Bếp ăn là khu vực quan trọng trong nhà hàng, là nơi các đầu bếp làm nên những món ăn ngon, đặc biệt phục vụ khách hàng. Vì vậy, việc setup bếp nhà hàng sao cho khoa học, tiện lợi để tối ưu hiệu quả, năng suất và quy trình làm việc là bài toán dành cho chủ nhà hàng. Cùng bePOS tìm hiểu cách setup bếp nhà hàng đơn giản, nhanh chóng ngay sau đây.
Tại sao cần thực hiện setup bếp nhà hàng?
Xác định và sắp xếp không gian bếp một cách hợp lý
Setup bếp nhà hàng sẽ giúp bạn xác định và sắp xếp không gian bếp nhà hàng một cách khoa học, đúng quy củ, phục vụ tối đa quy trinh làm việc. Ví dụ bếp sẽ được chia thành các khu vực với chức năng riêng như khu nấu nướng, khu sơ chế, khu bảo quản nguyên vật liệu, khu rửa chén bát, khu trang trí và chuyển đồ ăn ra khu vực ăn uống cho khách hàng.
Tối ưu hóa quy trình làm việc
Trình bày khu vực bếp ăn nhà hàng khoa học còn giúp tối ưu hóa quy trình làm việc cho các đầu bếp và nhân viên trong khu vực bếp. Các khu vực được thiết kế hợp lý, tương hỗ nhau trong quá trình chế biến, phục vụ đồ ăn cho khách hàng sao cho nhanh nhất có thể. Ví dụ khu vực sơ chế sẽ đặt gần khu vực nấu nướng, giúp chuyển nguyên liệu sang chế biến nhanh. Sau đó sẽ tới khu vực trang trí, bày biện đồ ăn và chuyển cho nhân viên phục vụ mang ra cho khách hàng.
Đảm bảo an toàn
Setup bếp nhà hàng còn có tính năng đảm bảo an toàn cho các nhân viên làm việc. Khu vực bếp cần setup đảm bảo phòng chống cháy nổ, có đầy đủ hệ thống thông gió, hút mùi, thuận tiện cho quá trình làm việc. Ngoài ra, bày trí các khu vực khoa học còn giúp tiết kiệm không gian trong bếp, giúp nhân viên thoải mái làm việc.
Dễ dàng bảo trì và vệ sinh
Khu vực bếp nhà hàng có rất nhiều các dụng cụ, máy móc thiết bị. Nếu bày trí không khoa học sẽ rất khó để vệ sinh, di chuyển hay bảo trì. Do đó, bạn cần tới các chuyên gia, những đơn vị thiết kế bếp ăn nhà hàng để có một không gian hợp lý, dễ dàng đem ra bảo trì và vệ sinh.
Quy trình setup nhà hàng từ A-Z
Bước 1: Định hướng mục tiêu sử dụng các khu vực trong bếp nhà hàng
Khi bắt đầu xây dựng khu vực bếp nhà hàng, chủ kinh doanh phải tính toán tới các yếu tố như:
- Dự tính ngân sách đầu tư vào khu vực bếp, mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ
- Xác định không gian bố trí các trang thiết bị trong khu vực bếp
- Tham khảo một số đơn vị cung cấp dịch vụ setup bếp nhà hàng uy tín trên thị trường để có các phương án thiết kế tối ưu chi phí và thời gian
- Từ thực đơn dự tính, liệt kê số lượng các thiết bị máy móc trong nhà bếp cần sắm để tính toán bố trí không gian.
Bước 2: Khảo sát thực tế, lên bản vẽ thiết kế
Tiếp theo, bạn nên làm việc với đơn vị thiết kế, thi công để đo đạc không gian và phân chia các khu vực trong bếp nhà hàng như: Khu vực sơ chế, khu nấu nướng, khu vệ sinh, khu trang trí đồ ăn,…. Ngoài ra, bạn cũng phải tính toán không gian bày biện các thiết bị máy móc bởi chúng chiếm khá nhiều diện tích.
Bên cạnh đó là tính toán kích thước của một số yếu tố như cửa ra vào, cửa sổ, thông gió, điện nước,… sao cho khoa học, tiết kiệm diện tích. Từ đây, phía đơn vị thiết kế sẽ lên bản vẽ cụ thể với thông số, số đo để chủ nhà hàng dễ hình dung.
Bước 3: Lập danh sách thiết bị cần có trong bếp nhà hàng
Chủ nhà hàng sẽ lên danh sách các thiết bị, dụng cụ cho khu vực bếp chi tiết:
- Khu vực bếp: Bếp nấu, bếp chiên, bếp nướng, nồi nấu cơm, tủ trữ đông,….
- Khu vực sơ chế: Máy xay thịt, máy cắt thịt, máy cưa xương,…
- Khu vực vệ sinh dụng cụ: Máy rửa bát, tủ sấy chén bát, kệ để đồ.
Bạn liệt kê và tham khảo chi phí từ các nhà cung cấp để tính toán được ngân sách cần chuẩn bị đầu tư.
>> Xem thêm: Các trang thiết bị cần có trong bếp nhà hàng
Bước 4: Tiến hành thi công và setup thiết bị
Sau khi có bản vẽ chi tiết và được chủ cửa hàng duyệt, phía đơn vị thiết kế sẽ tiến hành thi công công trình theo số đo, thông tin trên bản vẽ. Tiếp tới là phía nhà cung cấp sẽ chuyển thiết bị nhà bếp tới và lắp đặt theo bản vẽ đã tính toán từ đầu để hoàn thành công trình.
Một số kiểu setup bếp nhà hàng được ưa chuộng nhất hiện nay
Hiện nay, các nhà hàng thường setup bếp ăn theo một số kiểu như:
- Bếp ăn theo dây chuyền: Bếp được thiết kế theo dạng dây chuyền, các khu vực tiếp nối theo quy trình chế biến món ăn, có sự liên tục để hỗ trợ nhau làm việc hiệu quả, nhanh chóng
- Bếp ăn theo kiểu ốc đảo: Khu vực nấu nướng ở vị trí trung tâm trong bếp, xung quanh là các khu vực hỗ trợ như khu sơ chế, khu trang trí đồ ăn,….
- Bếp ăn theo kiểu phân khu: Mỗi khu vực có một chức năng riêng, được bố trí dọc theo tường, giúp việc sắp xếp, chuyển nguyên liệu tới khu vực khác nhanh chóng hơn.
>> Xem thêm: Cách thiết kế mặt bằng bếp nhà hàng khoa học, hiệu quả
Lưu ý khi thực hiện setup bếp nhà hàng
Khi thực hiện setup bếp nhà hàng, chủ đầu tư cần lưu ý các vấn đề sau để có một bếp nhà hàng khoa học, chuyên nghiệp:
- Căn cứ vào diện tích nhà hàng: Bạn cần một gian bếp có diện tích phù hợp với không gian của nhà hàng. Không nên thiết kế quá lớn hoặc quá nhỏ, sau đó bạn cân đối thiết kế các khu vực trong bếp dựa vào diện tích tổng của bếp
- Cân đối setup dựa trên số lượng và kích cỡ thiết bị: Bạn nên tham khảo, liệt kê danh sách các thiết bị bếp để cân đối, tính toán thiết kế bếp, tránh việc thiết bị quá lớn, không thể bày trí trong bếp hoặc khiến không gian bếp chật chội, khó làm việc
- Lối đi lại trong bếp: Bạn cần cân đối sao cho lối đi lại đủ thuận tiện, nhân viên di chuyển dễ dàng trong khi làm việc
- Chọn đơn vị thi công uy tín: Nên chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín, cung cấp các giải pháp tối ưu giúp bạn có một bếp nhà hàng khoa học, tiện lợi.
>>> Tham khảo ngay Mô hình Setup của các nhà hàng – quán cafe mẫu trong không gian 3 chiều trực quan – sinh động của bePOS ngay TẠI ĐÂY
Trên đây là hướng dẫn setup nhà hàng đơn giản và hiệu quả nhất dành cho các chủ kinh doanh. Bạn có thể tham khảo các đơn vị thiết kế, thi công bếp nhà hàng uy tín để có các phương án tối ưu.
FAQ
Một số thiết bị cần có trong bếp nhà hàng là gì?
Các thiết bị cần có trong bếp nhà hàng: Các loại bếp công nghiệp, các loại tủ đông, tủ mát, thiết bị giữ nóng đồ ăn, hệ thống thông gió hút mùi,….
Chi phí setup bếp nhà hàng là bao nhiêu?
Chi phí setup bếp nhà hàng theo từng quy mô:
- Bếp nhà hàng quy mô nhỏ: Từ 300 – 400 triệu đồng
- Bếp nhà hàng quy mô vừa: Từ 500 – 700 triệu đồng
- Bếp nhà hàng quy mô lớn: Từ 1 tỷ đồng trở lên.
Follow bePOS: