung, các quán ăn chay thường tạo cảm giác gần gũi, an yên, sử dụng các chất liệu có tính chất mộc mạc như ngói, rơm, gỗ,… Để đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên thuê đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, giá thiết kế có thể dao động từ 180 nghìn đồng/m2.
Tuyển dụng nhân viên
Cũng như bất cứ nhà hàng nào, việc tuyển chọn nhân viên là vô cùng quan trọng, bởi đây sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với thực khách. Tuỳ theo quy mô khi mở quán cơm chay mà bạn cần cân nhắc số lượng nhân viên, cũng như tổ chức nội bộ sao cho hợp lý. đội ngũ nhân sự hợp lý.
Các đầu bếp lành nghề, am hiểu ẩm thực chay sẽ giúp quán ăn của bạn đạt chất lượng cao nhất, thu hút đa dạng khách hàng. Ngoài ra, nhân viên phục vụ quán cũng nên am hiểu về văn hóa ẩm thực chay để có tác phong chuyên nghiệp nhất.
Lên thực đơn món ăn
Lên thực đơn là nội dung bạn cần đặc biệt quan tâm khi setup quán chay. Để thực hiện tốt công việc này, bạn cần dựa vào một số yếu tố như mô hình quán, tệp khách hàng hướng đến, cũng như ngân sách hiện có. Các nguyên liệu chính của ẩm thực chay bao gồm đậu phụ, các loại hạt, sữa chay, các loại rau, nấm, củ quả,… Bạn nên tìm cách tối ưu thực đơn với những nguyên liệu cơ bản nhất, mà vẫn đảm bảo tính sáng tạo, độc đáo cho thực khách.
Ngoài ra, khi thiết kế thực đơn quán chay, bạn không nên sử dụng quá nhiều họa tiết rườm rà, màu sắc sặc sỡ, mà nên đề cao tính mộc mạc mà sang trọng, tinh tế. Các món ăn có thể được liệt kê theo cách chế biến, hoặc theo các trường phái ăn chay. Bên cạnh món ăn cần ghi giá tiền và đặc biệt là nên có dòng mô tả nguyên liệu, để thực khách dễ dàng lựa chọn.
Đăng ký kinh doanh
Mở quán ăn chay cần những gì, chuẩn bị giấy tờ nào và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu? Trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin kinh doanh nhà hàng, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo đúng mẫu Luật quy định.
- Các giầy tờ chứng minh nhân thân của cá nhân liên quan, thường là chủ hộ kinh doanh.
- Một số giấy tờ khác theo quy định như Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy,…
Sau đó, bạn nộp bộ hồ sơ cho Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương. Thời gian xem xét độ hợp lệ của hồ sơ xin mở quán ăn chay là 3 ngày kể từ ngày nhận. Lưu ý, bạn nên nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu được yêu cầu để quá trình mở quán diễn ra nhanh chóng hơn.
>> Xem thêm: 7 mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn được nhiều người chọn nhất hiện nay
Kinh nghiệm mở quán chay thành công
Thử áp dụng mô hình kinh doanh mới
Mở quán cơm chay là lĩnh vực hết sức cạnh tranh, bạn cần tạo điểm riêng biệt cho mình thì mới được khách hàng nhớ đến. Mô hình ăn chay phổ biến nhất hiện nay vẫn là buffet chay, ở phân khúc cao cấp hơn là nhà hàng gọi món. Tuy nhiên, một xu hướng mới hiện nay là Eat Clean kết hợp ăn chay với chế độ ăn kiêng khoa học, đảm bảo dinh dưỡng.
Bạn cũng có thể xem xét xây dựng phong cách riêng cho quán chay để tạo điểm nhấn. Ví dụ, nhiều người mở quán cơm chay thiên nhiên tại các khu du lịch sinh thái, nên trong thực đơn thường chú trọng rau xanh, hạn chế tinh bột, đồ rán chiên. Không gian quán nên đảm bảo sự rộng rãi, thoải mái, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Kỹ năng nấu đồ ăn chay
Chất lượng món ăn vẫn là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn ghi điểm trong mắt khách hàng. Trước tiên, đầu bếp của quán phải có am hiểu về văn hóa ẩm thực chay, cách đảm bảo dinh dưỡng, cũng như công thức chế biến những món chay thịnh hành nhất. Hơn nữa, bạn còn cần có điểm nhấn trong món ăn của mình để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ, vẫn là món chay nhưng bạn có thể chế biến theo phong cách Hàn, Trung, Nhật hay Thái Lan. Ngay cả trong nội địa Việt Nam, khẩu vị ăn chay giữa các vùng miền cũng có sự khác biệt. Cụ thể, ẩm thực chay miền Bắc hướng tới sự hài hòa, thanh thoát, còn miền Nam lại ảnh hưởng bởi văn hóa dân tộc Khơme, pha trộn một vài yếu tố của người Hoa.
