Trang chủBlogs Kinh doanh F&BHướng dẫn kinh doanh thức ăn nhanh siêu lợi nhuận, kiếm tiền tỷ 

Hướng dẫn kinh doanh thức ăn nhanh siêu lợi nhuận, kiếm tiền tỷ 

Tháng sáu 06, 2024
Avatar
Chu Hanh
135 Đã xem

Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, thức ăn nhanh đang là sản phẩm được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi sự tiện nghi, nhanh chóng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình kinh doanh thức ăn nhanh, thu lợi nhuận khủng, nhất là hướng tới khách hàng trẻ hiện đại. Cùng bePOS tìm hiểu cách kinh doanh thức ăn nhanh từ A-Z.

Thức ăn nhanh là gì?

Thức ăn nhanh là loại thực phẩm được chuẩn bị và phục vụ trong thời gian ngắn, cho phép thực khách thưởng thức ngay lập tức. Đôi khi, thức ăn này đã được nấu sẵn và chỉ cần hâm nóng lại trước khi phục vụ tại chỗ hoặc đóng gói dễ dàng để mang đi.

Một số loại thức ăn nhanh phổ biến trên thị trường hiện nay là bánh mì, pizza, bánh hamburger, khoai tây chiên, sandwich,…

 Thức ăn nhanh là những đồ ăn chế biến sẵn
Thức ăn nhanh là những đồ ăn chế biến sẵn, phục vụ nhanh

Có nên kinh doanh thức ăn nhanh không?

Kinh doanh thức ăn nhanh tại Việt Nam được đánh giá cao về tiềm năng, bởi dân số Việt Nam hơn 80 triệu người, trong đó 65% là người trẻ dưới 35 tuổi. Đây là một thị trường đầy hứa hẹn mà các nhà đầu tư cần khai thác trong tương lai.

Đặc biệt, trong cuộc sống bận rộn hiện nay, nhiều người trẻ không có thời gian để chuẩn bị một bữa ăn. Thay vì phải nấu ăn 30 phút tới 1 tiếng, họ có thể nhanh chóng có một suất ăn nhanh đa dạng và hấp dẫn. Đặc biệt, lợi nhuận từ ngành thực phẩm, đồ ăn đồ uống cũng rất cao.

Tuy nhiên, dù loại hình kinh doanh này có thể mang lại lợi nhuận, nhưng bạn cũng có thể gặp thua lỗ nếu nhà hàng của bạn thiếu chiến lược rõ ràng và quản lý không tốt. Do đó, trước khi bắt đầu kinh doanh thức ăn nhanh, bạn cần khảo sát, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.

Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người lựa chọn thức ăn nhanh
Cuộc sống hiện đại khiến nhiều người lựa chọn thức ăn nhanh thay vì phải nấu nướng

>> Xem thêm: Fast Food là gì? Có nên kinh doanh thức ăn nhanh ở Việt Nam? 

Các bước chuẩn bị để kinh doanh thức ăn nhanh

Cùng tìm hiểu kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh:

Nghiên cứu thị trường 

Đầu tiên, bạn cần có kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh, nghiên cứu khách hàng mục tiêu của quán. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn muốn kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Đối với cửa hàng bán thức ăn nhanh, khách hàng tiềm năng nhất là nhóm từ 10-35 tuổi. Trong nhóm này có thể chia thành ba phân khúc nhỏ với những đặc điểm riêng:

  • Nhóm từ 10-18 tuổi: Độ tuổi học sinh thường thích những món ăn nhanh có màu sắc bắt mắt và hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, nhóm này thường phụ thuộc vào bố mẹ, nên bạn có thể thu hút sự quan tâm của phụ huynh bằng cách tặng kèm đồ chơi, đồ dùng học tập,…
  • Nhóm từ 18-25 tuổi: Đối tượng sinh viên, người trẻ mới đi làm này ưa chuộng những món ăn giòn, đậm đà và cay. Họ thường đi ăn theo nhóm để vừa ăn vừa trò chuyện. Vì vậy, thiết kế quán cần phù hợp để thu hút nhóm khách hàng này.
  • Nhóm từ 25-35 tuổi: Đây là độ tuổi của người đi làm và có khả năng tự lập về kinh tế. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến nhóm này, vì nếu họ không hài lòng với món ăn của bạn, họ sẽ chia sẻ với nhóm bạn bè và đồng nghiệp, dẫn đến việc quán của bạn mất khách.
Nghiên cứu tệp khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu tệp khách hàng mục tiêu khi kinh doanh thức ăn nhanh

Khi bạn muốn mở cửa hàng, mở rộng quy mô hoặc tìm hướng phát triển mới, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là cần thiết. Hiểu rõ thị trường sẽ giúp bạn có những bước đi đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt là khi lên kế hoạch kinh doanh chuỗi thức ăn nhanh.

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là đối thủ bán các món ăn gần giống và hoạt động theo mô hình dịch vụ, chiến lược tiếp thị, cung ứng thị trường tương tự. Ví dụ, McDonald’s và Burger King đều là nhà hàng thức ăn nhanh cung cấp bánh mì kẹp thịt và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là các quán bán các loại đồ ăn khác bạn nhưng cùng giải quyết các nhu cầu tương tự của khách hàng. Ví dụ, McDonald’s và KFC bán các mặt hàng khác nhau nhưng đều là cửa hàng đồ ăn nhanh và cạnh tranh gián tiếp.

Bạn cần thu thập thông tin về hoạt động, thực đơn, đánh giá khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các thông tin này có thể tìm thấy trên website, fanpage, kênh YouTube, khảo sát thực tế, liên hệ số hotline, khảo sát trên các app giao đồ ăn, khảo sát phần bình luận về nhà hàng trên các mạng xã hội.

Nghiên cứu thị trường khi kinh doanh thức ăn nhanh
Nghiên cứu đối tượng khách hàng và đối thủ khi kinh doanh thức ăn nhanh

>> Xem thêm: Tổng quan thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam

Đặt tên cho cửa hàng 

Tên cửa hàng hay, ấn tượng sẽ giúp quán của bạn thu hút khách hàng dễ dàng, nổi bật giữa nhiều quán khác.

Với cửa hàng bán đồ ăn nhanh trực tiếp, nên đặt tên đơn giản và gắn liền với tên hoặc đặc điểm của sản phẩm kinh doanh. Một số ví dụ cho cách đặt tên này là: Xiên chiên 10k, Bánh chuối 5k, Bánh xèo Bà Giang,…

Nếu bạn mở cửa hàng ăn nhanh tại những địa điểm nổi tiếng với nhiều đặc sản. Hãy tận dụng sự nổi tiếng đó để đặt tên cho cửa hàng. Cách này rất hiệu quả khi giới thiệu với khách du lịch: Phở bò Nam Định, Thịt chua Phú Thọ, Gà 365,…

Bạn cũng có thể tạo sự khác biệt bằng cách đặt tên theo đặc điểm cá nhân: Xôi bà Sử, Cháo bà Năm Tây Hồ,… Đôi khi, những cái tên độc đáo có thể kích thích sự tò mò của khách, giúp thu hút lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn.

Nếu bạn kinh doanh đồ ăn online, thì những cái tên càng hay càng gây hấp dẫn. Tên quán online nên dễ nhớ, nội dung đơn giản, không gây hiểu lầm. Bạn nên đầu tư vào thiết kế độc đáo để gây ấn tượng trên mạng xã hội.

Đặt tên cửa hàng thức ăn nhanh
Đặt những cái tên ấn tượng và dễ nhớ khi kinh doanh thức ăn nhanh

Phân bổ nguồn vốn kinh doanh thức ăn nhanh

Mô hình kinh doanh thức ăn nhanh là một trong những hình thức kinh doanh yêu cầu vốn ít nhất. Mở cửa hàng đồ ăn nhanh quy mô vừa thường cần từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, tùy theo quy mô.

  • Kinh doanh thức ăn nhanh vỉa hè: Đây là hình thức ít vốn nhất, chỉ cần khoảng 10-15 triệu đồng để chuẩn bị mọi thứ.
  • Bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và kinh doanh online: Chi phí lớn hơn, khoảng từ 20 triệu đến 35 triệu đồng, chưa kể tiền thuê mặt bằng trung bình khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng.

Nếu có điều kiện tài chính tốt và muốn đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh nhượng quyền. Mặc dù chi phí ban đầu khá lớn (có thể lên đến hàng triệu USD: McDonald’s từ 1 – 2 triệu USD, KFC từ 1,3 – 2,5 triệu USD), nhưng đây là cách mở cửa hàng thức ăn nhanh mang lại lợi nhuận nhanh nhất.

Cần lên kế hoạch ngân sách khi kinh doanh thức ăn nhanh
Cần lên kế hoạch ngân sách khi kinh doanh thức ăn nhanh

Tìm mặt bằng kinh doanh thức ăn nhanh 

Bạn nên ưu tiên lựa chọn những khu vực có mật độ dân số cao, tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng như khu dân cư, văn phòng, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại,… Mặt bằng cần có vị trí giao thông thuận lợi, dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô, xe buýt,…

Khác với bán hàng trực tiếp, bạn có thể thiết lập cửa hàng của mình trên các nền tảng online như:

  • Facebook, Instagram: Tạo fanpage hoặc trang bán hàng
  • Các sàn giao dịch điện tử: ShopeeFood, Baemin,…
  • Website riêng của cửa hàng.
Chọn mặt bằng kinh doanh thức ăn nhanh thuận lợi
Chọn mặt bằng kinh doanh thức ăn nhanh thuận lợi

Thiết kế trang trí cửa hàng và menu

Theo kinh nghiệm của nhiều người, để đáp ứng lượng khách hàng đến mua thức ăn nhanh, diện tích quán nên tối thiểu là 120m2. Nếu đối tượng khách hàng chính là giới trẻ, bạn nên thiết kế theo phong cách trẻ trung, năng động với các màu sắc bắt mắt. Nội thất không cần quá cầu kỳ nhưng cần tiện lợi, hiện đại và tạo cảm giác thoải mái.

Đối với các cửa hàng có diện tích lớn, có thể chia không gian thành nhiều khu vực nhỏ phù hợp cho các buổi giao lưu, học nhóm.

Ngoài ra, cửa hàng thức ăn nhanh cần có menu thiết kế độc đáo, ấn tượng để thu hút, kích thích thị giác của khách hàng. Menu cần đầy đủ thông tin như giá, thành phần và mô tả hương vị để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Để menu thêm phong phú, bạn có thể thêm vào những món ăn với tên gọi độc đáo và lạ, kích thích sự tò mò và khiến khách hàng quay trở lại để thử những món mới.

Thiết kế, trang trí cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh
Thiết kế, trang trí cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh

Chuẩn bị các bước liên quan đến thủ tục pháp lý

Để mở cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh, bạn cần thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Khi đăng ký kinh doanh, bạn sẽ phải hoàn thành những thủ tục và cung cấp các giấy tờ theo yêu cầu của chính quyền. Có hai hình thức đăng ký kinh doanh để bạn tham khảo:

  • Kinh doanh hộ gia đình
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Ngoài ra, mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh bắt buộc phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đăng ký kinh doanh trước khi mở cửa hàng
Đăng ký kinh doanh trước khi mở cửa hàng thức ăn nhanh

Thuê nhân viên

Cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh thường có lượng khách hàng lớn. Vì thế bạn cần thuê nhân sự phục vụ trong các giờ cao điểm. Khi tuyển nhân viên, bạn cần lựa chọn những người phù hợp, có kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm.

Nhân viên phục vụ cần học cách ứng xử linh hoạt với khách hàng, hiểu sở thích của họ và đưa ra những gợi ý hữu ích để khách hàng dễ dàng lựa chọn thực đơn. Đầu bếp phải là người nắm bắt tâm lý khách hàng, nhanh nhạy đáp ứng các yêu cầu đặc biệt và liên tục sáng tạo những món mới phù hợp với thị hiếu của khách.

Ngoài ra, chủ cửa hàng cần xây dựng và tạo sự liên kết giữa nhân viên phục vụ và đầu bếp để họ hiểu ý nhau. Sự gắn kết này sẽ tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và hiệu quả.

Cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh cần có nhân viên phục vụ
Cửa hàng kinh doanh thức ăn nhanh cần có nhân viên phục vụ

Marketing tiếp thị

Để thu hút khách hàng, bạn cần tiếp thị, quảng cáo quán của mình tới với nhiều người. Bạn nên kết hợp các hình thức marketing online và offline. Với hình thức online, hãy quảng bá của mình trên nhiều kênh như Facebook, Zalo, Instagram, TikTok,… Ngoài ra, hãy kết hợp quảng bá offline như in standee, biển quảng cáo, phát tờ rơi quanh khu vực,…

Ngoài ra, các cửa hàng thức ăn nhanh không thể bỏ qua khuyến mại và giảm giá. Đây là một hoạt động tiếp thị truyền thống nhưng lại đơn giản và mang lại hiệu quả lớn.

Marketing, quảng bá khi kinh doanh thức ăn nhanh
Marketing, quảng bá khi kinh doanh thức ăn nhanh

Kinh doanh thức ăn nhanh đạt hiệu quả cao

Lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng, việc lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng là vô cùng quan trọng. Bạn nên hợp tác với các nhà cung cấp uy tín, chất lượng trên thị trường, chuyên cung cấp nguồn nguyên liệu sạch.

Bạn cũng cần lập kế hoạch tồn kho, không nên nhập quá nhiều nguyên liệu, tránh dẫn tới lãng phí nguyên liệu và ngân sách.

Chọn nguyên liệu sạch để kinh doanh thức ăn nhanh
Chọn nguyên liệu sạch để kinh doanh thức ăn nhanh

Món đặc trưng riêng của quán

Món đặc trưng là món ăn, thức uống hoặc sản phẩm mang hương vị độc đáo, khác biệt so với các món ăn, thức uống hoặc sản phẩm khác, tạo nên điểm nhấn riêng cho quán. Trong bối cảnh có hàng ngàn nhà hàng, quán ăn mọc lên với thực đơn khá tương đồng thì món đặc trưng sẽ giúp quán của bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

Món mới có thể là một món ăn với công thức sáng tạo, nước chấm đặc biệt,… riêng quán bạn mới có. Hãy liên tục nghiên cứu, khảo sát thị trường và tìm hiểu thị trường ẩm thực để có món đặc trưng riêng của quán.

Liên kết với các đối tác giao hàng

Khách hàng của cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh chủ yếu là người trẻ, nhân viên văn phòng hoặc các gia đình bận rộn, không có thời gian nấu nướng. Vì vậy họ ưa chuộng các app đặt đồ ăn nhanh, giao hàng tận nơi nhanh chóng.

Do đó, bạn nên liên kết với các đối tác giao hàng như Grab, Shopee Food,… Hợp tác với các đối tác giao hàng giúp quán ăn có thể giao hàng đến nhiều khu vực hơn, mở rộng phạm vi hoạt động của quán.

Liên kết với các app giao hàng
Liên kết với các app giao hàng như Grab Food

Tạo website bán hàng Online

Trang web của bạn đóng vai trò là cửa hàng thức ăn nhanh trực tuyến. Khách hàng thay vì phải mất thời gian đi tới cửa hàng thì hoàn toàn có thể cập nhật menu đồ ăn, giá cả, các chương trình khuyến mãi trên website. Vì thế, bạn cần tập trung xây dựng trang web thật tốt và triển khai các chiến dịch marketing để thu hút khách hàng. Một số lưu ý khi thiết kế website cho cửa hàng thức ăn nhanh là:

  • Tạo danh mục sản phẩm phong phú và tích hợp thanh toán trực tuyến.
  • Khách hàng có khả năng chuyển đổi cao nhất trên website. Vì vậy, hãy sử dụng các lời kêu gọi hành động bằng cách đặt Hotline và livechat nổi bật để có thể tư vấn khách hàng mọi lúc.
  • Khi xây dựng website bán hàng online, bạn cần nắm vững các kiến thức cơ bản để tối ưu hóa SEO và chạy quảng cáo Google.
  • Ngoài ra, bạn nên kết nối trang web với các kênh bán hàng khác để khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về bạn trên cả website và các mạng xã hội.

Thái độ phục vụ 

Vấn đề nhân sự luôn là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý. Nhân viên phục vụ trong quán cần có cách ứng xử linh hoạt, nhanh nhẹn, thân thiện.

Ấn tượng ban đầu khi khách hàng đến quán phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên. Khi nhân viên niềm nở và lịch sự, khách hàng sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái và dễ tính hơn. Ngược lại, nếu nhân viên thiếu thân thiện, khách hàng có thể có ấn tượng xấu về quán, dù món ăn ngon đến đâu cũng khó có thể khiến họ quay lại lần sau.

Phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình
Phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình

Có trà đá, khăn giấy miễn phí

Đây tưởng chừng là những yếu tố nhỏ, không cần quan tâm nhưng lại có tác động lớn tới khách hàng. Chuẩn bị cẩn thận từ những yếu tố nhỏ như trà đá miễn phí, khăn giấy đầy đủ có thể khiến khách hàng thoải mái, tận hưởng các món ăn của quán bạn. Điều này thể hiện sự chu đáo và niềm nở của cửa hàng đối với khách hàng.

Ngoài ra, quán vẫn có thể kinh doanh thêm nước ngọt và khăn giấy ướt để phục vụ những khách hàng có nhu cầu sử dụng.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán

Các cửa hàng có thể áp dụng các chương trình khách hàng thân thiết như một phương pháp chăm sóc và giữ chân, khuyến khích khách hàng quay lại cửa hàng. Ví dụ, bạn có thể sử dụng phiếu tích điểm, lưu trữ thông tin khách hàng và gửi voucher giảm giá vào dịp sinh nhật của khách hàng,…

Đánh giá, review sau khi mua hàng đồ ăn nhanh
Đánh giá, review sau khi mua hàng khi kinh doanh thức ăn nhanh

Trên đây là hướng dẫn kinh doanh thức ăn nhanh thu lợi nhuận cao dành cho các chủ quán. Thức ăn nhanh là một ngành nghề có tiềm năng lớn nếu bạn tìm ra hướng đi đúng sẽ thành công.