Fast food là thuật ngữ ẩm thực bắt nguồn từ phương Tây, rất thịnh hành ở đất nước ẩm thực như Việt Nam. Đồ ăn Fast food được yêu thích bởi chúng có hương vị ngon, khi ăn cho cảm giác thích thú, thoải mái, các đối tượng như các bạn trẻ, trẻ em cực mê đồ ăn Fast food. Thị trường Fast food nhanh chóng trở thành mảnh đất kinh doanh đầy tiềm năng và màu mỡ. Vậy Fast food là gì? Có nên kinh doanh đồ ăn nhanh ở Việt Nam không? Cùng bePOS tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Fast food là gì?
Fast food trong tiếng Anh có nghĩa là thức ăn nhanh, chỉ những loại thức ăn được chế biến sẵn, phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi. Fast food thường dùng làm tên gọi của tất cả những thực phẩm đã được làm nóng, nấu chín trước đó, phục vụ khách hàng theo hình thức mang về hoặc ăn nhanh tại chỗ.
Đồ ăn Fast food thường đơn giản, nhỏ gọn, có hương vị hấp dẫn, kích thích người ăn. Đối tượng khách hàng của Fast food chủ yếu là đối tượng người trẻ, trẻ em nơi thành thị. Đây là những người có lối sống hiện đại, năng động, có phần bận rộn và thường sử dụng đồ ăn nhanh thay vì nấu nướng ở nhà.
Các loại đồ ăn nhanh phổ biến trong các cửa hàng Fast food là: Gà rán, pizza, mì Ý, xúc xích, khoai tây chiên, hamburger,…. Thành phần chủ yếu của đồ ăn nhanh là tinh bột, chất béo, chất đạm và gần như không có rau xanh.
Đặc điểm của Fast food là gì?
Đặc điểm chung của đồ ăn Fast food đó là:
- Thời gian phục vụ nhanh: Những đồ ăn nhanh đều đã được chế biến sẵn, khi khách hàng mua hàng được lấy ngay hoặc chỉ cần đợi làm nóng thức ăn trong thời gian ngắn.
- Giá cả rẻ: Đa phần đồ ăn nhanh đều có giá cả phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, từ học sinh, sinh viên tới người đi làm.
- Menu đơn giản, giống nhau giữa các cửa hàng: Menu thực đơn của các cửa hàng Fast food đa phần là những món ăn đơn giản, giống nhau như gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích,…. không cầu kỳ, phức tạp, đáp ứng nhu cầu ăn uống nhanh gọn của khách hàng.
- Chất lượng ăn không cao: Do cách chế biến chủ yếu là chiên rán, đồ ăn Fast food khá nhiều chất đạm và béo, ít rau xanh nên chất lượng dinh dưỡng thường không cao.
- Phong cách ăn nhanh và không cần phải trang trí: Khác với những mô hình khác, mô hình kinh doanh Fast food thường đáp ứng nhu cầu nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian nên không cần trang trí cầu kỳ.
Ưu điểm và nhược điểm của Fast food là gì?
Ưu điểm
Không thể phủ nhận những ưu điểm nổi bật của đồ ăn nhanh khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Đồ ăn nhanh với cách chế biến, phục vụ nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, công sức, phù hợp với cuộc sống bận rộn ngày nay.
Không cần mất thời gian nấu nướng, chỉ cần ghé qua cửa hàng đồ ăn nhanh và 10 phút là bạn đã có ngay bữa trưa đầy đủ năng lượng cho cả ngày làm việc. Đặc biệt, ngay cả ngồi tại văn phòng, chỉ cần click vào app đặt đồ ăn online hay alo ngay tới cửa hàng là bạn cũng có ngay suất cơm trưa ngon lành rồi.
Giá cả của đồ ăn Fast food cũng rất phải chăng, rẻ hơn nhiều so với những nhà hàng sang trọng, đắt đỏ, vì vậy phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Hương vị của Fast food lại thơm ngon, lôi cuốn, phù hợp với khẩu vị của hầu hết giới trẻ hiện đại.
Ngoài ra, các cửa hàng còn triển khai theo gói combo và những ưu đãi khủng để khách hàng thoải mái ăn uống với mức giá rẻ nhất. Đồ ăn Fast food đang dần trở thành xu hướng trong đời sống hiện đại.
Nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm nhưng đồ ăn Fast food vẫn ẩn chứa không ít tác hại cho sức khỏe. Fast food chứa nhiều chất béo, dễ gây béo phì, thừa cân, không phù hợp với những người có bệnh lý tiểu đường, mỡ máu,… Các loại nước ngọt có ga còn ảnh hưởng xấu tới gan, thận nếu tiêu thụ quá nhiều. Với các chị em phụ nữ đang trong chế độ giảm cân, tập luyện thì có lẽ Fast food không phải là sự lựa chọn thông minh.
Những thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói, gà rán, nem chua,…. chứa nhiều chất bảo quản, lượng muối cao không tốt cho tim, thận, dễ gây tăng huyết áp. Ngoài ra, các thực phẩm như bánh mỳ, khoai tây chiên,… còn chứa nhiều tinh bột, nếu dùng nhiều dễ tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đường huyết.
Đồ ăn nhanh còn chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo xấu, làm tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp và gây ra các bệnh tim mạch.
Một số thương hiệu Fast food nổi tiếng
Trên thế giới có nhiều thương hiệu Fast food nổi tiếng và phổ biến, có cửa hàng tại hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Subway: Chuỗi cửa hàng, nhà hàng thức ăn nhanh có chi nhánh ở 110 quốc gia, 43.945 cửa hàng. Món nổi tiếng tại đây là sandwich với lượng nhân viên nhiều hơn cả McDonaid’s và Starbucks cộng lại
- McDonaild’s: McDonald’s là tập đoàn chuỗi thức ăn bán lẻ đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới với 68 triệu khách hàng ở 119 quốc gia. McDonald’s gia nhập thị trường Việt từ năm 2013, đến nay đã có chi nhánh ở nhiều tỉnh thành phố
- Starbucks: Đây là thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng ở Mỹ và 64 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Starbucks hiện có mặt tại TP.HCM và Hà Nội, mục tiêu mở thêm nhiều chi nhánh tại các tỉnh thành phố khác
- KFC: Đây là thương hiệu gà rán nổi tiếng toàn cầu, có thị trường tại 118 quốc gia. KFC đã có mặt lâu đời tại Việt Nam từ năm 1997, vì vậy khá quen thuộc với người dân Việt. Hệ thống KFC hiện nay đã có tới 140 cửa hàng trên 19 tỉnh thành toàn quốc
- Pizza Hut: Chuỗi bán lẻ Pizza nổi tiếng này thành lập từ năm 1958, có mặt ở Việt Nam từ 2007 và đến nay đã có gần 50 cửa hàng trên toàn quốc.
Những loại Fast food phổ biến, được yêu thích nhất
Các loại thức ăn nhanh Fast food được khách hàng yêu thích và phổ biến nhất hiện nay:
- Mỳ tôm: Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì ăn hay mì ăn liền đứng thứ 3 toàn cầu. Mỳ tôm có ưu điểm giá rẻ, lại chế biến nhanh chóng, tiện lợi nên được nhiều người yêu thích
- Gà rán: Gà rán được ưa chuộng hàng đầu trên toàn cầu. Có nhiều thương hiệu gà rán nổi tiếng như KFC, McDonald’s, Lotteria,…
- Pizza: Loại bánh tròn dẹt, được nướng với nhiều nguyên liệu như hải sản, xúc xích, nấm, thịt bò,…. là loại bánh được cả trẻ em lần người lớn yêu thích
- Xúc xích: Hotdog là đồ ăn nhanh tiện lợi hàng đầu, có hương vị hấp dẫn bởi tẩm ướp nhiều phụ gia, hương liệu, có thể chiên, rán hay nướng tùy thích
- Bánh mì: Đây là bữa sáng quen thuộc người Việt và nhiều quốc gia. Bánh mì có thể có nhân trứng, pate, xúc xích, thập cẩm,….
- Hamburger: Đây là món ăn có nguồn gốc từ Đức, được người dân phương Tây rất ưa thích. Tương tự như bánh mì, trong hamburger có chứa nhân rau, thịt bò, cà chua, nước sốt.
Có nên kinh doanh thức ăn nhanh ở Việt Nam không?
Tình hình phát triển mô hình Fast food tại Việt Nam
Hiện nay, thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam vô cùng sôi động. Các thương hiệu nước ngoài lấn sân vào Việt Nam đa dạng như: Subway, McDonald’s, Starbucks, KFC, Burger King, Pizza Hut,…. phục vụ các đồ ăn nhanh như gà rán, hamburger, sandwich, khoai tây chiên, pizza,…. Các chuỗi đồ ăn nhanh nổi tiếng nhanh chóng phủ khắp toàn quốc, và phát triển nhanh chóng với các cửa hàng nhượng quyền.
Hiện nay, thị trường đồ ăn nhanh phát triển vô cùng mạnh mẽ với sự có mặt của hàng triệu cửa hàng đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt trên khắp toàn quốc. Không những vậy, các quán ăn vỉa hè, gánh hàng rong,… còn vô cùng sôi động. Những bữa sáng đơn giản với bánh mỳ, xôi, bánh cuốn, bún, phở,…. Bữa trưa với cơm văn phòng, phở, bún,… rất nhanh chóng và tiện lợi.
Có thể thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng để kinh doanh đồ ăn nhanh bởi nhu cầu rất nhiều, người dân yêu thích những món ăn nhanh, đồ ăn vặt, đồ ăn địa phương,…
Thách thức hiện tại và tương lai khi kinh doanh Fast food là gì?
Tuy nhiên, bán thức ăn nhanh tại Việt Nam cũng gặp không ít thách thức, cụ thể:
- Tỷ lệ cạnh tranh vô cùng cao: Bạn sẽ phải đối đầu với hàng loạt chuỗi thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng đến từ nước ngoài. Ngoài ra, việc cạnh tranh với các quán ăn, cửa hàng trong nước cũng rất lớn. Bạn phải có công thức hay món ăn đặc biệt mới có thể tạo nên thương hiệu của mình.
- Xu hướng ăn uống lành mạnh của người Việt: Ngày nay, người Việt bắt đầu có xu hướng lựa chọn ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe thay vì đồ ăn nhanh. Vì thế, bạn cần tạo nên sự khác biệt, làm ra những đồ ăn vừa ngon, hương vị hấp dẫn, lại vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Có chiến lược lâu dài: Để kinh doanh lâu dài, bạn phải có định hướng, chiến lược phát triển xa với ngành nghề này. Nếu không có kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh cụ thể, bạn rất dễ bị thất bại, thậm chí đóng cửa hàng trong thời gian ngắn.
>> Xem thêm: Xu hướng phát triển thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam
Kinh nghiệm kinh doanh Fast food từ A-Z
Trước khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch bán thức ăn nhanh Fast food, bạn có thể thực hiện những bước sau:
Khảo sát thị trường
Bước đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh chính là khảo sát thị trường, bạn cần tìm hiểu thị trường có nhu cầu cao không, xu hướng kinh doanh, phát triển của thị trường là gì? Tiếp theo, bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của cửa hàng là ai. Phần lớn các cửa hàng Fast food đều có đối tượng khách hàng là người trẻ, học sinh sinh viên, người đi làm văn phòng.
Đối tượng khách hàng nữ giới thường có sở thích ăn vặt hơn nam giới. Từ việc xác định khách hàng mục tiêu chính xác, bạn có thể đưa ra chiến lược kinh doanh, marketing phù hợp.
Tiếp theo, bạn cần nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh bao gồm: các chuỗi cửa hàng kinh doanh Fast food nước ngoài, các cửa hàng trong nước. Họ có ưu nhược điểm gì, từ đó bạn có thể khai thác điểm mạnh của bản thân trở thành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Ví dụ với các cửa hàng nước ngoài, thường có mức giá cao hơn, bạn có thể xây dựng mức giá phù hợp, thấp hơn để thu hút khách hàng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh
Tiếp theo là khâu xây dựng kế hoạch kinh doanh gồm các bước sau:
- Chọn địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh lý tưởng để bạn mở cửa hàng đồ ăn nhanh là gần các trường học, trường cấp 2, cấp 3 hay đại học, hoặc gần các tòa nhà văn phòng. Bạn nên chọn địa điểm có giao thông thuận tiện đi lại, có nơi gửi xe rộng rãi, không gian vừa đủ để khách hàng ăn uống thoải mái.
- Xây dựng menu quán: Để tạo menu hấp dẫn cho cửa hàng, bạn nên tham khảo thực đơn của các đối thủ cạnh tranh. Thông thường menu cửa hàng Fast food rất đa dạng món ăn cho tới đồ uống kèm theo, hoặc bạn có thể xây dựng combo để khách hàng dễ dàng lựa chọn.
- Quản lý nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm: Nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, tránh những rủi ro không đáng có, ảnh hưởng tới sức khỏe khách hàng.
- Quản lý chi phí và tài chính: Các nguồn kinh phí cần chuẩn bị để mở một cửa hàng Fast food bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền mua nguyên liệu thực phẩm, tiền thuê nhân viên nếu mô hình lớn, tiền sửa sang, thiết kế cửa hàng, chi phí mua sắm trang thiết bị dụng cụ, bàn ghế,….
- Xây dựng mô hình kinh doanh: Có nhiều mô hình kinh doanh Fast food như kinh doanh vỉa hè, kinh doanh đồ ăn nhanh buổi sáng, kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh, kinh doanh online, kinh doanh cửa hàng nhượng quyền thương hiệu,…. Mỗi mô hình có đặc điểm khác nhau, bạn cần xây dựng quy trình kinh doanh thống nhất để đạt hiệu quả cao.
>> Xem thêm: Top 7 mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn phổ biến
Tiếp cận với khách hàng
Để tiếp cận với nhiều khách hàng, bạn cần thực hiện các bước:
- Xây dựng thương hiệu: Quảng bá, truyền thông về thương hiệu thông qua các kênh online và offline như quảng cáo Facebook, Instagram, Tiktok,… treo banner, phát tờ rơi, truyền miệng, tổ chức chương trình, sự kiện offline, khuyến mại giảm giá,….
- Chất lượng dịch vụ và sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, nguyên vật liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ khách hàng tận tình.
- Chăm sóc khách hàng và quản lý đánh giá: Thường xuyên tương tác, chăm sóc khách hàng và khảo sát mức độ hài lòng, những đánh giá của khách hàng để hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng.
Quản lý và phát triển kinh doanh
Để quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả, bạn cần thực hiện một số đầu viêc sau:
- Quản lý nhân sự: Quản lý nhân sự và xây dựng quy trình làm việc hiệu quả sẽ giúp việc kinh doanh diễn ra thuận lợi. Bạn cần xây dựng kế hoạch nhân sự từ khâu tuyển dụng tới đào tạo, vận hành đội ngũ nhân viên. Hãy xây dựng đội ngũ nhân viên có chuyên môn, thái độ nhiệt tình, chu đáo với khách hàng.
- Điều chỉnh và cải tiến kế hoạch kinh doanh: Tùy vào tình hình hiệu quả kinh doanh mà bạn sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Ví dụ tình hình kinh doanh thuận lợi, bạn có thể bổ sung thêm thực đơn menu với những món mới hấp dẫn, tuyển dụng thêm nhân sự nếu lượng công việc tăng cao, hoặc cắt giảm nếu lượng công việc giảm.
- Mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh: Khi một cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động trôi chảy, bạn có thể mở rộng thị trường bằng việc khai trương các chi nhánh mới trong và ngoài địa phương để phát triển kinh doanh.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Fast food là gì, đồ ăn nhanh là gì và những kinh nghiệm kinh doanh mô hình Fast food thành công. Hãy nghiên cứu kỹ thị trường, có kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết để kinh doanh hiệu quả bạn nhé!
FAQ
Đặt tên cho cửa hàng Fast food như thế nào?
Một số gợi ý đặt tên cho cửa hàng Fast food của bạn:
- Đặt tên theo vùng miền: Gà rán KFC, gà rán Hà Nội, phở bò Nam Định, bánh cuốn Hải Phòng,…
- Đặt tên theo tên riêng: Bún bò bà Sáu, Xúc xích ông Bảy,…
- Đặt tên theo giá tiền: Gà rán 25k, Gà viên chiên 20k, Phở 5k,….
Chi phí để nhượng quyền các thương hiệu Fast food nước ngoài là bao nhiêu?
Dưới đây là chi phí nhượng quyền một số thương hiệu Fast food nước ngoài phổ biến:
- Pizza Hut: từ 300.000 – 2.200.000 USD
- KFC: 1.300.000 – 2.500.000 USD
- Lotteria: 250.000 USD
Follow bePOS: