Trang chủBlogs Kinh doanh F&BNgành F&B là gì? Tổng hợp kiến thức ngành F&B chi tiết nhất

Ngành F&B là gì? Tổng hợp kiến thức ngành F&B chi tiết nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng mười 10, 2023
Phương Thảo
Phương Thảo
1039 Đã xem

Trong những năm gần đây, ngành F&B đã trở thành xu hướng khởi nghiệp khá nổi bật. Tuy nhiên, ngành F&B là gì? F&B viết tắt của từ gì? Đây là ngành gì? Làm thế nào để kinh doanh thành công trong lĩnh vực này? Hãy cùng bePOS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.  

Ngành F&B là gì?

Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu F&B viết tắt của từ gì? Đó chính là cụm từ Food and Beverage Service trong tiếng Anh. Đây là ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này sẽ cung cấp thức ăn, đồ uống cho khách hàng. Thuật ngữ trên được sử dụng đối với:

  • Những doanh nghiệp kinh doanh độc lập như: nhà hàng, quán cafe, quán bar,…
  • Hay còn sử dụng để chỉ một bộ trong các khách sạn. Bộ phận Food and Beverage trong khách sạn có chức năng đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng lưu trú tại đây. Ngoài ra, tại một số khách sạn lớn, bộ phận này còn tổ chức tiệc, hội họp,… theo yêu cầu.

Có rất nhiều người còn nhầm lẫn khái niệm ngành Food and Beverage Service và ngành dịch vụ. Thực chất, ngành dịch vụ gồm 3 nhóm nhỏ là: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công. F&B service là ngành dịch vụ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, ăn uống. Do đó, ngành Food and Beverage Service là một nhánh nhỏ của ngành dịch vụ.

nganh-f&b-la-gi
Ngành F&B là gì?

Vai trò của ngành F&B là gì?

Đáp ứng trọn vẹn nhu cầu ăn uống của khách hàng

Vai trò đầu tiên của Food and Beverage Service chính là cung cấp thức ăn, đồ uống theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngành F&B tạo ra các trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho khách hàng, từ những món ăn truyền thống đến các món ăn sáng tạo.Trong tháp nhu cầu của Maslow, cấp bậc đầu tiên là các nhu cầu cơ bản (ăn uống, ngủ nghỉ,…). Do đó, bất kể người già hay trẻ, nam hay nữ, giàu hay nghèo,… đều cần được ăn uống đầy đủ.

Nếu đi tiếp các cấp bậc cao hơn trong tháp nhu cầu của Maslow, bạn sẽ thấy con người có các nhu cầu như: đảm bảo an toàn, nhu cầu thể hiện tình cảm, nhu cầu được kính trọng và cuối cùng là thể hiện bản thân.

Theo sát từng mức nhu cầu của khách hàng, qua thời gian, ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển. Không chỉ cung cấp thức ăn ở mức cơ bản, giờ đây, Food and Beverage Service có thể đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách. Đó có thể là nguyên liệu sạch để đảm bảo an toàn, là dịch vụ tổ chức sự kiện đi kèm, hay phong cách phục vụ giúp khách hàng thoải mái nhất,…

nganh-f-b-dap-ung-nhu-cau-an-uong-cua-khach-hang
Ngành F&B đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng

Tăng trưởng doanh thu

Một điều không thể phủ nhận đó là F&B service mang lại một lại khoản doanh thu khá lớn. Theo nghiên cứu thị trường ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống Việt Nam năm 2021, trung bình mỗi hộ gia đình Việt Nam sẽ dành 20% ngân sách hàng tháng để chi tiêu cho việc ăn uống. Bên cạnh đó, các nhu cầu khác như: tổ chức tiệc cưới, sinh nhật, hội thảo, du lịch,… cũng góp phần gia tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh.

Công cụ Marketing tuyệt vời

Đặc biệt, Food and Beverage Service cũng tự mình trở thành một công cụ Marketing 0 đồng tuyệt vời. Nếu đồ ăn, đồ uống của bạn ngon, độc đáo đi cùng với các dịch vụ đi kèm chất lượng thì tự khắc khách hàng sẽ truyền tai nhau. Như vậy bạn không hề mất chi phí quảng cáo mà còn nhận lại hiệu quả rất tốt.

Bên cạnh đó, với xu hướng sử dụng mạng xã hội như hiện nay, F&B marketing 0 đồng còn có thể phát huy mạnh mẽ hơn. Việc khách hàng quay video, chụp ảnh/ viết review tốt về đồ ăn của bạn và chia sẻ lên mạng xã hội cũng giúp tăng thêm khách hàng.

Tăng nhận diện thương hiệu

Đặc biệt, trong các khách sạn, bộ phận F&B đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Chỉ với những tiêu chí như: đồ ăn ngon, giá cả hợp lý, không gian đẹp, phục vụ chuyên nghiệp,… chắc chắn bạn đã ghi điểm với khách hàng rồi! Và việc không ngừng duy trì, phát triển dịch vụ, sản phẩm của mình sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng.

fb-phuc-vu-nhu-cau-an-uong
F&B phục vụ nhu cầu ăn uống đa dạng của khách hàng

Tạo phễu khách hàng, bán “chéo” dịch vụ khác

Ngành F&B tạo ra phễu khách hàng bằng cách tận dụng khách hàng hiện có của mình để tiếp thị và bán các dịch vụ khác trong ngành hoặc cả ngoài ngành. Ví dụ:

  • Tạo ra các gói combo: Các nhà hàng, quán ăn có thể tạo ra các gói combo để khách hàng có thể mua các sản phẩm và dịch vụ khác nhau với một giá cả hợp lý. Ví dụ như gói combo của quán cafe có thể bao gồm cả cà phê và bánh mì, hay gói ăn trưa của nhà hàng bao gồm cả món chính và nước uống.
  • Tích điểm và giảm giá cho khách hàng thường xuyên: Các chương trình tích điểm và giảm giá cho khách hàng thường xuyên giúp thu hút khách hàng quay lại và mua nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn, đồng thời tạo cơ hội để tiếp thị và bán các dịch vụ khác.
  • Giới thiệu sản phẩm mới: Các nhà hàng, quán cafe có thể tổ chức những sự kiện như cuộc thi nấu ăn, các buổi biểu diễn âm nhạc hoặc các lớp học nấu ăn để thu hút khách hàng và tiếp thị bán sản phẩm khác.

Tăng trải nghiệm chăm sóc khách hàng

Ngành F&B giúp tăng trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và đa dạng, đồng thời cải thiện những dịch vụ liên quan đến F&B như không gian, dịch vụ khách hàng, tăng sự tương tác giữa nhà hàng, quán ăn với khách hàng, luôn hỗ trợ khách hàng khi cần thiết, tạo ra những dịch vụ, trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Tạo ra việc làm

Ngành F&B cung cấp công việc cho một số lượng lớn người lao động, bao gồm cả những người làm việc trong các nhà hàng, quán ăn, khách sạn, quán cafe,… Ngành F&B còn tạo ra giá trị thương mại lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, đồng thời cũng đóng góp vào thu ngân sách của mỗi quốc gia. Từ đó, F&B là một phần quan trọng của nền kinh tế, đóng góp vào phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

nganh-f-b-tao-nhu-cau-viec-lam-cho-nhieu-nguoi
Ngành F&B tạo nhu cầu việc làm cho nhiều người

Các bộ phận trực thuộc dịch vụ F&B

Lobby bar (quầy bar)

Bộ phận quầy bar chuyên phục vụ các loại đồ uống, đặc biệt là các loại cocktail và rượu vang. Bộ phận Bar bao gồm các chức danh như: quản lý Bar, bartender, phục vụ và nhân viên pha chế. Quầy bar thường được bố trí tại khu vực tiếp tân hoặc sảnh của khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc tòa nhà văn phòng.

Lobby bar thường có không gian thoải mái, phù hợp để khách hàng gặp gỡ, trò chuyện hoặc thư giãn. Các nhân sự của Lobby bar thường được đào tạo về các kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, cũng như kiến thức về các loại đồ uống và pha chế.

Restaurant (nhà hàng)

Đây là trung tâm của lĩnh vực F&B, nơi khách hàng đến để thưởng thức món ăn và đồ uống. Bộ phận nhà hàng bao gồm các chức danh như giám đốc nhà hàng, quản lý nhà hàng, đầu bếp chính, phục vụ, thu ngân và nhân viên phục vụ khách hàng, cụ thể:

  • Giám đốc nhà hàng: Là người quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đào tạo nhân viên và đưa ra các chiến lược kinh doanh.
  • Quản lý nhà hàng: Là người quản lý các hoạt động hàng ngày của nhà hàng, bao gồm đặt chỗ, dịch vụ, chất lượng thực phẩm, giải quyết những vấn đề của khách hàng và quản lý nhân viên.
  • Đầu bếp chính: Là người giám sát quá trình nấu ăn và đảm bảo chất lượng và hương vị của món ăn.
  • Phục vụ: Là những người đưa món ăn và đồ uống cho khách hàng và đảm bảo rằng yêu cầu của khách hàng được đáp ứng đầy đủ.
  • Thu ngân: Là người quản lý quá trình thanh toán và giải quyết những vấn đề liên quan đến thanh toán của khách hàng.
  • Nhân viên phục vụ khách hàng: Là những người đón tiếp khách hàng, hướng dẫn khách hàng đến bàn ăn, đặt chỗ và giải quyết các yêu cầu của khách hàng.
  • Nhân viên bếp: Là những người giúp đầu bếp chính trong quá trình chuẩn bị và nấu các món ăn.
bo-phan-nha-hang
Các bộ phận nhà hàng trong ngành F&B là gì?

Room service (dịch vụ phòng)

Bộ phận này cung cấp các món ăn và đồ uống tại phòng khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng và đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng tại chỗ. Bộ phận Room service thường bao gồm các chức danh sau:

  • Quản lý Room service: Là người quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận Room service, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đào tạo nhân viên và đưa ra các chiến lược kinh doanh.
  • Nhân viên Order: Là người tiếp nhận các đơn đặt hàng từ khách hàng và đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng đầy đủ.
  • Đầu bếp: Là người giám sát quá trình nấu ăn và đảm bảo chất lượng và hương vị của món ăn.
  • Nhân viên phục vụ: Là những người đưa món ăn và đồ uống cho khách hàng trong phòng và đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng đầy đủ.
  • Nhân viên dọn phòng: Là những người đến phòng khách hàng để lấy lại các dụng cụ ăn uống đã sử dụng và đảm bảo phòng sạch sẽ sau khi dịch vụ Room service hoàn tất.

Banquet (yến tiệc)

Bộ phận này cung cấp dịch vụ ăn uống và nước uống cho các sự kiện, hội nghị, lễ hội, đám cưới, tiệc sinh nhật và các sự kiện khác. Bộ phận Banquet thường bao gồm các chức danh sau:

  • Giám đốc Banquet: Là người quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận Banquet, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đào tạo nhân viên và đưa ra các chiến lược kinh doanh.
  • Quản lý Banquet: Là người quản lý các hoạt động hàng ngày của Banquet, bao gồm đặt chỗ, dịch vụ, chất lượng thực phẩm, giải quyết các vấn đề của khách hàng và quản lý nhân viên.
  • Đầu bếp chính: Là người giám sát quá trình nấu ăn và đảm bảo chất lượng và hương vị của các món ăn trong các sự kiện.
  • Nhân viên phục vụ: Là những người đưa món ăn và đồ uống cho khách hàng trong các sự kiện và đảm bảo rằng mọi yêu cầu của khách hàng được đáp ứng đầy đủ.
  • Nhân viên trang trí sự kiện: Là những người giúp trang trí không gian của sự kiện để tạo ra một không gian ấn tượng và đẹp mắt.
  • Nhân viên bàn tiệc: Là những người giúp sắp xếp bàn, ghế, đồ dùng và các vật dụng khác để chuẩn bị cho các sự kiện.
  • Nhân viên hỗ trợ: Là những người giúp đỡ các nhân viên khác trong các hoạt động của sự kiện.
bo-phan-yen-tiec-trong-nganh-f-b
Bộ phận yến tiệc trong ngành F&B là gì?

Executive Lounge

Đây là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống và nước uống cho khách hàng trong khu vực lounge đặc biệt dành riêng cho khách hàng VIP hoặc khách hàng sử dụng các dịch vụ cao cấp của khách sạn. Bộ phận Executive Lounge thường bao gồm các chức danh sau: Quản lý Executive Lounge, nhân viên phục vụ nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ thức ăn nhẹ. Các thành viên của bộ phận Executive Lounge cần phải có sự linh hoạt và sáng tạo để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng VIP.

Kitchen (bếp)

Bộ phận bếp chịu trách nhiệm sản xuất các món ăn và đồ uống cho khách hàng trong các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các cơ sở ăn uống khác. Bộ phận Kitchen thường bao gồm các chức danh sau:

  • Đầu bếp chính (Head Chef): Là người quản lý toàn bộ hoạt động của bếp, đảm bảo chất lượng thực phẩm và giá thành, lên kế hoạch sản xuất món ăn, đào tạo nhân viên.
  • Phó đầu bếp (Sous Chef): Là người hỗ trợ và giúp đầu bếp chính quản lý các hoạt động hàng ngày của bếp, thực hiện những công việc sản xuất món ăn và giúp quản lý nhân viên.
  • Đầu bếp các món khác nhau (Chef de Partie): Là người chịu trách nhiệm sản xuất các loại món ăn cụ thể trong bếp, bao gồm món chính, món tráng miệng, món salad, món nướng, món xào, món canh, món pasta và một số món khác.
  • Nhân viên phụ bếp (Commis Chef): Là những người giúp đầu bếp và đầu bếp chế biến các món khác nhau trong quá trình sản xuất món ăn, bao gồm chuẩn bị nguyên liệu, cắt rau củ, nấu nước lèo và các công việc khác.
  • Nhân viên rửa chén (Dishwasher): Là những người giúp rửa chén, dụng cụ và đồ dùng sau khi sử dụng.
bo-phan-bep-trong-nganh-f-b
Bộ phận bếp trong ngành F&B là gì?

Những vị trí công việc trong ngành F&B

Nhân viên F&B là gì? F&B tuyển dụng những vị trí nào? Nhân viên Food and Beverage là những người làm trong ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Họ có thể là nhân viên phục vụ bàn, nhân viên đặt bàn, hay các nhà quản lý cấp cao. Tuy nhiên, tất cả đều chung một mục đích đó là đem tới trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời nhất cho khách hàng. Những vị trí công việc trong ngành F&B phổ biến đó là:

Quản lý cấp cao

Trong ngành dịch vụ F&B (Food and Beverage), các vị trí quản lý cấp cao thường có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng dịch vụ và đưa ra chiến lược kinh doanh. Một số vị trí quản lý cấp cao trong ngành F&B đó là:

  • Giám đốc điều hành F&B (F&B Operations Director): Là người quản lý toàn bộ hoạt động F&B của một chuỗi nhà hàng hoặc khách sạn, đảm bảo chất lượng dịch vụ, lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh và đưa ra các chiến lược phát triển.
  • Giám đốc nhà hàng (Restaurant General Manager): Là người quản lý toàn bộ hoạt động của một nhà hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, quản lý nhân viên và đưa ra các chiến lược kinh doanh.
  • Giám đốc marketing F&B (F&B Marketing Director): Là người chịu trách nhiệm quảng bá thương hiệu và sản phẩm F&B của doanh nghiệp, đưa ra các chiến lược marketing và quảng cáo.

Quản lý cấp trung

Các vị trí quản lý cấp trung thường có trách nhiệm quản lý một bộ phận nhỏ hơn trong doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh. Một số vị trí quản lý cấp trung trong ngành F&B là:

  • Trưởng phòng kinh doanh F&B (F&B Sales Manager): Là người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận kinh doanh F&B, đảm bảo doanh số bán hàng đạt được mục tiêu, tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
  • Trưởng nhóm phục vụ F&B: Là người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận phục vụ F&B, đảm bảo chất lượng dịch vụ và đào tạo nhân viên phục vụ.
  • Trưởng nhóm bar (Bar Manager): Là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của một quầy bar, đảm bảo chất lượng dịch vụ, quản lý nhân viên.
quan-ly-cap-cao-trong-nganh-f-b
Quản lý cấp trung trong ngành F&B là gì?

Nhân viên

Trong ngành F&B, có rất nhiều vị trí nhân viên khác nhau, từ các vị trí phục vụ cơ bản đến các vị trí chuyên môn và cao cấp. Một số vị trí nhân viên phổ biến trong ngành F&B:

  • Nhân viên phục vụ (Waiter/Waitress): Là nhân viên phục vụ thực phẩm và đồ uống cho khách hàng trong nhà hàng hoặc quầy bar.
  • Nhân viên bếp (Kitchen Staff): Là nhân viên chịu trách nhiệm sản xuất các món ăn trong nhà hàng hoặc khách sạn.
  • Bartender: Là nhân viên chuyên pha chế đồ uống và phục vụ khách hàng tại quầy bar.
  • Nhân viên pha chế (Barista): Là nhân viên chuyên pha chế các loại đồ uống, đặc biệt là cà phê, trong quán cà phê hoặc nhà hàng.
  • Nhân viên pha chế rượu (Sommelier): Là nhân viên chuyên tư vấn và phục vụ rượu cho khách hàng trong nhà hàng hoặc khách sạn.
  • Nhân viên phụ bếp (Kitchen Helper): Là nhân viên hỗ trợ trong quá trình sản xuất món ăn trong nhà hàng hoặc khách sạn.
  • Nhân viên thu ngân (Cashier): Là nhân viên thu ngân và xử lý thanh toán cho khách hàng.

Những yêu cầu đối với người làm trong ngành F&B

Ngành F&B là một ngành đòi hỏi sự chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo. Dưới đây là một số yêu cầu chung đối với những người làm trong ngành F&B:

  • Kỹ năng chuyên môn: Những người làm trong ngành F&B cần phải có kiến thức rộng về các loại thực phẩm, đồ uống, phương pháp nấu ăn và kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Yêu cầu nhân viên F&B có khả năng giao tiếp tốt và thân thiện với khách hàng, đồng nghiệp và các đối tác.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Ngành F&B đòi hỏi sự cộng tác và liên kết giữa các thành viên trong nhóm để đưa ra chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
  • Khả năng đối phó với áp lực công việc: Ngành F&B có tính chất động và yêu cầu nhân viên hoạt động nhanh chóng và hiệu quả trong môi trường áp lực.
  • Sự sáng tạo: Những người làm trong ngành F&B cần phải có khả năng sáng tạo để tạo ra các món ăn và đồ uống mới, hấp dẫn và độc đáo để thu hút khách hàng.
  • Tính chuyên nghiệp: Nhân viên F&B cần phải có tác phong chuyên nghiệp trong công việc, đảm bảo sự tôn trọng và uy tín của nhà hàng hoặc quán bar.
  • Tính linh hoạt: Những người làm trong ngành F&B cần có khả năng thích nghi với môi trường làm việc và sẵn sàng làm việc theo ca và vào các ngày nghỉ lễ.
yeu-cau-doi-voi-nguoi-lam-nganh-f-b
Yêu cầu đối với người làm ngành F&B là gì?

Đặc điểm ngành F&B tại Việt Nam

Năm 2022 tới nay, thị trường F&B Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid 19. Doanh thu ngành F&B 2022 đạt gần 610 tỷ đồng, tăng trưởng tới 139%.

Người Việt càng ngày càng chi nhiều tiền hơn cho dịch vụ ăn uống. Các nhà hàng, quán ăn, quán cafe là nơi con người giải trí, xả stress, gặp gỡ và giao tiếp,… Lý do là do thu nhập của người dân ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng GDP tăng nhanh.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia cạnh tranh cực cao trong ngành F&B. Hàng loạt doanh nghiệp lớn nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam như Starbucks, Coffee Bean & Tealeaf, McDonald’s, KFC, Lotte,… Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, thị trường F&B Việt Nam có độ cạnh tranh rất cao. Thậm chí, nhiều thương hiệu nổi tiếng từ nước ngoài cũng không thể trụ vững mà phải đóng cửa.

Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, các doanh nghiệp cần nhanh nhạy, nắm bắt các xu hướng F&B tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng như kinh doanh thực phẩm sạch, lối sống healthy, eat clean tốt cho sức khỏe,….

>> Xem thêm: Thị trường F&B Việt Nam – Xu hướng kinh doanh F&B 

Chiến lược F&B Marketing thời đại 4.0

Để kinh doanh ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống thực sự hiệu quả ở thời điểm hiện tại, bạn cần đẩy mạnh và đón đầu các xu hướng F&B Marketing. Dưới đây bePOS sẽ gợi ý cho bạn một vài giải pháp nên áp dụng.

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu bền vững là cách các doanh nghiệp F&B có thể tồn tại lâu dài trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp F&B cần xác định rõ mục tiêu của mình, đối tượng khách hàng và giá trị mà thương hiệu muốn đem lại cho khách hàng. Để tạo dựng hình ảnh thương hiệu, các doanh nghiệp F&B cần tập trung vào những yếu tố như logo, màu sắc, bảng mẫu thực đơn, thiết kế nội thất và trang phục nhân viên.

Các doanh nghiệp F&B cần sử dụng những kênh truyền thông như website, mạng xã hội, quảng cáo truyền hình và báo chí để quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng. Ngoài ra, những yếu tố quan trọng nhất không thể bỏ qua đó là tập trung vào chất lượng sản phẩm, tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh và tạo mối quan hệ tối đẹp để giữ chân khách hàng.

xay-dung-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-f-b
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp F&B

Đảm bảo chất lượng, hướng tới thực phẩm lành mạnh

Các doanh nghiệp F&B cần lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và đảm bảo chất lượng nguyên liệu. Hãy đưa ra một menu đa dạng và thực phẩm lành mạnh bởi xu hướng ăn uống lành mạnh hiện nay đang được khách hàng ưu tiên lựa chọn. Ngoài ra, doanh nghiệp F&B cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và tạo ra một môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn cho nhân viên.

Hợp tác cùng các thương hiệu F&B khác

Hợp tác cùng các thương hiệu F&B khác có thể giúp các doanh nghiệp F&B mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới. Bên cạnh đó, hợp tác cùng các thương hiệu F&B khác có thể giúp các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về quản lý, sản xuất và tiếp thị. Ngoài ra, cách này có thể giúp các doanh nghiệp F&B giảm chi phí và tăng hiệu quả, nhờ sự chia sẻ data khách hàng, không tốn chi phí tìm kiếm khách hàng mới.

hop-tac-voi-cac-thuong-hieu-f-b-khac
Hợp tác cùng thương hiệu khác trong ngành F&B là gì?

Nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền F&B giúp tăng tốc độ phát triển doanh nghiệp bằng cách mở rộng quy mô và địa điểm kinh doanh nhanh chóng. Đồng thời, đây cũng là cách thức quảng bá thương hiệu hiệu quả thông qua một loạt chuỗi chi nhánh trên toàn quốc. Cách thức này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư cửa hàng mới vì bên nhận nhượng quyền sẽ chia sẻ chi phí đầu tư cùng công ty.

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe

Và có lẽ chìa khóa thành công trong việc F&B Marketing trong thời đại 4.0 chính là áp dụng công nghệ, hệ thống hóa quản lý. Thay vì sử dụng giấy bút ghi chép tay để note lại yêu cầu đặt món, thanh toán bằng tiền mặt,… bạn hoàn toàn có thể sử dụng duy nhất một phần mềm quản lý bán hàng với nhiều tiện ích. bePOS hiện là phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe hoàn toàn miễn phí dành cho các doanh nghiệp F&B có quy mô từ nhỏ tới lớn với nhiều tính năng nổi bật:

  • Quản lý order: Thống kê chi tiết từng đơn hàng, thông tin cụ thể từng khách hàng 
  • Quản lý nguyên vật liệu: Kiểm soát hoạt động xuất nhập kho, điều chuyển kho giữa các chi nhánh, thông báo khi cần nhập kho, định lượng nguyên liệu món ăn, đồ uống
  • Quản lý khuyến mại/thẻ quà tặng, tạo voucher khuyến mại 
  • Tích hợp phương thức thanh toán hiện đại như QR code, Zalo Pay, Momo,…. 
  • Quản lý doanh thu chi tiết theo thời gian, theo nhóm sản phẩm,…

Ngoài ra, việc xây dựng nền tảng đặt đồ ăn online độc quyền cho doanh nghiệp không thông qua các app trung gian như Baemin, Shopee Food,… cũng là một xu hướng mới, phù hợp với hành vi mua hàng online của khách hàng. Hình thức này cũng giúp doanh nghiệp bạn ghi dấu thương hiệu dễ dàng hơn.

ung-dung-cong-nghe-vao-quan-ly-fb
Ứng dụng công nghệ vào quản lý lĩnh vực F&B

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

>> Xem thêm: Các tiêu chí nhà đầu tư quan tâm khi rót vốn vào ngành F&B là gì?

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã có thêm những thông tin về ngành F&B là gì cùng xu hướng kinh doanh ngành dịch vụ này trong thời đại 4.0. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công các phương pháp trên và đạt hiệu quả tốt nhất!

FAQ

F&B viết tắt của từ gì?

F&B là Food and Beverage Service – ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này chính là kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Ngoài ra, Food and Beverage Service còn là tên của một bộ phận trong khách sạn, có chức năng đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng lưu trú tại khách sạn.

Cách marketing trong ngành F&B là gì?

Để Marketing ngành Food and Beverage hiệu quả, bạn nên kết hợp đẩy mạnh hoạt động truyền thông trên nhiều kênh, đặc biệt kênh online. Cùng với đó, hãy áp dụng công nghệ vào trong kinh doanh, hệ thống hóa quản lý, tăng 30% doanh thu, tiết kiệm 50% thời gian quản lý.