Trà sữa là thức uống yêu thích của nhiều người, luôn nằm trong nhóm top những món bán chạy của quán. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ hướng dẫn bạn cách làm trà sữa bằng chè khô đơn giản mà thơm ngon để kinh doanh. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!
Tại sao sử dụng chè khô để làm trà sữa?
Trước khi tìm hiểu cách làm trà sữa bằng chè khô, chúng ta hãy cùng xem lý do chè khô có làm được trà sữa không nhé. Chè khô rất phổ biến tại các quán trà sữa, với những hương vị chuyên dụng như trà ô long, lục trà, hồng trà,… Nguyên liệu này rất dễ tìm, được bày bán với giá cả vô cùng hợp lý, đặc biệt nếu khách hàng mua sỉ để kinh doanh quán trà sữa.
Bên cạnh đó, trà sữa pha bằng chè khô có hương vị vô cùng thơm ngon và hấp dẫn, thu hút khách hàng mọi lứa tuổi. Chè khô cũng đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe người dùng, như cải thiện xương khớp, tim mạch, chống đau dạ dày,…. Chính vì vậy, rất nhiều chủ quán lựa chọn chè khô để làm nguyên liệu pha trà sữa.
Cách làm trà sữa bằng chè khô Thái Nguyên và sữa đặc
Sau khi hiểu tại sao lại sử dụng chè khô để làm trà sữa thì chúng ta hãy cùng khám phá cách làm trà sữa bằng chè khô chi tiết ngay sau đây.
Nguyên liệu
Công thức làm trà sữa bằng chè khô đầu tiên mà bePOS muốn giới thiệu là sử dụng chè Thái Nguyên và sữa đặc. Để thực hiện cách làm trà sữa bằng trà khô và sữa đặc, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:
- 15gr chè khô Thái Nguyên.
- 250ml sữa tươi nguyên kem.
- 50ml sữa đặc.
- 50gr đường nâu và một ít nước đường nấu chảy.
- 50gr topping theo sở thích.
>> Xem thêm: Cách làm trà sữa khoai dẻo cho quán của bạn
Các bước thực hiện
Cách làm trà sữa bằng chè khô và sữa đặc là:
- Bước 1: Pha chè Thái Nguyên. Bạn pha chè Thái Nguyên với dụng cụ lọc trà, cho ngâm với khoảng 300ml nước sôi, ủ trong 3 phút, sau đó lọc bã chè và để nguội dần.
- Bước 2: Pha trà sữa. Bạn cho 50ml sữa đặc. 50gr đường hoặc nước đường nấu chảy vào nước trà, sau đó khuấy đều hỗn hợp này.
- Bước 3: Hoàn thành. Đây là bước cuối cùng trong cách làm trà sữa bằng chè Thái Nguyên. Bạn cho hỗn hợp trên vào bình lắc chuyên dụng và thêm đá, rồi đổ ra ly uống. Nếu thích, bạn có thể sử dụng cùng topping như trân châu đen, thạch lá dứa,…
Thành phẩm
Thành phẩm thu được từ cách làm trà sữa từ chè khô Thái Nguyên và sữa đặc là ly trà sữa có màu nâu rất đẹp mắt, pha phối với hương thơm hấp dẫn từ trà khô. Đây là kết quả của sự kết hợp giữa vị chát nhẹ của trà và hương vị ngọt béo từ sữa. Sữa đặc giúp làm giảm vị đắng của chè khô, khiến món trà sữa thêm béo ngậy, hấp dẫn.
Cách làm trà sữa bằng trà ô long
Nguyên liệu
Cách nấu trà sữa bằng chè khô ô long cũng được nhiều chủ quán áp dụng trong kinh doanh. Theo đó, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu cụ thể theo định lượng như sau:
- 5gr trà ô long khô.
- 150ml nước nóng.
- 10gr đường kính hoặc đường siro.
- 50ml sữa đặc.
- 100ml sữa tươi không đường.
- Topping chế biến sẵn theo ý thích.
Các bước thực hiện
Để thực hiện cách nấu trà sữa bằng chè khô ô long, bạn cần làm theo các cách sau:
- Bước 1: Pha trà ô long. Ủ khoảng 150ml nước đun sôi với 5gr trà ô long khô, ủ trong khoảng 10 phút. Nên nhớ, nhiệt độ nước không nên là 100 độ C vì dễ làm mất hương vị tự nhiên và các chất dinh dưỡng trong trà.
- Bước 2: Pha trà sữa ô long. Lọc lá trà lấy nước cốt sau khi đã ủ xong. Thêm đường, sữa tươi, sữa đặc vào cốt trà. Sử dụng bình lắc để lắc khoảng 15 lần cho hỗn hợp hòa tan.
- Bước 3: Hoàn thành. Cho topping vào ly, sau đó rót hỗn hợp từ bình lắc vào ly. Như vậy là bạn đã hoàn thành cách làm trà sữa bằng trà khô.
>> Xem thêm: Cách làm trà sữa hoa đậu biếc thơm ngon, chuẩn vị
Thành phẩm
Trà sữa ô long có màu trắng vàng, tuy nhiên nếu dùng ô long hồng trà để pha, thì màu sắc của trà sữa sẽ đậm hơn một chút. Hương vị của trà sữa ô long là sự hòa quyện hoàn hảo giữa vị đậm đà của trà và vị ngậy béo của sữa, cùng với vị ngọt nhẹ rất dễ uống.
Cách làm giảm vị đắng của chè khô khi pha trà sữa
Có nhiều lý do khiến trà có vị đắng, chẳng hạn như hàm lượng caffeine cao, nước pha trà quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc thời gian ủ trà quá lâu. Để làm dịu vị đắng của trà, bạn có thể thử một vài cách sau đây:
- Thêm mật ong vào và khuấy đều để làm dịu vị đắng và giữ hương thơm tự nhiên của trà.
- Sử dụng baking soda (muối nở) để giảm bớt vị đắng, nhưng cần lưu ý không nên cho quá nhiều để tránh mất đi hương vị tự nhiên của trà.
- Thêm đá vào trà để làm loãng và giảm độ đắng, cũng như làm cho trà dễ uống hơn.
Một số lưu ý khi làm trà sữa bằng chè khô
Trong cách nấu trà sữa bằng trà khô, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Mua nguyên liệu uy tín: Chất lượng chè là yếu tố quan trọng quyết định thành quả cuối cùng. Vì vậy, bạn cần mua nguyên liệu tại những cơ sở uy tín, đảm bảo vị thơm ngon của trà sữa và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Độ chát của chè khô: Bạn không nên sử dụng chè khô quá chát, vì chúng sẽ lấn át hương vị của sữa.
- Điều chỉnh độ ngọt phù hợp: Mỗi khách hàng sẽ có khẩu vị riêng, nên quán cần có các lựa chọn đa dạng về độ ngọt cho khách hàng, thông qua việc điều chỉnh hàm lượng đường.
- Nguyên liệu chuyên dụng cho trà sữa: Bạn nên chọn mua những nguyên liệu chuyên dụng để pha trà sữa thì sẽ đem lại hương vị ngon hơn.
Trên đây, bePOS đã hướng dẫn bạn các cách làm trà sữa bằng chè khô đơn giản và thơm ngon nhất, phù hợp để kinh doanh tại quán các quy mô khác nhau. Để tiếp tục theo dõi những bài viết mới nhất liên quan đến lĩnh vực kinh doanh F&B, bạn hãy truy cập Website bePOS thường xuyên nhé!
FAQ
Trà sữa có thể để qua đêm được hay không?
Trà sữa uống ngon nhất chỉ nên giữ trong khoảng từ 5 đến 8 giờ. Nếu để trong tủ lạnh, trà sữa có thể lưu giữ trong khoảng 2 đến 3 ngày. Tuy nhiên, bePOS khuyến khích bạn không nên để trà sữa qua đêm, vì dễ mất hương vị và các chất dinh dưỡng.
Các dấu hiệu nhận biết trà sữa bị hỏng, không thể sử dụng là gì?
Trà sữa hỏng sẽ có dấu hiệu bị tách nước, lợn cợn, bề mặt có kết tủa, nếu nặng hơn thì có mùi hôi. Khi nhấp một chút, trà sữa mang vị chua bất thường, khác với hương vị ban đầu.
Follow bePOS: