Chi phí mặt bằng điện nước trong ngành F&B như thế nào là tối ưu nhất? Bạn cần phải quản lý các chi phí này như thế nào để đảm bảo được rằng doanh thu của cửa hàng không bị ảnh hưởng quá nhiều? Tìm hiểu ngay cũng bePOS tại bài viết hướng dẫn này nhé!
Tối ưu chi phí mặt bằng
Trong kinh doanh F&B chi phí mặt bằng là một loại chi phí quan trọng, chiếm 10-15% tổng doanh thu ước tính. Đầu tiên, để đảm bảo chi phi này, bạn cần thực hiện hai bước như sau:
- Lựa chọn concept, mô hình phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu đề ra. Trong khu vực bạn lựa chọn có bao nhiêu khách hàng mục tiêu, khu vực có nhiều khu dân cư hay không, số lượng trường học tại đây như thế nào, tệp khách hàng là dân văn phòng hay sinh viên,…
Khi đã xác định được hai yếu tố trên, bạn có hai cách để tìm kiếm được mặt bằng phù hợp đó là thuê công ty và tự mình đi khảo sát. Mặc dù đây là giai đoạn tốn khá nhiều thời gian của bạn nhưng sẽ giúp ích trong việc tìm được mặt bằng phù hợp để kinh doanh.
Khoảng thời gian tìm kiếm mặt bằng có thể diễn ra trong một tuần hoặc có khi mất đến cả tháng. Bạn sẽ cần xem xét thật kỹ về mật độ người qua lại tất cả các ngày trong tuần, các khung giờ trong ngày để có thể chuẩn bị kế hoạch kinh doanh của mình thật tốt.
Một cách thức lựa chọn mặt bằng nữa có thể giúp bạn tối ưu chi phí đó là lựa chọn mặt bằng trong siêu thị lớn. Mặc dù thời gian đầu sẽ cần phải đầu tư các khoản chi phí không hề nhỏ cho việc setup quán, nhưng về mặt dài hạn, bạn có thể tiết kiệm khá nhiều chi phí như: bảo vệ, bãi giữ xe, chi phí vệ sinh, chi phí thị trường, môi trường, điện nước,…
>> Xem thêm: 5 cách cắt giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng hiệu quả
Tuy nhiên cần lưu ý, tiền thuê mặt bằng tại siêu thị sẽ dựa vào doanh thu từ 20-25%. Song, bạn vẫn có thể tối ưu khoản chi phí này cho quán, ví dụ bằng cách đẩy các đơn hàng online sang những chi nhánh thuê mặt bằng ngoài để không ghi nhận vào doanh thu của chi nhánh này.
Đặc biệt, khi kinh doanh ngành F&B, bạn cần phải để ý đến hệ số quay vòng bàn. Chỉ số này cho bạn thấy được số lần bàn đón tiếp khách hàng mới trong khoảng thời gian nhất định. Nếu chỉ số này lớn, chứng tỏ bàn được quay vòng rất nhanh, nhà hàng cũng đón tiếp nhiều khách hơn. Trong trường hợp thấy bàn không có lượng khách nhiều, rất có thể là do vị trí hay lý do nào đó mà bạn cần tìm hiểu để thay đổi lại không gian của quán sao cho phù hợp nhất.
Tối ưu chi phí tiền điện
Thông thường, chi phí điện dành cho các đơn vị kinh doanh ngành F&B sẽ chiếm khoảng 3-4% tổng doanh thu trong một tháng. Nếu bạn lựa chọn mặt bằng trong siêu thị thì sẽ tận dụng được điều hòa. Bạn có thể mời khách hàng ngồi ở khu vực bàn gần chỗ thu ngân trước, đến khi khách đông mở điều hòa ở những khu vực khác sau.
Nếu ở shophouse nhiều tầng, chủ quán cũng nên mời khách sử dụng khu vực đang có nhiều khách trước để tiết kiệm chi phí điện. Trong khoảng thời gian cao điểm, bạn có thể cho khách bắt đầu sử dụng tầng tiếp theo, lúc đó mới khởi động hệ thống điều hòa, đèn tại khu vực đó.
Ngoài ra, bạn cần hướng dẫn nhân viên sử dụng các thiết bị điện tại cửa hàng như: tủ đông, tủ lạnh, thiết bị làm nóng,… Đây là những thiết bị tiêu tốn điện của các nhà hàng, quán cafe vô cùng lớn. Bạn cần có một quy trình sử dụng các thiết bị này như: chỉ mở trước thời gian quán hoạt động 30 phút, hay chỉ mở trong khoảng thời gian giờ cao điểm,… giúp tiết kiệm tối đa chi phí này.
Bên cạnh đó, việc tận dụng ánh sáng từ thiên nhiên cũng là cách tiết kiệm điện hiệu quả. Ngoài ra, khi lựa chọn các thiết bị sử dụng cho quán, hãy lựa chọn những thiết bị tiết kiệm điện. Đồng thời, bạn cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng vì thiết bị quá cũ cũng là nguyên nhân khiến tiêu hao điện mạnh mẽ.
Bạn nên thường xuyên đo tiền điện hàng ngày, sau đó so sánh mức tiêu thụ điện với những ngày gần nhất. Trong trường hợp có khoản phí tiền điện cao hơn so với doanh thu của ngày từ 3-5%, bạn cần kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân do doanh hôm đó thấp hay do tiêu hao điện có sự khác biệt để kịp thời có phương án xử lý.
>> Xem thêm: Cách tối ưu chi phí Marketing ngành F&B từ A-Z
Tối ưu chi phí tiền nước
Thông thường tổng chi phí của cả nước và điện cho ngành F&B sẽ khoảng chừng 5%, trong đó tiền nước sẽ rơi vào mức 1-2% nếu cửa hàng quản lý tốt việc sử dụng nước. Nếu quản lý nước không chặt chẽ, không ghi lại theo khoảng thời gian hàng ngày sẽ khiến bạn khó kiểm soát được khi có vấn đề phát sinh.
Tương tự như với việc sử dụng điện, các hoạt động cần sử dụng đến nước cũng phải có một quy trình cụ thể. Ví dụ: người quản lý, trưởng ca sẽ để ý xem số lượng tối đa bát, đĩa, cốc,… để nhân viên lưu ý thực hiện việc rửa cùng lúc để tránh lãng phí nước.
Trong bài viết này, bePOS đã gợi ý những phương pháp tối ưu chi phí mặt bằng điện nước trong ngành F&B một cách đơn giản, dễ thực hiện nhất dành cho chủ kinh doanh. Mong rằng với các thông tin trên đây sẽ giúp bạn quản lý được nhà hàng của mình một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công
FAQ
Tại sao phải tối ưu chi phí của nhà hàng?
Hiện nay, việc kinh doanh không hề đơn giản, các chủ cửa hàng phải xem xét, cân nhắc tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Tối ưu chi phí chính là cách giúp nhà hàng tránh được những vấn đề về thất thoát khi kinh doanh.
Ngoài tối ưu chi phí về mặt bằng, điện nước, chủ quán có thể tối ưu chi phí nào khác?
Ngoài những chi phí được nêu ra trong bài, chủ cửa hàng có thể thực hiện tối ưu thêm các chi phí như:
- Tối ưu chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí nhân sự.
- Chi phí vận chuyển.
- Chi phí thiết kế.
Follow bePOS: