Trang chủBlogs Kinh doanh F&B30+ Mẫu thiết kế menu quán ăn vặt đẹp, thu hút khách hàng

30+ Mẫu thiết kế menu quán ăn vặt đẹp, thu hút khách hàng

Cập nhật lần cuối: Tháng Sáu 06, 2024
Thu Hằng
Thu Hằng
265 Đã xem

Menu được coi như “đại sứ thương hiệu” cho hàng ăn của bạn, ngay cả khi chỉ kinh doanh quán ăn vặt quy mô nhỏ. Nếu biết cách thiết kế menu quán ăn vặt đẹp, bạn sẽ thể hiện được sự chỉn chu và chuyên nghiệp, đồng thời thu hút khách hàng quay lại thử món mới vào lần sau. Vậy làm sao để thiết kế menu đồ ăn vặt bắt mắt, hấp dẫn người nhìn? Cùng bePOS tìm hiểu cách thực hiện từ A-Z và 30+ mẫu menu quán ăn vặt đẹp, độc đáo nhất nhé!

Tại sao cần thiết kế menu quán ăn vặt?

Một menu quán ăn vặt đẹp có thể đem lại nhiều lợi ích lớn, cụ thể:

  • Giúp khách hàng dễ quan sát: Thiết kế menu quán ăn vặt khoa học giúp khách hàng dễ dàng chọn món hơn. Ví dụ, đồ uống thường đặt cuối cùng vì điều đó phù hợp với quá trình suy nghĩ của khách hàng khi chọn món, từ món mặn ăn chính trước rồi mới là đồ giải khát.
  • Tăng doanh số bán hàng: Không chỉ cung cấp thông tin sản phẩm, người thiết kế menu còn khéo léo sắp xếp để thúc đẩy doanh số của một số món nhất định. Ví dụ, món nem rán là ngon nhất ở quán bạn, nên đặt ở vị trí nổi bật, thu hút nhiều người gọi và khiến khách hàng yêu thích ngay từ lần đến đầu tiên.
  • Đồng bộ thương hiệu: Menu cũng là một thành phần trong bộ nhận diện thương hiệu của quán ăn. Hình ảnh thương hiệu của bạn xuất hiện khắp nơi, từ bảng quảng cáo, nội thất, đồng phục nhân viên cho đến menu, dễ đi vào trí nhớ của khách hàng.
  • Quản lý sản phẩm và giá cả: Thiết kế menu quán ăn vặt giúp chủ quán dễ dàng theo dõi giá cả và sản phẩm. Ví dụ, dựa vào menu, bạn đánh giá xem món nào bán chạy, bán chậm, lý do vì sao, nên đổi món hay thay lại cách sắp xếp,…
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Một menu được thiết kế chỉn chu thì sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết nhất. Nhân viên order không phải tư vấn quá nhiều, từ đó đẩy nhanh thời gian phục vụ.
 Vai trò thiết kế menu quán ăn vặt
Một mẫu menu đẹp giúp quán ăn khơi gợi sự tò mò của khách hàng

30+ mẫu menu quán ăn vặt đẹp, độc đáo, ấn tượng

Dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp 30+ mẫu thiết kế menu đồ ăn vặt đẹp nhất hiện nay, mời bạn tham khảo!

Bảng menu ăn vặt cầm tay 1 – 2 mặt

Đây là kiểu thiết kế menu quán ăn vặt phổ biến bậc nhất, vì chúng có chi phí rẻ, dễ làm mà vẫn đảm bảo công năng cần thiết. Menu cầm tay có các kích thước A3, A4, A5, thường là làm bằng nhựa ép plastic, hoặc nhựa PVC chống nước.

Menu có thể chỉ in 1 mặt hoặc cả 2 mặt, trong đó in 2 mặt sẽ có chi phí cao hơn. Nếu không quá nhiều món mà vẫn muốn in 2 mặt, bạn có thể thiết kế mặt trước là logo + slogan thương hiệu + thông tin liên hệ, còn mặt sau là danh sách món ăn, đồ uống.

Bảng menu ăn vặt cầm tay gập đôi

Menu gập đôi là menu kích thước A3 gấp thành A4, hoặc A4 gấp thành A5. Nhìn chung, thiết kế menu quán ăn vặt theo kiểu này đem lại nhiều không gian sáng tạo hơn. Bạn có thể in ăn mặt trước là hình ảnh logo thương hiệu, còn mặt gập bên trong mở rộng ra là danh sách các món ăn.

