Kinh doanh F&B đang là lĩnh vực được nhiều người lựa chọn, bởi không bao giờ lỗi thời và có tiềm năng đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải người chủ nào cũng biết cách quản lý nhà hàng hiệu quả, dẫn đến lỗ vốn, thất bại. Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu cách quản lý nhà hàng ăn uống như thế nào là tốt nhất. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!
Quản lý nhà hàng là gì?
Quản lý nhà hàng là các công việc giúp tổ chức và kiểm soát hoạt động kinh doanh của nhà hàng sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Quản lý nhà hàng tốt giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cho nhà hàng, thu hút khách hàng, từ đó tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí vận hành.
Quản lý nhà hàng phải hoàn thành cùng một lúc nhiều nhiệm vụ. Họ là người đưa ra những quyết định lớn nhỏ có thể chi phối các hoạt động diễn ra trong nhà hàng. Đồng thời nỗ lực cân đối hoạt động điều phối giúp đảm bảo được sự hài hòa và lợi ích của ba bên là khách hàng – nhân viên – nhà hàng.
Cách quản lý nhà hàng hiệu quả nhất
Không phải ai cũng biết cách quản lý nhà hàng ăn uống sao cho hiệu quả, bởi có hàng trăm công việc khác nhau mỗi ngày. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Quản lý chất lượng món ăn
Để hương vị các món ăn được thơm ngon, trước hết bạn cần lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín để đảm bảo nguồn thực phẩm luôn tươi mới và đồng nhất về chất lượng. Sau đó, bạn cần lưu ý bảo quản đúng cách các loại thực phẩm, bao gồm cấp đông, làm mát hoặc khô, nhằm duy trì chất lượng và tối ưu hóa thời gian sử dụng của từng loại.
Bên cạnh đó, việc tuyển dụng nhân viên bếp chất lượng, có tay nghề cao là một yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng món ăn tại nhà hàng của bạn. Không chỉ quan tâm đến chất lượng và hương vị của sản phẩm, bạn cũng nên chú trọng đến hình thức trang trí bên ngoài của các món ăn. Một bàn ăn được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn và cuốn hút, chỉnh chu sẽ thu hút thực khách hơn.
Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với câu hỏi quản lý nhà hàng như thế nào, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là bước đầu tiên. Bởi lẽ, đây chính là yếu tố quyết định uy tín của bạn trong mắt người tiêu dùng, từ đó xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Chứng nhận vệ sinh ATTP
Bước đầu tiên trong cách quản lý nhà hàng ăn uống là đảm bảo sở hữu đủ các giấy chứng nhận vệ sinh ATTP. Hiện nay, luật pháp yêu cầu tất cả cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải có loại giấy này thì mới được phép hoạt động. Để sở hữu chứng nhận, nhà hàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn như quy trình, máy móc, hệ thống thông gió, điện nước, hệ thống thải, chất lượng nguyên liệu,…
Hơn nữa, bạn cũng sẽ cần tham gia các lớp tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó, bạn sẽ nhận được các chứng chỉ, chứng nhận liên quan và bắt tay vào quá trình kinh doanh. Rất nhiều nhà hàng còn công khai các loại giấy chứng nhận này lên Facebook, trang web, hoặc đóng khung treo tại địa điểm kinh doanh để tạo sự tin tưởng với người tiêu dùng.
Quản lý bếp nhà hàng
Muốn công việc diễn ra trôi chảy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần đầu tư trang thiết bị bếp hiện đại, chất lượng tốt. Nhiều người chủ khi mới kinh doanh đã lựa chọn các thiết bị giá rẻ, chất lượng thấp để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, điều này lại âm thầm làm hao tổn nhiều tiền hơn và không an toàn cho sức khỏe khách hàng.
Ví dụ, một chiếc máy xay chất lượng kém sẽ không thể xay khối lượng lớn thức ăn đủ nhỏ, mịn. Khi này, bạn sẽ phải làm thêm nhiều công đoạn nhỏ, tốn thời gian và công sức. Hơn nữa, nhiều loại máy rẻ tiền còn không qua kiểm định của nhà nước, chứa các chất gây tổn hại đến sức khỏe người dùng, dễ bị bào mòn bởi chất tẩy rửa và nhiễm hóa chất.
Sau khi mua về, bạn cũng cần sắp xếp, quản lý các thiết bị này theo trật tự khoa học, nhằm tạo sự thuận tiện và đảm bảo tuổi thọ sử dụng. Cụ thể, thiết bị cấp gas nên đặt ở nơi kín đáo, tránh rò rỉ. Bát chén, dao nĩa,… cần đặt xa khu vực chế biến thức ăn. Thức ăn được đưa vào khu vực sơ chế, sau đó lưu trữ lạnh hoặc chuyển ra khu bếp nấu. Món ăn chế biến xong sẽ được chuyển ra bàn pick-up để phục vụ khách hàng.
Đảm bảo vệ sinh khu bếp
Bên cạnh đó, bạn còn cần có quy trình vệ sinh bếp theo đúng tiêu chuẩn Bộ Y tế để giữ an toàn cho thực phẩm. Tất cả các dụng cụ nhà bếp đều phải được lau rửa sạch sẽ mỗi ca làm việc, không để bám bụi bẩn và dầu mỡ. Hóa chất sử dụng để lau rửa cũng phải được nhà nước cho phép, không chứa chất gây nguy hiểm.
Các thiết bị lớn như hệ thống máy hút mùi, thông hơi và ống xả nên được nên được vệ sinh công nghiệp định kỳ. Đối với sàn bếp, bên cạnh việc lau quét hàng ngày, thì bất cứ sự cố nào cũng cần được giải quyết ngay lập tức, tránh để lâu gây bốc mùi, mất vệ sinh và khiến nhân viên có nguy cơ té ngã.
Quản lý nguyên liệu
Kiểm soát nguyên liệu là bước quan trọng trong cách quản lý nhà hàng ăn uống. Để quản lý vấn đề này, bạn nên dành nhiều sự quan tâm đến nguồn cung nguyên liệu. Nhiều nhà hàng khi nhập thực phẩm đều có nhân viên kiểm tra chất lượng lô hàng, xem có bị thiếu, hư hỏng, quá hạn hoặc gặp các vấn đề khác hay không.
Người chủ không nên vì tiết kiệm mà lựa chọn nguyên liệu giá rẻ, không rõ nguồn gốc, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, làm sụt giảm uy tín của nhà hàng. Để tối ưu giá, bạn nên lựa chọn từ một đến một vài nhà cung cấp uy tín, có chính sách phù hợp để hưởng nhiều ưu đãi khi hợp tác lâu dài.
>> Tham khảo: Cách quản lý nguyên liệu nhà hàng hiệu quả, tránh thất thoát
Quản lý kho nhà hàng
Kho nguyên liệu cũng là nội dung cần dành sự quan tâm khi tìm hiểu cách quản lý nhà hàng. Không ít cơ sở kinh doanh thất bại, thua lỗ vì để thất thoát hàng hóa, nhà bếp không đồng nhất với ban quản lý nguyên liệu. Hiện nay, bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ kinh doanh nhà hàng để quản lý kho, định lượng chế biến cho nhân viên.
Bên cạnh đó, khâu bảo quản nguyên liệu trong kho cũng rất quan trọng, ví dụ như sau:
- Kho cần có các vật dụng lưu trữ cho từng loại thực phẩm như tủ cấp đông, làm mát, tủ khô để duy trì chất lượng hàng hóa, tránh gây hư hỏng. Nguyên liệu không được để dưới đất, mà phải đặt tại nơi thoáng mát, sạch sẽ, khô thoáng.
- Việc sắp xếp nguyên liệu trong kho nên thông minh, tối ưu diện tích, phân bố theo khu để dễ quản lý. Ngoài ra, những nguyên liệu thường xuyên dùng thì nên đặt ở nơi dễ lấy nhất.
- Nhân viên phải thường xuyên kiểm tra số liệu hàng hóa cuối mỗi ca, đảm bảo không bị thất thoát.
- Nhà hàng phải thường xuyên kiểm hạn sử dụng nguyên liệu để lên kế hoạch nhập hàng. Lưu ý, bạn không nên nhập quá nhiều không dùng kịp, hoặc nhập quá ít không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh.
Quản lý nhân sự nhà hàng
Để tạo nên dịch vụ chất lượng, yếu tố con người phải được đặt lên hàng đầu. Là chủ kinh doanh, bạn cần chọn lựa nhân sự phù hợp và đào tạo phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp cho họ, cụ thể:
- Nhiên viên đứng bếp: Đây là nhân sự rất quan trọng, đòi hỏi có bằng cấp, chứng chỉ nghề đầu bếp, am hiểu về ẩm thực và có khả năng sáng tạo món ăn. Bên cạnh đó, họ cũng cần có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến và siêng năng.
- Nhân viên bồi bàn, tạp vụ: Nhân viên bồi bàn là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nên họ cần có khả năng giao tiếp, nhanh nhẹn và lịch sự, tránh gây ra những mâu thuẫn không đáng có.
- Nhân viên vệ sinh: Nhân viên vệ sinh phải có tinh thần trách nhiệm tốt, tuân thủ theo quy trình vệ sinh đã đặt ra, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng.
- Quản lý nhà hàng: Bạn có thể tự quản lý nhà hàng, hoặc thuê người quản lý. Người quản lý nhà hàng phải có tư duy hệ thống, bao quát tốt tình hình của các bộ phận và và nên nhanh nhạy với công nghệ mới để tối ưu hóa hoạt động.
Quản lý order nhà hàng
Nhiều người coi nhẹ tầm ảnh hưởng của quy trình thu ngân, quản lý order tại nhà hàng. Đây là nhầm lẫn tai hại, có thể làm ảnh hưởng đến trải nghiệm dùng dịch vụ của khách hàng. Bạn hãy tưởng tượng, khi khách order đồ ăn mà thu ngân nhầm lẫn món, thanh toán chậm chạp, đưa thiếu tiền thì sẽ khó chịu như thế nào.
Vì vậy, một trong các cách quản lý nhà hàng là đặt tiêu chuẩn rõ ràng cho nhân viên thu ngân. Nhân viên thu ngân phải có thái độ chỉn chu, ngoại hình lịch sự khi làm việc. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng công nghệ vào quy trình này, từ đó giúp việc order và thu ngân diễn ra nhanh chóng, chính xác hơn.
Quản lý tài chính
Thống kê cho thấy, một trong những lý do phổ biến dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là kiểm soát quản lý dòng tiền kém. Với những cơ sở kinh doanh ăn uống nhỏ lẻ, người chủ thậm chí phải làm rất nhiều công việc như sản xuất, bán hàng, quản lý nguyên liệu, kế toán,….
Hiện nay, cách quản lý nhà hàng hiệu quả nhất là nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống. Các phần mềm này rất thông minh, có các chức năng thống kê, tính toán thu chi, lên báo cáo tài chính theo kỳ. Bạn không cần phải tự làm, hoặc mất nhiều tiền thuê ngoài để thực hiện hoạt động này.
Kinh nghiệm quản lý nhà hàng thành công
Lập kế hoạch chi tiết
Lập kế hoạch một cách chi tiết là một trong những cách quản lý nhà hàng hiệu quả hiện nay. Bao gồm việc lên kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, chiến lược tiếp thị, quảng cáo, cải tạo nhà hàng, dự án tài chính, tuyển dụng nhân viên,…. Kế hoạch càng cụ thể chi tiết với tầm nhìn sâu rộng sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề rắc rối phát sinh và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận hành nhà hàng.
Ngoài ra, các loại giấy tờ pháp lý như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xác nhận phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên,… cũng cần được người quản lý lưu tâm.
Xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp
Để quản lý và vận hành nhà hàng hiệu quả, bạn cần xây dựng quy trình làm việc và đưa ra danh sách các công việc cần thực hiện trong ngày, trong tuần. Bên cạnh đó, người quản lý cần phân công nhiệm vụ rõ ràng, xác định công việc cụ thể và phân chia đúng người đúng việc sẽ giúp vận hành nhà hàng một cách thuận lợi, suôn sẻ.
Người quản lý có thể đề cử một trưởng nhóm cho mỗi bộ phận như: trưởng nhóm phục vụ, trưởng nhóm bếp,…. để đảm bảo công việc của các bộ phận trong nhà hàng được thực hiện đồng đều, nhân viên trong mỗi bộ phận được phân công công việc hợp lý, công bằng. Đồng thời khuyến khích các bộ phận hỗ trợ nhau cùng làm việc và báo cáo công việc hằng ngày, hằng tuần, hàng tháng.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đào tạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho toàn bộ nhân viên nhà hàng theo từng giai đoạn để phục vụ khách hàng tốt hơn. Tránh tình trạng có quá nhiều nhân viên khi không có khách, nhưng lại thiếu nhân viên phục vụ khi có nhiều khách hơn bình thường.
Đặt ra nội quy cụ thể
Một trong những cách quản lý nhà hàng ăn uống mang lại hiệu quả nhanh chóng đó là thiết lập các quy định để nhân viên tuân theo. Nội quy cần đi kèm với các hình thức kỷ luật và xử phạt để đảm bảo nghiêm túc tuân thủ. Trong nội quy của nhà hàng cần có các vấn đề sau:
- Thời gian làm việc – nghỉ ngơi: Thời gian biểu làm việc sẽ được phân công dựa trên lượng khách và ca làm của nhân viên. Ngoài ra, việc xin nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ lễ của nhân viên sẽ được quy định bởi chủ nhà hàng.
- Trật tự trong nhà hàng: Bao gồm việc chấm công hàng ngày, thái độ làm việc của nhân viên, không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc, bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh của nhà hàng.
- An toàn và vệ sinh lao động: Cần đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy, đúng trang phục lao động khi làm việc và duy trì vệ sinh chung.
Giám soát, kiểm tra hiệu quả công việc
Sau khi phân công và xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng nhân viên thì việc giám sát, theo dõi quá trình làm việc của nhân viên để nắm bắt tình hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người quản lý.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ đã có nhiều phần mềm, camera an ninh hỗ trợ quản lý nhân viên từ xa. Dù không cần phải có mặt tại nhà hàng, chủ hoặc người quản lý vẫn có thể giám sát và theo dõi quá trình làm việc của các bộ phận một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Tôn trọng khách hàng, nhân viên
“Khách hàng là Thượng đế” là câu slogan quen thuộc trong ngành nhà hàng khách sạn. Mức độ hài lòng và phản hồi tích cực từ khách hàng là thước đo chính xác nhất cho thành công của nhà hàng. Người quản lý nhà hàng phải biết đứng trên lập trường của khách hàng, tôn trọng, biết lắng nghe và đáp ứng mọi yêu cầu nhỏ nhất từ khách hàng.
Bên cạnh đó, cách quản lý nhân viên nhà hàng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một môi trường làm việc dân chủ, trong đó mọi nhân viên được tôn trọng ý kiến, được đối xử công bằng và được cấp trên tin tưởng giao phó nhiệm vụ, sẽ là “đòn bẩy” giúp họ cống hiến nhiều hơn cho nhà hàng.
Top 3 kỹ năng quản lý nhà hàng quan trọng
Người quản lý đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, sau đại dịch vừa qua, rất nhiều người chủ phải ra quyết định cắt giảm nhân sự, đàm phán lại giá thuê mặt bằng, đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp,… Nếu nhà quản lý không có cách quản lý nhà hàng tốt, cơ sở kinh doanh sẽ rơi vào khủng hoảng và thất bại.
Kỹ năng lãnh đạo
Nhà quản lý được coi như người đầu tàu, chỉ huy mọi hoạt động của nhà hàng. Chính vì vậy, họ phải có ý chí quyết đoán, tư duy hệ thống và khả năng giải quyết nhiều vấn đề rắc rối. Nhà quản lý cần xác định rõ mục tiêu và tìm cách đạt đến mục tiêu đó. Nhờ vậy, các thành viên còn lại mới biết công việc mình cần làm là gì, tránh tâm lý hoang mang khi rơi vào khủng hoảng.
Kỹ năng mềm
Nhà quản lý quyết đoán nhưng không nên độc đoán, mà cần làm việc tốt với tất cả thành viên còn lại. Để có được điều này, bạn cần xây dựng được lòng tin của nhân viên, là người làm gương đầu tiên, thúc đẩy họ cống hiến cho công việc.
Hơn nữa, môi trường làm việc tại ngành F&B lại rất dễ xảy ra tranh cãi mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với khách hàng. Chính vì vậy, cách quản lý nhà hàng thông minh là phải biết quản lý xung đột, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Bên cạnh đó, kỹ năng giải quyết khiếu nại, xử lý truyền thông cũng là yếu tố cần quan tâm. Ngay cả khi bạn đã thực hiện dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn, việc nhận phản hồi tiêu cực cũng là điều không tránh khỏi. Để đạt được điều này, bạn cần biết lắng nghe, tạo cảm giác chân thành để xoa dịu cảm xúc khách hàng, đồng thời đưa ra hướng giải quyết khéo léo nhất.
>> Xem thêm: Những kỹ năng quản lý nhà hàng quan trọng chủ kinh doanh cần trang bị
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn là điều không thể thiếu của bất cứ nhà quản lý nào. Họ phải có am hiểu về nhiều công việc khác nhau như quản lý tài chính, kho hàng, nhân sự, quy trình vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn hay marketing. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn có phương pháp làm việc, đổi mới cách quản lý nhà hàng ăn uống theo hướng chuyên nghiệp, đồng thời không ngừng học hỏi những xu hướng mới nhất trên thị trường.
Như đã nói, vận hành cơ sở kinh doanh bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, rất khó kiểm soát. Tuy nhiên, một cách quản lý nhà hàng hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay đó là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo bePOS – Siêu App quản lý bán hàng đang rất phổ biến trên thị trường.
Phần mềm quản lý nhà hàng ăn uống bePOS ra mắt vào năm 2018, được xây dựng bởi những kỹ sư công nghệ gốc Việt tại Úc. Tính đến nay, bePOS đã hợp tác với hơn 12,000 chuỗi nhà hàng, quán ăn, cửa hàng bán lẻ, Spa tại 10 quốc gia, giúp các chuỗi này tăng 30% doanh thu và giảm 50% quản lý. Chỉ với một nền tảng bePOS, bạn có thể sử dụng các tính năng sau:
- Tính năng order đồ nhanh chóng, dễ dàng ngay trên điện thoại, Tablet. Các thông tin order được gửi chính xác và đồng nhất giữa các bộ phận nhà hàng.
- Tính năng thanh toán dễ dàng, in hóa đơn chuyên nghiệp, tích hợp nhiều hình thức như quẹt thẻ, Internet Banking, quét mã QR Momo,…
- Tính năng quản lý chi tiết xuất/nhập kho, kiểm tra số lượng theo thời gian thực.
- Tính năng quản lý ca làm nhân viên, chấm công, tính lương thưởng, hoa hồng,…
- Tính năng quy định định lượng chế biến, kiểm soát hiệu quả làm việc của nhân viên.
- Tính năng quản lý thu chi, lên báo cáo doanh thu định kỳ.
- Tính năng Marketing và chăm sóc khách hàng tự động.
Trên đây, bePOS đã hướng dẫn các cách quản lý nhà hàng hiệu quả giúp thúc đẩy doanh thu mạnh mẽ. Trong thời gian tới, bePOS sẽ tiếp tục cập nhật những xu hướng mới nhất trên thị trường dành cho các chủ kinh doanh lĩnh vực F&B, bạn hãy theo dõi thường xuyên nhé!
FAQ
Quản lý nhà hàng là làm gì, gồm những loại công việc nào?
Không ít người thắc mắc quản lý quán ăn hay quản lý nhà hàng là làm gì, thực hiện những công việc nào. Hiểu đơn giản, đây là người quản lý và tổ chức toàn bộ việc vận hành của nhà hàng, sao cho hiệu quả nhất. Một số công việc cụ thể là quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng dịch vụ, quản lý nhân sự, theo dõi độ hài lòng của thực khách và giải quyết khiếu nại.
Người quản lý nhà hàng cần những bằng cấp gì?
Thông thường, nếu muốn làm quản lý nhà hàng, bạn có thể theo học các ngành quản trị kinh doanh, ngành quản lý nhà hàng khách sạn, hoặc theo học nấu ăn. Bên cạnh đó, bạn cần học cách quản lý nhà hàng ăn uống thông qua nhiều năm làm việc để rút ra kinh nghiệm, đồng thời nắm vững kiến thức ngành F&B, cùng các kỹ năng mềm khác.
Follow bePOS: