Trang chủBlogs Kinh doanh F&BHướng dẫn từ A-Z thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe 

Hướng dẫn từ A-Z thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe 

Cập nhật lần cuối: Tháng chín 09, 2023
Chu Hanh
868 Đã xem

Để mở một quán cafe dù nhỏ hay lớn để kinh doanh, bạn đều phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý mới có thể kinh doanh công khai. Vậy hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe gồm những gì? Cùng tìm hiểu kinh doanh cafe cần giấy phép gì trong bài viết của bePOS

Các thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe 

Chỉ khi bạn được các cấp có thẩm quyền cho phép mới có thể kinh doanh hợp pháp. Để biết cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục gì để đăng ký kinh doanh, bạn cần xem xét quán của mình thuộc mô hình nào? 

  • Doanh nghiệp: Quy mô kinh doanh lớn hoặc trung bình, cơ cấu tổ chức phức tạp, vốn điều lệ lớn 
  • Hộ kinh doanh: Quy mô kinh doanh trung bình
  • Cá nhân: Đây là mô hình kinh doanh nhỏ của một chủ thể 

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê 

Thủ tục pháp lý mở quán cafe gồm các bước sau: 

  • Bước 1: Gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền cấp huyện nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh và nộp lệ phí 
  • Bước 2: Chờ hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe được xét duyệt bởi cơ quan thẩm quyền
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong vòng 3 – 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. 

Đối với mô hình doanh nghiệp, bạn sẽ nộp hồ sơ tại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc Ban quản lý an toàn thực phẩm của tỉnh/thành phố nơi bạn đặt mặt bằng kinh doanh quán cafe. 

thu-tuc-dang-ky-kinh-doanh-quan-cafe
Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê – Xin giấy phép kinh doanh cafe ở đâu?

Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe

Kinh doanh cafe cần giấy phép gì? Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe để hoàn thiện thủ tục pháp lý mở quán cafe bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe 
  • Bản sao CCCD/CMND của cá nhân, đại diện hợp pháp của hộ gia đình hoặc cá nhân kinh doanh và các thành viên của hộ kinh doanh, doanh nghiệp 
  • Thông tin đăng ký hộ kinh doanh: Tên, địa chỉ, vốn, số người lao động,… 
  • Bản sao biên bản họp thành lập hộ kinh doanh của các thành viên 
  • Bản sao ủy quyền của các thành viên cho 1 người đại diện làm chủ hộ kinh doanh 
  • Hợp đồng thuê địa điểm mở quán
  • Với doanh nghiệp thì cần có điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông hoặc danh sách thành viên công ty, giấy ủy quyền (đối với doanh nghiệp) 
  • Giấy chứng nhận ATVSTP. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm những gì? 

Hồ sơ để cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm: 

  • Giấy khám sức khỏe, CCCD/CMND của những lao động đang làm việc ở quán (trong vòng 12 tháng) 
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” 
  • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm 
  • Bản sao công chứng bản công bố chất lượng cà phê
  • Hóa đơn mua nguyên liệu 
  • Sơ đồ thiết kế mặt bằng 
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm
  • Bản thuyết minh các trang thiết bị, cơ sở vật chất 
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ kinh doanh, quản lý cửa hàng 

Hồ sơ được nộp về Chi cục ATVSTP hoặc cụ ATVSTP huyện/thành phố/tỉnh nơi bạn đặt mặt bằng kinh doanh. Bộ Y tế sẽ xuống kiểm tra thực tế xem đã đủ điều kiện cấp chứng nhận ATVSTP chưa. 

giay-chung-nhan-atvstp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP khi đăng ký kinh doanh quán cafe

>> Xem thêm: Địa điểm đăng ký giấy phép kinh doanh

Các giấy tờ khác cần có khi đăng ký kinh doanh quán cafe

Ngoài những giấy tờ hồ sơ kể trên, để mở quán cafe kinh doanh, bạn còn cần chuẩn bị một số giấy tờ khác. 

Bằng cấp, chứng chỉ của nhân viên, chủ kinh doanh 

Dù không yêu cầu trong hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh quán nhưng những bằng cấp, chứng chỉ pha chế sẽ nâng cao độ uy tín, thương hiệu cho quán của bạn. 

Chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết giúp khách hàng nhớ tới quán, ủng hộ quán lâu dài. Chủ quán và nhân viên nên tham gia một khóa học pha chế chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng đồ uống, sáng tạo nên công thức pha chế mới mẻ, bắt trend,… 

chung-chi-pha-che-cua-nhan-vien
Chứng chỉ pha chế của nhân viên khi đăng ký kinh doanh quán cafe

Hợp đồng lao động của chủ kinh doanh với nhân viên

Đây là một thủ tục pháp lý, thỏa thuận giữa nhân viên và chủ cửa hàng cafe. Đây cũng là bản hợp đồng ràng buộc nhân viên, nhất là trong thời gian đầu vừa mở quán, nhân sự dễ có sự xáo trộn bởi hoạt động kinh doanh chưa đi vào ổn định. 

Hợp đồng lao động giúp bạn tránh mất thời gian đào tạo nhân viên sau đó nhân viên lại nghỉ việc. Bạn nên quy định trách nhiệm, quyền lợi giữa các bên đầy đủ. 

Những loại thuế khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh cafe

Theo quy định theo pháp luật nhà nước, khi kinh doanh quán cafe, chủ cơ sở cần nộp các loại thuế sau: 

Thuế môn bài theo năm

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về mức thuế môn bài mà cá nhân, hộ kinh doanh cần nộp dựa vào thu nhập theo năm là: 

  • Doanh thu từ trên 100 triệu đến dưới 300 triệu sẽ nộp mức thuế môn bài 300.000đ/năm 
  • Doanh thu từ 300 triệu đến dưới 500 triệu nộp 500.000đ/năm thuế môn bài 
  • Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên nộp 1 triệu đồng/năm thuế môn bài 

Với mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống, bạn sẽ được miễn thuế môn bài. 

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) khi đăng ký kinh doanh quán cafe

Công thức thuế Giá trị gia tăng: 

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT 

Trong đó: 

  • Tỷ lệ thuế GTGT của mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu. 
  • Doanh thu tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa thực tế ghi trên hóa đơn đối với các mặt hàng, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. 
thue-gia-tri-gia-tang-khi-mo-quan-cafe
Thuế Giá trị gia tăng phải nộp khi mở quán cafe

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Với doanh nghiệp, bạn phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo công thức: 

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN 

Trong đó: 

  • Đối với mặt hàng cafe, tỷ lệ thuế TNCN là 1% 
  • Các quán có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. 

Một số trường hợp kinh doanh quán cafe không cần đăng ký hộ kinh doanh F&B

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh gồm: 

  • Người buôn bán hàng rong, không có địa điểm cố định
  • Bán quà vặt (đồ ăn, đồ uống, nước uống) có hoặc không có địa điểm bán cố định 
  • Mua hàng từ nơi khác về theo từng chuyến bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ 
  • Các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. 
truong-hop-khong-can-dang-ky-kinh-doanh
Các trường hợp không cần đăng ký kinh doanh quán cafe

>> Xem thêm: Các bước chuẩn bị mở quán cafe chi tiết, đầy đủ

Mở quán cafe không đăng ký kinh doanh có bị phạt không? 

Mở quán cafe là hoạt động kinh doanh cần đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu không đăng ký kinh doanh, bạn sẽ phải chịu mức xử phạt theo quy định của pháp luật đó là: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định. 

Trên đây là thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe, xin giấy phép kinh doanh cafe ở đâu chủ quán cần biết. Hãy tìm hiểu và thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật để công việc kinh doanh được thuận lợi và thành công. 

FAQ 

Mở quán cafe thì nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty? 

Nếu bạn kinh doanh theo quy mô lớn, có ý tưởng phát triển chuỗi cửa hàng cafe thì nên lập công ty. Nếu bạn chỉ mở quán quy mô nhỏ, hay quán cafe take away thì chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh. 

Quán cafe của bạn sẽ chịu sự quản lý của các cơ quan hành chính nào? 

Quán sẽ chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, công an xã phường, đội trật tự đô thị,… 

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/dang-ky-kinh-doanh-quan-cafe/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]