Bất kỳ chủ nhà hàng nào cũng đều biết rằng, nhân viên phục vụ đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Họ là bộ mặt và trái tim của nhà hàng, đem đến dịch vụ chất lượng và làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Vậy công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng gồm những gì, cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Trong bài viết này, bePOS sẽ mô tả công việc nhân viên phục vụ nhà hàng chi tiết từ A-Z để chủ quán tham khảo nhé!
Nhân viên phục vụ nhà hàng là gì? Có vai trò nào?
Nhân viên phục vụ nhà hàng là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để thực hiện dịch vụ. Công việc của họ không chỉ đơn thuần là sắp xếp bàn, chào đón khách và ghi order, mà còn là người tạo nên trải nghiệm đặc biệt cho thực khách. Khi mới tham gia lĩnh vực F&B, nhiều người phải trải qua những công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng. Từ đó, họ sẽ biết được nhu cầu của khách hàng là gì và cách để làm hài lòng.
Trên thực tế, nhân viên phục vụ là một trong những tác nhân quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng đến hình ảnh và uy tín của các nhà hàng, quán ăn:
- Quyết định sự hài lòng của khách hàng: Mức độ hiệu quả công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng góp phần quyết định sự hài lòng khách hàng. Đây là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vậy thái độ, kiến thức và kỹ năng giao tiếp của họ có tác động sâu đậm đến uy tín của nhà hàng.
- Tăng doanh số nhà hàng: Nhân viên phục vụ còn đóng góp vào việc tăng doanh số bằng cách giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới. Họ có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu cho khách hàng về các món ăn mới, thực đơn đặc biệt, dịch vụ độc đáo của nhà hàng.
- Thu hút khách hàng trung thành: Nhân viên phục vụ đóng góp vào việc tạo dựng một cộng đồng khách hàng trung thành đối với nhà hàng. Không ít khách hàng quay lại với thương hiệu chỉ vì có mối quan hệ tốt với nhân viên phục vụ.
- Thể hiện văn hóa doanh nghiệp: Tác phong, thái độ làm việc của nhân viên phục vụ cũng thể hiện văn hóa doanh nghiệp, phong cách mà nhà hàng hướng tới. Ví dụ, nhân viên phục vụ nhà hàng Nhật Bản sẽ cúi chào khi đón khách. Một số nơi cung cấp khăn tay (Oshibori) để khách lau tay trước khi dùng bữa.
Công việc nhân viên phục vụ nhà hàng theo nhiệm vụ
Thực hiện các quy trình phục vụ trong nhà hàng
Mỗi nhà hàng có một quy trình phục vụ khác nhau. Khi mới vào, nhân viên phục vụ sẽ được đào tạo để thực hiện theo quy trình sẵn có này. Chẳng hạn:
- Khi khách hàng mới đến thì tiếp đón khách, sắp bàn, hỏi về thông tin đặt bàn.
- Tư vấn thực đơn và các nội dung liên quan đến thực đơn như combo, chương trình khuyến mãi,…
- Tiếp nhận thông tin order của khách hàng và chuyển cho bộ phận bếp.
- Bưng bê món ăn để phục vụ khách hàng tại bàn.
- Luôn quan sát trong quá trình khách dùng món để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
- Hướng dẫn khách hàng thanh toán, cảm ơn khách đã dùng dịch vụ và dọn dẹp khi khách đã về.
Kiểm tra, bảo quản trang thiết bị, dụng cụ nhà hàng
Công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng là kiểm tra, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ nhà hàng, cụ thể:
- Kiểm tra bàn ghế: Kiểm tra bàn ghế xem có bị hỏng hóc, lung lay, dính bẩn không. Khăn trải trên bàn phải được làm sạch, tốt nhất là nên thay sau mỗi lần phục vụ, đảm bảo không sờn rách, có mùi khó chịu.
- Các dụng cụ phục vụ ăn uống: Trên bàn phải có đầy đủ dụng cụ ăn uống như thìa đĩa, đũa, bát đĩa, lọ gia vị,… Các dụng cụ này phải sạch sẽ, còn nguyên vẹn để không ảnh hưởng đến việc khách dùng món.
- Kiểm tra các thiết bị khác: Kiểm tra quạt, điều hòa, tivi trong nhà hàng xem còn hoạt động tốt hay không. Nếu có bất cứ vấn đề gì thì nhân viên phục vụ phải báo cáo với quản lý để giải quyết kịp thời.
Hỗ trợ Room service (với nhà hàng khách sạn)
Đối với việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng trong khách sạn, nhiệm vụ có thể bao gồm cả các hoạt động Room service. Ví dụ, khách gọi điện order món thì nhân viên sẽ là người trực điện thoại, tiếp nhận order và chuyển order cho bộ phận bếp. Sau khi món ăn hoàn thành, nhà hàng bố trí nhân viên phục vụ mang lên tận phòng cho khách.
Về cách thức thanh toán, trong một số trường hợp, nhân viên phục vụ nhà hàng sẽ tiến hành thanh toán ngay khi đưa món. Trường hợp khác thì khách sẽ thanh toán tổng chi phí khi trả phòng tại quầy lễ tân khách sạn.
Hỗ trợ các bộ phận trong nhà hàng
Công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng không chỉ là phục vụ thực khách, mà còn hỗ trợ và tương tác với các bộ phận khác của nhà hàng, cụ thể:
- Liên kết với các bộ phận: Công việc của phục vụ nhà hàng là liên kết với các bộ phận khác như quản lý nhà hàng, thu ngân, và phòng bếp khi có yêu cầu đặc biệt từ khách hàng. Ví dụ, khi khách hàng gọi thêm món, hủy món, hoặc muốn tách hoặc gộp bàn, họ phải thông báo và hợp tác một cách hiệu quả với các bộ phận này để đảm bảo dịch vụ suôn sẻ.
- Hỗ trợ đồng nghiệp: Trong trường hợp nhà hàng có lượng khách quá tải, nhân viên phục vụ có trách nhiệm hỗ trợ đồng nghiệp bằng cách chia sẻ công việc và đảm bảo rằng tất cả khách hàng được phục vụ một cách hợp lý.
- Báo cáo sự cố: Nếu có sự cố hoặc vấn đề phát sinh mà không thuộc thẩm quyền xử lý, nhân viên phục vụ cần thông báo cho quản lý nhà hàng để nhận được sự hỗ trợ và giải quyết tình huống một cách hiệu quả.
- Tham gia cuộc họp: Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ nhà hàng tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ. Điều này nhằm mục đích ghi nhận phản hồi, cải thiện công việc, và cùng nhau làm việc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ: Đây là nội dung được nhắc đến thường xuyên trong các bản mô tả công việc phục vụ nhà hàng. Để duy trì và cải thiện kỹ năng, nhân viên phục vụ cần tham gia các buổi bồi dưỡng nghiệp vụ mà nhà hàng tổ chức nhằm cập nhật kiến thức và phát triển năng lực, để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
>> Xem thêm: Nhân viên tiếp thực là gì? – Tìm hiểu tất tần tật về vị trí tiếp thực nhà hàng
Công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng theo ca
Để hiểu rõ hơn nhân viên phục vụ là gì, bạn hãy xem các nội dung trong bản mô tả công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng theo ca như sau:
Công việc đầu ca
Trong thời gian đầu ca làm việc, nhân viên phục vụ sẽ cần thực hiện một loạt các nhiệm vụ quan trọng, bao gồm:
- Chuẩn bị bàn, dụng cụ, đồ uống: Đầu ca, công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng là chuẩn bị bàn theo đúng phong cách và quy định của nhà hàng. Bao gồm việc sắp xếp đĩa, muỗng, khăn giấy và bất kỳ dụng cụ nào khác cần thiết cho dịch vụ.
- Dọn dẹp, kiểm tra gia vị: Nhân viên phục vụ cần dọn dẹp bàn, sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp và kiểm tra xem có đủ gia vị trên bàn hay tại quầy phục vụ chưa.
- Kiểm tra số lượng bàn: Kiểm tra số lượng bàn đã được sắp xếp dựa trên thông tin về đặt bàn từ khách hàng hoặc quản lý.
- Nắm rõ thực đơn: Trước khi tiếp khách, nhân viên phục vụ cần kiểm tra thông tin về thực đơn và bất kỳ thay đổi nào từ phía quản lý hoặc nhân viên bếp. Điều này giúp họ sẵn sàng để đáp ứng mọi câu hỏi và đề xuất cho khách hàng.
Công việc trong ca
Trong suốt ca làm việc của mình, công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng bao gồm:
- Chào hỏi khách: Nhân viên phục vụ cần duy trì một gương mặt luôn tươi cười và thân thiện để chào đón khách hàng. Điều này giúp khách hàng cảm thấy được chào đón và thoải mái ngay từ khi bước vào nhà hàng.
- Hướng dẫn khách hàng: Nhân viên phục vụ nhà hàng phải duy trì tác phong làm việc chuyên nghiệp, hướng dẫn và dẫn khách tới bàn phù hợp hoặc bàn đã đặt trước (nếu có). Đồng thời, họ cũng có nhiệm vụ giúp khách hàng mang và đặt hành lý một cách thuận tiện.
- Chăm sóc khách hàng: Nhân viên phục vụ luôn phải giữ tư thế đứng thẳng và lắng nghe những yêu cầu, thắc mắc từ khách hàng một cách chuyên nghiệp. Họ phải tự tin, chuyên nghiệp khi giới thiệu thực đơn và các món ăn cho khách.
- Ghi order: Quá trình ghi order đòi hỏi sự chính xác và tinh tế. Nhân viên phục vụ cần đảm bảo rằng đã ghi đúng và đủ số lượng món ăn, đồ uống, tuân thủ các yêu cầu khách hàng như không hành, không rau mùi, không ớt cùng các yêu cầu khác.
- Kiểm tra món ăn: Trước khi mang món ăn ra cho khách, nhân viên phục vụ cần kiểm tra kỹ món ăn để đảm bảo tính đúng đắn và chất lượng của món.
- Thông báo trì hoãn (nếu có): Nếu có sự trì hoãn về thời gian ra món, nhân viên phục vụ cần thông báo cho khách hàng để họ có thể hiểu và chờ đợi một cách thoải mái.
- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng: Họ phải linh hoạt để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong suốt bữa ăn, bao gồm việc điều chỉnh thực đơn theo ý muốn của khách.
- Thanh toán: Khi khách hàng hoàn tất bữa ăn, nhân viên phục vụ cần hướng dẫn khách hàng thanh toán chi phí. Tiếp theo, nhân viên cần chào và cảm ơn khách hàng khi họ ra về.
- Dọn dẹp bàn: Khi kết thúc bữa ăn, công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng là dọn dẹp bàn mà khách đã sử dụng và thay đổi dụng cụ ăn để chuẩn bị phục vụ cho khách tiếp theo.
Công việc cuối ca
Mô tả công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng cuối ca bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
- Kiểm tra vệ sinh: Trước khi kết thúc ca làm việc, công việc của phục vụ nhà hàng là kiểm tra vệ sinh tất cả các khu vực trong nhà hàng.
- Ghi chú công việc: Nhân viên phục vụ cần ghi chú các công việc phục vụ nhà hàng cụ thể mà họ cần bàn giao cho ca làm việc sau hoặc cho ngày làm việc tiếp theo (nếu có).
- Kiểm tra, tắt các thiết bị: Cuối ca làm việc, nhân viên phục vụ cần kiểm tra và tắt thiết bị điện không cần thiết.
- Kiểm tra dụng cụ: Luôn đảm bảo rằng khu vực phụ trách có đủ các dụng cụ cần thiết để phục vụ khách hàng, như muỗng, đũa, ly, chén, dĩa và các dụng cụ khác.
- Di chuyển cẩn thận: Khi phục vụ khách hàng và bưng bê đồ ăn, nhân viên phục vụ cần di chuyển cẩn thận. Tránh làm hỏng hoặc gãi trầy dụng cụ của nhà hàng trong quá trình làm việc.
Mẫu mô tả công việc phục vụ quán ăn, nhà hàng
Để tổng hợp lại công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng, bạn có thể tham khảo bảng mô tả dưới đây:
Ca làm việc | Mô tả công việc cụ thể |
Các công việc đầu ca | Thay đồng phục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước mỗi ca làm việc. |
Kiểm tra, sắp xếp lại bàn ghế theo quy định nhà hàng… | |
Kiểm tra lại các dụng cụ ăn uống trên bàn. Rửa, lau chùi lại nếu còn vết bẩn. Gấp khăn ăn, giấy ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng. | |
Trong ca làm việc | Nhận khách từ nhân viên trực sảnh nhà hàng. |
Hỏi thông tin đặt bàn, sắp bàn cho khách. | |
Trình menu, tư vấn khách chọn món, tư vấn combo, các chương trình khuyến mãi,… | |
Nhận thông tin order từ khách, xác nhận lại trước khi chuyển cho thu ngân, bếp/bar. | |
Chuyển order cho bộ phận thu ngân và bếp/bar nhà hàng. | |
Bưng món ăn ra bàn phục vụ khách hàng, rót rượu, châm rượu, thêm nước sốt, nhận order bổ sung,… | |
Giải đáp thắc mắc và các yêu cầu chính đáng của khách hàng trong quá trình dùng món. | |
Hỗ trợ xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình dùng món, ví dụ khách làm bể đĩa, làm đổ thức ăn,… | |
Hướng dẫn khách hàng thanh toán theo đúng quy chuẩn của nhà hàng | |
Tiễn khách ra về, cảm ơn, thu dọn bàn và setup lại bàn để đón khách mới. | |
Các công việc cuối ca | Báo cáo quản lý về các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. |
Nếu có ca sau thì phải tiến hành bàn giao công việc cho ca sau. | |
Nếu làm ca cuối thì tiến hành vệ sinh cuối ca theo quy định nhà hàng. |
Nếu là quản lý nhà hàng, bạn có thể tham khảo một số mô tả công việc nhân viên nhà hàng như sau:
>> Xem thêm: Công việc của giám sát nhà hàng là gì? Tìm hiểu chi tiết từ A-Z
Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ nhà hàng
Một số yêu cầu đối với công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng:
- Tác phong, thái độ làm việc: Mỗi nhà hàng sẽ có quy định riêng đối với thái độ, tác phong của nhân viên phục vụ nhà hàng. Tuy nhiên vẫn có một số tiêu chí chung như: đồng phục đạt chuẩn, gọn gàng; tác phong nhanh nhẹn và linh hoạt; thái độ hợp tác, lịch sự. Những nhà hàng cao cấp có thể đưa ra tác phong của nhân viên phục vụ nhà hàng nghiêm ngặt hơn. Ví dụ, nhân viên buộc tóc cao, đồng phục không có vết nhăn, giữ cơ thể luôn khô ráo, không đổ mồ hôi.
- Hiểu về lĩnh vực nhà hàng: Ngoài việc tương tác với khách hàng, nhân viên phục vụ cần phải nắm vững thông tin về thực đơn của nhà hàng. Ví dụ, biết tất cả tên gọi món ăn, đồ uống, cách thức thưởng thức, cách làm món ăn, nguồn gốc của các món, và nhiều thông tin khác. Hiểu rõ thực đơn giúp họ tự tin hơn khi thực hiện các công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng.
- Trình độ ngoại ngữ: Nếu có khả năng ngoại ngữ, các cơ hội việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng sẽ trở nên rộng mở hơn và có cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai. Ngay cả khi không thông thạo ngoại ngữ, học cách giao tiếp một số thuật ngữ cơ bản và kỹ năng cơ bản như chào hỏi, lắng nghe nhu cầu của khách, nói lời cảm ơn, xin lỗi có thể giúp phục vụ khách hàng nước ngoài một cách hiệu quả hơn.
Mức lương nhân viên phục vụ nhà hàng
Mức lương của nhân viên phục vụ nhà hàng thường dao động từ 5-8 triệu đồng/tháng tùy vào kinh nghiệm và kỹ năng của từng nhân viên. Mức lương này thường bao gồm lương cơ bản, tiền tip, tiền thưởng,…. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lương và thu nhập của nhân viên phục vụ trong nhà hàng:
- Tiền tip từ khách hàng: Tiền tip, hay tiền boa, là số tiền mà khách hàng tự nguyện trả thêm cho nhân viên phục vụ nếu thấy hài lòng. Tại Việt Nam, tiền tip phổ biến ở những nhà hàng lớn, nhiều khách nước ngoài, hoặc nhưng mô hình ẩm thực cần sự hỗ trợ nhiều của nhân viên phục vụ. Về giá trị, tiền tip có thể dao động khoảng 5% giá trị hóa đơn.
- Tiền thưởng: Tiền thưởng sẽ dựa trên hiệu quả công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng. Ví dụ, nhân viên được khách hàng feedback tốt thì có thể được cấp trên thưởng tiền vào cuối tháng. Ngoài ra còn có một số dịp đặc biệt mà hầu như ai cũng được thưởng thêm như Lễ Tết, Ngày Quốc tế Lao động,…
- Vị trí địa lý: Những nhà hàng nằm ở thành phố lớn, khu du lịch chắc chắn sẽ trả mức lương cao hơn cho nhân viên phục vụ. Ngược lại, nhà hàng nằm ở tỉnh lẻ thì mức lương và chính sách tiền thưởng có thể không hấp dẫn bằng.
- Quy mô nhà hàng: Mức lương ở nhà hàng cao cấp, sang trọng cao hơn rất nhiều so với nhà hàng bình dân. Tuy nhiên, yêu cầu đối để được tuyển dụng vào nhà hàng cao cấp cũng khắt khe hơn rất nhiều.
- Kinh nghiệm của nhân viên: Những người có kinh nghiệm làm việc có thể nhận mức lương cao hơn so với người mới. Lý do bởi, nếu là người mới thì nhà hàng phải dành thời gian đào tạo từ đầu. Trong khi đó, hiệu quả làm việc của người mới lại chưa cao.
Cách quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng hiệu quả
Để đảm bảo hiệu quả công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng, bạn nên tham khảo những cách sau:
- Đào tạo nhân viên: Trong giai đoạn đầu, nhân viên phục vụ cần nắm vững toàn bộ quy trình làm việc, quy tắc phục vụ, và các kỹ năng cơ bản phải có. Sau đó, họ được hướng dẫn và giám sát trực tiếp bởi những nhân viên cũ, đảm bảo toàn bộ nhân sự biết cách làm việc một cách chính xác và hiệu quả nhất.
- Có quy trình phục vụ chuẩn: Nhà hàng phải xây dựng được quy trình phục vụ chuẩn. Mục tiêu là tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, phong cách phục vụ chu đáo, làm hài lòng thực khách, đồng thời giảm thiểu tối đa “thời gian chết” của nhân viên, tránh lãng phí nguồn kinh phí chi trả lương hàng tháng.
- Phân công công việc nhà hàng: Nhà hàng phân công công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng thật cụ thể. Chẳng hạn, ai sẽ nhận order, mang thức ăn đến bàn, dọn vệ sinh bàn, tính tiền,… Sự rõ ràng trong phân công sẽ giúp hạn chế xảy ra xung đột và mâu thuẫn trong quá trình làm việc, giúp nhà hàng hoạt động một cách hiệu quả hơn.
- Giám sát hiệu quả làm việc: Chủ nhà hàng phải theo dõi và đánh giá thái độ, cách phục vụ của nhân viên. Việc này có thể bao gồm việc kiểm tra doanh số bán hàng của từng nhân viên cũng như việc thu thập phản hồi từ khách hàng về họ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc theo dõi và quản lý nhân viên bằng cách truyền thống có thể tốn nhiều thời gian và công sức.
- Ứng dụng công nghệ: Sử dụng công nghệ để quản lý, đánh giá chất lượng công việc trong nhà hàng là một cách hiệu quả để tối ưu hóa quá trình quản lý và giúp nhà hàng hoạt động một cách suôn sẻ. Đây cũng là cách kiểm soát chất lượng công việc của nhân viên mà các chủ nhà hàng có thể áp dụng.
Một trong những ứng dụng công nghệ đi tiên phong trong việc quản lý chất lượng công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng là beChecklist. beChecklist được phát triển bởi bePOS là ứng dụng tiên phong trên thị trường, mang đến nhiều tính năng giúp chủ kinh doanh quản lý nhân viên phục vụ nhà hàng như:
- Cung cấp các mẫu checklist kiểm tra công việc trên app, để đảm bảo rằng nhân viên biết chính xác nhiệm vụ cần thực hiện trong từng giai đoạn của công việc. Các checklist này đã được nghiên cứu bởi những chuyên gia hàng đầu ngành F&B, giúp nhà hàng nâng cao hiệu quả phục vụ, hạn chế tối đa sai sót.
- Quản lý có thể theo dõi tiến độ công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng và nhiều bộ phận khác thông qua ứng dụng. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ được hoàn thành đúng hẹn và đúng tiêu chuẩn.
- Những dữ liệu thu thập được từ việc sử dụng checklist có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của nhân viên. Quản lý và chủ nhà hàng có thể xác định những vùng yếu và cần cải thiện, sau đó cung cấp hỗ trợ và đào tạo thêm khi cần.
- Sử dụng beChecklist giúp tạo ra tính minh bạch trong công việc. Mọi người trong nhóm có thể thấy được những gì đã được thực hiện và những gì cần được hoàn thiện, từ đó tạo sự trách nhiệm trong đội ngũ.
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1vjjltQ08TZeXabRpdeJ-5w2n1gz?__hstc=244425114.39ab6f88bfe6381fffba85a66ca7eae8.1662370275987.1719130214959.1719133995347.1061&__hssc=244425114.2.1719133995347&__hsfp=1809682446″ text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]
Câu hỏi thường gặp
Nhân viên phục vụ nhà hàng lương bao nhiêu?
Mức lương của nhân viên phục vụ nhà hàng dao động từ 5 – 8 triệu, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô kinh doanh, mức kinh nghiệm của ứng viên,…
Nhân viên phục vụ nhà hàng có các ca làm việc nào?
Nhân viên phục vụ nhà hàng thường làm việc theo các ca như sau:
- Ca 1 là ca sáng 6h – 14h
- Ca 2 là ca chiều 14h – 22h
- Các ca gãy từ 10h – 14h, 18h – 22h hoặc 17h – 21h
Làm thế nào để đánh giá hiệu suất nhân viên phục vụ?
Một số cách để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng:
- Đánh giá xem hoàn thành công việc đúng thời gian hay không.
- Đánh giá bằng cách quan sát cách họ phục vụ khách hàng, cách họ tương tác và trả lời các câu hỏi của khách hàng.
- Đánh giá tính chuyên nghiệp qua cách mặc đồng phục, cách giao tiếp và tương tác với khách hàng.
- Đánh giá tính tự giác khi làm việc mà không cần sự giám sát từ người quản lý.
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng thông qua feedback khen/chê của khách hàng.
Hy vọng bài viết của bePOS đã giúp các chủ nhà hàng hình dung được công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng và xây dựng được bản mô tả công việc cho nhân viên của mình. Các chủ nhà hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng công nghệ để tối ưu quy trình quản lý công việc và nhân sự một cách hiệu quả.
Follow bePOS: