Phụ bếp là công việc mà mỗi đầu bếp đều phải trải qua khi mới tham gia ngành nghề này. Để trở thành một đầu bếp xuất sắc, bạn phải trải được đào tạo, rèn luyện qua các khâu đơn giản nhất trong bếp ăn nhà hàng. Vậy phụ bếp nhà hàng là làm gì, làm phụ bếp có cực không? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu A-Z làm phụ bếp là làm gì, có những nhiệm vụ nào, tham khảo ngay nhé!
Phụ bếp nhà hàng là gì?
Phụ bếp nhà hàng, hay còn có tên Tiếng Anh là Commis, là vị trí phụ giúp các bếp trưởng, bếp phó, tổ trưởng trong nhà hàng những công việc nhỏ nhặt nhất. Đó là những công việc như dọn dẹp khu vực bếp, sơ chế nguyên liệu nấu nướng, vệ sinh dụng cụ nấu ăn và một số công việc khác.
Nhiều người thắc mắc “Làm phụ bếp có cực không?”, thì câu trả lời là “Có”. Công việc phụ bếp khá vất vả, tuy nhiên đó lại là khởi đầu, nơi những người phụ bếp học được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, rèn luyện tay nghề. Đây là giai đoạn học việc quan trọng, là bàn đạp để phát triển sự nghiệp, trở thành đầu bếp chính thức trong tương lai.
Phụ bếp nhà hàng là làm gì? Mô tả công việc phụ bếp
Trước khi tham gia ngành nghề này, bạn nên tìm hiểu kỹ phụ bếp nhà hàng là làm gì để có sự chuẩn bị tốt nhất. Dưới đây là mô tả công việc phụ bếp nhà hàng chi tiết do bePOS tổng hợp lại:
Chuẩn bị nguyên liệu chế biến, dụng cụ nấu nướng
Phụ bếp sẽ nhận được sự phân công công việc hằng ngày từ Bếp chính thực hiện công việc chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ cho các ca, cụ thể:
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu chế biến trong các món ăn của thực đơn ngày hôm đó. Phụ bếp cần đảm bảo nguyên liệu đủ, tươi ngon, còn hạn sử dụng.
- Chuẩn bị tất cả các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị chế biến, nấu nướng, đảm bảo cho quá trình làm việc của khu vực bếp trong ngày hôm đó, nếu phát hiện hỏng hóc cần thực hiện báo cáo cấp trên để sửa chữa ngay, đảm bảo tiến độ công việc.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ ăn uống trong nhà hàng, như lọ gia vị, bát đĩa, đũa thìa,…
- Sơ chế nhanh chóng, chuẩn kỹ thuật các nguyên liệu cho món ăn ngày hôm đó để bếp chính nấu nướng.
Hỗ trợ đầu bếp chế biến đồ ăn
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng khi tìm hiểu phụ bếp nhà hàng là làm gì. Trong nhà hàng, vào các giờ, ngày cao điểm có đông khách hàng, đầu bếp thường không đảm nhiệm được hết công việc chế biến. Vì thế các đầu bếp chính sẽ dạy phụ bếp chế biến một số món đơn giản như món khai vị, món tráng miệng,….
Lúc này, công việc phụ bếp nhà hàng sẽ theo yêu cầu, chỉ định của bếp chính thực hiện món ăn, đảm bảo chất lượng món ăn và tiến độ công việc của nhà hàng.
Vệ sinh khu vực bếp, xử lý chất thải
Bảo đảm vệ sinh bếp và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng của phụ bếp nhà hàng. Dưới đây là một số nhiệm vụ của phụ bếp trong hoạt động này:
- Mỗi ngày, phụ bếp sẽ thực hiện vệ sinh khu vực bếp vào đầu và cuối ca làm việc theo quy định chung của nhà hàng.
- Phụ bếp cần đảm bảo vệ sinh bếp sạch sẽ trong quá trình chế biến theo quy định.
- Vệ sinh các đồ dùng, trang thiết bị trong bếp, sắp xếp nguyên liệu, bảo quản thực phẩm chế biến.
- Phân loại và hỗ trợ xử lý rác thải ngay trong quá trình sơ chế, chế biến tại nhà hàng.
Quản lý kho nguyên liệu nhà hàng
Mặc dù kho nguyên liệu nhà hàng có thể được quản lý bởi một nhân sự khác, nhưng phụ bếp vẫn tham gia hỗ trợ công việc này. Vì thế, đây cũng là nội dung bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu phụ bếp nhà hàng là làm gì, cụ thể:
- Lập kế hoạch mua nguyên liệu: Phụ bếp hỗ trợ đầu bếp trong việc xác định nhu cầu mua nguyên liệu, lập kế hoạch mua nguyên liệu. Ngoài ra, phụ bếp còn theo dõi lượng tồn kho nguyên liệu để đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà hàng.
- Tìm kiếm nhà cung cấp thực phẩm: Phụ bếp có thể hỗ trợ đầu bếp và quản lý nhà hàng tìm kiếm và đánh giá các nhà cung ứng thực phẩm. Mục tiêu là tìm ra đơn vị uy tín, sản phẩm chất lượng tốt và giá cả phải chăng nhất.
- Tham gia việc sắp xếp, xuất nhập kho: Phụ bếp tham gia việc sắp xếp kho theo các quy tắc như FIFO, FEFO để đảm bảo nguyên liệu nào thì nên dùng trước. Ngoài ra còn có nhiệm vụ xuất, nhập kho, đảm bảo nguyên liệu đạt chuẩn độ tươi ngon.
Bảo quản trang thiết bị, bảo trì nhà bếp
Đây cũng là một nội dung cần thiết bỏ qua khi tìm hiểu phụ bếp nhà hàng là làm gì. Dưới đây là một vài nhiệm vụ phổ biến của phụ bếp trong việc bảo quản, bảo trì trang thiết bị:
- Kiểm tra đầu/cuối ca: Trước ca làm thì kiểm tra các trang thiết bị bếp xem có đủ để hoạt động hay không. Sau mỗi ca làm thì kiểm tra các hệ thống điện, ga trong khu vực bếp, hạn chế rủi ro cháy nổ nhà hàng.
- Phát hiện hỏng hóc: Bảo quản các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị trong khu vực bếp, khi phát hiện hỏng hóc cần báo với cấp trên để kịp thời sửa chữa, thay thế. Phân công kiểm tra dụng cụ, thiết bị khu vực bếp theo định kỳ và báo cáo cấp trên, đề nghị mua hoặc bảo dưỡng khi cần.
- An toàn lao động: Hỗ trợ đầu bếp và chủ nhà hàng trong các hoạt động bảo vệ an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong nhà hàng. Ví dụ, kiểm tra các trang phục, dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, tạp dề, mũ nón,…
Các công việc khác
Ngoài những công việc nêu trên, phụ bếp nhà hàng còn thực hiện một số công việc như sau:
- Học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm chế biến món ăn của bếp chính.
- Đóng góp ý tưởng, sáng kiến về việc chế biến món ăn của nhà hàng.
- Tuân thủ các quy tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng cháy chữa cháy.
- Báo cáo cấp trên khi có sự cố phát sinh trong quá trình nấu nướng, làm việc.
- Hỗ trợ đào tạo nhân viên mới làm việc theo quy trình nhà hàng.
- Làm các công việc khác theo chỉ định của cấp trên.
>> Xem thêm: Nhân viên tiếp thực là gì? Vai trò của nhân viên tiếp thực
Phụ bếp nhà hàng cần có kỹ năng gì?
Về bằng cấp, học vấn
Mỗi nhà hàng có chính sách tuyển dụng phụ bếp khác nhau. Một số nơi chỉ yêu cầu bằng THPT và sẵn sàng đào tạo lại từ đầu. Những nhà hàng quy mô lớn, phân khúc cao cấp sẽ yêu cầu bằng cao đẳng/cử nhân về ẩm thực, hoặc có chứng chỉ đào tạo nghề.
Ngoài ra còn có các loại chứng chỉ về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ trong nhà hàng. Việc sở hữu bằng cấp, chứng chỉ sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội tìm việc làm và trở nên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Về kỹ năng
Ngoài bằng cấp học vấn, phụ bếp nhà hàng còn phải đáp ứng những kỹ năng như sau:
- Kỹ năng ghi nhớ: Nếu đã tìm hiểu phụ bếp là làm gì, bạn sẽ biết rằng một phụ bếp giỏi sẽ cần kỹ năng ghi nhớ tốt. Bởi trong quá trình làm việc, phụ bếp thường xuyên phải theo dõi cách các đầu bếp chế biến món ăn. Đôi khi phụ bếp phải tự theo dõi cách các đầu bếp làm việc và học theo vì họ không thể chỉ bảo tỉ mỉ. Ngoài ra, người phụ bếp cũng cần ham học hỏi, ghi nhớ những công thức chế biến món ăn, từ đó có những sáng kiến riêng cho mình:
- Kỹ năng quan sát: Công việc chính của phụ bếp chính là phụ giúp các đầu bếp của nhà hàng. Vì thế phụ bếp cần có kỹ năng quan sát để biết cách hỗ trợ kịp thời. Điều này đảm bảo thời gian phục vụ tại nhà hàng nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và giảm thiểu sai sót không đáng có.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trừ các nhà hàng nhỏ, các nhà hàng trung bình đều có từ 2 phụ bếp trở lên. Do đó, những người phụ bếp cần phải kết hợp với nhau và các đầu bếp trong khu vực bếp. Việc đó đòi hỏi phụ bếp phải tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc nhóm để có thể hỗ trợ đồng đội kịp thời, hiểu ý nhau để công việc diễn ra trôi chảy.
- Kỹ năng sắp đặt: Sắp xếp nguyên liệu vào kho, bảo quản, sắp xếp, bảo quản các dụng cụ, thiết bị làm bếp là một nhiệm vụ quan trọng của phụ bếp. Do đó, phụ bếp cần trang bị kỹ năng sắp đặt, sắp xếp đồ dùng, dụng cụ, nguyên liệu để sơ chế, chế biến sao cho nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Mức lương phụ bếp nhà hàng là bao nhiêu?
Mức lương phụ bếp nhà hàng khi mới vào nghề dao động từ 4 – 5 triệu/tháng, nhiều kinh nghiệm thì có thể hơn 7 triệu/tháng. Không có con số cố định cho mức lương phụ bếp, mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Vị trí địa lý: Mức lương tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng chắc chắn sẽ cao hơn các tỉnh thành nhỏ lẻ.
- Quy mô nhà hàng: Các nhà hàng quy mô lớn, cao cấp, đòi hỏi nhiều bằng cấp thì chắc chắn sẽ trả lương cao hơn nhà hàng bình dân.
- Bằng cấp, kinh nghiệm: Phụ bếp có bằng cấp tốt, nhiều kinh nghiệm sẽ dễ thỏa thuận mức lương cao, thậm chí có thể lên đến 10 triệu/tháng hoặc hơn.
- Một số yếu tố khác: Tình hình kinh tế, thị trường lao động cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập phụ bếp nhà hàng. Ví dụ, thời điểm dịch Covid khiến nhiều nhà hàng thu nhỏ quy mô, cắt giảm nhân sự, ảnh hưởng đến mặt bằng chung thu nhập.
Tiềm năng phát triển của nghề phụ bếp nhà hàng
Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo nhu cầu ăn uống tại các nhà hàng ngày càng tăng. Trong Báo cáo Thị trường Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam vừa qua, 77% thực khách giữ nguyên và tăng chi tiêu cho hoạt động ẩm thực. Mức chi tiêu cho mỗi lần đi ăn nhà hàng của người Việt cũng tăng, đặc biệt “mạnh tay” vào những dịp lễ đặc biệt như Noel, Valentine,… Vì thế, cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của nghề bếp cũng rộng mở.
Hơn nữa, nếu đã từng tìm hiểu phụ bếp nhà hàng là làm gì, bạn sẽ biết rằng công việc này mở cửa cho tất cả mọi người. Bất cứ ai cũng có thể thử sức với vị trí phụ bếp, tích lũy kinh nghiệm để trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp. Điều quan trọng nhất là bạn phải giữ được sự đam mê, nhiệt huyết và sẵn sàng “lăn xả” để học hỏi kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh câu hỏi làm phụ bếp là làm gì, lộ trình phát triển của nghề này cũng là điều nhiều người quan tâm:
- Giai đoạn 1: Từ 1 – 3 năm. Làm phụ bếp học nghề để nắm vững các kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất.
- Giai đoạn 2: Từ 3 – 5 năm. Thực hiện các kỹ năng nấu nướng nâng cao và phức tạp hơn. Trong giai đoạn này có thể vừa làm trợ lý chính của đầu bếp nhà hàng, vừa học thêm các chứng chỉ đầu bếp.
- Giai đoạn 3: Từ 5 – 10 năm. Làm đầu bếp chính nhà hàng và có thể tự chủ trong toàn bộ giai đoạn từ sơ chế, chế biến, trang trí món ăn tại nhà hàng.
- Giai đoạn 4: Từ 10 năm trở lên. Làm bếp trưởng nhà hàng, quản lý đội ngũ đầu bếp và có thể tự kinh doanh riêng.
Câu hỏi thường gặp
Công việc làm phụ bếp có cực không?
Câu trả lời là “Có”, tuy nhiên đây là quãng thời gian cần thiết phát triển sự nghiệp. Nếu từng tìm hiểu phụ bếp nhà hàng là làm gì, bạn sẽ hiểu rằng công việc này đem tới cơ hội tiếp xúc, học hỏi với các đầu bếp chuyên nghiệp. Từ đó giúp bạn nỗ lực trở thành đầu bếp với mức lương cao trong tương lai.
Công việc phụ bếp Tiếng Anh là gì?
Công việc phụ bếp Tiếng Anh còn gọi là Commis, hay Commis Chef. Việc tìm hiểu phụ bếp Tiếng Anh là gì sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình đọc và nghiên cứu thêm tài liệu về ngành nghề này.
Thời gian làm việc của phụ bếp nhà hàng như thế nào?
Mỗi nhà hàng sẽ phân chia ca làm việc khác nhau cho phụ bếp và nhân viên. Tuy nhiên, phổ biến nhất là làm việc theo ca sáng (6h -14h), ca chiều (14h – 22h) và ca đêm (22h – 6h sáng hôm sau) nếu nhà hàng kinh doanh qua đêm. Khi tìm hiểu phụ bếp nhà hàng là làm gì, bạn cũng nên biết về các ca làm việc để có sự sắp xếp phù hợp nhất.
Trên đây, bePOS đã trả lời câu hỏi phụ bếp nhà hàng là làm gì cùng những kỹ năng, kinh nghiệm mà một phụ bếp cần trang bị cho mình. Hãy cố gắng học hỏi kinh nghiệm để trở thành các đầu bếp, bếp chính, thậm chí bếp trưởng với mức lương ngàn đô và nhiều cơ hội việc làm nhé!
Follow bePOS: