Trang chủBlogs Kinh doanh F&BBartender là gì? Làm Bartender cần những kỹ năng, kinh nghiệm gì?

Bartender là gì? Làm Bartender cần những kỹ năng, kinh nghiệm gì?

Cập nhật lần cuối: Tháng bảy 07, 2023
Thanh Ngoan
1220 Đã xem

Bartender đặc biệt trong những năm gần đây là một trong những ngành nghề hot của giới trẻ Việt. Trong bài viết này, cùng bePOS tìm hiểu thông tin về Bartender, kiến thức Bartender từ công việc, kỹ năng cần thiết đến thu nhập và cơ hội của nghề.

Bartender là gì?

Nhu cầu giải trí nâng cao, các ngành nghề mới được đầu tư và dành nhiều sự quan tâm của bạn trẻ. Bartender được hiểu là người chịu trách nhiệm pha chế các loại đồ uống có cồn như Cocktail, Mocktail hoặc các loại đồ uống nhẹ và không cồn từ các nguyên liệu khác như: rượu, nước hoa quả, nước ngọt có ga,… để phục vụ thực khách.

Bartender là sự kết hợp giữa “bar” có nghĩa là nơi pha chế cocktail, mocktail,… Chúng ta có thể gặp rất nhiều các bạn làm Bartender trong các quầy Bar tại nhà hàng, Club, Pub, Bar,… đều là những môi trường rất nhộn nhịp, sôi động. Còn từ “tender” có nghĩa là ân cần chỉ tố chất, kỹ năng quan trọng nhất của một bartender.

Những người học pha chế Bartender đi làm sẽ làm việc ở quầy pha chế, quầy bar trong nhà hàng. Họ sẽ là nhân vật chính, phụ trách và nắm quyền kiểm soát toàn bộ quầy pha chế.

Có nhiều suy nghĩ sai lầm về nghề Bartender là một vị trí thấp trong nhà hàng. Tuy nhiên, không phải ai học pha chế bartender cũng có thể đảm đương vị trí này trong nhà hàng. Những nhà hàng, club, bar, khách sạn,… càng đẳng cấp, càng đòi hỏi tay nghề và kinh nghiệm thực tế cho vị trí này càng cao.

Bartender-la-gi
Bartender là gì? Kiến thức cơ bản về Bartender

Công việc của Bartender là gì?

Thông thường, công việc của những người học pha chế phân chia theo ca. Dù là bartender nam hay bartender nữ cũng không phân biệt đều có rất nhiều đầu việc khác nhau cần hoàn thành trong mỗi ca làm việc của mình.

Nhiệm vụ chính mà ai cũng biết là họ sẽ nhận order đồ uống từ khách hàng và tiến hành pha chế theo yêu cầu để phục vụ khách. Trong ca làm việc, bartender là người trực tiếp làm việc và tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng. Vì vậy, họ cũng có nhiệm vụ giới thiệu và tư vấn về đồ uống cho khách hàng. Đồng thời sẵn sàng xử lý sự cố với khách hàng như phàn nàn hay thậm chí gây gổ,…

Vị trí là một người pha chế còn có nhiệm vụ chuẩn bị và kiểm tra đảm bảo đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết trên quầy từ rượu, đá, hoa quả,… cũng như sắp xếp quầy bar ngăn nắp, thu hút khách hàng.

Chưa hết, làm bartender còn phải liên tục cùng với nhà hàng lên ý tưởng về các món đồ uống, không ngừng trau dồi tay nghề và thực hành pha chế, biểu diễn đồ uống. Họ còn cần tự học bartender để liên tục cập nhật những xu hướng mới, nâng cao kỹ thuật bản thân.

bartender-la-gi-trong-nha-hang
Công việc của Bartender là gì? Bartender phải trau dồi, tự học Bartender để nâng cao kỹ năng

Sức hấp dẫn của nghề Bartender

Có nhiều suy nghĩ sai lầm về nghề Bartender như không đứng đắn, nhiều cám dỗ,… Vậy rốt cuộc Bartender là gì mà lại có sức hấp dẫn đến vậy? Có lẽ lý do chính là được thoải mái thỏa sức sáng tạo, không gò bó, tù túng và cố định khiến nhiều bạn trẻ yêu thích và quyết định lựa chọn nghề Bartender để theo đuổi.

Đặc biệt, nghề làm pha chế cũng có rất nhiều cơ hội và cả mức thu nhập hứa hẹn và khá cao đối với các bạn trẻ.

Cơ hội với nghề Bartender là gì? 

Khi đã hiểu rõ Bartender là gì rồi, thì việc tìm hiểu cơ hội của nghề Bartender cũng rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định cho theo đuổi và gắn bó với nghề hay không.

Vị trí phụ bar là khoảng thời gian bắt đầu với nghề. Vừa kiếm thêm thu nhập cho bản thân, vừa giúp làm dày thêm kĩ năng, kinh nghiệm của mình. Sau khi trau dồi kĩ năng sẽ nhanh cóng lên đến nhân viên pha chế và lên bar trưởng, giám sát pha chế. Mỗi một giai đoạn sẽ có những kiến thức, kĩ năng mới học được. Và dần trau dồi cho mình những kỹ năng quan trọng nhất của một bartender.

Sau đó, nhiều người làm nghề sẽ học thêm những kỹ năng quản lý, giám sát, điều hành để mở cơ hội lên đến chức quản lý và giám đốc bộ phận. Vất vả và đòi hỏi sự phấn đấu bên cạnh hứa hẹn rất nhiều cơ hội. Cơ hội đều công bằng cho cả bartender nữ và nam như nhau.

Ngoài ra, bạn có thể tham gia những cuộc thi và giải thưởng dành cho người pha chế tại quốc tế. Hoặc trau dồi thêm kiến thức bằng cách trải nghiệm và đi du học. Thậm chí, có rất nhiều người sau khi đã trau dồi kinh nghiệm, làm giàu vốn kiến thức của mình hoàn toàn có thể tự mở quầy bar riêng, mở cơ hội tăng thêm thu nhập rất nhiều.

nghe-bartender-hap-dan
Vì sao nghề Bartender ngày càng trở nên hấp dẫn?

Thu nhập hấp dẫn của nghề Bartender

Bartender lương bao nhiêu là một câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Tùy theo năng lực của từng người mà mức lương sẽ khác nhau ở mỗi vị trí. Mức lương của Bartender có kinh nghiệm, làm việc trong các nhà hàng, khách sạn hiện ở khoảng từ 5 – 8 triệu mỗi tháng. Cũng giống như nhân viên bình thường khác, tùy từng môi trường làm việc sẽ có đầy đủ những đãi ngộ theo quy định. Và nghề Bartender còn có đặc thù riêng là có thể nhận thêm tiền tip từ khách hàng. Nhờ đó mà thu nhập hàng tháng cũng sẽ tăng lên.

Những người có kinh nghiệm đã học pha chế bartender sẽ có mức lương cao hơn từ 20–30% so với những người bắt đầu vào nghề. Nếu nắm bắt cơ hội, trau dồi bản thân và thăng tiến lên những chức quản lý, mức lương và trách nhiệm sẽ cao hơn nữa, giao động khoảng 15–20 triệu đồng. Và mức này có thể cao hơn khi bạn làm trong những nhà hàng, quán bar, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

>> Xem thêm: Danh sách các dụng cụ pha chế đồ uống Bartender cần biết

Các hình thức làm việc của Bartender là gì? 

Bartender có các hình thức làm việc sau:

  • Hình thức làm việc toàn thời gian: Với hình thức này, Bartender sẽ có công việc và mức thu nhập ổn định cũng các chế độ đãi ngộ khác của nhà hàng, khách sạn. Mức lương trung bình từ 300 – 450 USD/tháng đối với những Bartender lành nghề. Với Bartender có nhiều năm kinh nghiệm, có kỹ năng cao thì mức lương sẽ cao hơn. Các chế độ khác như BHXH, BHYT, trợ cấp, ngày nghỉ,… cũng được hưởng đầy đủ.
  • Làm việc partime: Bạn có thể làm Bartender ở nhiều nhà hàng, quán cafe cùng một lúc. Hình thức này giúp bạn tích lũy thêm kỹ năng, kinh nghiệm làm việc để trau dồi và trở thành một Bartender toàn thời gian với mức lương cao.
hinh-thuc-lam-viec-cua-bartender
Các hình thức làm việc của Bartender là gì?

Thời gian làm việc của Bartender

Với đặc thù làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán cafe, quán bar nên Bartender chủ yếu làm việc ban đêm. Ca làm thường bắt đầu từ 18h tới 1h sáng hôm sau. Đây là thời gian làm việc khá vất vả. Tuy nhiên bạn cũng nhận được thù lao tương xứng và cơ hội thăng tiến tốt.

Những kỹ năng cần thiết của một Bartender là gì? 

Dù là người tự học Bartender hay có qua trường lớp đào tạo thực hành đi chăng nữa, muốn trở thành người pha chế được vẫn cần có những yêu cầu cơ bản và kĩ năng quan trọng cần thiết của ngành nghề. Nếu không trau dồi ngay từ đầu, học và làm không đúng cách, công việc sẽ rất khó khăn. Vậy, làm bartender cần những gì? 

Kỹ năng pha chế, biểu diễn

Đây là kĩ năng buộc mọi người muốn trở thành người pha chế đều phải thuần thục nhất. Việc hiểu đặc tính nguyên liệu các loại rượu, hoa quả, siro,… cho đến kết hợp chúng ra sao cũng cần nhiều thời gian học. Đó mới chỉ là nguyên liệu, còn về phần kỹ năng pha chế như shaking, blending, building,… và cả các loại dụng cụ, máy móc hỗ trợ để hoàn thiện thức uống cho khách hàng.

Suy nghĩ sai lầm về nghề Bartender khác là chỉ cần giỏi pha chế. Không hoàn toàn đúng. Làm pha chế cũng cần có khiếu thẩm mỹ, khéo tay và sáng tạo để trình bày đồ uống đẹp mắt. Hơn nữa, học cách trình diễn để thu hút khách hàng cũng cần thiết. Một màn trình diễn cùng bình lắc, rượu, đá,… mang đến sự khéo léo, chuyên nghiệp sẽ gây ấn tượng và thu hút khách hàng.

nghe-bartender-hoc-gi
Làm bartender cần những gì? 

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Môi trường làm việc và tính chất nghề nghiệp của nhân viên pha chế có thể hiểu là luôn tiếp xúc trực tiếp và giao tiếp với khách hàng. Cũng không phải là nói quá nếu như nói Bartender là bộ mặt của nhà hàng, bar hay club. Nhiều khách hàng lựa chọn đến quán vì ấn tượng và vui vẻ, thoải mái khi nói chuyện với bartender tại quán. Nói thế để thấy rằng kỹ năng giao tiếp đối với bartender là rất quan trọng.

Giao tiếp thôi có lẽ vẫn chưa đủ, một bartender giỏi và tinh tế còn cần cư xử và biết cách giải quyết khéo léo các tình huống khi khách phàn nàn, yêu cầu khác,… về bất cứ vấn đề nào. Hay thậm chí có những khách nước ngoài, bartender cũng cần có vốn tiếng anh, ngoại ngữ cơ bản đủ giao tiếp và truyền tải thông tin.

Kỹ năng quản lý

Đây là một trong những kĩ năng quan trọng, cực kì cần thiết nếu muốn thăng tiến và phát triển trong ngành này. Việc quản lý của bartender thông thường chỉ xoay quanh quầy bar của mình về nguyên liệu, khách hàng, vật dụng,… Nhưng để làm quản lý khu, quản lý cấp cao thì còn cần phải bao quát luôn được những vấn đề về doanh thu, chi phí, kiểm tra hao hụt số lượng hàng hóa, quản lý khách hàng, làm báo cáo,…

Bây giờ cũng có rất nhiều ứng dụng, phần mềm hỗ trợ được việc này. Điển hình có thể kể đến ứng dụng bePOS miễn phí nhưng giúp quản lý bán hàng, quản lý khách hàng,… vô cùng hiệu quả.

Học Bartender ở đâu tốt? 

Nghề bartender có sức hấp dẫn rất lớn bởi tính chất và môi trường làm việc mới, thoải mái và rất năng động. Vì vậy, nhu cầu học pha chế bartender hiện nay ngày càng cao.

Có rất nhiều người vẫn thắc mắc rằng nên học bartender ở đâu thì câu trả lời là có thể tham gia các khóa học tại trung tâm hoặc học Online hoặc tự học bartender. Trên mạng Internet cũng có rất nhiều review học pha chế để tham khảo từ cơ bản đến yêu cầu chuyên môn cao.

>> Xem thêm: Top 12 địa chỉ học pha chế đồ uống uy tín 

Quá trình học Bartender

Bất kì một ngành nghề nào cũng đều là cả quá trình. Nên học bartender ở đâu không quan trọng bằng việc học như thế nào, học từ ai. Nhiều người còn bắt đầu quá trình trở thành một người pha chế từ việc làm phục vụ bàn. Trong quá trình học cũng hoàn toàn có thể xem review học pha chế và tự học tại nhà. Quá trình học pha chế bartender sẽ không phân biệt bartender nữ hay bartender nam. Và mọi khởi đầu luôn gian nan, vất vả nhất. Đặc thù của nghề làm pha chế này cũng không thể cố định hay làm trong giờ hành chính.

Quá trình học để trở thành một người pha chế giỏi đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì. Trường, lớp học thôi chưa đủ, còn phải là quá trình khổ luyện, trực tiếp thực hành. Chưa kể mỗi mùa, mỗi thời điểm sẽ có những nguyên liệu khác nhau thay đổi, đòi hỏi chính vị giác, cảm nhận và kinh nghiệm của người pha chế hơn là những gì học ở trường, lớp.

bartender-hoc-nhu-the-nao
Quá trình học kiến thức cơ bản về Bartender

Những kiến thức cần có trong quá trình học Bartender là gì? 

Bắt đầu quá trình học, kiến thức Bartender sẽ từ việc phân biệt nguyên liệu, rượu, hoa quả đến vật dụng như bình shaker, bình tạo Soda, bình xịt kem, gắp đá, trang trí, bar caddy, đến đủ các loại ly, cốc pha chế.

Người học sẽ còn học kỹ năng pha chế, phối hợp nguyên liệu cho đến cắt tỉa trang trí và trình diễn tại quầy. Hơn thế nữa, những khóa nâng cao còn cung cấp kiến thức về nghệ thuật, sáng tạo, xử lý tình huống với khách hàng,… cho đến cả những kỹ năng về quản lý, bán hàng. Đây đều là những kỹ năng quan trọng nhất và cần trang bị thay vì chỉ chăm chăm tìm kiếm nên học bartender ở đâu.

Bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin về nghề Bartender là gì, một trong những ngành nghề hot trong giới trẻ hiện nay. Mong rằng tất cả những ai theo đuổi và gắn bó với ngành bartender sẽ thành công.

FAQ

Phân biệt Bartender và Barista

Đây đều là hai vị trí nhân viên pha chế trong các quán cafe, quầy bar nhà hàng, khách sạn,… Tuy nhiên, Bartender dùng để gọi những người pha chế rượu, đồ có cồn. Còn Barista là tên gọi những người chuyên pha chế cà phê.

Lương của bartender là bao nhiêu?

Mức lương bình quân ở vị trí bartender vào nghề sẽ dao động trong khoảng từ 3-8 triệu đồng. Khi có tay nghề cao, lương của một bartender chuyên nghiệp sẽ dao động từ 8 – 15 triệu đồng. Nếu lên chức quản lý hay giám sát thì mức lương cũng nâng lên tương ứng trong khoảng 15 – 20 triệu đồng.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/bartender-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]