Trang chủBlogs Quản lý doanh nghiệpQuy trình vệ sinh nhà hàng đạt chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Quy trình vệ sinh nhà hàng đạt chuẩn, chuyên nghiệp nhất

Tháng tám 08, 2024
Chu Hanh
659 Đã xem

Vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng khi vận hành nhà hàng, được thực hiện nhằm mục tiêu đảm bảo sức khỏe của cả người tiêu dùng lẫn nhân viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ vấn đề này và biết cách thực hiện chính xác, nhất là với những chủ nhà hàng thiếu kinh nghiệm, ít kiến thức về vấn đề VSATTP. Vậy quy trình vệ sinh nhà hàng gồm những bước nào? Trong bài viết dưới, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về quy trình dọn dẹp nhà hàng chuẩn nhất nhé!

Tại sao cần quy trình vệ sinh nhà hàng?

Quy trình vệ sinh là yếu tố cực quan trọng trong quá trình vận hành và kinh doanh nhà hàng:

  • Bảo vệ sức khỏe của khách hàng: Vệ sinh nhà hàng ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và các vấn đề sức khỏe lâu dài, bảo vệ khách hàng và tránh hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
  • Tuân thủ quy định và luật pháp: Tuân thủ quy trình vệ sinh giúp nhà hàng tránh bị phạt và nguy cơ đóng cửa theo Luật an toàn thực phẩm và các quy định liên quan.
  • Phòng ngừa sự cố vệ sinh: Vệ sinh đúng cách giảm thiểu phàn nàn từ khách hàng, tiết kiệm chi phí sửa chữa cơ sở vật chất và bảo vệ sức khỏe nhân viên.
  • Tăng uy tín và khả năng cạnh tranh: Quy trình vệ sinh nhà hàng đạt chuẩn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo dựng uy tín và tăng khả năng cạnh tranh bằng cách thu hút khách hàng khó tính.
Tại sao cần vệ sinh nhà hàng
Vai trò của quy trình vệ sinh nhà hàng là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Quy trình vệ sinh nhà hàng theo từng khu vực 

Quy trình vệ sinh bàn lễ tân, khu tiếp đón khách

Trong quy trình vệ sinh nhà hàng, đây được coi là “bộ mặt” của nhà hàng, quyết định ấn tượng đầu tiên của khách hàng đối với cơ sở kinh doanh. Vì vậy, khu vực lễ tân, đón tiếp khách phải thực sự sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái, khang trang.

Việc vệ sinh khu vực đón khách cũng phải được thực hiện trước và sau khi kết thúc ca làm việc. Ngoài những thời điểm trên, nhân viên cần thường xuyên hút bụi và dọn sàn khu vực đón khách, bởi đây không phải nơi ăn uống, nhưng có khá nhiều người qua lại, dễ hút bụi bẩn và vết chân.

Một số công việc cụ thể khi vệ sinh quầy lễ tân nhà hàng:

  • Thu dọn rác trên bàn, bỏ vào thùng rác, cất tất cả vật dụng bày bừa trên bàn vào đúng chỗ.
  • Dùng khăn sạch lau bụi bẩn trên các bề mặt, như mặt bàn, chuột, bàn phím,…
  • Tắt màn hình và tắt nguồn, dùng khăn và xịt lau chuyên dụng (xịt lên khăn) để lau sạch màn hình.
  • Kiểm tra lại các máy móc, thiết bị khác ở khu vực lễ tân.
Quy trình vệ sinh nhà hàng - Quầy lễ tân
Quầy lễ tân là một trong những nơi đầu tiên tiếp xúc khách hàng

Quy trình vệ sinh khu vực ăn uống nhà hàng

Khu ăn uống cực quan trọng trong quy trình vệ sinh nhà hàng, vì đây là nơi khách hàng trực tiếp trải nghiệm dịch vụ. Một số tiêu chuẩn về khu vực ăn uống nhà hàng là:

Vệ sinh bàn ghế ngồi:

  • Bàn ghế phải được lau sạch sẽ, không bám bụi trước khi tiếp đón khách.
  • Trên bàn nếu có các bảng menu, POP, hoặc các vật dụng quảng cáo, thì chúng không được tích bẩn, bám bụi.
  • Quạt trần phía trên, hoặc các quạt xung quanh phải sạch sẽ, không gây bụi.
  • Sau khi khách rời đi, thì bàn ghế phải được vệ sinh lại.

Vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng:

  • Lọ rắc gia vị, lọ tương trên bàn phải sạch sẽ, không nhớt bẩn, không bám bụi.
  • Gạt tàn thuốc lá đã được dọn sạch sẽ, không còn tàn thuốc thì khách đến trước.
  • Bát đĩa phục vụ ăn uống nếu đặt sẵn trên bàn thì phải sạch sẽ, không bẩn, không dầu nhớt.
Vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng
Vệ sinh dụng cụ ăn uống là khâu quan trọng trong quy trình vệ sinh nhà hàng

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình vệ sinh dụng cụ ăn uống trong nhà hàng 

Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng

Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng rất quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng món ăn đầu ra:

  • Loại bỏ, vất tất cả các mấu thức ăn thừa ở khu vực thừa vào thùng rác.
  • Ngâm bát đĩa, dụng cụ ăn uống và cọ rửa kỹ, tráng lại bằng nước sạch và lau khô ráo.
  • Vệ sinh các dụng cụ nấu nướng như bếp, lò nướng, nồi, chảo,…
  • Lau sạch các về mặt tiếp xúc thực phẩm như bàn chế biến, thớt,….
  • Sàn bếp cũng phải được lau dọn sạch, tránh trường hợp nhiều người qua lại trơn trượt.
  • Nhà bếp phải có quy trình chế biến món ăn và xử lý rác thải chuyên nghiệp. Chẳng hạn, nhân viên trước khi chế biến phải rửa sạch tay, không đặt thực phẩm lên các bề mặt bẩn.
  • Khu vực rác thải phải đặt cách xa khu chế biến, sau khi nấu nướng phải có người dọn dẹp.
Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng
Quy trình vệ sinh bếp nhà hàng rất quan trọng, ảnh hưởng đến vấn đề VSATTP

Quy trình vệ sinh phòng vệ sinh nhà hàng

Nhà hàng sẽ tạo điểm cộng lớn nếu có khu nhà vệ sinh nhà hàng sạch sẽ, mát mẻ. Cụ thể:

  • Nhà vệ sinh phải có thùng rác đủ lớn để chứa rác thải, không để rác tràn ra ngoài.
  • Thu gom rác trong thùng rác và mang ra khu vực xử lý rác thải của nhà hàng.
  • Dùng bàn chải cọ sạch bên trong và xung quanh bồn cầu, dùng chất tẩy rửa chuyên dụng, để ngấm trong vài phút và xả lại với nước sạch.
  • Bồn vệ sinh, bồn rửa mặt được dọn sạch sẽ, không tích bẩn. Hệ thống ống nước không được bẩn, không gỉ sét gây mất mỹ quan.
  • Dùng khăn sạch lau gương trong nhà vệ sinh.
  • Kiểm tra lại nhà vệ sinh có đủ khăn giấy, xà phòng không,…
  • Lau sạch các bộ phận khác của nhà vệ sinh như cửa, tay nắm cửa, sàn nhà,…
Quy trình vệ sinh nhà hàng - Nhà vệ sinh
Nhà hàng có nhà vệ sinh sạch đẹp chắc chắn gây ấn tượng tốt với thực khách

Quy trình vệ sinh khu vực thu gom rác thải nhà hàng 

Không thể thiếu trong quy trình vệ sinh nhà hàng là vệ sinh khu xử lý rác thải. Với khu vực này, bạn cần thu gom rác thường xuyên, sử dụng thùng rác có nắp đậy kín và vệ sinh thùng rác hàng ngày. Ngoài ra, nhà hàng phải được khử trùng định kỳ khu rác thải để ngăn mùi hôi và côn trùng, đồng thời đảm bảo thoáng mát và sạch sẽ nhằm duy trì vệ sinh chung của toàn bộ không gian.

Quy trình vệ sinh nhà hàng theo ca làm việc 

Vệ sinh nhà hàng trước khi khách đến

Một số công việc trong quy trình vệ sinh nhà hàng trước khi phục vụ khách là:

  • Vệ sinh bàn ghế, quầy bar, quầy phục vụ và các bề mặt tiếp xúc khác bằng dung dịch khử trùng.
  • Quét sạch sàn nhà, sau đó lau sàn bằng nước và chất tẩy rửa phù hợp.
  • Vệ sinh và bổ sung đầy đủ giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay, và các vật dụng cần thiết.
  • Đảm bảo thùng rác được đậy kín, rác thải đã được đổ và thùng rác sạch sẽ.
  • Đảm bảo bếp và các thiết bị bếp sạch sẽ, sẵn sàng cho hoạt động chế biến thực phẩm.
Quy trình vệ sinh nhà hàng - Trước khi khách đến
Nhà hàng phải sạch sẽ, chỉn chu trước khi đón khách

Vệ sinh nhà hàng trong ca làm việc

Trong ca làm việc, quy trình vệ sinh nhà hàng gồm các bước:

  • Lau sạch bàn ghế ngay sau mỗi lượt khách, đảm bảo khu vực phục vụ luôn sạch sẽ.
  • Vệ sinh và bổ sung các vật dụng cần thiết trong nhà vệ sinh ít nhất mỗi giờ.
  • Dọn dẹp khu vực bếp liên tục trong quá trình chế biến, đảm bảo không có rác thải và thực phẩm dư thừa.

Vệ sinh kết thúc ca làm việc nhà hàng

Quy trình vệ sinh nhà hàng khi kết thúc ca làm việc gồm các bước:

  • Thu gom khăn bẩn từ bàn ăn, phân loại và chuyển xuống khu vực tương ứng.
  • Lau sạch bụi bẩn, vụn thức ăn trên các bề mặt và sàn nhà.
  • Đặt bảng cảnh báo “cẩn thận sàn ướt” để tránh trơn trượt.
  • Dùng khăn sạch hoặc chổi quét bụi lau sạch các bề mặt như cửa, đèn, ghế, kính, và đồ gỗ.
  • Thu dọn và cất dụng cụ, hóa chất vệ sinh vào kho.
Quy trình vệ sinh nhà hàng khi kết thúc ca
Quản lý có thể kiểm tra lại quy trình làm việc của nhân viên trước khi kết thúc ca

Quy trình vệ sinh cho nhà hàng định kỳ

Nhà hàng cần thực hiện vệ sinh thường xuyên, định kỳ. Quy trình vệ sinh nhà hàng định kỳ bao gồm:

Tần suất Công việc
Hàng ngày
  • Làm sạch các dụng cụ sử dụng cho việc ăn uống như bát, đũa, dao, nĩa, thìa,…
  • Làm sạch các dụng cụ nấu nướng như bếp chiên, vỉ nướng, các bề mặt nấu nướng, máy thái thịt,…
  • Thay nước khử trùng và giẻ lau để tiêu diệt vi khuẩn và bảo quản vệ sinh nhà hàng.
  • Làm sạch thùng rác, xử lý rác tại khu vực xử lý rác thải để tránh mùi hôi và nguy cơ lây nhiễm.
  • Làm sạch bẫy mỡ, giặt thảm trải sàn, quét và lau sàn nhà,…
  • Chạy bộ lọc hút mùi để giữ máy luôn hoạt động hiệu quả.
  • Dọn sạch, đổ rác trong khu vực nhà vệ sinh.
Hàng tuần
  • Làm sạch dụng cụ bếp, vệ sinh tủ lạnh, lò vi sóng, các máy móc khác,…
  • Làm sạch tường và trần nhà của nhà hàng, loại bỏ vết bẩn bám lâu ngày.
  • Lau chùi sạch sẽ khu vực kho chứa hàng, loại bỏ các sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
Hàng tháng
  • Rửa phía sau đường dây nóng của lò nướng để giảm tích tụ dầu mỡ và các nguy cơ hỏa hoạn.
  • Làm sạch tủ đông bằng các chất lau rửa an toàn.
  • Làm sạch máy làm đá, loại bỏ cặn bẩn để giữ cho máy hoạt động hiệu quả.
  • Hiệu chỉnh lò nướng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hoạt động chính xác.
  • Hiệu chỉnh nhiệt kế để bảo đảm độ chính xác trong quá trình nấu nướng.
Hàng năm
  • Kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà hàng, bao gồm hệ thống dập lửa, bình chữa cháy,…
  • Kiểm tra và vệ sinh máy hút mùi, đảm bảo tiêu diệt mỡ và bụi bẩn và giữ cho máy luôn hoạt động hiệu quả.
  • Vệ sinh đèn hoa tiêu trên bếp gas để loại bỏ dầu mỡ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Quy trình vệ sinh nhà hàng định kỳ
Khu vực ăn uống nhà hàng phải được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

Mẹo quản lý vệ sinh nhà hàng hiệu quả nhất

Để quản lý quy trình vệ sinh nhà hàng hiệu quả, chủ kinh doanh cần:

  • Nghiên cứu các tiêu chuẩn ATVSTP: Việc nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng vệ sinh trong nhà hàng. Các tiêu chuẩn này giúp nhà hàng tuân thủ đúng quy trình vệ sinh và an toàn thực phẩm, từ quá trình chế biến đến phục vụ khách hàng.
  • Đào tạo nhân viên về vấn đề vệ sinh: Đào tạo nhân viên là yếu tố then chốt để đạt được vệ sinh nhà hàng tốt nhất. Quy trình đào tạo nên tập trung vào việc làm rõ các quy định vệ sinh, kỹ năng sử dụng các dụng cụ vệ sinh và phản ứng trong các tình huống khẩn cấp.
  • Kiểm tra, đánh giá, tối ưu quy trình vệ sinh: Thường xuyên kiểm tra và đánh giá quy trình vệ sinh nhà hàng là cách để phát hiện và sửa chữa các vấn đề ngay khi chúng xuất hiện. Tối ưu hóa quy trình giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong vệ sinh nhà hàng.
  • Dùng checklist để quản lý: Checklist là danh mục các công việc cần thực hiện trong quy trình dọn dẹp nhà hàng. Sử dụng checklist giúp nhân viên thực hiện công việc một cách chính xác hơn, tránh bỏ sót nhiệm vụ. Với vai trò quản lý, checklist giúp bạn dễ dàng kiểm tra, đánh giá hiệu quả làm việc nhân viên. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp cải tiến quy trình làm việc theo thời gian.
  • Xây dựng quy trình QA nhà hàng: Quy trình đảm bảo chất lượng (QA) là bước quan trọng để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm được thực thi một cách chặt chẽ. Vì thế, nhà hàng cần xây dựng quy trình quản lý chất lượng vệ sinh rõ ràng, hiệu quả để nhân viên có thể áp dụng.
Mẹo quản lý vệ sinh nhà hàng
Nên sử dụng checklist để quản lý vệ sinh nhà hàng

>> Xem thêm: Checklist là gì? Tổng hợp một số checklist công việc phổ biến nhất hiện nay

Số hóa quy trình vệ sinh nhà hàng với beChecklist

Một nhiệm vụ quan trọng trong quy trình vệ sinh nhà hàng là kiểm tra vệ sinh theo ngày. Tuy nhiên, không phải nhà hàng nào cũng biết cách thực hiện chính xác. Bởi, nhiều người vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như giấy tờ, tài liệu. Nhân viên phụ trách phải mất khá nhiều thời gian để ghi chép và chuyển dữ liệu sang dạng các thiết bị máy tính để báo cáo với cấp trên.

Nhằm giải quyết vấn đề này, nhiều nhà hàng đã sử dụng ứng dụng beChecklist. beChecklist được phát triển bởi bePOS, là sản phẩm công nghệ đi tiên phong trong việc số hóa hoạt động kiểm tra chất lượng, dịch vụ nhà hàng. Những tính năng nổi bật nhất của phần mềm beChecklist là:

  • Chuyển đổi số quy trình kiểm tra nhà hàng, nhân viên QA và bộ phận vận hành không cần sử dụng giấy tờ gây tốn thời gian.
  • Tạo, quản lý mẫu checklist kiểm tra quy trình vệ sinh nhà hàng và các checklist quản lý chất lượng khác.
  • Quản lý lỗi và tình trạng xử lý lỗi, ví dụ như lỗi “Đã khắc phục” hoặc “Chưa khắc phục”.
  • Nhân viên dễ dàng đưa thông tin lệ hệ thống, gửi hình ảnh, báo cáo cho ban giám đốc, từ đó nhanh chóng đưa ra điều chỉnh kịp thời.
  • Các bộ phận vận hành trong nhà hàng nắm rõ checklist cho từng vị trí, đồng thời dễ dàng đưa ra ý kiến phản biện trên app đối với những việc cần giải thích thêm.

Để được tư vấn thêm về checklist kiểm tra quy trình vệ sinh nhà hàng và cách áp dụng beChecklist, bạn hãy liên hệ bePOS qua số hotline 0247 771 6889, nhắn tin Fanpage/Zalo hoặc điền vào form đăng ký này nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1vjjltQ08TZeXabRpdeJ-5w2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

Số hóa quy trình quản lý nhà hàng beChecklist
beChecklist là giải pháp số hóa quy trình kiểm tra vệ sinh, kiểm tra chất lượng nhà hàng

Câu hỏi thường gặp 

Cần chuẩn bị dụng cụ gì để vệ sinh nhà hàng?

Để vệ sinh nhà hàng hiệu quả, cần chuẩn bị các dụng cụ như khăn lau, bàn chải, chất tẩy rửa đa dụng và khử trùng. Ngoài ra, cần có găng tay, mặt nạ bảo hộ và máy hút bụi để đảm bảo an toàn cho nhân viên. Thiết bị hỗ trợ như máy hút mùi và máy rửa bát cũng cần được sẵn sàng để bảo đảm vệ sinh nơi làm việc.

Quy trình vệ sinh bếp mỡ gồm những bước nào?

Vệ sinh bếp mỡ cũng là một nội dung nhiều người quan tâm khi tìm hiểu quy trình vệ sinh nhà hàng, bao gồm những công việc sau:

  • Nếu bếp còn nóng thì phải để nguội trước khi tiến hành vệ sinh.
  • Dùng dụng cụ loại bỏ hết thức ăn thừa còn vướng trên bếp.
  • Pha dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, dùng bàn chải chà sát nhẹ nhàng lên các bề mặt bị bám bẩn, tích tụ mỡ.
  • Thường thì các dung dịch phải đợi 10 – 15 phút mới ngấm lên bề mặt và phát huy tác dụng.
  • Sau đó, dùng bàn chải hoặc miếng cọ mềm cọ sạch các vết bẩn dính chặt trên bếp.
  • Dùng nước ấm lau sạch để loại bỏ chất tẩy rửa và dầu mỡ.
  • Dùng khăn lau khô và để ráo nước tự nhiên.
Quy trình vệ sinh bếp mỡ nhà hàng
Vệ sinh bếp mỡ phải có quy trình để đảm bảo loại bỏ hết mỡ bẩn

Yêu cầu vệ sinh cá nhân cho nhân viên nhà hàng là gì?

Một số yêu cầu vệ sinh cá nhân cho nhân viên nhà hàng:

  • Mặc đồng phục đúng quy định, sử dụng tạp dề, mũ lưới để tránh rơi tóc vào thực phẩm.
  • Không đeo trang sức, không sơn móng tay để tránh lây vi khuẩn hoặc hóa chất vào đồ ăn.
  • Móng tay cắt ngắn, giữ móng sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày.
  • Trước khi chế biến phải rửa tay theo đúng quy trình, phải rửa tay sau khi ho, hắt hơi, chạm vào đồ vật bẩn hoặc thực phẩm sống.
  • Báo cáo ngay cho quản lý biết nếu có những triệu chứng khác thường về sức khỏe, như cảm cúm, ốm sốt, tiêu chảy,….

Trên đây, bePOS đã tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất về quy trình vệ sinh nhà hàng. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng, liên quan đến uy tín và thành công mỗi nhà hàng, nên chủ kinh doanh phải thực sự chú tâm và đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu. Hy vọng bạn yêu thích bài viết này và hãy tiếp tục theo dõi website bePOS trong tương lai.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/quy-trinh-ve-sinh-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]