Trang chủBlogs Kinh doanh F&BHướng dẫn cách xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng chi tiết nhất

Hướng dẫn cách xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng chi tiết nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1130 Đã xem

Kinh doanh lĩnh vực nhà hàng ăn uống là một mô hình khá phức tạp do tệp khách hàng đa dạng. Việc đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng là vô cùng khó khăn. Nhiều nhà hàng vì thế mà không thể trụ nổi trong vòng 1 năm do kinh doanh thua lỗ, thất bại. Xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng là công việc quan trọng của chủ nhà hàng, là bước quyết định việc kinh doanh có thành công không. Vậy làm thế nào để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu chính xác nhất? Cùng bePOS tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

khach-hang-muc-tieu-cua-nha-hang

Tại sao cần xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng? 

Ngày nay, ở mỗi tỉnh, thành phố có hàng trăm nhà hàng, quán ăn được mở ra. Nhu cầu kinh doanh nhà hàng ăn uống rất lớn, đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng rất cao. 

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu của nhà hàng là bước không thể bỏ qua, bởi bạn phải xác định chính xác tệp khách hàng của nhà hàng, hiểu sở thích, thói quen, hành vi của họ mới có thể kinh doanh thành công. 

khach-hang-cua-nha-hang
Khách hàng mục tiêu của nhà hàng

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, bạn mới có thể triển khai kế hoạch kinh doanh, các công việc cụ thể, chi tiết để phục vụ những thượng đế của mình. Giúp họ có những trải nghiệm ăn uống, thư giãn hoàn hảo nhất, chắc chắn bạn sẽ kinh doanh thành công. 

Có thể nói, xác định chân dung khách hàng mục tiêu của nhà hàng chính là chìa khóa quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp theo sau khi tìm ra tệp khách hàng, bạn sẽ phải phân loại các nhóm khách hàng để có những sản phẩm, dịch vụ phù hợp từng đối tượng. 

Phân loại khách hàng mục tiêu của nhà hàng 

Để phân loại khách hàng mục tiêu của nhà hàng, bạn cần phân tích theo các yếu tố nhân khẩu học, hành vi, sở thích ăn uống của khách hàng: 

Theo độ tuổi 

Mỗi độ tuổi sẽ có thói quen ăn uống, sở thích ăn uống khác nhau. Ví dụ đối với người trẻ, họ ưa thích trải nghiệm các món ăn mới lạ. Những món ăn đa dạng với phong cách chế biến khác nhau để chiều lòng các bạn trẻ sẽ là thử thách cho các nhà hàng. Đối với những người trung tuổi từ 35 – 50 thường ưa thích món ăn tốt cho sức khỏe, chế độ ăn dinh dưỡng, vì thế các món ăn có cách chế biến đơn giản, nguyên liệu tốt cho sức khỏe sẽ là lựa chọn phù hợp. 

phan-loai-khach-hang-muc-tieu-cua-nha-hang
Phân loại khách hàng mục tiêu của nhà hàng

Theo giới tính 

Bạn có thể xác định khách hàng tiềm năng của mình chủ yếu là nam hay nữ? Mỗi giới tính cũng sẽ có sở thích ăn uống khác nhau, những món ăn chủ đạo khác nhau. Từ đó, bạn sẽ xây dựng thực đơn phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu của nhà hàng. 

  • Khách hàng nữ giới: Thường cầu kỳ trong cách chọn đồ ăn, phân vân về giá cả hơn khách hàng nam giới. Họ muốn những món ăn ngon với mức giá phải chăng. Đặc biệt, tâm lý của nữ giới là thường chọn tới nhà hàng vào những dịp giảm giá, ưu đãi. Bạn nên tận dụng thói quen này để marketing cho nhà hàng. 
  • Khách hàng nam giới: Thường dễ tính trong khâu chọn món, họ quan tâm tới chất lượng món ăn hơn giá cả. Họ là những người có thể ăn hầu hết các món ăn tại nhà hàng, không kiêng kị món gì. 

Theo nhu cầu, sở thích ăn uống 

Bạn có thể phân chia khách hàng mục tiêu của nhà hàng theo nhu cầu, sở thích ăn uống của họ như: khách hàng thích ăn đồ chiên nướng, đồ mặn, đồ nhạt, đồ chay, khách hàng thích ăn rau củ quả, thích hải sản,…. 

Từ những nhóm khách hàng này, bạn có thể xây dựng thực đơn các món khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi khách hàng. 

phan-loai-khach-hang-theo-so-thich-an-uong
Phân loại theo sở thích ăn uống của khách hàng mục tiêu

Theo thu nhập

Thu nhập cũng là tiêu chí cơ sở để chủ nhà hàng phân loại khách hàng. Khách hàng có thu nhập cao và thấp sẽ lựa chọn những món ăn với mức giá khác nhau. 

  • Khách hàng có thu nhập cao: Đây là phân khúc khách hàng cao cấp, có thu nhập cao, sành ăn và sẵn sàng chi trả cho bữa ăn của mình. Vì thế, cả chất lượng đồ ăn lẫn dịch vụ cần phải đạt yêu cầu cao, thái độ nhân viên nhiệt tình, chu đáo đảm bảo họ có trải nghiệm tốt nhất. 
  • Khách hàng có thu nhập trung bình: Đây là những người thường có thói quen tiết kiệm, số lần tới nhà hàng khá ít, họ thường lựa chọn những nhà hàng có mức giá bình dân, phù hợp thu nhập của họ, ít khi tới những nhà hàng sang chảnh. 
  • Khách hàng thu nhập thấp: Gần như không bao giờ tới nhà hàng, họ lựa chọn những quán ăn bình dân, chủ yếu là sinh viên, học sinh, lao động phổ thông.

Vì thế, bạn nên đa dạng hóa menu, phân loại menu làm các nhóm đồ ăn với mức giá từ thấp đến trung bình cho tới cao để phục vụ các nhóm khách hàng với thu nhập khác nhau. 

phan-loai-khach-hang-nha-hang-theo-thu-nhap
Phân loại khách hàng mục tiêu của nhà hàng theo thu nhập

Theo địa điểm 

Thông thường, các nhà hàng ăn uống mở tại mỗi tỉnh thành, địa phương đều phục vụ những đối tượng khách hàng tại khu vực đó. Vì vậy, phân chia khách hàng theo vùng miền, tỉnh thành, quận, huyện giúp nhà hàng xác định được sở thích của khách hàng, thói quen mua hàng, phong cách xây dựng nhà hàng phù hợp. 

>> Xem thêm: 5 bước xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu 

Một số nhóm khách hàng thường gặp chủ nhà hàng cần biết

Việc xác định, phân loại được các nhóm khách giúp nhà hàng tối ưu, hoàn thiện để phục vụ khách hàng hoàn hảo hơn. Dưới đây là một số nhóm khách hàng thường gặp trong lĩnh vực nhà hàng:

Nhóm khách hàng ít ăn ngoài 

Đây là nhóm khách hàng thi thoảng mới lựa chọn ăn ngoài, ví dụ như các đối tượng: 

  • Học sinh, sinh viên: Đối tượng này có thu nhập thấp hoặc chưa có thu nhập nên thường chọn nấu ăn ở nhà hay các quán ăn bình dân với mức giá từ 15.000 – 30.000đ/bữa. Họ thường chỉ tới các nhà hàng vào những dịp quan trọng, đặc biệt. Đối tượng này sẽ phù hợp với mô hình quán ăn bình dân, quán đồ ăn vặt, quán trà sữa,…. hơn là nhà hàng. 
  • Lao động phổ thông: Những người công nhân, lao động phổ thông có thu nhập thấp, thường hiếm khi tới nhà hàng đắt đỏ để ăn uống. Vì thế, đây không phải đối tượng khách hàng mục tiêu của nhà hàng. 
nhom-khach-hang-it-an-ngoai
Học sinh, sinh viên thuộc nhóm khách hàng ít ăn ngoài

Nhóm khách hàng tiết kiệm 

Nhóm khách hàng tiết kiệm đa phần là những người già hoặc những người có gia đình, thu nhập thấp đến trung bình, thường xuyên phải tiết kiệm để chi trả các khoản tiền như chăm lo con cái, tiết kiệm dưỡng già,…. Vì thế đây cũng là đối tượng này thường là khách hàng mục tiêu của nhà hàng bình dân, vì có thể chi tiền cho những bữa ăn xa xỉ. 

Nhóm khách hàng sành ăn 

Nhóm khách hàng sành ăn là những khách hàng không chỉ tới nhà hàng ăn uống mà còn muốn ăn ngon, dịch vụ phục vụ tốt, chất lượng cao. Phần lớn những người sành ăn đều sẵn sàng bỏ tiền để có một bữa ăn chất lượng từ món ăn, hương vị đột phá tới không gian thưởng thức của nhà hàng, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. 

Nhóm khách hàng sành ăn không chỉ chọn nhà hàng của bạn, họ sẽ thưởng thức tất cả các nhà hàng sau đó đánh giá và lựa chọn những địa điểm ăn uống chất lượng nhất. Chính vì vậy, bạn phải làm hài lòng đối tượng này, mặc dù là những khách hàng khó tính nhưng họ sẽ là người đem lại doanh thu cao nhất cho nhà hàng. 

nhom-khach-hang-sanh-an
Nhóm khách hàng sành ăn

Khách hàng ưa sự mới mẻ

Nhóm khách hàng này là những người thích du lịch, ăn uống, ẩm thực, thích trải nghiệm tất cả các phong cách ẩm thực khác nhau, đam mê thứ mới mẻ, hấp dẫn. Họ phù hợp trở thành khách hàng mục tiêu của nhà hàng Buffet, lẩu nướng,… Nếu nhà hàng của bạn mang phong cách mới mẻ, họ có thể sẽ ghé qua. Tuy nhiên, đây lại không phải đối tượng khách hàng mục tiêu của nhà hàng có thể gắn bó lâu với nhà hàng bởi họ thường chỉ tới ăn một vài lần và lại thay đổi địa điểm ăn uống.

khach-hang-nha-hang-buffet
Khách hàng mục tiêu của nhà hàng buffet

Khách hàng quan tâm tới sức khỏe

Đây là nhóm khách hàng thường quan tâm tới chất lượng đồ ăn, không chỉ cần ngon miệng mà còn phải đảm bảo sức khỏe, đầy đủ dinh dưỡng. Nhóm khách hàng này chủ yếu là những người có thu nhập cao, vì thế, món ăn ở mức giá nào cũng có thể chấp nhận được miễn là sản phẩm phải chất lượng cao. 

Vì thế, bạn chỉ cần giải thích về thành phần món ăn, những lợi ích sức khỏe của món ăn mà nhà hàng bạn phục vụ. 

khach-hang-thich-do-an-healthy
Khách hàng ưa thích đồ ăn healthy

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng cực hiệu quả cho người mới

Khách hàng quan tâm tới yếu tố môi trường 

Ở mức độ cao hơn nhóm khách hàng quan tâm tới sức khỏe là nhóm quan tâm tới môi trường. Những khách hàng khó tính này ngoài chất lượng món ăn còn để ý tới nguồn gốc thực phẩm, cách chế biến, bảo quản món ăn, cách xử lý đồ ăn thừa, cách đóng hộp món ăn bằng túi nilong hay túi giấy, hộp xốp…. xem chúng có tác động xấu tới môi trường hay không. 

Để làm hài lòng nhóm khách hàng mục tiêu của nhà hàng này, bạn cần mất khá nhiều công sức và thời gian, nhưng nếu đáp ứng được yêu cầu của họ, bạn gần như có thể đáp ứng được yêu cầu của tất cả các nhóm khách hàng khác. Ví dụ, khách hàng mục tiêu của nhà hàng chay thường rất quan tâm đến thành phần món ăn, cách chế biến, cũng như các yếu tố môi trường, văn hóa tín ngưỡng, hướng đến sự yên tĩnh và thiêng liêng. 

Đặc biệt, khi được nhóm khách hàng này tán dương, khen ngợi và đánh giá cao trên mạng xã hội, bạn sẽ được marketing một cách vô cùng tốt mà không tốn bất kỳ khoản chi phí nào, doanh số nhà hàng sẽ tăng cao. 

khach-hang-quan-tam-moi-truong-nha-hang
Khách hàng còn quan tâm đến yếu tố môi trường nhà hàng

Yếu tố giúp xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng

Khách hàng phải có nhu cầu với sản phẩm

Việc tạo ra nhu cầu cho khách hàng bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều so với việc thỏa mãn nhu cầu đó. Để làm được điều này, bạn phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, cũng như tiền bạc cho các chiến dịch Marketing tiếp thị sản phẩm, dịch vụ, khiến những người chưa bao giờ biết đến sản phẩm của bạn nhận ra là họ cần bạn.

Một khi họ đã sử dụng sản phẩm của bạn, thì tức là họ cần đến bạn và lúc này công đoạn Marketing sẽ dễ hơn nhiều so với tìm khách hàng mới. Thay vì chạy theo những người không có nhu cầu, bạn cần tập trung vào những tệp khách hàng đang mua bán, sử dụng cùng chủng loại sản phẩm, hay có mối quan tâm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Như vậy, bạn đã lôi kéo được khách hàng của đối thủ về với mình.

khach-hang-phai-co-nhu-cau-su-dung-san-pham-dich-vu
Khách hàng phải có tiềm năng phát sinh nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ

Đủ khả năng tài chính để mua sản phẩm

Yếu tố thứ hai cần quan tâm là khách hàng mục tiêu của nhà hàng phải có đủ tài chính để mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp. Nếu cố gắng thuyết phục một người có ngân sách không phù hợp, tức là bạn đang lãng phí thời gian và công sức ngay từ đầu.

Ví dụ, khách hàng mục tiêu của nhà hàng Buffet phân khúc cao phải là những người từng sử dụng dịch vụ đồng loại, những người có thu nhập ổn định trở lên. Hay khách hàng mục tiêu của nhà hàng chay phân khúc bình dân sẽ phù hợp với cả những người có thu nhập trung bình, nhưng yêu thích văn hóa ẩm thực này.

Sẵn lòng chi trả để mua sản phẩm

Ngoài ra, khách hàng mục tiêu của nhà hàng phải sẵn lòng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ. Những khách hàng thực sự thích thú với những thứ mà bạn cung cấp, thì họ bao giờ cũng sẵn lòng chi trả để mua sản phẩm, hoặc trải nghiệm dịch vụ. Công việc của bạn là làm thế nào để tạo sự hứng thú cho khách hàng mới, với khách hàng cũ thì hãy khiến họ trở thành khách hàng trung thành. Muốn đạt điều này, bạn cần rất khéo léo trong chiến dịch Marketing để tạo mong muốn trải nghiệm cho khách hàng.

khach-hang-muc-tieu-nha-hang-phai-san-sang-chi-tra
Khách hàng mục tiêu của nhà hàng phải có đủ khả năng chi trả và sẵn lòng chi trả

Cách xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng

Để xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng, bạn cần sử dụng các bước sau: 

Phân tích thị trường 

Bạn cần tìm hiểu về đối tượng khách hàng trong vùng hoạt động của nhà hàng, bao gồm các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, nhu cầu, tình trạng tài chính và thói quen ăn uống. Từ quá trình thu thập thông tin, phân tích, bạn có thể phân loại thành các nhóm khách hàng khác nhau, xem đâu là đối tượng phù hợp với nhà hàng của bạn. 

phan-tich-thi-truong
Phân tích thị trường

Ví dụ, nhà hàng của bạn có địa điểm tại một khu đô thị mới trong thành phố, tại đây có những đối tượng khách hàng gồm: 

  • Học sinh, sinh viên
  • Người già đã nghỉ hưu 
  • Người mới đi làm
  • Người đi làm trong khu vực nhà nước 
  • Người đi làm khu vực tư nhân: người đi làm thuê, chủ cơ sở kinh doanh, chủ doanh nghiệp,…. 
  • Người làm nghề tự do
  • Lao động phổ thông thuê trọ gần khu đô thị 

Hãy phân tích từng đối tượng trong khu vực từ độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, hành vi, thói quen, sở thích để xác định khách hàng mục tiêu.

Sử dụng dữ liệu khách hàng 

Sử dụng các dữ liệu đã có về khách hàng hiện tại của nhà hàng để tìm ra những đặc điểm chung của khách hàng mục tiêu. Đây là cách xác định khách hàng mục tiêu dựa trên cơ sở dữ liệu data có sẵn tại nhà hàng. 

Hàng ngày, khi khách hàng tới ăn uống tại nhà hàng, hãy lưu lại thông tin, thu thập những thông tin về sở thích, thói quen ăn uống, chọn món, độ tuổi, giới tính của họ. Bạn sẽ có một kho dữ liệu đa dạng để phân tích, tìm ra điểm chung của tệp khách hàng mục tiêu. 

phan-tich-data-khach-hang-co-san
Phân tích data khách hàng có sẵn

Tạo nhóm khách hàng

Từ quá trình phân tích, bạn có thể phân loại được những nhóm khách hàng của nhà hàng như: Nhóm khách hàng trẻ, nhóm khách hàng có thu nhập cao, khách hàng thích ăn món chay, khách hàng thích ăn đồ chiên rán, khách hàng ưa thích đồ ăn healthy,…

Tiến hành khảo sát

Sau khi đã phân loại các nhóm khách hàng, bạn có thể tiến hành khảo sát, hỏi ý kiến của khách hàng hoặc khảo sát trực tuyến để tìm hiểu về thói quen ăn uống, cũng như nhu cầu của khách hàng trong nhà hàng.

Kết quả khảo sát thu được sẽ là thông tin quan trọng giúp nhà hàng tối ưu thực đơn món ăn cũng như phong cách thiết kế quán, dịch vụ phục vụ của nhà hàng nhằm đáp ứng trải nghiệm của khách hàng mục tiêu. 

Dùng công cụ phân tích

Những công cụ đắc lực như Google Analytics hoặc các công cụ phân tích khách hàng sẽ giúp bạn tìm hiểu về nhu cầu và thói quen ăn uống của khách hàng mục tiêu. Đây là những công cụ không thể thiếu trong quá trình marketing cho nhà hàng, quán ăn. 

Công cụ này giúp bạn phân loại các tệp khách hàng, phân tích những thói quen, hành vi mua hàng của họ để tạo những chiến dịch marketing thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả. 

su-dung-cong-cu-phan-tich-du-lieu
Dùng công cụ phân tích data

Liên hệ với các đối tác 

Ngoài những cách trên, để tìm ra khách hàng mục tiêu của nhà hàng, bạn có thể sử dụng cách hỏi và tham khảo từ đối tác liên kết với nhà hàng như đại lý bán lẻ, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ,…. Ví dụ nhà hàng của bạn có liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn online như Grabfood, Baemin,…. Bạn có thể hỏi xin phía đối tác về những thống kê tệp khách hàng quen thuộc hay đặt đồ ăn của nhà hàng. 

Marketing, quảng cáo 

Sau quá trình phân tích, phân loại và xác định được khách hàng mục tiêu, hãy xây dựng kế hoạch marketing thu hút khách hàng mục tiêu. Hãy áp dụng các chiến lược marketing như quảng cáo trực tuyến hoặc chương trình ưu đãi đặc biệt để thu húti sự chú ý của khách hàng mục tiêu, giúp họ trở thành khách hàng thân thiết của nhà hàng.

ap-dung-chien-luoc-marketing
Áp dụng chiến lược marketing cho nhà hàng

Cách tìm nguồn khách của nhà hàng

Một số cách để tìm ra nguồn khách của nhà hàng tiềm năng là: 

Sử dụng mạng xã hội

Mạng xã hội hiện nay là kênh hội tụ rất nhiều đối tượng khách hàng ở mọi độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích khác nhau. Các kênh mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo,… là các kênh tiềm năng để khai thác khách hàng mục tiêu. 

Bạn có thể xây kênh Fanpage cho nhà hàng, xây kênh Tiktok,…. hàng ngày đăng bài về sản phẩm, dịch vụ tại nhà hàng. Hãy sử dụng hình ảnh, video hấp dẫn, content thu hút mới có thể ghi dấu ấn tới người dùng.

Quảng cáo trực tuyến

Để tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu hơn, bạn nên áp dụng chiến lược quảng cáo trực tuyến trên các kênh mạng xã hội đã xây dựng. Lưu ý là tùy vào giai đoạn, bạn có thể sử dụng các dạng quảng cáo khác nhau. 

Ví dụ vào thời gian đầu khi khai trương cửa hàng, nên sử dụng quảng cáo tăng lượt like, share, bình luận, theo dõi nhà hàng. Tiếp đến, để tăng lượng khách hàng cho nhà hàng, bạn có thể chạy quảng cáo các chương trình khuyến mãi, giảm giá khi tới ăn tại nhà hàng,…. 

quang-cao-truc-tuyen
Quảng cáo trực tuyến

Liên kết với các đối tác

Bạn có thể áp dụng phương pháp hợp tác với các đối tác trong ngành như những khách sạn, câu lạc bộ du lịch hoặc các đại lý bán lẻ, để tìm nguồn khách của nhà hàng mới. Phương pháp này có lợi cho đôi bên khi khách sạn, đại lý bán lẻ vừa có sản phẩm để cung cấp cho khách hàng, còn bạn có thêm tệp khách hàng mới. 

Áp dụng các sự kiện, ưu đãi 

Tổ chức các sự kiện và chương trình ưu đãi là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Sau khi khách hàng tới thưởng thức món ăn ở nhà hàng, bạn có thể tặng họ những voucher mua hàng lần sau, giới thiệu những món ăn mới, phong cách của nhà hàng, phục vụ họ nhiệt tình, chu đáo. Chính những trải nghiệm tuyệt vời tại nhà hàng sẽ biến họ thành khách hàng trung thành của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các sự kiện trong khu vực, như hội chợ, sự kiện thể thao hoặc biểu diễn nghệ thuật, và cung cấp dịch vụ ăn uống tốt nhất cho khách hàng tham gia sự kiện.

tao-chuong-trinh-uu-dai
Tạo chương trình ưu đãi

Thử nghiệm mới 

Sau một thời gian khi nhà hàng đã hoạt động ổn định, có lượng khách hàng nhất định, bạn có thể thử nghiệm với những món ăn hoặc dịch vụ mới để tìm nguồn khách mới. Các món ăn mới cũng sẽ có thể kích thích khách hàng cũ quay trở lại nhà hàng của bạn vào lần sau. 

Trên đây là một số cách phân loại và xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng. Hãy sử dụng những nguồn dữ liệu của mình để xác định khách hàng tiềm năng chính xác, lên kế hoạch marketing, chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu về kết quả, lợi nhuận cao nhất. Chúc bạn thành công! 

FAQ 

Những yếu tố cần có ở một khách hàng mục tiêu của nhà hàng là gì? 

Các yếu tố hội tụ ở khách hàng mục tiêu bao gồm: Nhu cầu của khách hàng trong nhà hàng, khách hàng đủ tài chính, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ. 

Sai lầm nào thường gặp khi xác định khách hàng mục tiêu của nhà hàng? 

Một số sai lầm dễ mắc phải khi xác định khách hàng mục tiêu đó là:

  • Xác định thị trường mục tiêu của nhà hàng quá rộng 
  • Hướng tới thị trường mục tiêu của nhà hàng quá hẹp 
  • Tiếp cận nhóm khách hàng không có nhu cầu mua hàng 
  • Không sử dụng những phân tích, data dữ liệu mà nghiên cứu theo cảm tính, mơ hồ.