Trang chủBlogs Kinh doanh F&BNhà hàng Cloud Kitchen – Giải pháp kinh doanh thay đổi “cuộc chơi” ngành F&B sau đại dịch Covid-19

Nhà hàng Cloud Kitchen – Giải pháp kinh doanh thay đổi “cuộc chơi” ngành F&B sau đại dịch Covid-19

Cập nhật lần cuối: Tháng bảy 07, 2023
Avatar
Chu Hanh
959 Đã xem

Tình hình dịch Covid diễn ra ngày càng phức tạp, khi mọi người buộc phải ở nhà và không thể trải nghiệm nhà hàng sang trọng tại bên ngoài. Đây chính là lúc hình thức Food Delivery vốn đã phát triển nay lại càng được đà chiếm lĩnh thị phần. Để phát triển trong lĩnh vực food delivery chắc chắn nhiều nhà kinh doanh đã nghe tới hình thức nhà hàng “ma” Cloud Kitchen nổi tiếng. Cùng bePOS khám phá hình thức tối ưu hóa đơn hàng tuyệt vời này trong bài viết ngay sau đây nhé. 

Mô hình Cloud Kitchen là gì? 

Mô hình Cloud Kitchen có rất nhiều tên gọi như Air Kitchen/ Ghost Kitchen/ Online Restaurant. Dịch sang Tiếng Việt, danh từ này có nghĩa là bếp trung tâm, chỉ một dạng nhà hàng không sở hữu địa điểm ăn uống vật lý. Đây được coi là hình thức kinh doanh khá phù hợp với những người mới, không có nhiều vốn đầu tư. 

Để mở nhà hàng này, bạn chỉ cần một gian bếp nhỏ để nấu ăn, tập trung vào chất lượng sản phẩm mà không cần quá nhiều tiền đầu tư vào mặt bằng, bàn ghế, phí duy trì, nhân công,… Sau đó, bạn hợp tác với một bên thứ ba là các đơn vị vận chuyển hoặc dịch vụ đặt hàng trực tuyến.

cloud-kitchen-la-gi
Cloud Kitchen là gì, có đặc điểm như thế nào

Lịch sử phát triển của mô hình Cloud Kitchen

Khái niệm Cloud Kitchen lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2015 tại New York (Mỹ). Cloud Kitchen được cho là xuất phát từ hình thức xe bán đồ ăn – Food Truck, sau đó kết hợp với sự phát triển của công nghệ hiện đại. Sau đó, nhiều công ty bán đồ ăn đã tận dụng hình thức kinh doanh này và giành được nhiều kết quả tích cực.

Tại Việt Nam, mô hình bếp trung tâm bắt đầu triển khai từ FlyFood khoảng 9 năm về trước và đang là một trong những bếp trung tâm nổi tiếng nhất TP HCM. Năm 2017, ứng dụng đặt đồ ăn online Now ra mắt Now Station được cho là khá giống Cloud Kitchen, nhưng chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm.

Đến năm 2017, Ứng dụng đặt đồ ăn Now đã cho ra mắt Now Station, mô hình khá giống Cloud kKtchen (Virtual kitchen), nhưng nó là hình thức chợ phiên, lâu lâu mới họp một lần. Tuy nhiên, sau đó Now đã không tiến lên xây dựng Ghost Kitchen, mà dừng lại ở dạng thử nghiệm.

fly-food-cloud-kitchen-viet-nam
FlyFood tiên phong trong việc phát triển Cloud Kitchen Việt Nam

Năm 2019, mô hình này được nhiều người Việt biến đến hơn qua sự truyền thông rầm rộ của GrabKitchen. Ngoài ra, đại dịch Covid cũng góp phần khiến xu hướng này ngày càng nở rộ và phát triển nhanh hơn so với sự kiến giới chuyên môn.  Hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp F&B theo đuổi hình thức này, nổi bật có thể kể đến Chef Station, Tasty Kitchen, Food Ngon.

Yếu tố tạo nên sự tiềm năng của mô hình Cloud Kitchen

Cloud Kitchen được cho là rất phù hợp với dòng chảy phát triển chung của công nghệ. Mô hình bếp trung tâm này là đứa con của cuộc cách mạng Food Delivery và E-Commerce và sẽ tiếp tục nở rộ trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp đang tìm cách dần thích nghi với xu thế mới này, nếu không sẽ trở nên lỗi thời và bị đào thải. 

Ngoài ra, Cloud Kitchen cũng rất phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng hiện nay. Đời sống ngày càng hiện đại, con người muốn tìm đến những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả cao. Cloud Kitchen đã đáp ứng mong muốn này, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, trong khi tối ưu về mặt thời gian. 

bep-trung-tam-phat-trien-cung-food-delivery
Bếp trung tâm là sự kết hợp giữa Food Delivery và E Commerce

Ưu và nhược điểm của mô hình Cloud Kitchen

Ưu điểm 

  • Giảm thiểu chi phí mặt bằng, cơ sở: không cần không gian quá rộng rãi hay ở các vị trí trung tâm vì hình thức này hoàn toàn hoạt động không cần cửa hàng vật lý. Bạn chỉ cần một không gian vừa đủ để thi công nhà bếp và chỉ vậy thôi. 
  • Giảm thiểu chi phí trang trí, thiết kế không gian so với nhà hàng bình thường. 
  • Giảm thiểu chi phí nhân lực cho các hoạt động phục vụ, chỉ cần tập trung vào chế biến thức ăn. 
  • Tự do và linh hoạt hơn hình thức kinh doanh thông thường, chủ động thời gian làm việc. 
  • Dễ dàng ứng dụng công nghệ, tiết kiệm thời gian: các hoạt động giao nhận được bên thứ 3 đảm nhận, nhận nhiều đơn hàng nhanh chóng và tránh tình trạng quá tải khách hàng. 
uu-diem-cloud-kitchen
Ưu điểm của mô hình bếp trung tâm là không cần quá nhiều vốn

>> Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế bếp nhà hàng nhỏ dành cho người mới bắt đầu

Nhược điểm 

  • Giảm tính chính xác của đơn hàng: việc đặt hàng qua bên thứ 3 mà không có sự gặp mặt trực tiếp của nhà hàng và khách hàng đặt ra yêu cầu cao hơn về tính chính xác của đơn hàng. 
  • Hoạt động chủ yếu là chế biến và phụ thuộc vào hoạt động của bên thứ 3, thiếu chủ động trong quá trình vận hành. 
  • Khó khăn trong tiếp nhận và phản hồi những nhận xét của khách hàng trong môi trường online. Nhận xét của thực khách gặp khó khăn vì môi trường trực tuyến luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
  • Thị trường cạnh tranh rất khốc liệt xuất hiện nhiều thương hiệu với sự đa dạng về món ăn và thậm chí còn trùng với thực đơn của nhà hàng bạn. Do đó cần sự đổi mới liên tục để không bị đào thải trong mô hình này. 
  • Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng các dụng cụ ăn uống dùng một lần. Để đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, bạn nên sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường.
nhuoc-diem-cloud-kitchen
Nhược điểm mô hình bếp trung tâm

Nguyên lý hoạt động của mô hình Cloud Kitchen

Một nguyên lý hoạt động cốt lõi của mô hình bếp trung tâm là đồng bộ trong hệ thống của nhà hàng. Cụ thể, hệ thống đặt hàng, bán hàng, bếp trung tâm và đơn vị vận chuyển, thanh toán bắt buộc phải kết nối với nhau để thực hiện dịch vụ.

Ví dụ, khách hàng có thể đặt mua đồ ăn online trên website, trang mạng xã hội, hoặc thông qua ứng dụng thứ ba. Bếp trung tâm phải nhận tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau này, sau đó ship hàng qua đơn vị vận chuyển. Về vấn đề thanh toán, khách hàng cũng có thể thanh toán qua nhiều nguồn như ví điện tử, Internet Banking, hay trả tiền mặt.

dong-bo-he-thong-nguyen-ly-hoat-dong-cloud-kitchen
Đồng bộ hệ thống là nguyên lý hoạt động của Cloud Kitchen

Cách thức vận hành Cloud Kitchen 

Đặt hàng trong hệ thống Bếp trung tâm 

Hệ thống Bếp trung tâm sử dụng hệ thống thanh toán Cloud POS là công nghệ bắt buộc để tiếp nhận các đơn hàng được đặt từ nhiều nhà hàng, trên nhiều kênh, các nhà hàng cần một hệ thống POS không chỉ làm tốt được việc quản lý đơn hàng mà còn báo cáo phân tích các số liệu từ tập dữ liệu khổng lồ này.

Một hình thức khác để thực hiện đặt hàng ở hệ thống Bếp trung tâm là thông qua số Hotline. Khách hàng sẽ gọi điện đặt hàng đến Hotline, tại đây trung tâm hỗ trợ sẽ định tuyến đơn hàng đến đúng thương hiệu và cửa hàng.

Khi càng có nhiều nhiều thương hiệu cùng được vận hành trong chung một nhà bếp cơ sở, thì nhà hàng càng cần một hệ thống POS thông minh có thể đưa ra các thông tin chi tiết về số đơn đặt hàng cho từng thương hiệu khác nhau. 

dat-do-an-truc-tuyen
Đặt hàng đồ ăn trực tuyển mô hình bếp trung tâm

Xử lý đơn hàng trong hệ thống Bếp trung tâm 

Tương tự với hình thức nhà hàng truyền thống, đơn hàng đặt trong hệ thống Bếp trung tâm cũng được gom lại để xử lý. Điểm khác biệt ở chỗ mỗi đơn hàng này có thể thuộc về các thương hiệu khác nhau, chất lượng của chúng đều cần được đảm bảo duy trì ổn định.

Để giải quyết vấn đề này, nhà hàng cần đội ngũ đầu bếp có khả năng linh hoạt chế biến món ăn từ nhiều thương hiệu khác nhau dưới sự kiểm soát của cùng một bếp trưởng trong hệ thống. Một số hệ thống Bếp trung tâm hiển thị cả kiểm soát nhà hàng đã được phát triển để phù hợp cho công việc này.

xu-ly-don-hang-tu-bep-trung-tam
Xử lý đơn hàng từ bếp trung tâm

Hệ thống nhân sự 

Mô hình Bếp trung tâm không yêu cầu quá khắt khe về hệ thống nhân sự, không yêu cầu nhân sự phục vụ nhưng cần đội ngũ nhân viên nhà bếp, chế biến có tay nghề cao.

Chất lượng đồ ăn cũng chính là dấu ấn điểm chạm duy nhất trong việc xây dựng hình ảnh nhà hàng trong mắt thực khách, do đó hệ thống nhân sự cho công việc này cần tuyển chọn khắt khe nhất. 

Bên cạnh tay nghề nấu ăn, đội ngũ nhân sự cũng nên bố trí người am hiểu về cách sử dụng các hệ thống online để vận hành Cloud Kitchen. Bởi lý do, mô hình này yêu cầu bạn phải thực hiện rất nhiều thao tác trên môi trường trực tuyến, như xử lý tin nhắn, thanh toán điện tử, kiểm tra đơn hàng, hay thậm chí là Marketing online.

nhan-su-cloud-kitchen
Vận hành Cloud Kitchen cần hệ thống nhân sự chất lượng

Hệ thống nguyên liệu, thực phẩm 

Một lợi thế của hệ thống Bếp trung tâm là có thể linh hoạt sử dụng một hay nhiều nhà cung cấp khác nhau cho các thương hiệu của mình. Tuy nhiên trên thực tế, Cloud Kitchen lại yêu cầu nhiều hơn so với mô hình thông thường.

Tuy nhiên việc giảm thiểu được rất nhiều chi phí vận hành vẫn khiến mô hình này hấp dẫn với các nhà kinh doanh. Các nguyên liệu được chia thành nhiều nhóm khác nhau, nguyên liệu cùng nhóm có thể được đặt hàng từ chung một nhà cung cấp, trong khi các nguyên liệu đặc biệt nên được đặt từ các bên cung cấp riêng.

Dù theo cách đặt nào, điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là chất lượng cũng như khả năng cung cấp nguyên liệu nhanh chóng kịp thời của các bên hợp tác.

he-thong-nguyen-lieu-cloud-kitchen
Hệ thống nguyên liệu, thực phẩm Cloud Kitchen

Quản lý tồn kho 

Một trong những hoạt động quản trị phức tạp nhất của hệ thống Bếp Trung tâm chính là quy trình quản lý tồn kho. Trên thực tế thì điều này cũng không quá phức tạp nhà quản lý xây dựng một quy trình khoa học. Nhiều hệ thống POS điển hình như phần mềm quản lý nhà hàng bePOS có thể giải quyết bài toán này một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian so với phương pháp thủ công truyền thống. 

Một trong những cách hiệu quả để quản lý hàng tồn kho đối với hệ thống Cloud Kitchen là phân loại theo nguyên vật liệu, thay vì theo thương hiệu. Dựa trên số liệu bán hàng cũ, nhà quản lý có thể dự đoán về lượng nguyên vật liệu cần từ mỗi thương hiệu. Từ dự đoán này, tính toán lượng nguyên vật liệu chung cho từ 1 thương hiệu và riêng cho một số món đặc thù. 

Ví dụ, 3 thương hiệu trong cùng một hệ thống Bếp trung tâm cần dùng đùi gà nhiều nhất, bạn có thể đặt hàng đùi gà từ cùng một nhà cung cấp để thuận tiện trong quản lý. Các nguyên liệu khác sẽ được đặt hàng và lưu trữ khác nhau tuỳ theo nhu cầu của từng thương hiệu, sau đó phân chia theo tủ hàng, cột ứng với từng thương hiệu. 

quan-ly-kho-bep-trung-tam
Quản lý kho là khâu quan trọng khi vận hành bếp trung tâm

>> Xem thêm: Mặt bằng bếp nhà hàng nên thiết kế như thế nào để tối ưu hiệu quả?

Các chiến lược Marketing cho mô hình Cloud Kitchen 

Tăng mức độ nhận diện trực tuyến 

Không thể sử dụng các biện pháp marketing trực tiếp tại điểm bán, có nghĩa rằng bạn cần đẩy mạnh tối đa các phương pháp marketing trực tuyến để tăng độ nhận diện thương hiệu trên các kênh tiếp cận này.

Không dừng lại ở website hay các trang mạng xã hội, fanpage, các nhà hàng cần liên tục cập nhật và tương tác với khách hàng để kéo họ về với mình, bằng cách lắng nghe, trò chuyện, tham gia các cuộc tranh luận trực tuyến, giải quyết phản hồi tiêu cực,… Chính những follower tại các nền tảng trực tuyến là tập khách hàng tiềm năng của bạn. 

Kết hợp biện pháp Marketing cùng bên thứ ba 

Hoạt động trên mô hình kinh doanh phụ thuộc vào bên thứ ba, tại sao chúng ta lại bỏ qua hoạt động marketing sử dụng chính nền tảng này phải không? Hiện diện trên các nền tảng này không chỉ gia tăng độ phủ sóng của thương hiệu mà còn thúc đẩy tăng số lượng đơn hàng và giảm chi phí giao hàng (do các bên thứ ba thường có đội ngũ giao hàng riêng).

quang-ba-online-cloud-kitchen
Marketing online để quảng bá thương hiệu Cloud Kitchen

Các nền tảng từ bên thứ ba cũng là nơi để nhà hàng tìm kiếm nhiều các khách hàng mới. Phần lớn người dùng trên các nền tảng này không quan tâm nhiều đến thương hiệu hay địa điểm của nhà hàng, mà dành phần lớn sự quan tâm về chất lượng, hình ảnh món ăn, và họ thích thú với việc được thử nghiệm các nhà hàng mới trên các nền tảng này.

Không quên bỏ qua các chiến dịch marketing mà các bên thứ ba thực hiện,tham gia các chiến dịch này cũng là một cách để bạn tối ưu hoá đơn hàng một cách nhanh nhất. 

Sử dụng SMS marketing và Email marketing

Đây là một phương pháp không quá mới tuy nhiên vẫn chứng minh được hiệu quả của mình. Thường xuyên gửi tin nhắn về các ưu đãi hay các chương trình truyền thông thông qua data có được của khách hàng là một cách để in dấu ấn của bạn trong tâm trí họ.

Gửi email và tin nhắn thông báo về những thay đổi hay ưu đãi mới giúp khách hàng luôn được cập nhật và tăng thêm hứng thú với thương hiệu của bạn. 

sms-email-marketing-cloud-kitchen
SMS, Email Marketing được đẩy mạnh

Phối hợp với các nhà hàng khác 

Để tăng mức độ nhận diện và thu hút khách hàng cho thương hiệu, bạn có thể lên kế hoạch hợp tác với các nhà hàng nổi tiếng không phải là đối thủ trực tiếp. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh cafe, bạn hoàn toàn có thể hợp tác cùng các gian hàng bán đồ ăn sáng để nâng cao số lượng đơn hàng và thu hút khách hàng hơn.

Đây là một cách khá phổ biến để khách hàng biết đến nhà hàng nhiều hơn và tối ưu hoá đơn hàng cho thương hiệu. Bên cạnh các nhà hàng bên ngoài, bạn cũng có thể kết hợp với chính các nhà hàng trong Bếp trung tâm để tạo ra các hình thức ưu đãi đặc biệt.

Phát tờ rơi 

Một phương pháp giúp bạn đôi chút “trực tiếp hoá” mô hình kinh doanh trực tuyến này, chính là phát tờ rơi. Một số lượng lớn đơn hàng đến từ kênh truyền thống là gọi điện thoại qua hotline.

thiet-ke-to-roi-nha-hang
Thiết kế tờ rơi nhà hàng online

Phát tờ rơi về nhà hàng và thương hiệu là cách để tiếp cận đến nhóm khách hàng trung niên, lớn tuổi, những người không thường xuyên có mặt trên các nền tảng trực tuyến. Điều này phù hợp với thói quen giữ lại các thực đơn và gọi khi cần của các khách hàng hộ gia đình, lại giúp nhà kinh doanh dễ xác định được nhu cầu và thói quen ăn uống của khách hàng. 

Những case study điển hình về Cloud Kitchen

Food Ngon

Food Ngon là một trong những ví dụ tiêu biểu của mô hình bếp trung tâm tại Việt Nam. Thương hiệu này ra mắt vào tháng 5 năm 2020, bởi hai nhà sáng lập là ông Lê Trưởng và ông Hoàng Quân. Food Ngon đã vận hành dựa trên một số yếu tố cốt lõi là:

  • Đầu tư công nghệ bài bản: Food Ngon đã tập trung đầu tư công nghệ ngay từ đầu, với người phụ trách chính là CEO Hoàng Quân – cựu chuyên gia Viện nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo VinAI. Food Ngon đã xây dựng website và app riêng, sau đó áp dụng các công nghệ tiên tiến để tối ưu hóa quá trình đặt món.
  • Đội ngũ đầu bếp chuyên môn cao: Food Ngon sở hữu đội ngũ đầu bếp kinh nghiệm từ các nhà hàng, khách sạn cao cấp. Từ đó, doanh nghiệp này đã sáng tạo thêm 18 thương hiệu ẩm thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
  • Mở thêm kênh offline: Ngoài ra, Food Ngon còn đầu tư mở thêm cửa hàng offline để phục vụ khách hàng địa phương và đóng góp tới 50% doanh thu chung.
bep-trung-tam-food-ngon
Mô hình bếp trung tâm của Food Ngon

Tasty Kitchen

Trong khi các Cloud Kitchen khác chỉ đơn giản là bên thứ ba tìm kiếm và kết nối bếp với khách hàng, Tasty Kitchen chịu trách nhiệm cho toàn bộ quy trình, từ mua nguyên liệu cho đến thuê đầu bếp chế biến. Nhờ vậy, Tasty Kitchen sở hữu thực đơn vô cùng đa dạng, được đầu tư bài bản, đem đến những sản phẩm chất lượng cao nhất.

Ngoài ra, Tasty Kitchen cũng đẩy mạnh truyền thông Marketing như xây dựng website riêng, kết nối với các app vận chuyển đồ ăn như Grab, Now, Baemin, GoFood, Loship, Ahamove,… Hơn nữa, Tasty Kitchen còn đầu tư thêm vào phân phối offline như quán cafe, khách sạn, tòa nhà hoặc các sàn thương mại điện tử.

thuong-hieu-tasty-kitchen
Thương hiệu Tasty Kitchen nổi tiếng tại Việt Nam

Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu A-Z về mô hình Cloud Kitchen. Không chỉ là một bước thích nghi tuyệt với đối với nền kinh tế, đây cũng là hình thức tập trung vào trải nghiệm người dùng, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa chi phí và phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Sau đại dịch Covid -19, mô hình bếp trung tâm vẫn có thể tồn tại và đem tới nhiều tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp.  

FAQ 

Có thể mở chuỗi nhà hàng Cloud Kitchen không?  

Bạn hoàn toàn có thể mở chuỗi nhà hàng Cloud Kitchen, sử dụng nhiều thương hiệu khác nhau và hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Khi mở chuỗi nhà hàng Cloud Kitchen, hoạt động quản lý phải được đặt lên hàng đầu để đảm bảo vận hàng cả hệ thống.  

Cloud Cook là gì? 

Cloud Cook là một thương hiệu bếp trung tâm được phát triển bởi  công ty Cloud Kitchen Food Home. Công ty này đã gọi được số vốn 4 tỷ cho 15% cổ phần tại chương trình Shark Tank mùa 4 bởi Shark Liên và Shark Binh. Cloud Cook cho ra đời và vận hành nhiều thương hiệu khá thành công, nổi bật nhất là Pizza Home.