Quyển menu ăn vặt 

Với những quán có nhiều món thì quyển menu là lựa chọn khá phù hợp. Bìa menu được thiết kế bắt mắt, in tên thương hiệu, có thể làm bằng chất liệu da, nhựa hoặc bìa giấy. Các trang bên trong liệt kê danh sách đồ ăn, đồ uống, thường làm bằng chất liệu nhựa.

Menu quán ăn vặt treo tường

Nếu bán đồ ăn mang về, hoặc kinh doanh theo mô hình tự phục vụ, thì thiết kế menu quán ăn vặt kiểu treo tường là lựa chọn phù hợp nhất. Menu in ấn theo kích cỡ lớn, thường là treo lên bức tường phía sau quầy order để khách hàng dễ dàng theo dõi.

Menu ăn vặt bằng da

Thay vì sử dụng da thật, quán ăn vặt nên dùng da tổng hợp để tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, chỉ có bìa menu làm bằng da, còn lại phần ruột vẫn được làm từ nhựa, giấy. Ngoài ra bạn có thể làm gáy menu bằng kim loại hoặc nhựa để khách hàng dễ dàng đóng mở.

Ưu điểm:

  • Là một trong những mẫu menu đẹp cho quán ăn vặt mang tới vẻ lịch sự, nhã nhặn, phù hợp phân khúc giá cao.
  • Độ bền cao, không dễ rách gãy, dễ lau bụi bẩn.

Hạn chế:

  • Giá thành cao hơn so với các chất liệu làm menu khác.
  • Hạn chế nước, nếu tiếp xúc nhiều với nước dễ bị bong tróc.

Menu ăn vặt bằng bìa cứng

Đây là kiểu menu sau khi in trên decal nhựa thì bôi lên tấm carton lạnh dày khoảng 3mm. Vì tấm carton có độ cứng nhất định, nên thành phẩm cuối cùng cũng tạo cảm giác chắc chắn khi cầm trên tay.

Ưu điểm:

  • Giá làm menu bìa cứng rẻ.
  • Chất lượng menu ổn, cứng nên có độ bền cao.

Hạn chế:

  • Menu bìa cứng không có khả năng chống nước.

Menu ăn vặt bằng nhựa chống nước

Nhựa PVC chống nước được sử dụng rất nhiều khi thiết kế menu quán ăn vặt. Đây là loại nhựa dày khoảng 1mm, thường thấy ở các thẻ ATM ngân hàng, có độ cứng và độ bền cao.

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, có khả năng chống nước.
  • Được cán màng nhám để chống xước.

Nhược điểm:

  • Trong môi trường trên 120 độ C thì nhựa dễ bắt lửa, tỏa ra mùi khó chịu.
  • Kém bền trong môi trường nhiệt độ thấp vì các phần từ bên trong mất liên kết.

Menu ăn vặt bằng vật liệu formex

Formex là chất liệu hình thành từ quá trình xử lý và nén bọt nhựa PVC vào trong khuôn. Đặc điểm của loại nhựa này lá nhẹ, có thể sử dụng để thiết kế menu quán ăn vặt cầm tay hoặc menu treo tường.

Ưu điểm:

  • Nhẹ, có thể dùng để làm menu cầm tay.
  • Có khả năng chống nước rất tốt.

Hạn chế:

  • Nếu làm kích thước to thì dễ gãy trong quá trình vận chuyển.

Kinh nghiệm thiết kế menu quán ăn vặt đẹp

Xác định đối tượng khách hàng

Khách hàng chủ yếu của quán ăn vặt là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Làm menu cho đối tượng này nên áp dụng phong cách trẻ trung, bắt trend. Họ cũng không đòi hỏi quá cao về chất lượng mà chú trọng hơn vào mức giá rẻ, nên có thể sử dụng chất liệu đơn giản như nhựa, giấy.

Ngoài ra còn có một số đối tượng khách hàng khác:

  • Dân văn phòng: Là đối tượng phổ biến của những quán ăn vặt healthy, quán ăn vặt nhận ship đồ đến văn phòng. Họ yêu thích phong cách lịch sự, hiện đại, sẵn sàng chi mức giá cao hơn cho chất lượng tốt.
  • Người ăn chay: Ở các thành phố lớn hiện nay đang nổi lên nhiều quán ăn vặt chay cực kỳ độc đáo. Thiết kế menu quán ăn vặt kiểu chay nên hướng tới sự đơn giản, nhã nhặn, gần gũi thiên nhiên.
  • Gia đình có con nhỏ: Thiết kế menu ăn vặt cho tệp khách hàng này nên đáp ứng tốt sở thích của các bé. Ví dụ, menu nhiều màu sắc, có hình ảnh thú vị, khơi gợi sự tò mò. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự hợp lý khi trình bày vì người đưa ra quyết định chính vẫn là phụ huynh.
 Thiết kế menu quán ăn vặt phải phù hợp đối tượng khách hàng
Mẫu menu quán ăn vặt eat clean đơn giản nhưng lịch sự, nhã nhặn

Xác định số lượng món ăn

Có nhiều yếu tố để xác định số lượng món ăn trong menu, như quy mô quán, lượng khách hàng ước tính,… Con số phổ biến là 5 – 10 món mỗi loại món, bạn có thể áp dụng quy tắc này để xây dựng và thiết kế menu quán ăn vặt.

Những món ăn là thế mạnh của quán thì nên để số lượng nhiều nhất, chiếm vị trí đẹp nhất trên menu. Ví dụ, quán chuyên về bánh tráng có thể bán tới 15 – 20 loại bánh tráng khác nhau. Còn lại là một số món ăn kèm và nước uống, như gỏi cuốn, trà đá, trà tắc,…

Xác định số lượng menu quán ăn vặt
Menu quán bánh tráng có tới 15 – 20 loại bánh tráng khác nhau

Chọn chất liệu làm menu quán ăn

Một số tiêu chí chọn chất liệu khi thiết kế menu quán ăn vặt:

  • Phân khúc quán ăn: Những quán ăn vặt vỉa hè, bình dân nên chọn chất liệu giá rẻ, như giấy, nhựa. Nếu giá bán thuộc phân khúc cao hơn thì có thể dùng menu da, simili, menu mica, menu kẹp gỗ.
  • Phong cách quán ăn: Quán ăn vặt theo phong cách vintage thường chọn chất liệu gỗ, giấy để tạo vẻ ấm cúng và cổ điển. Quán ăn vặt phong cách hiện đại thường thiết kế menu nhựa, mica, đơn giản nhưng không kém phần tinh tế.
  • Độ bền sử dụng: Nhìn chung thì các chất liệu giá cao sẽ có độ bền tốt hơn, dễ vệ sinh, có thể sử dụng trong thời gian dài. Nếu thường xuyên phải thay đổi menu thì bạn có thể tham khảo kiểu mica để bàn, chỉ cần in lại giấy menu và kẹp vào giữa là xong.
Chọn chất liệu thiết kế menu quán ăn vặt
Quán ăn vặt bình dân nên dùng menu giấy, menu nhựa để tối ưu chi phí

Layout và cấu trúc menu

Cách thiết kế menu quán ăn vặt vô cùng đa dạng, phụ thuộc vào phong cách quán hướng tới và độ sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên, để đảm bảo menu có cấu trúc khoa học nhất, giúp khách hàng dễ theo dõi, bạn nên biết một số nguyên tắc như sau:

  • Tiêu đề nổi bật nhưng phải hài hòa với toàn bộ menu để không phá vỡ toàn bộ bố cục.
  • Nội dung trong menu phải được căn lề, các hạng khác nhau có thể căn lề kiểu riêng, nhưng trong cùng một hạng mục phải giống nhau.
  • Nên phân nhóm rõ ràng cho menu, ví dụ món nhóm các món chính, nhóm các combo, nhóm đồ uống.
  • Những cuốn menu dài hơn 20 trang thiết kế thì nên có mục lục để khách hàng dễ tìm món.
Thiet Ke Menu Quan An Vat 25
Menu quán ăn vặt phải được căn lề đều đặn, phân danh mục rõ ràng

Hình ảnh minh họa và mô tả

Hình ảnh là yếu tố cực quan trọng khi thiết kế menu quán ăn vặt, là thứ mà khách hàng nhìn vào đầu tiên và quyết định xem có nên ăn hay không. Vì thế, hình ảnh món ăn phải đẹp mắt, sắc nét, nếu có điều kiện thì bạn nên thuê đội ngũ nhiếp ảnh chuyên nghiệp.

Một số lưu ý khác khi thiết kế hình ảnh cho menu quán ăn vặt:

  • Hình ảnh phải giống thực tế, nếu không sẽ làm khách hàng hiểu nhầm.
  • Không phải món nào cũng cần ảnh, vì như vậy sẽ tốn khá nhiều diện tích trong menu và gây rối mắt.
  • Bạn chỉ nên trình bày hình ảnh của những món ngon nhất, là thế mạnh của quán và muốn thúc đẩy doanh số.

Một số quán có thêm dòng mô tả món ăn ở bên cạnh hoặc phía dưới tên món ăn. Mô tả này giới thiệu ngắn gọn về thành phần và cách chế biến, nếu viết khéo léo thì có thể khơi gợi sự tò mò của người đọc. Ngoài ra, nếu khách hàng bị dị ứng với một số loại thực phẩm, thì dòng mô tả này sẽ rất hữu ích, tránh trường hợp khách gọi món nhưng không ăn được.

Hình ảnh thiết kế menu quán ăn vặt 
Thêm hình ảnh bắt mắt cho những món nổi bật trong quán

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giới thiệu món ăn trong nhà hàng, quán ăn thu hút nhất

Ngôn từ sử dụng trong menu

Ngôn từ sử dụng để thiết kế menu quán ăn vặt phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với tất cả mọi người, tránh từ chuyên ngành. Bởi quán ăn vặt có tính chất dân dã, không đòi hỏi khách hàng phải có nhiều kiến thức về ẩm thực. Mặc dù ngắn gọn, súc tích, nhưng ngôn từ vẫn cần đảm bảo sự sáng tạo để hấp dẫn người xem. Ví dụ, đặt tên món ăn hài hước, dùng slogan ấn tượng,…

Dưới đây là một số gợi ý slogan mẫu menu ăn vặt bạn có thể tham khảo:

  • Ăn an lành – Sống an lạc
  • Ăn là mê – “Phê” khỏi về
  • Rẻ như bèo, nghèo cũng có tiền mua
  • Ăn ngon không giới hạn cùng [Tên quán]
Dùng slogan khi thiết kế menu quán đồ ăn vặt
Slogan “Nem nướng chuẩn vị – Khó đâu sánh bì” của quán nem nướng

Font chữ, màu sắc độc đáo

Khi thiết kế menu quán ăn vặt, bạn nên chọn những font chữ dễ nhìn, dễ đọc. Tùy vào concept quán hướng đến, bạn chọn font chữ sao cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu theo phong cách đơn giản, hiện đại thì chọn font Helvetica, Roboto bold; theo phong cách thanh lịch thì chọn Archaic 1987, UVF Aria Pro; theo phong cách hoài cổ thì chọn font Retro Vintage,…

Nhấn mạnh các món best-seller

“Best-seller” là những món bán chạy nhất ở quán, nếu là quán mới thì bạn có thể thay bằng “must try”, tức những món mà quán gợi ý nên thử. Theo kinh nghiệm nhiều người, bạn nên đặt món best-seller ở góc phía trên cùng bên phải của menu, vì đây là khu vực khách hàng thường nhìn đầu tiên và nhìn lâu nhất.

Một số người đặt món best-seller ở trung tâm menu, với hình ảnh to đẹp nhất. Cạnh tên món có thể thêm ký hiệu “best-seller” “must try”, dấu tích hoặc bất cứ ký hiệu nào mà bạn muốn, đủ để khách hàng biết rằng đây là điểm nhấn của quán.

Thiết kế menu quán ăn vặt best seller
Những món best-seller có kí hiệu sao bên cạnh để nêu bật

Những thông tin phải có trong menu

Khi thiết kế menu quán ăn vặt, bạn không được thiếu những thông tin cơ bản như sau:

  • Tên món ăn, hoặc tên thực đơn nếu quán có nhiều loại thực đơn
  • Mã số món ăn nếu quán áp dụng mã viết tắt cho từng món
  • Giá cả niêm yết cho từng món, từng combo
  • Hình ảnh món ăn, nhất là những món hot, best seller
  • Thông tin liên hệ, như tên quán, số điện thoại, website, fanpage

Mô tả món ăn thì không bắt buộc phải có, vì điều đó đòi hỏi menu có kích cỡ lớn, chi phí thiết kế cũng cao hơn. Tuy nhiên, nếu quán có nhiều món gần giống nhau thuộc cùng một nhóm, thì nên thêm mô tả thành phần để khách dễ phân biệt.

Lưu ý về những thông tin phải có trong menu quán ăn
Menu quán bánh tráng online nêu rõ thông tin món và số điện thoại order

Các bước lên menu đồ ăn vặt chuẩn nhất

Xác định những món ăn vặt định kinh doanh

Đồ ăn

Trước khi thiết kế menu quán ăn vặt, bạn nên khảo sát xem khách hàng của mình thích những món gì. Ví dụ trẻ em thích ăn xúc xích, gà rán và mì ý còn học sinh – sinh viên thích ăn nem chua rán, bánh tráng trộn,… Dưới đây là gợi ý một số món ăn vặt phổ biến mà hầu hết ai cũng yêu thích:

  • Nem chua rán
  • Phô mai que
  • Gà rán
  • Xúc xích nướng
  • Viên chiên (cá, bò,…)
  • Mì ý sốt bò bằm
  • Bánh mì nướng muối ớt
  • Bánh tráng trộn
  • Khoai tây lốc xoáy
  • Khoai lang kén
  • Khoai tây chiên sốt bơ tỏi

Ngoài ra, bạn có thể update món ăn theo trend để thu hút khách hàng, nhưng hãy chọn lọc kỹ càng. Bên cạnh các món mặn, một số quán còn thêm cả món ăn ngọt, như các loại thạch, sữa chua, caramen, chè,…

Lên menu món cho quán ăn vặt 
Ví dụ về một số món ăn vặt phổ biến tại Việt Nam

Đồ uống

Đồ uống nên được xây dựng sao cho hài hòa với món đồ ăn, phù hợp với tệp khách hàng hướng đến. Vì các món ăn vặt thường có vị cay, mặn, nên đồ uống phải thanh mát để cân bằng lại vị giác và giải khát. Những lựa chọn phổ biến mà chủ quán ăn vặt nên tham khảo:

  • Trà sữa
  • Trà đào, trà vải, trà chanh, trà quất
  • Nước ngọt có ga (Coca, Pepsi, Fanta,…)
  • Sữa ngô, sữa đậu nành
  • Sinh tố, nước ép
  • Sữa chua đánh đá
 Thiết kế menu đồ uống quán ăn vặt
Quán ăn vặt nên có các món giải khát như trà, nước ép,…

Định giá món ăn trên menu

Một số cách định giá khi xây dựng và thiết kế menu quán ăn vặt:

  • Lợi nhuận mong muốn: Xác định chi phí nguyên liệu, chi phí vận hành và lợi nhuận mong muốn để tính giá. Ví dụ, bạn muốn lãi gấp đôi thì nhân x2 tổng chi phí làm ra món đó.
  • Định giá theo giá trị: Xác định giá trị mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để trải nghiệm món ăn đó. Giá trị này không chỉ có các chi phí kể trên mà còn là độ sáng tạo, độ độc đáo, khan hiếm.
  • Tham khảo đối thủ: Đây là cách dễ áp dụng, bạn tham khảo giá bán các món tương tự của đối thủ để tìm ra con số hợp lý nhất.
Định giá món ăn trên menu quán ăn vặt
Có thể kết hợp nhiều cách để định giá menu quán ăn chuẩn nhất

Sắp xếp món ăn trên menu

Cách sắp xếp menu phổ biến nhất là phân chia thành từng nhóm, ví dụ món nướng, món xào, món trộn. Ưu điểm cách này là giúp khách hàng dễ theo dõi và tìm món ăn theo sở thích.

Một số người thiết kế menu quán ăn vặt theo nguyên tắc “ngôi sao vàng”. Tức là những món best seller, must try, món đang muốn đẩy doanh số thì đưa lên trước. Dù sắp xếp theo cách nào thì bạn cũng nên trình bày thật khoa học, có tiêu đề chính – phụ để dễ phân biệt.

Mẫu menu ăn vặt sắp xếp thành từng nhóm
Mẫu menu ăn vặt sắp xếp thành từng nhóm, giúp khách hàng dễ lựa chọn

Cập nhật menu sau một thời gian

Đặc trưng của các món ăn vặt là thường thay đổi thường xuyên theo xu hướng. Ví dụ, thời gian trước nổi lên món bánh đồng xu, sau đó “hạ nhiệt” và nhường chỗ cho lạp xưởng Hà Khẩu, trà chanh giã tay, bánh phô mai sữa nướng,…

Để cập nhật trend, bạn có thể theo dõi nội dung đang viral trên TikTok, Youtube, các hội nhóm review ăn uống trên Facebook,… Lưu ý, việc theo trend phải có chọn lọc, không nên thêm những món không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn.

Cập nhật menu quán ăn vặt theo trend
Có thể theo dõi trend trên TikTok để cập nhật menu quán ăn vặt

>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu menu trà sữa đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn hút khách

Top 5 web thiết kế menu miễn phí cho quán ăn vặt 

Canva

Canva là một trong những website thiết kế menu quán ăn vặt phổ biến nhất hiện nay, cung cấp các template để áp dụng mà không tốn quá nhiều thời gian. Ưu điểm của Canva là có bản miễn phí với những tính năng cơ bản nhất, dễ sử dụng mà không cần phải là designer chuyên nghiệp.

Thiết kế menu ăn vặt đẹp Canva
Thiết kế menu ăn vặt đẹp bằng Canva với nhiều mẫu có sẵn

PosterMyWall 

PosterMyWall là website thiết kế menu online khá phổ biến, được dùng để làm poster quảng cáo, làm menu,… Ứng dụng cung cấp nhiều mẫu menu với các chủ đề khác nhau, sau đó có thể tùy chỉnh bằng cách thêm ảnh, thay font chữ, thêm hiệu ứng đồ họa,… Sau khi thiết kế xong, bạn có thể tải về ngay mà không cần phải trả phí.

Fotor 

Gợi ý tiếp theo của bePOS là Fotor, một website thiết kế menu quán ăn vặt được khá nhiều người sử dụng hiện nay. Ưu điểm của Fotor là cung cấp template có sẵn, tích hợp thêm nhiều tính năng như chỉnh text, thay ảnh, thay kích thước, cắt và căn chỉnh. Giao diện của phần mềm hiện đại, thân thiện với cả những người không phải dân thiết kế chuyên nghiệp.

Thiết kế menu quán ăn vặt Fotor
Giao diện sử dụng phần mềm thiết kế ảnh online Fotor

Visme 

Visme là web thiết kế menu miễn phí cho quán ăn vặt được dùng trên nhiều quốc gia. Phần mềm có thư viện mẫu đa dạng để bạn lựa chọn, cung cấp nhiều font chữ, hình dạng thú vị và hình ảnh. Với Visme, bạn có thể làm ra mẫu menu đẹp nhất, ấn tượng nhất chỉ với vài thao tác đơn giản, không hề tốn thời gian.

Adobe Spark

Adobe Spark là website thiết kế thực đơn quán ăn vặt cực chất lượng, giúp bạn tạo ra mẫu menu mang phong cách riêng, chỉn chu và vô cùng ấn tượng. Cũng như các ứng dụng trên, Adobe Spark có thư viện lên đến hàng ngàn template chuyên nghiệp, dễ dàng tùy biến bằng cách thêm ảnh, thay biểu tượng, thêm văn bản và nhiều tính năng khác.

Thiết kế menu quán ăn vặt đẹp Adobe Spark
Website Adobe Spark giúp bạn làm ra mẫu menu chỉn chu nhất

Câu hỏi thường gặp

Làm menu quán ăn vặt có đắt không? 

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào loại menu bạn chọn, cũng như độ phức tạp của thiết kế. Menu thiết kế đơn giản, làm bằng nhựa thì có giá 100.000đ – 150.000đ, thậm chí rẻ hơn. Nếu thiết kế theo quyển, thì trang bìa có giá từ 200.000đ – 400.000đ, các trang sau rẻ hơn. Menu treo tường kích cỡ lớn có giá từ 1.500.000đ – 3.000.000đ hoặc hơn.

Quán ăn vặt vỉa hè nên dùng menu dạng nào?

Quán ăn vặt vỉa hè nên dùng menu cầm tay để dễ dàng thu dọn, có thể dùng chất liệu bìa cứng hoặc nhựa chống nước.

Menu quán ăn vặt vỉa hè dùng chất liệu gì
Menu quán ăn vặt vỉa hè nên dùng chất liệu nhựa chống nước hoặc bìa cứng

Trên đây là tổng hợp 30+ mẫu menu quán ăn vặt đẹp, cũng như hướng dẫn cách thiết kế menu quán ăn vặt sao cho chuyên nghiệp nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, chúc bạn kinh doanh thành công và hãy tiếp tục ủng hộ website của bePOS trong thời gian tới nhé!