Xây dựng kế hoạch Marketing
Chú trọng Marketing là một kinh nghiệm mở quán chay bạn không nên bỏ qua. Một số cách làm Marketing hay khi mở quán cơm chay bạn có thể tham khảo là:
- Kết hợp cung cấp kiến thức, viết nội dung bổ ích về ăn chay, Eat Clean.
- Giảm giá vào các ngày quan trọng của người ăn chay, ví dụ như ngày rằm, ngày mùng 1,…
- Xây dựng quan hệ thân thiết như tặng thẻ thành viên, khuyến mại,…
- Tập trung vào chất lượng món ăn, tạo hình đẹp, gây ấn tượng để thu hút nhiều khách hàng.
>> Xem thêm: Từ A-Z kinh nghiệm mở quán cơm tấm ít vốn, lãi cao
Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng
Sử dụng phần mềm quản lý là việc bạn nên làm ngay khi mở quán cơm chay. Đây là ứng dụng công nghệ không còn xa lạ với chủ kinh doanh mọi lĩnh vực, từ F&B, bán lẻ cho đến ngành làm đẹp. Bởi lý do, những phần mềm này giúp bạn giải quyết tất cả các công việc trên, vận hành hiệu quả và tăng doanh số một cách nhanh chóng.
Để hiểu rõ hơn phần mềm quản lý nhà hàng là gì, có tính năng nào, bạn hãy tham khảo bePOS – một trong những App bán hàng uy tín và phổ biến nhất hiện nay. bePOS được phát triển vào năm 2018, dưới sự nghiên cứu của hai kỹ sư máy tính người Việt tại Úc. Kể từ đó đến nay, phần mềm đã hợp tác với trên 12,000 chuỗi cửa hàng lớn nhỏ tại nhiều quốc gia như Úc, Việt, Mỹ,…
Khi sử dụng bePOS, chủ kinh doanh quán chay sẽ được trải nghiệm những tính năng tuyệt vời như:
- Quản lý order: Order nhanh chóng ngay trên điện thoại, đồng bộ thông tin giữa bộ phận phục vụ, thu ngân và bếp/bar.
- Quản lý kho: Quản lý kho nguyên liệu theo thời gian thực tế, ghi chép thông tin xuất nhập tồn, cảnh bảo những mặt hàng sắp hết.
- Quản lý thanh toán: Tính tiền nhanh, in hóa đơn tự động, có tích hợp nhiều phương thức thanh toán như MoMo, VNPay,…
- Quản lý tài chính: Ghi nhận dữ liệu doanh thu, quản lý chi phí vận hành cửa hàng, lên báo cáo dưới dạng biểu đồ.
- Marketing, chăm sóc khách hàng: Thu thập thông tin về khách hàng để triển khai các chương trình Marketing, chăm sóc hiệu quả như nhắn tin SMS, tặng voucher,…
Đặc biệt, hiện nay bePOS đang có Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI dành cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, mới thành lập, bao gồm những tính năng cơ bản nhất để hoạt động trơn tru. Để biết thêm chi tiết, bạn hãy gọi ngay đến hotline 0247 7716 889 hoặc điền vào form dưới đây nhé!
Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu mở quán cơm chay cần bao nhiêu vốn, nên chú ý những yếu tố nào,… Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất và đừng quên theo dõi website bePOS trong thời gian tới nhé!
FAQ
Có thể nhượng quyền quán chay được hay không?
Hoàn toàn có thể nhượng quyền để mở quán cơm chay như các loại hình kinh doanh khác. Bạn có thể tham gia hình thức nhượng quyền quán chay đối với các chuỗi cửa hàng có thương hiệu, có vị trí mặt bằng tốt có lượng khách hàng tiềm năng ổn định và đây sẽ là cơ hội đầu tư sinh lời không nhỏ nếu quá trình vận hành của bạn sau khi nhượng quyền thành công.
Cần lưu ý gì khi thiết kế quán cơm chay?
Khi mở quán chay và thiết kế không gian, điều cần lưu ý chính là bám sát vào tinh thần và mô hình kinh doanh của quán. Nếu quán xây dựng dạng buffet chay nhưng khi thiết kế quán cơm chay, bạn lại để các quầy thức ăn quá xa nhau, thậm chí là thuộc 2 tầng khác nhau, 1 tầng là các món chính và tầng còn lại là đồ tráng miệng -điều này rất dễ tạo sự khó chịu cho khách hàng.
Follow bePOS: