Trang chủBlogs Kinh doanh F&BMô tả công việc của quản lý nhà hàng – Yêu cầu, mức lương

Mô tả công việc của quản lý nhà hàng – Yêu cầu, mức lương

Tháng tám 08, 2024
Thu Hằng
Thu Hằng
457 Đã xem

Vị trí quản lý là đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhà hàng, là người thúc đẩy sự thành công và phát triển của cả tập thể. Đây là một công việc thú vị nhưng cũng đầy thách thức, đòi hỏi trang bị một loạt kỹ năng, từ kỹ năng chuyên môn đến kỹ năng mềm. Vậy công việc của quản lý nhà hàng là gì, quản lý nhà hàng cần bằng cấp gì? Cùng bePOS tìm hiểu tất cả nội dung này trong bài viết dưới đây nhé!

Quản lý nhà hàng là gì?

Quản lý nhà hàng là người có trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động của một nhà hàng hoặc cơ sở ẩm thực. Nhiệm vụ chính của họ là chỉ đạo và điều hành hoạt động toàn bộ các bộ phận khác nhau trong nhà hàng, như dịch vụ bàn, quầy bar, bộ phận bếp,… và nhiều khía cạnh khác.

Vai trò của quản lý nhà hàng là:

  • Lãnh đạo và quản lý nhân viên: Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, phân công công việc, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của nhân viên.
  • Đảm bảo sự ổn định tài chính: Cùng bộ phận kế toán lên kế hoạch ngân sách, kiểm soát chi phí, doanh thu, đảm bảo nhà hàng kinh doanh hiệu quả nhất.
  • Đảm bảo sự vận hành nhà hàng: Quản lý toàn bộ quy trình vận hành, từ khâu chế biến, kiểm soát kho hàng, quy trình phục vụ nhà hàng.
  • Một số vai trò khác: Giải quyết các tình huống phát sinh, tình huống khẩn cấp, giải quyết khiếu nại của nhà hàng một cách nhanh chóng. Lên kế hoạch phát triển, quảng bá thương hiệu, nâng cao chất lượng món ăn và dịch vụ.
Công việc quản lý nhà hàng là gì
Quản lý là người chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động nhà hàng

Bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng chi tiết

Xây dựng hệ thống quản lý

Nội dung đầu tiên trong bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng là xây dựng hệ thống quản lý, cụ thể:

  • Xây dựng quy định, nội quy, quy tắc, hướng dẫn nghiệp vụ cho từng vị trí trong nhà hàng.
  • Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy và hướng dẫn nghiệp vụ đã ban hành.
  • Cùng các bộ phận khác trong nhà hàng xây dựng quy trình phục vụ, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng.
  • Giám sát các quy trình làm việc trong nhà hàng, cải tiến quy trình để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Quản lý nhân sự 

Công việc của quản lý nhà hàng đầu tiên chính là quản lý nhân viên. Họ đưa ra đề xuất về việc tuyển dụng cho các vị trí và bộ phận cụ thể trong nhà hàng. Quản lý nhà hàng cũng tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Chất lượng công việc của nhân viên thường phản ánh sự đào tạo và hướng dẫn từ phía quản lý.

Ngoài ra, người quản lý cũng có trách nhiệm đánh giá kết quả công việc và năng lực làm việc của nhân viên. Dựa trên đánh giá này, họ thực hiện chính sách thưởng và phạt một cách công bằng và minh bạch.

Công việc của quản lý nhà hàng - Quản lý nhân sự
Quản lý nhà hàng lên kế hoạch tuyển dụng, kiểm tra, đánh giá năng suất của nhân sự

Quản lý tài chính 

Công việc của một quản lý nhà hàng tiếp theo là quản lý tài chính. Quản lý tài chính trong nhà hàng sẽ có trách nhiệm quản lý và kiểm soát toàn bộ khía cạnh tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc xác nhận, kiểm tra, ghi nhận các hóa đơn bán hàng, cũng như theo dõi sự thay đổi và hủy bỏ các giao dịch.

Họ cũng có nhiệm vụ theo dõi doanh thu hàng ngày của nhà hàng và đảm bảo tính chính xác của dữ liệu tài chính. Ngoài ra, việc quản lý tài chính nhà hàng còn cần quản lý một nguồn thu nhập quan trọng khác, đó là tiền tip từ khách hàng. Điều này đòi hỏi người quản lý phải hiểu rõ cách quản lý và phân phối tiền tip để tổ chức các sự kiện như buổi đi chơi hoặc thưởng thêm cho nhân viên xuất sắc, từ đó tạo động lực cho nhân viên làm việc chăm chỉ.

Quản lý hàng hóa 

Trong vai trò quản lý hàng hóa, người quản lý nhà hàng đảm bảo rằng mọi mua sắm hàng ngày, cụ thể là việc mua thực phẩm và hàng hóa, đều được theo dõi, chấp thuận bởi họ. Người quản lý cũng phải ký xác nhận cho các đơn hàng xuất kho và xử lý trực tiếp với các vấn đề liên quan đến thực phẩm hỏng hóc. Việc này nhằm đảm bảo nhà hàng luôn có đủ nguyên liệu và sản phẩm để phục vụ khách hàng, đảm bảo chất lượng món ăn.

Công việc của quản lý nhà hàng - Quản lý hàng hóa
Quản lý phải đảm bảo hàng hóa trong kho luôn đầy đủ, sẵn sàng để thực hiện dịch vụ

Quản lý tài sản nhà hàng

Công việc của một quản lý nhà hàng còn bao gồm nhiệm vụ quản lý tài sản. Người quản lý cơ sở vật chất tại nhà hàng có nhiều nhiệm vụ quan trọng:

  • Quản lý vật tư và trang thiết bị: Quản lý phải kiểm tra và theo dõi số lượng vật tư, trang thiết bị như bát đĩa, chén dĩa để đảm bảo rằng nhà hàng luôn đủ trang bị cho hoạt động hàng ngày.
  • Kiểm kê và bổ sung đồ dùng: Quản lý cần thường xuyên kiểm kê và bổ sung các dụng cụ cần thiết cho nhà hàng để đảm bảo rằng không bị thiếu hụt trong quá trình phục vụ.
  • Kiểm soát tồn kho: Họ phải duy trì sự theo dõi chặt chẽ về tồn kho thực phẩm và tài sản của nhà hàng, đồng thời ký duyệt các phiếu điều chuyển để giảm thiểu tồn kho không cần thiết.
  • Báo cáo về hỏng hóc và mất mát: Quản lý phải làm việc với cấp trên để giải trình về số lượng đồ bị hỏng hoặc mất mát trong nhà hàng.
  • Lên kế hoạch bảo trì và sửa chữa: Quản lý nhà hàng cần lên kế hoạch và quản lý các công việc bảo trì, sửa chữa, và thay thế máy móc, cơ sở vật chất để đảm bảo rằng nhà hàng luôn hoạt động ổn định, an toàn.
Công việc của quản lý nhà hàng - Quản lý tài sản
Công việc của quản lý nhà hàng là kiểm tra, giám sát, bảo quản cơ sở vật chất nội bộ

Quản lý tiêu chuẩn phục vụ 

Quản lý tiêu chuẩn phục vụ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một nhà hàng. Không chỉ dựa vào chất lượng món ăn, mà còn phụ thuộc vào cách nhân viên thực hiện các tiêu chuẩn phục vụ để làm hài lòng khách hàng.

Người quản lý cần theo dõi và đảm bảo rằng nhân viên tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn phục vụ của nhà hàng. Quản lý cũng cần thường xuyên báo cáo, đề xuất cải tiến cho các tiêu chuẩn phục vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như trải nghiệm của khách hàng.

Công việc của quản lý nhà hàng - Giám sát dịch vụ
Quản lý nhà hàng giám sát quy trình làm việc, đảm bảo đạt tiêu chuẩn đã đề ra

>> Xem thêm: Mô tả công việc của nhân viên phục vụ nhà hàng chi tiết từ A-Z

Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng 

Nhà hàng thường có khả năng xuất hiện nhiều khiếu nại từ khách hàng, và công việc của quản lý nhà hàng là phải trực tiếp xử lý những phàn nàn này.

Họ cần tổ chức việc theo dõi và đánh giá sự hài lòng của khách hàng, thường xuyên thực hiện thống kê và báo cáo kết quả hàng tuần hoặc hàng tháng. Điều này giúp người quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu suất của nhà hàng và đề xuất cải thiện hoặc xử lý kịp thời các tiêu chuẩn phục vụ nếu cần thiết.

Một số công việc khác 

Ngoài các nhiệm vụ đã được đề cập ở trước, quản lý nhà hàng còn phải thực hiện nhiều công việc khác nhau để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và thành công của nhà hàng. Dưới đây là mô tả công việc quản lý nhà hàng khác:

  • Quản lý marketing và quảng cáo: Quản lý nhà hàng thường phải tham gia vào việc xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo để thu hút khách hàng mới, đồng thời duy trì khách hàng cũ.
  • Điều tiết lịch làm việc: Họ phải tạo lịch làm việc cho nhân viên, đảm bảo rằng có đủ người làm việc vào các ca làm việc khác nhau, bao gồm cả buổi tối và cuối tuần.
  • Quản lý các sự kiện đặc biệt: Tổ chức các sự kiện như tiệc cưới, hội nghị, hay buổi tiệc riêng đòi hỏi kế hoạch và điều hành từ người quản lý.
  • Quản lý kế hoạch thực đơn và thực đơn đặc biệt: Quản lý cần thiết kế và cập nhật thực đơn hàng ngày, cũng như thực đơn đặc biệt cho những dịp đặc biệt.
  • Quản lý vấn đề liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm: Bảo đảm rằng tất cả quy tắc an toàn và vệ sinh thực phẩm được tuân thủ để đảm bảo sự an toàn của khách hàng và nhân viên.
  • Tạo và duy trì mối quan hệ với khách hàng: Một người quản lý giỏi cần xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, lắng nghe phản hồi của khách hàng, và tạo điều kiện thuận lợi để họ quay lại nhà hàng.
  • Thực hiện công tác đào tạo: Đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đúng cách về các quy tắc, tiêu chuẩn, và quy trình của nhà hàng.
  • Thiết lập, duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp: Người quản lý cũng cần duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp để đảm bảo việc cung cấp liên tục và chất lượng cao của nguyên liệu, sản phẩm.
Một số công việc khác của quản lý nhà hàng
Nhà quản lý phải bao quát toàn bộ hoạt động của nhà hàng

>> Tải bản mô tả công việc của quản lý nhà hàng TẠI ĐÂY

Công việc của quản lý nhà hàng mỗi ngày 

Công việc của quản lý nhà hàng đầu ca

Công việc của quản lý nhà hàng đầu ca bao gồm nhiều nhiệm vụ quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày làm việc suôn sẻ.

  • Đầu tiên, quản lý phải kiểm tra và mở cửa nhà hàng, đảm bảo rằng niêm phong không bị rách.
  • Sau đó, quản lý bật hệ thống đèn theo lịch và kiểm tra bóng đèn để đảm bảo hoạt động ổn định.
  • Quản lý cũng cần kiểm tra niêm phong tủ mát, tủ đông và đảm bảo chữ ký không bị rách.
  • Quản lý nhận bàn giao tài sản từ bảo vệ trực đêm và ký nhận sổ sách liên quan.
  • Quản lý phải phân công công việc cụ thể cho nhân viên, đảm bảo mỗi người có nhiệm vụ riêng, không tập trung quá nhiều người vào một việc.
  • Quản lý nhà hàng còn cần thực hiện một số đầu việc như kiểm tra lịch làm việc của nhân viên, bàn giao và kiểm tra sổ đặt tiệc, kiểm tra đồng phục và tác phong của nhân viên các bộ phận,…
  • Chấm công đầu ca, kiểm tra tồn hàng tồn đầu ca để chuẩn bị món ăn,…
Công việc quản lý nhà hàng đầu ca
Đảm bảo nhà hàng sạch sẽ, tươm tất để đón khách

Công việc của quản lý nhà hàng trong ca 

Trong ca làm việc, công việc của quản lý nhà hàng bao gồm:

  • Giải quyết các công việc phát sinh và thực hiện một vòng kiểm tra toàn bộ hoạt động của nhà hàng trong giờ ăn của khách.
  • Quản lý kiểm soát, điều phối toàn bộ các bộ phận khác nhau của nhà hàng, đảm bảo rằng mọi thứ đang diễn ra đúng theo kế hoạch.
  • Nếu có các vấn đề phát sinh như khách hàng phàn nàn, quản lý sẽ phải đứng ra giải quyết.
Công việc quản lý nhà hàng trong ca
Đảm bảo nhà hàng vận hành trơn tru trong suốt thời gian hoạt động

Công việc của quản lý nhà hàng cuối ca

Cuối ca làm việc, quản lý nhà hàng phải:

  • Thông báo ngưng đón khách, phân công công việc cho nhân viên, dọn dẹp và vệ sinh khu vực nhà hàng, kiểm tra tồn hàng, niêm phong các thiết bị cần thiết và chuẩn bị nhà hàng cho ca làm việc tiếp theo.
  • Tại khu vực thu ngân, công việc cuối ca của quản lý nhà hàng bao gồm tổng kết doanh thu, kiểm tra niêm phong két sắt và doanh thu, kiểm tra hệ thống máy tính.
  • Ở bếp, quản lý nhà hàng sẽ kiểm tra việc dọn và kiểm tra hàng hóa, vệ sinh các thiết bị, không gian, kiểm tra tồn kho, niêm phong các thiết bị cần thiết và lập biên bản báo cáo hủy hàng (nếu có).
  • Quản lý kiểm tra tổng thể các khu vực nhà hàng, ký hủy hàng hóa (nếu có), ghi nhật ký và bàn giao công việc cho ca làm việc tiếp theo, tắt đèn và cúp cầu giao điện, khóa cửa và niêm phong nhà hàng, bàn giao cho bảo vệ trực đêm (nếu có).

>> Xem thêm: Mô tả công việc của trưởng ca nhà hàng chính xác, chi tiết nhất

Công việc nhà hàng vào cuối ca
Giám sát hoạt động dọn dẹp, vệ sinh nhà hàng cuối ca

Hiện nay, để hỗ trợ các quản lý nhà hàng trong công việc giám sát kinh doanh, nhiều nhà hàng thường áp dụng công nghệ vào quản lý. bePOS đã cho ra mắt ứng dụng beChecklist là một trong những công cụ hữu ích được nhiều chủ nhà hàng lựa chọn giúp đảm bảo đầu việc và chất lượng công việc với nhiều tiện ích như:

  • Số hóa quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm dịch vụ của các nhà hàng, quán ăn, quán cafe,….Quản lý nhà hàng không cần thực hiện kiểm tra bằng giấy tờ, excel phức tạp, beChecklist đã có sẵn các tiêu chí đánh giá chất lượng cho quản lý sử dụng trên app.
  • Các mẫu checklist có sẵn được xây dựng bởi các chuyên gia đầu ngành tại các tập đoàn F&B lớn, không cần mất thời gian xây dựng quy trình chất lượng cho nhà hàng.
  • Cải thiện tốc độ báo cáo lên Ban giám đốc, chủ cửa hàng thay vì phải báo cáo bằng Excel phức tạp, các báo cáo được chuyển trực tiếp lên cấp quản lý thông qua app.
  • Từ đó, Ban giám đốc và chủ nhà hàng sẽ nắm bắt được vấn đề phát sinh kịp thời và có biện pháp giải quyết ngay lập tức.

Đây là app quản lý đồng bộ, số hóa quy trình kiểm soát chất lượng nhà hàng, quán ăn tiên phong trên thị trường ở Việt Nam. Nhờ beChecklist, quản lý nhà hàng chỉ cần áp dụng đúng các quy trình và tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng dịch vụ, công việc để quản lý nhân viên của mình, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của nhà hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Phần mềm quản lý nhà hàng beChecklist
Quản lý nhà hàng nhanh chóng, chính xác với phần mềm beChecklist

Các yêu cầu tuyển dụng quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng cần bằng cấp gì?

Quản lý nhà hàng cần bằng tốt nghiệp Cao đẳng/Đại học chuyên ngành quản lý nhà hàng/ khách sạn hoặc lĩnh vực liên quan. Điều này đảm bảo rằng ứng viên đã có kiến thức cơ bản về quản lý nhà hàng và đã qua đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ở một số quán ăn nhỏ, công việc quản lý nhà hàng không yêu cầu bằng Đại học, chỉ cần có kinh nghiệm liên quan là được. Kinh nghiệm có thể là 2-3 năm ở vị trí quản lý/ trợ lý/ giám sát. Đây là yếu tố quan trọng, giúp ứng viên hiểu rõ cách quản lý các khía cạnh của hoạt động nhà hàng và làm việc với nhân viên.

Trong quá trình làm việc, họ sẽ đi học thêm các chứng chỉ nghiệp vụ để mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Ngoài ra, một số nhà hàng cao cấp, có môi trường làm việc quốc tế còn yêu cầu quản lý nhà hàng phải có chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS, TOEFL,…

Quản lý nhà hàng cần bằng cấp gì
Quản lý nhà hàng nên có bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực

Các kỹ năng mềm của quản lý nhà hàng

Công việc của quản lý nhà hàng giỏi đòi hỏi nhiều kỹ năng, phẩm chất để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm bảo hiệu suất hoạt động của nhà hàng. Dưới đây là một số yêu cầu tuyển dụng quản lý nhà hàng:

  • Hiểu biết sâu về ẩm thực: Sự hiểu biết về thực phẩm và nền ẩm thực là điều quan trọng để có thể đảm bảo chất lượng và độc đáo trong thực đơn của nhà hàng.
  • Kỹ năng quản lý: Quản lý nhà hàng cần có khả năng tổ chức, lập kế hoạch và điều phối công việc của nhân viên để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Họ phải biết cách quản lý thời gian và tài nguyên hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp tốt là quan trọng để truyền đạt đúng thông điệp cho nhân viên và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Quản lý nhà hàng cần có khả năng lắng nghe, phản hồi một cách tốt.
  • Kỹ năng lãnh đạo: Quản lý nhà hàng phải là người lãnh đạo mẫu mực, có khả năng truyền cảm hứng để mọi người đạt được mục tiêu của cả tập thể. Họ phải biết cách quản lý nhân viên nhà hàng, đảm bảo sự công bằng, thúc đẩy mọi người phát triển.
  • Kỹ năng quản lý tài chính: Quản lý nhà hàng phải có khả năng quản lý ngân sách, theo dõi thu chi, và đảm bảo rằng nhà hàng hoạt động một cách lợi nhuận.
  • Khả năng giải quyết vấn đề: Trong môi trường nhà hàng, sẽ luôn có những tình huống không mong muốn xảy ra. Quản lý nhà hàng cần có khả năng nhanh chóng giải quyết các vấn đề này một cách chuyên nghiệp.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo: Quản lý nhà hàng cần có khả năng thu thập dữ liệu, phân tích thông tin, tổng hợp kết quả và lập báo cáo để đưa ra quyết định thông minh.
  • Khả năng chịu áp lực cao: Công việc quản lý nhà hàng thường đòi hỏi phải làm việc trong môi trường có áp lực cao và thời gian hạn chế, do đó, khả năng quản lý áp lực là rất quan trọng.
  • Tinh thần trách nhiệm cao: Cuối cùng, quản lý nhà hàng phải luôn đảm bảo rằng các quy tắc, quy định, và tiêu chuẩn được tuân thủ đúng mức.
Yêu cầu tuyển dụng quản lý nhà hàng
Quản lý phải hiểu biết về ẩm thực và tâm lý khách hàng trong lĩnh vực F&B

Quản lý nhà hàng lương bao nhiêu?

Mức lương cho vị trí quản lý nhà hàng thường dao động từ 15 triệu đồng/tháng đến hơn 20 triệu đồng/tháng hoặc thậm chí cao hơn. Tuy nhiên, để trả lời chính xác quản lý nhà hàng lương bao nhiêu thì phải tính đến nhiều yếu tố khác như:

  • Quy mô nhà hàng: Những nhà hàng lớn và chuỗi nhà hàng thường có ngân sách lương lớn hơn cho các quản lý. Ví dụ, quản lý của một chuỗi nhà hàng quốc gia có thể kiếm được mức lương cao hơn so với quản lý của một nhà hàng địa phương.
  • Vị trí địa lý: Mức lương quản lý nhà hàng cũng phụ thuộc vào vị trí địa lý. Các thành phố lớn và khu vực có mức sống cao thường có mức lương cao hơn so với các vùng nông thôn, hoặc khu vực có mức sống thấp.
  • Kinh nghiệm và trình độ: Quản lý có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao hơn thường kiếm được mức lương cao hơn. Các chứng chỉ và bằng cấp cũng có thể làm tăng giá trị cho mức lương.
  • Ngành công nghiệp: Các nhà hàng sang trọng hoặc chuyên về ẩm thực đặc biệt có thể trả mức lương cao hơn cho quản lý. Ngược lại, nhà hàng thức ăn nhanh hoặc có giá cả phải chăng có thể trả mức lương thấp hơn.
  • Phúc lợi và tiền thưởng: Mức lương của quản lý nhà hàng cũng có thể được tăng lên thông qua các phúc lợi và tiền thưởng, như thưởng doanh số bán hàng, thưởng hoạt động, và lợi ích khác.
Lương quản lý nhà hàng bao nhiêu
Lương quản lý nhà hàng cao cấp sẽ cao hơn nhà hàng bình dân

Câu hỏi thường gặp

Học làm quản lý nhà hàng ở đâu?

Bạn có thể học làm quản lý nhà hàng tại một số trung tâm đào tạo nghề nghiệp như Hướng Nghiệp Á Âu, Dạy nghề NetSpace, Trường trung cấp du lịch & khách sạn SaigonTourist,…

Có những bài test nào để tuyển dụng quản lý nhà hàng?

Một số bài test quản lý nhà hàng áp dụng trong tuyển dụng là:

  • Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức chuyên môn cho quản lý nhà hàng
  • Bộ câu hỏi tình huống dành cho quản lý nhà hàng
  • Bài test IQ, EQ, thường áp dụng tại các nhà hàng chuyên nghiệp
  • Bài test tố chất lãnh đạo của ứng viên
  • Bài test tính cách để đánh giá độ phù hợp, ví dụ MBTI, Big Five,…
Bài test quản lý nhà hàng
Một số nhà hàng cao cấp dùng bài test IQ để tuyển dụng quản lý

Trên đây, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu những công việc của quản lý nhà hàng là gì. Đây là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Khi tuyển chọn, chủ kinh doanh nhà hàng cần cân nhắc và đưa ra các tiêu chí tuyển dụng chặt chẽ để tuyển được nhân sự phù hợp. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và hãy tiếp tục ủng hộ bePOS trong thời gian tới nhé!